Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Tiểu luận cuối môn - Nhóm 5

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 48

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


CƠ SỞ TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH II
…………………………

Đề tài tiểu luận


Phân tích chiến dịch
“Let’s make you a business ” của Shopify

Lớp: D18CQMR01-N
Nhóm: 5
Môn học: Marketing công nghiệp
GV hướng dẫn: Ths. Trần Thị Khánh Li

Sinh viên thực hiện MSSV


1. Nguyễn Trần Nhã Uyên (NT) N18DCMR086
2. Nguyễn Ngô Thiên Hương N18DCMR032
3. Nguyễn Hoài Nam N18DCMR041
4. Trần Quốc Nhật Hà N18DCMR019
5. Phan Thị Huyền Trang N18DCMR079
6. Nguyễn Thị Thúy An N18DCMR001
7. Nguyễn Phương Thảo N18DCMR068
8. Nguyễn Thị Ngọc Chăm N18DCMR007

TP.HCM - 05/2021
NHÓM 5
1
MỤC LỤC
A. PHÂN TÍCH CÔNG TY ..................................................................................... 4
I. GIỚI THIỆU CÔNG TY ................................................................................ 4
II. PHÂN TÍCH CÔNG TY ................................................................................. 5
1. Tổng quan thị trường phần mềm thương mại điện tử............................. 5
2. Mô hình kinh doanh .................................................................................... 6
2.1. Dịch vụ đăng kí (Subscription Services) ............................................. 7
2.2. Merchant Solutions ............................................................................... 8
2.3. Cổng thanh toán .................................................................................... 9
2.4. Dịch vụ Point of Sale ............................................................................. 9
2.5. Các đối tác ............................................................................................. 9
3. Marketing mix ........................................................................................... 10
3.1. Product ................................................................................................. 10
3.2. Place ..................................................................................................... 11
3.3. Price...................................................................................................... 11
3.4. Promotion ............................................................................................ 12
3.5. People ................................................................................................... 12
3.6. Processes .............................................................................................. 13
3.7. Physical Evidence ................................................................................ 13
4. SWOT ......................................................................................................... 14
4.1. Strength – Thế mạnh .......................................................................... 14
4.2. Weaknesses – Điểm yếu ...................................................................... 15
4.3. Opportunities – Cơ hội ....................................................................... 15
4.4. Threats – Nguy cơ ............................................................................... 16
5. PESTLE ...................................................................................................... 18
5.1. Political – Chính trị............................................................................. 18
5.2. Economic – Kinh tế ............................................................................. 18
5.3. Social – Xã hội ..................................................................................... 19
5.4. Technological – Công nghệ ................................................................ 19
5.5. Legal – Pháp luật ................................................................................ 20
5.6. Environmental – Môi trường ............................................................. 20
6. Phân tích cạnh tranh ................................................................................. 21
6.1. Phân tích 5 thế lực cạnh tranh (Porter’s Five Forces) .................... 21

2
6.2. Các đổi thủ cạnh tranh chính ............................................................ 22
6.2.1. WooCommerce ............................................................................. 22
6.2.2. Magento ......................................................................................... 24
6.2.3. BigCommerce ............................................................................... 25
7. Kết luận ...................................................................................................... 26
B. PHÂN TÍCH CHIẾN DỊCH “LET’S MAKE YOU A BUSINESS” CỦA
SHOPIFY .................................................................................................................... 28
I. GIỚI THIỆU CHIẾN DỊCH ........................................................................ 28
II. Ý TƯỞNG THỰC HIỆN CHIẾN DỊCH ..................................................... 28
III. MỤC TIÊU CHIẾN DỊCH ....................................................................... 29
1. Mục tiêu kinh doanh ................................................................................. 29
2. Mục tiêu marketing ................................................................................... 32
3. Mục tiêu truyền thông............................................................................... 33
IV. Thị trường mục tiêu .................................................................................. 34
1. Theo nhân khẩu học .................................................................................. 34
2. Theo giai đoạn/ trình tự mua ................................................................... 35
V. PHÂN TÍCH CHIẾN DỊCH “LET’S MAKE YOU A BUSINESS” CỦA
SHOPIFY ................................................................................................................ 36
1. Thời gian và địa điểm thực hiện .............................................................. 36
2. Thực thi của chiến dịch “Let’s make you a business” ........................... 36
2.1. OOH (Out of home) ............................................................................ 36
2.2. TVC ...................................................................................................... 41
2.3. Quảng cáo radio .................................................................................. 41
2.4. Digital marketing ................................................................................ 42
3. Sales Promotion ......................................................................................... 43
4. Ngân sách ................................................................................................... 44
C. KẾT QUẢ CHIẾN DỊCH VÀ NHẬN XÉT ..................................................... 45
I. Kết quả chiến dịch ......................................................................................... 45
II. Nhận xét .......................................................................................................... 46

3
A. PHÂN TÍCH CÔNG TY

I. GIỚI THIỆU CÔNG TY

Shopify là một công ty nền tảng thương mại điện tử có trụ sở tại Canada
(Ottawa, Ontario). Shopify chuyên cung cấp một loạt các công cụ và phần mềm
nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trên toàn cầu đưa hoạt động kinh doanh của mình
lên nền tảng Internet. Phát triển từ cửa hàng trực tuyến của riêng mình vào năm
2006, Shopify không ngừng mở rộng và phát triển các công cụ cũng như các
nguồn tài nguyên cung cấp cho việc vận hành cơ sở kinh doanh của khách hàng.
Shopify đem lại cho người bán một loạt các dịch vụ bao gồm thanh toán,
marketing, giao hàng và công cụ giao tiếp với khách hàng.
Shopify dựa vào mô hình vận hành theo dữ liệu (data-driven operating model),
cho phép công ty đưa ra các quyết định trọng yếu dựa trên dữ liệu và phân tích,
từ đó hỗ trợ hoạt động kinh doanh của khách hàng thông qua một lượng lớn
thông tin giao dịch được tạo ra hằng ngày. Shopify không có ngân sách
marketing lớn nhu hầu hết các công ty thương mại điện tử dẫn đầu khác. Tuy
nhiên, công ty phụ thuộc vào nhiều phương pháp marketing phi truyền thống,
điển hình là hệ sinh thái đối tác (partner ecosystem) bao gồm các nhà phát triển
ứng dụng, theme designer, digital marketer và affliliate marketer để thu hút
người bán.
Tính đến tháng 1/ 2021, Shopify cung cấp nền tảng cho 1.000.000 doanh nghiệp
trải rộng trên 175 quốc gia. Tổng khối lượng hàng hóa (gross merchandise
volume) của công ty vượt 61 tỉ USD trong năm 2019.
Sứ mệnh của Shopify: “Our mission is to make commerce better for everyone,
and we believe we can help merchants of nearly all sizes, from aspirational
entrepreneurs to large enterprises, and all retail verticals realize their potential at
all stages of their business life cycle.” (Tạm dịch: “Nhiệm vụ của chúng tôi là
làm cho thương mại trở nên dễ dàng hơn cho mọi người, và chúng tôi tin mình
4
có thể giúp các doanh nghiệp ở mọi quy mô, từ các doanh nhân triển vọng cho
tới các doanh nghiệp lớn và tất cả các nhà bán lẻ nhận ra tìm năng của họ ở mọi
chu kỳ của quá trình kinh doanh”.
II. PHÂN TÍCH CÔNG TY

1. Tổng quan thị trường phần mềm thương mại điện tử


Thị trường phần mềm/ nền tảng thương mại điện tử toàn cầu được dẫn đầu bởi
các công ty cung cấp các phần mềm/ nền tảng thân thiện với người dùng, dễ chi
trả cho các doanh nghiệp nhỏ. Chi phí để đưa một trang thương mại điện tử vào
hoạt động kinh doanh hiện có hoặc để thâm nhập vào một thị trường mới nằm
trong khoảng từ 100 USD đến 150 USD/ tháng. Phần mềm thương mại điện tử
cung cấp các tính năng cơ bản và nhất thiết mà người bán cần để kinh doanh
online.
Thị trường phần mềm/ nền tảng thương mại điện tử được chia thành 2 hạng
mục: hosted (được quản lí bởi công ty cung cấp) và self-hosted (người dùng tự
quản lí). Hosted là trang thương mại điện tử của khách hàng sẽ được quản lí bởi
công ty cung cấp phần mềm thương mại điện tử, trong khi self-hosted có nghĩa
là công ty sẽ cung cấp phần mềm/ nền tảng cho khách hàng và khách hàng cần
phải tự tìm một web hosting cho nền tảng mà mình được cung cấp. Các phần
mềm thương mại điện tử dạng hosted cung cấp tên miền và tất cả các công cụ
cần thiết khác để tạo dựng một trang web thương mại điện tử. Loại phần mềm
này hiệu quả về mặt chi phí, không yêu cầu người dùng phải hiểu biết về công
nghệ và được thiết kế để phát triển cùng với việc kinh doanh của doanh nghiệp
khi mà ở mọi lúc, doanh nghiệp có thể thực hiện chi trả thêm cho các tính năng
và thông số mà họ cần.

5
Một vài phần mềm thương mại điện tử lớn trong thị trường bao gồm: Shopify,
Magentoto, OpenCart và BigCommerce.
Thị trường phần mềm thương mại điện tử phổ biến nhất năm 2018
tính theo lượng Website

21%
WooCommerce

39% Shopify

Magneto

OpenCart
18%
BigCommerce

Khác
4%
5% 13%

2. Mô hình kinh doanh


Shopify sử dụng mô hình kinh doanh nền tảng (platform business model). Nghĩa
là, Shopify hoạt động như một nền tảng cho phép người dùng tạo ra một cửa
hàng online để bán sản phẩm của họ. Shopify giúp các doanh nghiệp liên kết
người tiêu dùng bằng cách cung cấp họ các công cụ cần thiết để tạo dựng một
trang thương mại điện tử. Mô hình kinh doanh của Shopify bao gồm các thành
phần sau:

6
2.1. Dịch vụ đăng kí (Subscription Services)
Phần lớn doanh thu của Shopify đến từ các gói đăng kí sử dụng các dịch của
công ty.

Các gói đăng kí của Shopify (Nguồn: Shopify)

Shopify cung cấp cho các doanh nghiệp 3 gói đăng kí bao gồm:
• Basic Shopify (29$/ tháng)
Cung cấp các tính năng và dịch vụ cốt lõi để tạo dựng và vận hành một cửa
hàng thương mại điện tử quy mô nhỏ.
• Shopify (79$/ tháng)
Cung cấp các tính năng cũng như dịch vụ Point of Sale tốt hơn
• Advanced Shopify (299$/ tháng)
Gói dịch vụ này sở hữu mức phí trên mỗi giao dịch (fee per transaction) thấp
nhất trong 3 gói đăng kí của Shopify, phù hợp với các doanh nghiệp/ người bán
có quy mô lớn.
Ngoài ra, Shopify còn cung cấp 2 gói đăng kí khác: Shopify Plus và Shopify
Lite.

7
• Shopify Plus (từ 2,000$/ tháng)
Gói đăng kí dành cho các volume trader và doanh nghiệp quy mô lớn. Một số
công ty sử dụng nền tảng Shopify Plus bao gồm: HEINZ, Staples, Magnolia,
Lindt,..

• Shopify Lite (9$/ tháng)


Với 9$/ tháng, Shopify Lite nhắm vào đối tương người bán trên các trang mạng
xã hội như Facebook.
2.2. Merchant Solutions
Shopify sở hữu cổng thanh toán (payment gateway) của riêng mình – Shopify
Payments, cổng thanh toán này là một nguồn thu nhập lớn của công ty. Phí sử
dụng Shopify Payments sẽ phụ thuộc vào gói đăng kí của người bán:
• Basic Shopify
2,9% + 30 cent cho mỗi giao dịch thanh toán
• Shopify
2.6% + 30 cent cho mỗi giao dịch thanh
8
• Advanced Shopify
2.4% + 30 cent cho mỗi giao dịch thanh toán
2.3. Cổng thanh toán
Ngoài cổng thanh toán riêng Shopify Payments, Shopify cũng cho phép người
bán sử dụng các cổng thanh toán khác với điều kiện người bán phải trả cho
Shopify một khoản phí. Mức phí này phụ thuộc vào gói đăng kí mà người bán
sử dụng:
• Basic Shopify
2% cho mỗi giao dịch thanh toán
• Shopify
1% cho mỗi giao dịch thanh toán
• Advanced Shopify
0.5% cho mỗi giao dịch thanh toán
2.4. Dịch vụ Point of Sale
Dịch vụ Point of Sale của Shopify giúp doanh nghiệp theo dõi doanh số và giao
dịch diễn ra trong cửa hàng cũng như cung cấp các phân tích thống nhất giữa
doanh số của cửa hàng offline và cửa hàng online. Mức phí của dịch vụ này
cũng dao động tùy theo gói đăng kí Shopify:

2.5. Các đối tác

9
• Các ứng dụng trong Shopify App Store
Shopify sở hữu một App Store gồm nhiều ứng dụng thương mại điện tử khác
nhau, các ứng dụng này hợp tác với Shopify, tạo điều kiện cho Shopify vươn tới
nhóm khách hàng sử dụng ứng dụng.
• Các nhà phát triển (Developer)
Với danh tiếng là một trong những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu,
Shopify hợp tác với các nhà phát triển đầu ngành nhằm cải thiện nền tảng của
mình, khiến nó trở thành sự lựa chọn số một cho khách hàng.
• Facebook
Phần mềm của Shopify chính là back-end provider cho các cửa hàng online trên
Facebook.
3. Marketing mix

3.1. Product
Nền tảng thương mại điện tử của Shopify thực hiện 2 chức năng chính như sau:
• Cung cấp các công cụ và dịch vụ miễn phí cần thiết để thiết lập một cửa
hàng trực tuyến.
• Cung cấp các dịch vụ vận chuyển và tiếp thị để vận hành công việc kinh
doanh một cách hiệu quả.
Ngoài các công cụ bán hàng và giao dịch, Shopify còn cung cấp các dịch vụ vận
chuyển và tiếp thị để vận hành công việc kinh doanh một cách hiệu quả.
Shopify cung cấp cho người bán giao diện người dùng đa kênh, nơi các doanh
nghiệp có thể dễ dàng trình bày, quản lý và bán sản phẩm của mình trên nhiều
kênh bán hàng khác nhau bao gồm storefront trên web và thiết bị di động, địa
điểm bán lẻ đời thực, storefront trên các trang mạng xã hội, ứng di động, nút
mua,..... Hơn hai phần ba doanh nghiệp bán hàng trên Shopify sử dụng hai hoặc
nhiều kênh để bán hàng. Shopify đã phát triển chương trình giao diện ứng dụng
(Application Program Interface) để hỗ trợ storefront của người bán, giúp họ bán
ở mọi nơi, bằng mọi ngôn ngữ.
Phần mềm của Shopify cung cấp cho người bán một giao diện người dùng tích
hợp và dễ sử dụng, doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý doanh số bán hàng và
khách hàng trên các kênh bán hàng khác nhau. Bảng điều khiển của Shopify có
sẵn bằng 20 ngôn ngữ, cho phép người bán quản lý sản phẩm và hàng tồn kho,

10
xử lý đơn đặt hàng và thanh toán, thực hiện và giao hàng, CMR, nguồn sản
phẩm, phân tích đòn bẩy, báo cáo và truy cập tài chính.
Shopify cung cấp cho người bán cơ sở hạ tầng linh hoạt cho phép họ xử lý
lượng truy cập tăng đột biến một cách dễ dàng.
3.2. Place
Shopify có trụ sở tại Canada. Tuy nhiên, nó đã hoạt động dưới hình thức một
công ty toàn cầu vì các thương gia có thể điều hành hoạt động kinh doanh của
họ từ mọi nơi trên thế giới với sự trợ giúp của Shopify.
Công ty có 17 văn phòng trên khắp thế giới tại 12 quốc gia bao gồm Canada,
Mỹ, Úc, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Ireland, Nhật Bản, Lithuania, Singapore,
Thụy Điển và Vương quốc Anh. Phần lớn các văn phòng của Shopify được đặt
tại Canada và Mỹ.

3.3. Price

Shopify áp dụng chiến lược giá cho phép các doanh nghiệp đạt được nhiều hơn
trong khi chi trả ít hơn. . Tùy theo quy mô và khả năng mà doanh nghiệp có thể
lựa chọn sử dụng:
• Basic Shopify (29$/ tháng)
Bao gồm hầu hết các tính năng doanh nghiệp cần để xây dựng và vận hàng
trang thương mại điện tử, ngoại trừ một số tính năng chỉ khả dụng với các gói
lớn hơn. Nó cho phép 2 tài khoản nhân viên và SSL miễn phí trừ một số tính
năng khả dụng với các gói lớn hơn như: các báo cáo chuyên nghiệp, miền quốc
tế và giá quốc tế. Gói Shopify Basic là sự lựa chọn phù hợp nhất cho các doanh
nghiệp mới hoặc các doanh nghiệp trực tuyến bắt đầu bán hàng online.

11
• Shopify và Shopify Advanced (79$/ tháng và 299$/ tháng)
Hai gói đăng kí này cung cấp lần lượt 5 và 15 tài khoản nhân viên. Gói Shopify
phù hợp nhất cho các doanh nghiệp đang phát triển với một cửa hàng bán lẻ,
trong khi đó gói Shopify Advanced là sự lựac chọn của các doanh nghiệp đang
phát triển có hai hoặc nhiều cửa hàng bán lẻ.
• Shopify Plus
Gói đăng kí Shopify Plus dành riêng cho các doanh nghiệp quy mô lớn với giá
khởi điểm là 2,000$/ tháng. Hiện có hơn 10 000 thương hiệu hàng đầu sử dụng
Shopify Plus. Các tính năng đi kèm của gói đăng kí này được thiết kế riêng cho
hoạt động vận hành của các doanh nghiệp lớn.
3.4. Promotion
Shopify phụ thuộc vào các phương pháp và công cụ marketing khác nhau để
phát triển cơ sở người bán – thành phần trọng yếu trong sự phát triển và mở
rộng của nền tảng này. Công ty tập trung vào tiếp thị sản phẩm và thương hiệu
cùng với các nỗ lực truyền thông, sáng tạo, phân phối nội dung liên tục để phát
triển cơ sở người bán toàn cầu.
Công ty cũng đang đầu tư vào các chương trình marketing nhằm truyền cảm
hứng, kích thích tinh thần kinh doanh của khách hàng, từ đó thu hút nhiều khách
hàng hơn đến với nền tảng của mình.Các chương trình marketing này bao gồm
các chiến dịch thương hiệu thúc đẩy nhận thức, Shopify blog, các tương tác giáo
dục và hỗ trợ trực tiếp, chẳng hạn như các chương trình về mối quan hệ với
doanh nghiệp và loạt phim tài liệu ngắn kể về những câu chuyện thành công của
doanh nhân thông qua Shopify Studios.
Shopify đã phát triển nhanh chóng với tư cách là một nền tảng thương mại và
trở thành một trong những thương hiệu dễ nhận biết nhất ở Canada. Trong thời
kỳ đại dịch Covid -19, ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển sang thương mại
kỹ thuật số, Shopify giới thiệu một số tính năng để trợ giúp người bán trong thời
kỳ đại dịch, điều này đã giúp công ty tăng tỉ lệ giữ chân người bán cao hơn và
thiết lập mình như một thương hiệu thân thiện với người bán. Công ty cũng chi
tiêu cho quảng cáo trả phí để thu hút các thương gia và đã chi 177,607$ cho
quảng cáo vào năm 2019 theo báo cáo hàng năm của mình.
3.5. People
Shopify có hơn 5 000 nhân viên tại các văn phòng của mình ở Canada, Hoa Kỳ
và các địa điểm khác trên thế giới. Khi đại dịch lây lan và việc vận hành tại các
văn phòng trở nên khó khăn, Giám đốc điều hành của Shopify , Tobi Lutke, đã

12
thông báo rằng tất cả nhân viên của Shopify sẽ làm việc tại nhà của họ cho đến
năm 2021 và vĩnh viễn sau đó nếu họ muốn.
Shopify đã tạo ra một văn hóa tổ chức của sự đổi mới và thử nghiệm. Công ty
có một đội ngũ các cá nhân tài năng, tất cả đều làm việc để tiến tới mục tiêu làm
cho thương mại tốt hơn cho tất cả mọi người.
3.6. Processes
Shopify cung cấp phần mềm của mình cho người bán như một dịch vụ. Cơ sở
hạ tầng đám mây (cloud-based infranstructures) của Shopify không yêu cầu
công ty phải có nghĩa vụ điều hành các cơ sở hạ tầng phần cứng. Hệ thống đám
mây của Shopify cũng hợp nhất dữ liệu được tạo hàng ngày, cho phép công ty
và người bán đưa ra quyết định phù hợp dựa trên dữ liệu. Công ty sử dụng một
nền tảng đám mây thống nhất để cung cấp các dịch vụ của mình.
Nền tảng Shopify là một hệ thống dựa trên đám mây đa người dùng được thiết
kế với khả năng mở rộng, độ tin cậy, hiệu suất cao và được lưu trữ bằng cách sử
dụng các máy chủ đám mây(cloud-based server). Các thuộc tính chính của nền
tảng Shopify bao gồm bảo mật, khả năng mở rộng, độ tin cậy, hiệu suất và tính
dễ triển khai. Shopify có một nhóm chuyên phụ trách việc liên tục lập hồ sơ và
tối ưu hóa việc cung cấp nền tảng Shopify. Nền tảng này cũng tận dụng các
CDN (Computer Network Defense – Mạng lưới bảo mật máy tính) với các điểm
đặt trên toàn cầu để đảm bảo rằng dữ liệu và nội dung được phân phối đến
người dùng nhanh hơn. Shopify sử dụng một công nghệ có tên là
“containerization ”để mở rộng hiệu quả tài nguyên máy tính của mình trên nền
tảng. Công ty đã chuẩn hóa nền tảng Shopify để xử lý ít nhất 150.000 yêu cầu
mỗi giây và 12.000 đơn đặt hàng mỗi phút.
3.7. Physical Evidence
Trong kỷ nguyên kĩ thuật số, một số lượng lớn các doanh nghiệp điều hành hầu
hết các hoạt động kinh doanh của họ bằng công cụ điện tử, có nghĩa là một phần
đáng kể hoạt động kinh doanh của họ liên quan đến công nghệ và được thực
hiện trực tuyến. Sự phát triển của công nghệ đã dẫn đến sự phát triển trong
thương mại điện tử và các nền tảng phát trực tuyến sử dụng cơ sở hạ tầng dựa
trên đám mây để cung cấp dịch vụ trực tuyến. Người tiêu dùng mua và sử dụng
dịch vụ của họ một cách trực tuyến. Vì vậy, mức độ liên quan của bằng chứng
vật lý đã tiếp tục giảm về mặt tiếp thị và bán hàng. Tuy nhiên, logo của Shopify,
văn phòng và cơ sở hạ tầng vật chất khác của công ty đóng vai trò là bằng
chứng vật lý.

13
4. SWOT

4.1. Strength – Thế mạnh


• Data driven và mô hình kinh doanh khác biệt
Mô hình kinh doanh của Shopify khác biệt so với các công ty nền tảnh thương
mại điện tử khác. Shopify được biết đến với hoạt động cung cấp nền tảng của
mình cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Ưu thế cạnh tranh lớn nhất của
Shopify chính là công nghệ, khác với Amazon và Alibaba, nền tảng của Shopify
cho phép người bán tự tạo lập cửa hàng online cũng như cung cấp các công cụ
cho việc quản lí, marketing và bán hàng. Nghĩa là, mỗi người bán sẽ có website
riêng của mình, không như Amazon và Alibaba, nơi mà sản phẩm của nhiều
người bán khác nhau đều có mặt trên cùng một trang. Một điểm mạnh khác của
Shopify là khả năng điều hướng và xử lí số lượng lớn đơn hàng và dữ liệu giao
dịch. Người bán hàng cũng có thể dùng những dữ liệu liên quan để đưa ra các
quyết định kinh doanh và phát triển các chiến lược kinh doanh riêng. Dữ liệu
đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của Shopify và doanh nghiệp
có mặt trên nền tảng này.
• Cơ sở hạ tầng đám mây (cloud-based infranstructure)
Cơ sở hạ tầng đám mây của Shopify là yếu tố chính dẫn đến sự thành công và
tăng trưởng của công ty. Cơ sở hạ tầng đám mây của Shopify nhanh chóng, bảo
mật và có thể mở rộng. Tất cả những điều này là quan trọng để vận hành một
trang web thương mại điện tử hiệu quả và an toàn. Công ty đã hợp tác với
Google Cloud để đáp ứng nhu cầu điện toán đám mây của mình. Giờ đây, công
ty có hơn 1,75 triệu người bán đang hoạt động kinh doanh thông qua nền tảng
thương mại điện tử.
• Đổi mới và thử nghiệm
Shopify hoạt động với một văn hóa làm việc đề cao sự sáng tạo và tính thử
nghiệm. Nền tảng này liên tục mở rộng các tính năng công nghệ và phi công
nghệ của mình qua thời gian giúp người bán vận hành công việc kinh doanh một
cách hiệu quả hơn. Công ty cũng hợp tác với các nhà cung cấp bên ngoài, bao
gồm cả Google với mục đích nâng cao trải nghiệm người dùng.
• Chiến lược marketing
Shopify áp dụng một chiến lược marketing độc đáo, không như hầu hết các đối
thủ cạnh tranh của mình. Thay vì chi một khoản ngân sách lớn cho marketing và
thực hiện các chiến dịch quảng cáo quy mô rộng, Shopify dựa vào các chiến

14
dịch marketing nâng cao nhận thức thương hiệu tích hợp kênh mạng xã hôi
nhằm tăng độ phủ và ảnh hưởng thị trường.
Shopify dùng content marketing và các công cụ giáo dục một cách thường
xuyên với mục đích tương tác với người bán. Content marketing của Shopify
bao gồm: blogs, video thông qua Shopify Studio và podcast. Nhóm khách hàng
mục tiêu Shopify cũng xuất bản sách điện tử (ebooks) và cung cấp công cụ cho
người bán xây dựng thương hiệu riêng của mình. Công ty còn triển khai
outbound sales nhằm tăng việc sử dụng nền tảng của mình.
• Cơ sở khách hàng lớn
Cơ sở khách hàng khổng lồ của Shopify là một trong những thế mạnh lớn nhất
của công ty. Năm 2020, đại dịch Covid dẫn đến việc tiếp nhận công nghệ kĩ
thuật số trong môi trường doanh nghiệp và người bán tăng cao.
• Tăng trưởng mạnh về tổng khối lượng hàng hóa (Gross Merchandise
Volume -GMV)
Tổng khối lượng Hàng hóa Tổng hợp của Shopify hoặc GMV tăng gần gấp đôi
vào năm 2020 so với năm trước được thúc đẩy chủ yếu bởi đại dịch COVID-19
và kết quả là sự chuyển dịch sang thương mại điện tử.
4.2. Weaknesses – Điểm yếu
• Lỗ ròng
Shopify đã ghi nhận lỗ ròng từ khi thành lập và chỉ khi đến năm 2020, công ty
mới thu được thu nhập ròng dương.
• Sự phức tạp của mô hình SaaS
Mô hình kinh doanh SaaS (Software as a Service – phần mềm như một dịch vụ)
tuy có rất nhiều lợi ích, nhưng theo đó cũng đi kèm những rủi ro và nguy cơ.
Ngoài cấu hình, tính đa người sử dụng và các thách thức liên quan đến khả năng
đo lường, các nguy cơ khác của mô hình SaaS bao gồm độ phức tạp trong vận
hành và bảo mật dữ liệu.
4.3. Opportunities – Cơ hội
• Sự chuyển dịch sang thương mại điện tử
Đại dịch Covid đã thúc đẩy sự chuyển dịch sang thương mại điện tử. Sự phụ
thuộc của người dân vào công nghệ kỹ thuật số để đáp ứng nhu cầu mua sắm
của họ đã tăng lên cùng với đại dịch và sự thay đổi này dự kiến sẽ kéo dài trong
những năm tới. Lối sống và hành vi tiêu dùng của người dân đã thay đổi rất
nhiều với sự xuất hiện của đại dịch, công nghệ kỹ thuật số đã trở thành trụ cột
15
trong hoạt động kinh doanh của một số công ty. Shopify cũng trải qua một đợt
tăng đột biến về số lượng người bán trên nền tảng của mình. Số lượng người
bán trên nền tảng Shopify đã tăng lên 1,75 triệu vào cuối năm 2020 so với 1,07
triệu vào cuối năm 2019.
• Thu mua và đa dạng hóa
Hoạt động thu mua giúp Shopify củng cố vị thế của mình trong khi việc đa dạng
hóa thương mại điện tử có thể giúp công ty mở ra các kênh doanh thu mới.
Tương tự như Amazon đã phát triển và đa dạng kinh doanh của mình, bắt đầu
với tư cách là một trang bán sách và sau đó trở thành nhà bán lẻ hàng đầu, một
trình phát đám mây và cũng là nhà cung cấp các dịch vụ phát trực tuyến,
Shopify cũng có thể đa dạng hóa sang các lĩnh vực mới để phát triển nền tảng
của mình đạt được nhiều thành công hơn.
• Các thị trường mới nổi và nhỏ
Shopify đã đạt được mức thâm nhập ấn tượng tại một số thị trường hàng đầu
bao gồm Mỹ và Canada. Tuy nhiên, trong khi các thị trường này có thể là yếu tố
chính cho sự tăng trưởng công ty, Shopify có thể đạt được tốc độ tăng trưởng
nhanh hơn nữa bằng cách tập trung vào các thị trường mới nổi.
Các thị trường như Ấn Độ, Brazil và các thị trường mới nổi khác ở Châu Á Thái
Bình Dương có thể thúc đẩy tăng trưởng nhiều hơn cho nền tảng. Trong khi
Shopify đã và đang phát triển tập trung vào thị trường Ấn Độ, khiến cho việc
tham gia và sử dụng nền tảng đơn giản và dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp
địa phương Ở những thị trường mà người bán ít hiểu biết về công nghệ hơn,
công ty có thể mở rộng hỗ trợ kỹ thuật cho họ để giúp họ bắt đầu và điều hành
doanh nghiệp trực tuyến của mình dễ dàng hơn.
4.4. Threats – Nguy cơ
• Những bổ sung/ cải tiến về quyền riêng tư
Các luật về quyền riêng tư đang phát triển là một thách thức lớn đối với các nhà
bán lẻ hoặc nhà cung cấp dịch vụ thương mại kỹ thuật số quốc tế. Các luật và
quy định này cũng như các hạn chế như: hạn chế truyền dữ liệu xuyên biên giới
cũng như các yêu cầu về truyền dữ liệu có thể ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động
kinh doanh của Shopify. Một số luật hàng đầu về quyền riêng tư có thể dẫn đến
trách nhiệm pháp lý đáng kể đối với Shopify bao gồm Đạo luật bảo vệ thông tin
cá nhân và tài liệu điện tử của Canada, Quy định chung về bảo vệ dữ liệu của
Liên minh châu Âu (GDPR) và Đạo luật về quyền riêng tư của người tiêu dùng
California (CCPA) năm 2018. Các luật hoặc quy định này áp đặt một số hạn chế

16
đối với những công ty như Shopify về cách họ thu thập, lưu trữ, xử lý hoặc chia
sẻ thông tin cá nhân của người tiêu dùng.
Những thách thức liên quan đến quyền riêng tư của người tiêu dùng trực tuyến
dự kiến sẽ phát triển trong tương lai và các công ty sẽ phải tuân thủ theo chúng.
Ở hầu hết các nơi trên thế giới, các luật và quy định này đang phát triển và có
thể được sửa đổi hoặc giải thích lại.
• Mức độ cạnh tranh trong ngành cao
Hoạt động kinh doanh của Shopify cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt
từ các công ty hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử như Amazon,
Alibaba, Walmart và các công ty khác ngoài một số công ty khác cũng thực
hiện hoạt động cung cấp các công cụ và tài nguyên để xây dựng và điều hành
các trang web thương mại điện tử. Tuy nhiên, thế mạnh của Shopify nằm ở hai
yếu tố bao gồm sự đổi mới và sự khác biệt. Khi số lượng công cụ và tài nguyên
có sẵn cho người bán vận hành doanh nghiệp của họ trên nền tảng của Shopify
ngày càng tăng, lợi thế cạnh tranh và khả năng thu hút và giữ chân người bán
của công ty cũng tăng lên. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều sự cạnh tranh từ những
đối thủ lớn và những doanh nghiệp mới khác cung cấp các công cụ và tài
nguyên tương tự như Big Commercevà Squarespace.
• Những thách thức liên quan đến an ninh mạng
An ninh mạng là một lĩnh vực đầy thách thức đối với các doanh nghiệp kỹ thuật
số hàng đầu như Shopify. Nền tảng của Shopify tạo và xử lý một lượng dữ liệu
khổng lồ hàng ngày, thúc đẩy việc ra quyết định ở hai cấp độ: trên cấp độ nền
tảng và cho từng người bán. Trong khi các mối đe dọa an ninh mạng đang gia
tăng với việc tin tặc nhắm mục tiêu vào các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô,
những mối đe dọa này thường có thể làm giảm uy tín của các nền tảng và gây ra
gián đoạn kinh doanh. Nếu tần suất các cuộc tấn công tăng lên, nó có thể buộc
công ty phải dành thêm nguồn lực để quản lý bảo mật của nền tảng và dữ liệu
mà nó tạo ra và xử lý hàng ngày.
• Sự tăng giảm của ngoại tệ
Trong khi hầu hết doanh thu của Shopify được tính bằng USD, một phần đáng
kể chi phí hoạt động của nền tảng được tính bằng đồng CAD. Do đó, kết quả
hoạt động của công ty sẽ bị ảnh hưởng xấu khi giá trị của CAD tăng lên so với
USD. Ngoài ra, một phần doanh thu của Shopify Payments dựa trên nội tệ của
quốc gia nơi người bán hiện hành đặt trụ sở và các giao dịch này khiến nền tảng
chịu sự biến động về tiền tệ ở mức độ xử lý thanh toán không dựa trên USD và
doanh thu từ các dịch vụ khác tăng lên .

17
5. PESTLE

5.1. Political – Chính trị


Các yếu tố chính trị có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận hoặc cơ hội tồn tại của
Shopify là khá đa dạng từ những thay đổi đột ngột trong các chế độ chính trị
hiện tại đến tình trạng bất ổn dân sự cho đến các quyết định lớn của chính phủ.
Để đánh giá đúng mức độ rủi ro chính trị có thể gặp phải, các yếu tố sau đây cần
được Shopify xem xét trước khi tham gia vào bất kì thị trường nào:
• Sự ổn định chính trị và tầm quan trọng của lĩnh vực Phần mềm ứng dụng
trong nền kinh tế đất nước.
• Nguy cơ chiến tranh
• Mức độ tham nhũng - đặc biệt là mức độ quy định trong lĩnh vực Công
nghệ.
• Sự can thiệp vào ngành Phần mềm Ứng dụng của chính phủ.
• Các quy định thương mại & thuế quan liên quan đến Công nghệ
• Các đối tác thương mại được ưu ái
• Luật chống tin cậy liên quan đến Phần mềm ứng dụng
• Quy định về giá - Có bất kỳ cơ chế điều chỉnh giá nào cho Công nghệ
không
• Thuế - thuế suất và ưu đãi
• Luật tiền lương - mức lương tối thiểu và thời gian làm thêm
• Quyền lợi bắt buộc của nhân viên
5.2. Economic – Kinh tế
Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô như - tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ tiết kiệm, lãi suất,
tỷ giá hối đoái và chu kỳ kinh tế quyết định tổng cầu và tổng đầu tư trong một
nền kinh tế. Trong khi các yếu tố môi trường vi mô như tiêu chuẩn cạnh tranh
tác động đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Shopify có thể sử dụng các
yếu tố kinh tế của quốc gia như tốc độ tăng trưởng, lạm phát và các chỉ số kinh
tế của ngành như tốc độ tăng trưởng của ngành Phần mềm ứng dụng, chi tiêu
của người tiêu dùng,.... để dự báo quỹ đạo tăng trưởng không chỉ của ngành mà
còn của công ty. Các yếu tố kinh tế mà Shopify nên xem xét là:
• Loại hệ thống kinh tế ở các quốc gia đang hoạt động
• Tốc độ tăng trưởng GDP. GDP sẽ có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng
dự kiến trong tương lai của Shopify.
• Lãi suất của quốc gia hoạt động. Lãi suất sẽ ảnh hưởng đến mức độ sẵn
sàng vay và đầu tư của các cá nhân. Tỉ lệ lãi suất cao sẽ dẫn đến mức đầu
tư lớn hơn

18
• Tỷ giá hối đoái của quốc gia hoạt động sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của
Shopify.

5.3. Social – Xã hội


Sự tác động của các yếu tố xã hội là sự phản ánh trực tiếp của cách mà xã hội xã
đang hoạt động, bao gồm văn hóa, niềm tin, thái độ và giá trị. Tác động của các
yếu tố xã hội không chỉ quan trọng đối với khía cạnh hoạt động mà còn đối với
khía cạnh marketing của Shopify. Sự hiểu biết thấu đáo về khách hàng, lối sống,
trình độ học vấn và niềm tin của họ trong xã hội, hoặc phân khúc xã hội, sẽ giúp
Shopify thiết kế sản phẩm và thông điệp tiếp thị hiệu quả. Các yếu tố xã hội mà
Shopify cần cân nhắc là:
• Nhân khẩu học và trình độ dân số
• Sự phân bổ giai cấp trong dân số. Shopify không thể quảng bá một sản phẩm
cao cấp cho công chúng nếu phần lớn dân số là tầng lớp thấp hơn; thay vào
đó, họ sẽ phải dựa vào niche marketing.
• Sự khác biệt về nền tảng giáo dục giữa các nhà tiếp thị và thị trường mục
tiêu có thể gây khó khăn cho việc liên hệ và thu hút thị trường mục tiêu một
cách hiệu quả.

5.4. Technological – Công nghệ

Công nghệ có thể nhanh chóng phá bỏ cấu trúc giá cả và bối cảnh cạnh tranh
của một ngành trong một khoảng thời gian rất ngắn. Do đó, điều cực kỳ quan
trọng là phải đổi mới liên tục, không chỉ vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và trở
thành người dẫn đầu thị trường, mà còn để ngăn chặn sự lỗi thời trong tương lai
gần. Các yếu tố công nghệ có khả năng ảnh hưởng đến Shopify bao gồm:
• Những phát triển và đột phá về công nghệ gần đây của các đối thủ cạnh
tranh. Nếu gặp phải một công nghệ mới đang trở nên phổ biến trong ngành,
điều quan trọng là phải theo dõi mức độ phổ biến và tốc độ phát triển của nó
và làm gián đoạn doanh thu của đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ dẫn đến mức
độ khẩn cấp cần thiết để đáp ứng đầy đủ cho sự đổi mới, bằng cách phù hợp
với công nghệ hoặc tìm một giải pháp thay thế sáng tạo.
• Khả năng công nghệ sẽ được phổ biến một cách dễ dàng và nhanh chóng
như thế nào đến các công ty khác trong ngành, dẫn đến việc các công ty khác
sao chép các quy trình / tính năng công nghệ.

19
5.5. Legal – Pháp luật
Ở một số quốc gia, khung pháp lý và thể chế chưa đủ mạnh để bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ của một tổ chức. Một công ty nên đánh giá cẩn thận trước khi tham
gia vào các thị trường như vậy vì nó có thể dẫn đến việc đánh cắp nước sốt bí
mật của tổ chức, do đó lợi thế cạnh tranh tổng thể. Một số yếu tố pháp lý mà
ban lãnh đạo Shopify nên cân nhắc khi tham gia thị trường mới là:
• Luật chống bội tín (Anti-trust Law) trong ngành Phần mềm ứng dụng.
• Luật phân biệt đối xử
• Bản quyền, bằng sáng chế / Luật sở hữu trí tuệ
• Bảo vệ người tiêu dùng và thương mại điện tử
• Luật việc làm
• Luật an toàn và sức khỏe
• Bảo vệ dữ liệu.

5.6. Environmental – Môi trường


Các thị trường khác nhau có các định mức hoặc tiêu chuẩn môi trường khác
nhau có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của một tổ chức trong các thị trường đó.
Ngay cả trong một quốc gia, các khu vực thường có thể có các luật môi trường
và luật trách nhiệm pháp lý khác nhau. Ví dụ: ở Hoa Kỳ - Texas và Florida có
các điều khoản trách nhiệm pháp lý khác nhau trong trường hợp rủi ro hoặc
thảm họa môi trường. Tương tự như vậy, nhiều nước châu Âu giảm thuế cho
các công ty hoạt động trong lĩnh vực tái tạo.
Trước khi thâm nhập thị trường mới hoặc bắt đầu kinh doanh mới tại thị trường
hiện tại, Shopify nên đánh giá cẩn thận các tiêu chuẩn môi trường cần thiết để
hoạt động tại các thị trường đó. Một số yếu tố môi trường mà một công ty nên
xem xét trước là:
• Thời tiết
• Thay đổi khí hậu
• Luật điều chỉnh ô nhiễm môi trường
• Các quy định về ô nhiễm không khí và nước trong ngành Phần mềm Ứng
dụng
• Tái chế
• Quản lý chất thải trong lĩnh vực Công nghệ.

20
6. Phân tích cạnh tranh

6.1. Phân tích 5 thế lực cạnh tranh (Porter’s Five Forces)
• Sức mạnh của người mua
Với nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ đang tìm kiếm sự hiện diện trực tuyến hoặc có
khả năng thực hiện một công việc kinh doanh mới trên Internet, sức mạnh giữa
Shopify và người mua rõ ràng thuộc về công ty. Mặc dù chi phí đạt được khách
hàng (customer acqusition cost) có thể tương đối cao, nhưng thực tế là một khi
khách hàng truy cập vào nền tảng của công ty và tích hợp các khía cạnh khác
nhau của trang web của họ (bán hàng, vận chuyển, hỗ trợ trực tuyến), thì việc
rời khỏi nền tảng sẽ trở nên rất khó khăn.
• Sức mạnh của nhà cung cấp
Với bản chất là một nền tảng thương mại điện tử, những người cung cấp thực sự
của Shopify chính là các kĩ sư phần mềm – những người điều hành trang web.
Mặc dù những thành phần cốt lõi này của Shopify được hưởng một mức lương
rất cao, nhưng việc xuất hiện nhân tài mới luôn có thể xảy ra.
• Nguy cơ sản phẩm thay thế
Là một hệ thống thân thiện với người dùng được tích hợp đầy đủ, việc bắt
chước mô hình dịch vụ của Shopify sẽ rất tốn kém cả về tài chính lẫn nhân lực.
Mặc dù nhiều công ty lớn hơn sẽ có kinh phí để vận hành các hoạt động độc lập
của riêng họ, thị trường mục tiêu vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Với một số đối thủ cạnh tranh hiện đang cung cấp dịch vụ tương đồng, nhưng
với tính tích hợp không thể nào so sánh được với Shopify, mối đe dọa về các
sản phẩm thay thế không phải là lớn tại thời điểm này.
• Nguy cơ của người gia nhập mới
Mặc dù thương mại điện tử có khả năng tạo ra một khoản lợi nhuận rất lớn,
nhưng mối đe dọa từ những người mới tham gia, mặc dù rất nghiêm trọng đối
với bất kỳ thành phần cụ thể nào của doanh nghiệp, không phải là mối quan tâm
lớn đối với những khách hàng đang vận hành các trang web phức tạp hơn. Với
việc khách hàng vận hành các trang web của riêng họ với các giải pháp phức tạp
hơn, các rào cản gia nhập sẽ tăng lên theo thời gian.
Khi Shopify tiếp tục cải tiến hoạt động của họ, thách thức cung cấp một sản
phẩm tương tự sẽ ngày càng trở nên khó khăn.

21
• Cạnh tranh trong nghành
Đối với các công ty lâu đời, sự cạnh tranh trong ngành trở nên cực kỳ quan
trọng khi thị trường ngừng phát triển với tốc độ cao. Đối với các công ty đang
trong giai đoạn tăng trưởng như Shopify, khả năng cạnh tranh giữa các công ty
là không quan trọng.
6.2. Các đổi thủ cạnh tranh chính
6.2.1. WooCommerce

Chỉ có một nền tảng phổ biến hơn Shopify và đó là WooCommerce. Nguyên
nhân cho sự dẫn đầu này là WooCommerce dựa trên hệ thống quản lý nội dung
WordPress. Người dùng chạy WordPress có thể dễ dàng cài đặt plugin
WooCommerce miễn phí.
Trong khi WooCommerce xét về bản chất là một nền tảng thương mại điện tử
miễn phí, một điểm thu hút đối với các doanh nghiệp có ngân sách hạn hẹp,
nhưng đối với các tính năng phức tạp như bộ lọc sản phẩm, SEO và tính năng
liên kết với các trang mạng xã hội sẽ không được WooCommerce cung cấp mà
thay vào đó, doanh nghiệp cần phải tự cài đặt các plugin trả phí vào cửa hàng
Wordpress của mình.
Một điểm khác biệt chính giữa Shopify và WooCommerce là WooCommerce
yêu cầu người dùng chịu trách nhiệm về việc lưu trữ trang web, tuân thủ PCI và
bảo mật. Điều này làm cho nó phù hợp hơn với những người chuẩn bị thuê các
nhà phát triển để xây dựng hoặc duy trì cửa hàng của họ.

22
• Điểm mạnh:
 Miễn phí: WooCommerce là một plugin miễn phí mà người dùng có thể
dễ dàng cài đặt trên WordPress.
 Linh hoạt với nguồn mở (Open Source): WooCommerce có một lượng
các nhà phát triển và agency chuyên nghiệp giúp họ phát triển nền tảng
của mình.
 Phần mềm bổ trợ đa dạng: kho các plugin trên nền tảng WordPress cho
phép người dùng cài đặt bất cứ tính năng bổ sung nào mà họ muốn.
 Dễ tùy chỉnh: WooCommerce được thiết kế để làm việc với mọi theme
có trên WordPress, đảm bảo cho thao tác tùy chỉnh được mượt mà hết sức
có thể.
 Lí tưởng cho content marketing: Vì WooCommerce được thiết kế cho
WordPress, doanh nghiệp có thể tận dụng các công cụ blogging của nó để
tiếp thị và xây dựng thương hiệu của mình.
 Tương thích với WordPress: bất cứ ai sử dụng WordPress cũng có thể
dễ dàng tiếp cận với WooCommerce.
 Đa dạng các cổng thanh toán: Với quy mô của mình, WooCommerce
làm việc với nhiều công ty dịch vụ thanh toán khác nhau, cho phép các
doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn hơn về các hình thức thanh toán cũng
như công ty xử lí giao dịch.
• Điểm yếu:
 Có thể trở nên đắt đỏ: WooCommerce yêu cầu người dùng cài đặt các
phần mềm bổ trợ có trả phí để thêm các tính năng cho trang thương mại
điện tử của mình, vì vậy, chi phí vận hành trang thương mại điện tử của
doanh nghiệp sử dụng WooCommerce có thể trở nên đắt đỏ.
 Không đi kèm Web hosting: WooCommerce không cung cấp dịch vụ
Web hosting và các dịch vụ bảo trì web có liên quan, vì vậy doanh nghiệp
cần phải tự mình xử lí các vấn đề này.
 Dịch vụ hỗ trợ: WooCommerce là một dịch vụ miễn phí, đồng nghĩa với
việc nó không thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho hàng triệu doanh nghiệp sử
dụng nền tảng của mình.

23
6.2.2. Magento

Magento được tung ra thị trường vào năm 2008 và hiện thuộc tập đoàn eBay.
Nền tảng của Magento dựa trên PHP (Ngôn ngữ lập trình PHP) và là một nền
tảng nguồn mở (Open Source), cho phép người dùng tự thực hiện các chỉnh sửa
liên quan đến mã lập trình trên website nếu muốn, điều này tạo điều kiện cho
việc phát triển và mở rộng của nền tảng.
Magento được các doanh nghiệp lớn ưa chuộng vì độ tin cậy cùng tính năng đo
lường của nó. Một vài thương hiệu sử dụng phần mềm của Magenta bao gồm:
Nike, Ford và Samsung. Tuy nhiên, Magenta được đánh giá là chỉ phù hợp với
các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
• Điểm mạnh:
 Nguồn mở (Open Source): Magento có một cộng đồng khổng lồ gồm
hơn 150 000 nhà phát triển và chuyên gia thao tác về code trên phần mềm
của mình.
 Sở hữu phần mềm: So với SaaS (Software as a service – phần mềm dịch
vụ như Shopify, người dùng Magento hoàn toàn sở hữu và có toàn quyền
truy cập vào các nguồn trong phần mềm.
 Kho phần mềm hỗ trợ khổng lồ: tương tự như App Store của Shopify,
Magento cung cấp cho khách hàng của mình một lượng lớn các phần
mềm, plugin hỗ trợ đa dạng và hữu ích.
 Giàu tính năng: người dùng Magento có thể vận hành nhiều cửa hàng
trên nhiều quốc gia, thị trường mục tiêu, thương hiệu khác nhau với các
mức giá, danh mục sản phẩm và hệ thống thanh toán khác nhau sử dụng
duy nhất một nền tảng.
 Phiên bản cộng đồng miễn phí (Community Version): Bản cộng đồng
của Magento được phân phối miễn phí cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
• Điểm yếu:
 Khó tùy chỉnh: Mô hình học tập phức tạp của Magento yêu cầu người
dùng phải có kiến thức chuyên sâu về lập trình và phần mềm.

24
 Phiên bản doanh nghiệp lớn có giá cao: Phiên bản Enterprise của
Magento có giá lên tới 18 000 USD.
 Yêu cầu người dùng phải mua hosting: web hosting là một dịch vụ bổ
trợ có thu phí của Magento.

6.2.3. BigCommerce

BigCommerce là một đối thủ cạnh tranh đáng kể của Shopify. Nó là một giải
pháp hoàn chỉnh có nhiều tính năng nổi bật, đặc biệt là đối với thương mại điện
tử B2B. Gia nhập thị trường vào năm 2009, BigCommerce đã tận dụng cơ hội
phân tích nhu cầu của các doanh nghiệp thương mại điện tử để đưa ra các giải
pháp tối ưu nhất.
BigCommerce giúp người dùng xây dựng cửa hàng và đưa sản phẩm của họ
được liệt kê trên các mạng phổ biến như Amazon, eBay và Facebook. Công ty
cũng đã phát hành một plugin WordPress, cho phép BigCommerce truy cập vào
CMS phổ biến nhất thế giới này.
BigCommerce sở hữu độ tương đồng khá cao so với Shopify, cả hai phần mềm
đều cung cấp “hosted e-Commerce solution” (giải pháp thương mại điện tử
được quản lí), vì vậy doanh nghiệp không cần phải lo về phí web hosting như
Magento và WooCommerce.
Mặc dù vẫn chưa đạt được sự phổ biến của Shopify hoặc Shopify Plus,
BigCommerce đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và đã thu
hút được một lượng vốn đáng kể.
• Điểm mạnh:
 Nhiều tính năng nâng cao: ngay cả ở tầng dịch vụ cơ bản, doanh nghiệp
cũng có thể tiếp cận với các tính năng nâng cao chỉ có ở các gói cao cấp
của những phần mềm khác.
 Dễ sử dụng: BigCommerce đã tận dụng lợi thế người gia nhập sau của
mình để tạo nên một phần mềm với độ thân thiện với người dùng cao.
 Bán ở mọi nơi: doanh nghiệp sử dụng BigCommerce có thể dễ dàng đưa
sản phẩm của mình lên eBay, Amazon, Facebook và Instagram. Các cửa
25
hàng B2C có thể hưởng lợi rất nhiều từ các tính năng tích hợp với mạng
xã hội của BigCommerce.
• Điểm yếu:
 Ít phổ biến hơn các phần mềm khác: BigCommerce không có thị phần
lớn như WooCommerce và Shopify, đồng nghĩa với cộng đồng người bán
và nhà phát triển của nó sẽ không đa dạng bằng, dẫn tới việc các theme và
phần mềm bổ trợ bên thứ ba tương thích với BigCommerce sẽ ít hơn.

7. Kết luận
Qua các phân tích được thực hiện trên, có thể thấy được các lợi thế cạnh tranh
của Shopify bao gồm:
• Lợi thế người đi đầu: Tuy Shopify không phải là nền tảng thương mại đầu
tiên, nhưng Shopify chính là nền tảng đầu tiên cho phép các doanh nghiệp
online tự mình xây dựng và quản lí cửa hàng thương mại điện tử của mình.
Qua thời gian phát triển, Shopify giờ đây cung cấp phần mềm của mình cho
mọi quy mô doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn, từ cá nhân đến tổ chức.
• Tính dễ sử dụng: để cạnh tranh với Shopify, các đổi thủ liên tục thêm vào
các chức năng mới cho phần mềm của mình, điều này vô hình chung làm
cho mô hình học tập (learning curve) của họ trở nên phức tạp hơn.
• Dịch vụ hỗ trợ 24/7: so với các phần mềm khác trên thị trường, Shopify
cung cấp một dịch vụ chăm sóc khách hàng đa dạng và kịp thời nhất, cả ở
thời gian thực (đường dây nóng, chat trực tiếp, mạng xã hội) và qua các kênh
giao tiếp khác (email, blog, trang FAQ,..).
• Kho templates cửa hàng lớn: Theme Store của Shopify có hơn 100
template miễn phí và trả phí bao phủ nhiều ngành hàng/ dịch vụ khác nhau
có thể được tùy chỉnh theo thương hiệu của doanh nghiệp.
• Mạng lưới các nhà phát triển: bởi vì Shopify giới hạn các tính năng cơ bản
của họ, họ cần nhiều nhà phát triển ứng dụng bên thứ ba hơn để làm điều đó,
điều này tạo nên hiệu ứng mạng lưới. Các nhà phát triển nhận ra trên Shopify
có một lượng khách hàng lớn cần sử dụng ứng dụng của mình, điều này
khiến Shopify trở nên thu hút hơn so với đối thủ cạnh tranh. Quy mô lớn của
Shopify đồng nghĩa với việc nền tảng thu hút nhiều nhà phát triển bên thứ ba
nhất. Về cơ bản, những nhà phát triển đó cạnh tranh với nhau để làm cho
Shopify tốt hơn. Điều này tạo ra rào cản mạnh mẽ về quy mô cho các đối thủ
cạnh tranh nhỏ hơn của Shopify.
• Lợi thế về nguồn lực: Với tư cách là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất,
Shopify có khả năng làm những điều mà những người chơi nhỏ hơn không
thể cạnh tranh — chẳng hạn như chi một tỷ đô la để xây dựng một mạng lưới

26
lưu kho (Fulfillment Network). Tương tự như Amazon’s Fulfillment của
Amazon, mục tiêu của Shopify là quản lý hậu cần cho các doanh nghiệp
khách hàng của họ. Thông qua mạng lưới này, các cửa hàng Shopify sẽ vận
chuyển nhanh hơn, chi phí vận chuyển thấp hơn và do đó bán được nhiều sản
phẩm hơn so với các cửa hàng tương đương chạy trên nền tảng cạnh tranh.

27
B. PHÂN TÍCH CHIẾN DỊCH “LET’S MAKE YOU A
BUSINESS” CỦA SHOPIFY

I. GIỚI THIỆU CHIẾN DỊCH


“Let’s make you a business” là chiến dịch thương hiệu (brand campaign) quy
mô lớn đầu tiên của Shopify, được thực hiện từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 7
(đầu quý 2 đến đầu quý 3) của năm 2019 tại 12 thị trường chính của công ty,
Nội dung của chiến dịch được truyền tải qua các phương tiện như TV, digital
video, out-of-home, radio và quảng cáo mạng xã hội. Chiến dịch còn sử dụng
chủ đề quảng cáo out-of-home độc đáo được gọi là “That Storefront”, mô tả các
storefront nhằm tạo cảm hứng cho khách hàng và giúp họ hình dung về việc
biến ý tưởng kinh doanh của mình thành hiện thực. Nội dung sáng tạo của chiến
dịch được thực hiện bởi đội ngũ của công ty kết hợp với R/GA Agency, trong
đó, video quảng cáo được đạo diễn bởi Traktor.
II. Ý TƯỞNG THỰC HIỆN CHIẾN DỊCH
Shopify đang trong giai đoạn định vị mình không chỉ đơn giản là một nền tảng
thương mại điện tử mà còn là nhà cung cấp các công cụ và giải pháp đa dụng
cho các nhà khởi nghiệp và các thương hiệu startup. Bắt đầu và thực hiện một
công việc kinh doanh đem lại sự tự do lớn cho các nhà khởi nghiệp nhưng đồng
thời cũng là một quá trình đầy thử thách. Shopify tồn tại để hỗ trợ các doanh
nghiệp ở mọi giai đoạn của quá trình và chiến dịch “Let’s make you a business”
được ra đời để truyền cảm hứng cho các nhà khởi nghiệp tương lai bắt đầu hành
trình của mình.
Theo Shopify, ý tưởng thực hiện chiến dịch của công ty đến từ mục tiêu tạo cảm
hứng các nhà khởi nghiêp (entrepreneurs) hình dung ý tưởng kinh doanh của
mình như một cửa hàng và khuyến khích họ biến ý tưởng ấy thành hiện thực
bằng cách sử dụng nền tảng của Shopify (Nguyên văn: “The idea of the
campaign was to inspire entrepreneurs into envisisoning their own ideas as a
store and then encouraging these ideas to life by using Shopify as a platform.”).
Thông qua chiến dịch, Shopify hi vọng sẽ nâng cao được nhận thức của khách
hàng về nền tảng của mình và khiến Shopify trở thành sự lựa chọn đầu tiên của
họ khi họ có ý định bắt đầu kinh doanh.
Jeff Weiser - CMO của Shopify đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn về chiến
dịch: “Chúng tôi muốn trở thành một cái tên được gắn liền với việc khởi nghiệp
trong tâm trí của mọi người. Chiến dịch này chính là sự mở đầu cho nỗ lực này.
Những quảng cáo tập trung và thông điệp sản phẩm gượng ép tuy có hiệu quả,
nhưng không phải là cách duy nhất để xây dựng một household name. Chiến

28
dịch này là một tuyên bố bao quát về nhiệm vụ và mục tiêu sẽ mãi tồn tại của
chúng tôi, và nó sẽ vẫn giữ nguyên như vậy cho dù là sau 1 năm, 5 năm, hay
100 năm kể từ bây giờ. ” (Nguyên văn: “We want to be a household name
people associate with entrepreneurship,…This is the first big salvo in that
attempt. The targeted ads and more constrained product messaging works, but
it’s not the only way to build a household name. This campaign is an
overarching statement about our mission and objectives, which should be
evergreen, in that it’ll be true a year and five years and 100 years from now.”

III. MỤC TIÊU CHIẾN DỊCH

1. Mục tiêu kinh doanh


• Tăng tính sinh lời (Profitability)
Như đã được đề cập ở phân tích SWOT, điểm yếu của Shopify chính là sự ghi
nhận lỗ ròng qua các năm kể từ khi thành lập.

Bảng so sánh các chỉ tiêu tài chính của Shopify tính tới quý 1 năm 2019 (nguồn: Shopify)

29
Q1/ 2018 Q2/ 2018 Q3/ 2018 Q4/ 2018 Q1/ 2019

Tốc độ tăng trưởng


-3.8 14.3 10.2 27.3 -6.8
doanh thu (%)

Tốc độ tăng trưởng


chi phí doanh thu -11 19.3 11.4 31.4 -11.3
(%)

Tốc độ tăng trưởng


13.3 16.3 8 7.8 10.7
chi phí hoạt động (%)

Theo hình và bảng trên, có thể thấy được, sự chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng
của doanh thu cùng với tốc độ tăng trưởng của chi phí doanh thu cùng tốc độ
tăng trưởng của chi phí hoạt động là không lớn. Điều này làm ảnh hưởng đến lợi
nhuận của Shopify. Vì vậy, việc tăng doanh thu là một hoạt động cần thiết nếu
Shopify muốn giảm lỗ ròng hoặc ghi nhận lợi nhuận dương. Ngoài ra, doanh thu
của Shopify trong quý 1 năm 2019 giảm 23 338 000 USD. Sự sụt giảm trong
doanh thu cùng tốc độ tăng trưởng tăng giảm thất thường cũng là một tác nhân
khiến cho Shopify thực hiện chiến dịch “Let’s make you a business”.
Một trong những mục tiêu kinh doanh của mọi doanh nghiệp chính là sự phát
triển của bản thân doanh nghiệp đó, xét đến đặc thù của phần mềm thương mại
điện tử Shopify, các mục tiêu về phát triển công ty hi vọng đạt được qua chiến
dịch “Let’s make you a business” bao gồm:
• Mở rộng cơ sở người bán/ doanh nghiệp trên Shopify
Liên tục phát triển cơ sở người bán/ doanh nghiệp là yếu tố quan trọng đóng góp
cho sự phát triển của Shopify. Nguồn doanh thu của Shopify đến từ các khoản
phí sử dụng dịch vụ của khách hàng. Vì thế, để tăng doanh thu Shopify cần phải
tăng lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của mình. Thông qua chiến dịch “Let’s
make you a business”, Shopify có thể thực hiện việc tiếp thị trên một quy mô
rộng, ở nhiều nơi và qua nhiều công cụ, kênh phân phối nội dung marketing.
Với sự tiến bộ của công nghệ, việc marketing không còn bị giới hạn ở các
không gian đời thực mà giờ đây, Shopify có thể đưa thông điệp của mình lên
các nền tảng Internet với lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ như website và
mạng xã hội. Điều này tạo cơ hội cao cho việc gia tăng doanh thu của Shopify
với số doanh nghiệp/ cá nhân mà công ty có tiếp cận được.

30
Việc thực hiện chiến dịch “Let’s make you a business”, Shopify có thể tăng số
lượng người bán trên nền tảng của mình, đồng thời thiết lập một mối quan hệ
bền vững với các người bán sử dụng dịch vụ đăng kí (merchants solutions), từ
đó tạo khả năng tăng tỉ lệ chuyển đối và tỉ lệ giữ chân khách hàng (rêtntion
rates), dẫn tới sự ảnh hưởng tích cực đến tính sinh lời cũng như tốc độ tăng
trưởng của công ty.
• Mở rộng hệ sinh thái đối tác (partners ecosystem)
Sở hữu một hệ sinh thái phát triển mạnh gồm các nhà phát triển ứng dụng, nhà
thiết kế theme và các đối tác khác giúp Shopify liên tục cải thiện nền tảng của
mình. Shopify tổ chức hội nghị thường niên mỗi năm để trình bày cho các đối
tác của mình về các cơ hội hợp tác có thể giúp họ xây dựng tương lai của công
nghệ thương mại điện tử.
Chiến dịch “Let’s make you a business” không chỉ tăng độ nhận diện của doanh
nghiệp dưới tư cách là người dùng cuối cùng mà còn tạo cơ hội cho các doanh
nghiệp chuyên về các mảng công nghệ thương mại điện tử biết đến Shopify,
điều này sẽ giúp Shopify vươn tới được nhiều đối tác hơn từ đó phát triển hệ
sinh thái đối tác của mình. Sự phát triển của hệ sinh thái đối tác giúp Shopify
mở rộng nền tảng và tăng tỷ lệ giữ chân, mở rộng cơ sở người bán và thúc đẩy
tăng trưởng doanh thu.
• Mở rộng chương trình đối tác tiếp thị (referral partner program)
Shopify đã luôn xây dựng các mối quan hệ với các agency design và marketing
trên toàn thế giới. Những agency này tạo lập và thiết kế website cùng giao diện
di động của cửa hàng thương mại điện tử của doanh nghiệp trên nền tảng của
Shopify. Shopify gọi các agency này là đối tác tiếp thị (referring partner).
Thông qua chiến dịch “Let’s make you a business”, Shopify có cơ hội mở rộng
cơ sở đối tác giới thiệu của mình. Khi cơ sở đối tác tiếp thị của Shopify được
mở rộng, nó cũng giúp thúc đẩy sự phát triển nhanh hơn của cơ sở người bán.
Việc thu hút các đối tác tiếp thị mới và tăng cường mối quan hệ của họ với các
đối tác hiện có tạo khả năng sản sinh lợi nhuận cao hơn.

31
2. Mục tiêu marketing
• Tăng lợi thế cạnh tranh
Trong thời điểm khi mà các đối thủ cạnh tranh lớn nhất như WooCommerce hay
BigCommerce vẫn chưa thực hiện các chiến dịch marketing nào, việc thực hiện
chiến dịch “Let’s make you a business” của Shopify giúp công ty ghi ấn tượng
trong tâm trí người tiêu dùng dễ dàng hơn.
• Tăng độ nhận diện thương hiệu
Nhận diện thương hiệu là một yếu tố quan trọng đối với Shopify khi mức độ
cạnh tranh trong nghành và sự xuất hiện của đối thủ mới ngày càng tăng. Trở
thành sự lựa chọn hàng đầu là một nhân tố tác động đến hành vi mua của khách
hàng doanh nghiệp trong thị trường B2B. Những doanh nghiệp đang trong giai
đoạn nhận diện vấn đề trong quá trình mua chính là những đối tượng mà thông
qua “Let’s make you a business”, Shopify muốn nhắm tới. Việc thực hiện chiến
dịch với quy mô rộng qua nhiều phương tiện truyền thông đại chúng sẽ giúp cho
Shopify trở thành cái tên đầu tiên xuất hiện trong suy nghĩ của doanh nghiệp khi
lựa chọn phần mềm/ nền tảng thương mại điện tử của mình.
• Tăng tỉ lệ chuyển đổi
Việc biến đổi lead thành customer là một trong những yếu tố trọng yếu cho mục
đích thực hiện chiến dịch “Let’s make you a business”, thành công thuyết phục
được các doanh nghiệp sử dụng nền tảng Shopify cho trang thương mại điện tử
của mình sẽ giúp công ty tăng tỉ lệ chuyển đổi.
Chu kỳ bán hàng truyền thống của thị trường B2B đang thay đổi thành một quy
trình nhanh chóng, đơn giản giúp loại bỏ tất cả các chi phí thời gian và tương
tác không cần thiết trong suốt quá trình mua hàng của người mua. Trải nghiệm
người dùng thân thiện, nhanh chóng mà khách hàng B2B có thể dễ dàng tự điều
hướng để mua hàng và thực hiện thay đổi trên tài khoản của họ thay vì cần phải
gọi lại cho đại diện bán hàng đang trở thành mô hình tương tác ưa thích được
tập trung đối với các marketer B2B.
• Tăng lượng truy cập website
Đối với môi trường hoạt động hoàn toàn trên Internet như Shopify, tầm quan
trọng của lưu lượng truy cập web cùng với nhu cầu về sự hiện diện kỹ trên nền
tảng Internet ngày càng lớn. Việc tăng lưu lượng truy cập web tạo ra 2 lợi thế
cho Shopify:
 Nó khuyến khích khách hàng tiềm năng đến với thương hiệu của Shopify.

32
 Việc truy cập trang web thường xuyên sẽ giúp ích cho SEO, tăng thứ
hạng cho trang web của Shopify khi độ liên quan từ khóa của nó tăng đối
với nhiều người tìm kiếm và Google.
Các chiến thuật giúp thúc đẩy lưu lượng truy cập web như email và content
marketing đã trở thành khoản đầu tư lớn cho các nhà marketer B2B trong năm
2019. Trên thực tế, 71% người mua B2B nói rằng trong suốt quá trình tìm kiếm
sản phẩm và dịch vụ, họ đã sử dụng nội dung blog. Content marketing đi đôi với
việc lấy khách hàng làm trọng tâm, vì bằng cách đưa ra nội dung hữu ích, khách
hàng tiềm năng sẽ quen thuộc với thương hiệu của công ty trước khi giai đoạn
cân nhắc các sự lựa chọn thay thế bắt đầu.
3. Mục tiêu truyền thông
• Thuyết phục
Với ý tưởng thực hiện chiến dịch đã được trình bày ở trên, có thể thấy mục tiêu
truyền thông cốt lõi của “Let’s make you a business” chính là thuyết phục khách
hàng bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình hoặc thuyết phục các doanh
nghiệp hiện hành sử dụng nền tảng của Shopify.
• Tác động đến nhận định của khách hàng đối với Shopify
Thông qua các sản phẩm truyền thông marketing, Shopify trình bày cho khách
hàng thông điệp mang tính khơi gợi, tạo cảm hứng khuyến khích họ thực hiện
việc kinh doanh. Từ đó, Shopify có thể tạo ra một thái độ tích cực của khách
hàng đối với thương hiệu và hình ảnh của mình.
• Tạo sự quen thuộc với thương hiệu
Đi đôi với mục tiêu tăng độ nhận diện thương hiệu, thông qua “Let’s make you
a business”, Shopify muốn trở thành một cái tên mà khách hàng liên tưởng đến
khi xem xét đến việc xây dựng một trang thương mại điện tử cho doanh nghiệp
của mình.

33
IV. Thị trường mục tiêu
Qua nội dung về ý tưởng thực hiện chiến dịch, có thể thấy được phân khúc thị
trường mà Shopify nhắm tới chủ yếu chính là nhóm các doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Đặc biệt, thông qua chiến dịch “Let’s make you a business” Shopify cũng
nhắm đến đối tượng là các cá nhân có ý định khởi nghiệp. Như vậy, thị trường
mục tiêu của Shopify trong chiến dịch được phân khúc theo đặc điểm nhân khẩu
học và theo giai đoạn/ trình tự mua.
1. Theo nhân khẩu học
Xét theo khía cạnh nhân khẩu học, chiến dịch “Let’s make you a business” của
Shopify nhắm tới đối tượng sau:
• Doanh nghiệp vừa và nhỏ
• Các nhà khởi nghiệp (entrepreneurs)
• Các người bán hàng cá nhân

Doanh số bán lẻ của ngành thương mại điện tử toàn cầu


giai đoạn 2014-2018 (Đơn vị: Tỉ USD)
2.8

2.3

1.8

1.5
1.3

2014 2015 2016 2017 2018

Theo đồ thị trên, thương mại điện tử phát triển qua các năm với tốc độ ngày
càng nhanh. Năm 2018, doanh số bán lẻ của nghành thương mại điện tử toàn
cầu là 2,8 tỉ USD, tăng 0.5 tỉ USD so với năm 2017. Xu hướng thị trường khiến

34
cho ngày càng nhiều doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh của mình
trên Internet.
Thương mại điện tử tạo khả năng cho các doanh nghiệp start-up hoặc các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh gia đình,... kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ
của mình trên Internet với chi phí phải chăng. Việc bắt đầu kinh doanh online
luôn bắt đầu bằng việc tạo dựng một trang bán hàng online, đồng nghĩa với việc
các người bán sẽ cần đến một phần mềm thương mại điện tử để vận hành cửa
hàng của mình.
So với số lượng các doanh nghiệp quy mô lớn, các doanh nghiệp quy mô vừa và
nhỏ có số lượng lớn hơn nhiều và đây chính là nhóm khách hàng mục tiêu mà
Shopify cần khai thác để tăng trưởng và phát triển cũng như tăng độ nhận diện
thương hiệu cho công ty.
Như đã được nhắc đến ở phần mục tiêu, Shopify cần phải tăng doanh thu và
giảm chi phí doanh thu của mình để tạo ra lợi nhuận. So với nhóm khách hàng
Enterprise, nhóm khách hàng gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các startup và
các người bán hàng cá nhân có kích thước thị trường lớn hơn và phù hợp hơn
với các nội dung và công cụ marketing mà Shopify lựa chọn.
2. Theo giai đoạn/ trình tự mua
Với ý tưởng khuyến khích khách hàng hiện thực hóa ý tưởng của mình thành
một công việc kinh doanh xuyên suốt chiến dịch, có thể nhận ra, Shopify đang
nhắm vào đối tượng khách hàng đang ở giai đoạn nhận thức vấn đề trong quá
trình mua hàng.
Việc nhận thức vấn đề hay nhận thức nhu cầu là giai đoạn đầu tiên trong quá
trình ra quyết định mua, vì vậy, đây là giai đoạn mà Shopify có thể dễ dàng tác
động tới thông qua các hoạt động quảng cáo qua những phương tiện truyền
thông đại chúng với độ phủ sóng cao.
Đặc biệt, đối với doanh nghiệp thuộc hình thức mua mới, việc Shopify trở thành
thương hiệu đầu tiên tiếp cận tới họ, chắc chắn sẽ để lại ấn tượng lâu dài hơn.
Nhóm khách hàng này thường sẽ có nhu cầu về thông tin liên quan cao. Khả
năng họ thực hiện việc tìm kiếm thông tin về các dịch vụ của Shopify sau khi
được tiếp xúc với nội dung marketing là rất lớn. Kết hợp khả năng này với danh
tiếng hiện có, trang web tích hợp đầy đủ thông tin cùng với đội ngũ tư vấn
online 24/7 của Shopify, cơ hội biến các doanh nghiệp thuộc nhóm khách hàng
tiềm năng này thành khách hàng là rất lớn.

35
V. PHÂN TÍCH CHIẾN DỊCH “LET’S MAKE YOU A BUSINESS”
CỦA SHOPIFY

1. Thời gian và địa điểm thực hiện


Từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 7 năm 2019 tại 12 thị trường chính ở Canada và
Hoa Kì.
2. Thực thi của chiến dịch “Let’s make you a business”
“Let’s make you a business” là một chiến dịch thiên về quảng cáo vì như đã đề
cập ở mục trước, đây là một brand campaign (chiến dịch thương hiệu). Với
chiến dịch này, Shopify đã thực hiện phân phối nội dung marketing của mình
qua các kênh sau:
2.1. OOH (Out of home)
Được hiểu đơn giản là hoạt động quảng cáo ngoài trời, đối với các doanh nghiệp
B2B, OOH đang là một xu hướng quảng cáo được ưa chuộng bởi độ phủ lớn
cùng với mức CPM thấp của nó. Hoạt động quảng cáo OOH của Shopify bao
gồm:
• Billboard

36
Việc sử dụng billboard cho chiến dịch “Let’s make you a business” mang lại
cho Shopify các hiệu quả sau:
 Visibility: các billboard bắt mắt được đặt ở các tuyến đường đông đúc sẽ
khiến cho khả năng được nhìn thấy của chúng cao hơn. Thêm vào đó, con
người có thể bấm nút “Bỏ qua” đối với các quảng cáo trên mạng hoặc trên
trang mạng xã hội nhưng họ khó có thể tránh được việc nhìn vào các
billboard quảng cáo khổng lồ.
 Hoạt động 24/7: việc thực hiện chạy quảng cáo digital, TV và radio chỉ
được thực hiện ở các mốc thời gian nhất đinh trong ngày, trong khi đó, một
biển quảng cáo sẽ luôn luôn hiện diện 24/7.
 Xây dựng nhận thức thương hiệu: kết hợp 2 lợi ích trên lại với nhau,
Shopify thông qua billboard để tăng độ nhận diện thương hiệu của mình. Vì
những người nhìn các billboard này có khả năng cao sẽ còn nhìn thấy nó
nhiều lần nữa, họ sẽ ghi nhớ nó trong tiềm thức của mình, nội dung billboard
ngắn gọn, bắt mắt cũng sẽ khiến cho khách hàng dễ liên tưởng đến thương
hiệu Shopify hơn.

37
• Street Furniture
Không chỉ dừng lại ở đặt quảng cáo billboard, Shopify đã thực hiện OOH một
cách cực kì sáng tạo khi biến những tòa nhà, các bức tường trên đường phố
thành biển quảng cáo của họ.

38
Shopify đã tận dụng mặt kính trước các cửa hàng để đặt quảng cáo và ngụ ý cho
người xem rằng đây có thể là cửa hàng của họ qua thông điệp như “That
Business you thought about 3 months ago, could be here”.

39
Shopify dùng ngôn ngữ thiết kế đơn giản với những tông màu sáng để thu hút
ánh mắt của người đi đường dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các thiết kế của họ đa
phần sử dụng hình tròn tượng trưng cho những khoảnh khắc trong hành trình
của doanh nghiệp và mũi tên đại diện cho hành trình dẫn đến Shopify.

40
2.2. TVC
Video TVC
Thông qua video quảng cáo 30s với thông điệp khuyến khích người xem thực
hiện ý tưởng kinh doanh của mình, Shopify muốn chỉ rõ cho khách hàng tiềm
năng thấy rằng mình chính là sự khác biệt giữa tạo ra một thứ so với biến thứ đó
thành một công việc kinh doanh. Bằng việc tạo nên một câu chuyện qua các
hình ảnh tươi mới, sống động nhưng không kém phần quen thuộc, Shopify đã
truyền tải thông điệp này đến với người tiêu dùng một cách vô cùng ngắn gọn
và rõ ràng.
Tương tự như billboard, độ phủ lớn của một phương tiện truyền thông đại chúng
như TV sẽ giúp Shopify tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
2.3. Quảng cáo radio
Radio Ad Audio
Với sự tiện lợi và nhỏ gọn, độ phủ sóng rộng, radio vẫn có những lượng công
chúng riêng gắn bó. Chỉ với thiết bi đơn giản là chiếc đài nhỏ hay qua điện thoại
di động, mọi người đều có thể dễ dàng kết nối với radio. Thêm vào đó, trên TV
nếu như gặp quảng cáo, người xem có thể sẽ chuyển kênh. Nhưng với radio, do
không có nhiều sự lựa chọn nên khi nghe các chương trình thông qua điện thoại
di động hoặc trên các phương tiện vận chuyển mà gặp quảng cáo thì thính giả
cũng không có nhu cầu chuyển kênh. Radio chính là marketing đẩy, Shopify
đẩy thông điệp của mình đến người nghe, bất kể họ có phải là khách hàng tiềm
năng hay không
Đây cũng là một điểm độc đáo của Shopify khi họ chọn radio là một trong
những phương tiện truyền thông cho chiến lược này. Shopify đã và đang thể
hiện rằng họ không chỉ đơn giản là một nền tảng thương mại điện tử mà còn là
một nhà cung cấp giải pháp và công cụ đa năng cho các doanh nhân và các
thương hiệu khởi nghiệp. Thông điệp của quảng cáo là về những tham vọng âm
ỉ của những người muốn trở thành doanh nhân, với các câu headline khuyến
khích mọi người thực hiện một bước nhảy vọt trong việc khởi nghiệp và sử
dụng Shopify để tạo nên thành công. Đặc biệt, với các thị trường nơi chiến dịch
được thực hiện (các quốc gia Bắc Mĩ), nghe radio vẫn là một văn hóa phổ biến,
vì thế nên việc áp dụng kênh truyền thông này trong chiến dịch là hợp lí.

41
2.4. Digital marketing
Trong thời đại kĩ thuật số tiên tiến hiện nay việc sử dụng mạng xã hội là một
điều không thể thiếu được trong các chiến dịch marketing của doanh nghiệp, bất
kể B2C hay B2B. Việc sử dụng mạng xã hôị có thể giúp doanh nghiệp tìm ra
nội dung nào mang lại hiệu quả tốt nhất và làm thế nào để có thể liên tục cải
thiện nội dung đó.
Khác với B2C, nội dung trong các bài đăng của B2B không chỉ tập trung vào
cảm xúc và sự giải trí mà nên có sự pha trộn của sự thật cũng như các số liệu
thống kê. Đồng thời các công ty B2B sử dụng các nền tảng mạng xã hội chủ yếu
để tạo ra các cuộc thảo luận, tương tác và khuyến khích lòng trung thành của
khách hàng. Do đó, các mạng xã hội này chủ yếu được dùng để tăng độ nhận
diện thương hiệu chứ ít khi dùng để bán dịch vụ trực tiếp.

Shopify cũng dùng các nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook, để có thể
tăng độ nhận diện cũng như tăng lượt truy cập vào website. Tuy nhiên, khác với
các doanh nghiệp B2B khác,việc sử dụng các nền tảng xã hội này của Shopify
cũng chính là cơ hội để họ cung cấp nền tảng thương mại điện tử khiến cho một
cá nhân B2C vẫn có thể trở thành B2B, các cá nhân B2C có thể thông qua các
nền tảng này để đến với Shopify và trở thành một doanh nghiệp B2B.
Các bài đăng của Shopify mang thông điệp rất dễ hiểu với những thiết đơn giản
nhưng vấn đánh vào đúng trọng tâm khách hàng. Shopify sẽ giúp họ làm điều

42
mà ai ai cũng mong muốn có thể làm được chính là “Turn what you love to
what you sell” (tạm dịch: Khiến thứ bạn yêu thích trở thành thứ bạn bán”

Đồng thời, Shopify dùng hashtag #businessidea cho các bài đăng trong chiến
lược này nhằm tạo tương tác trên các bài đăng, sử dụng hashtag đồng nghĩa với
việc giúp bài đăng dễ được thấy hơn.
3. Sales Promotion
Shopify không đưa ra chương trình xúc tiến bán hàng nào vì ở mọi thời điểm,
doanh nghiệp khi đăng kí sử dụng Shopify lần đầu tiên ở mọi gói kế hoạch đều
sẽ được nhận 14 ngày dùng miễn phí.

43
4. Ngân sách

Shopify không công khai ngân sách cho chiến dịch “Let’s make you a business”
của mình. Tuy nhiên, nếu dựa vào ngân sách Sales & Marketing của công ty vào
Q2 năm 2019, có thể suy đoán ngân sách của chiến dịch nằm trong khoảng
119,210 triệu USD.

44
C. KẾT QUẢ CHIẾN DỊCH VÀ NHẬN XÉT

I. Kết quả chiến dịch


Với sự hạn hẹp về lượng thông tin mà nhóm có thể tiếp cận, việc đo lường kết
quả của chiến dịch sẽ được dựa vào báo cáo tài chính và thị phần của Shopify
năm 2019.

Trong quãng thời gian thực hiện chiến dịch từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 7
(đầu Q2 đến đầu Q3) năm 2019, nếu dựa vào doanh thu trong hình trên, có thể
thấy được doanh thu trong Q2 của Shopify tăng 12.9% so với Q1 (tăng từ
320,482 triệu USD lên 361,979 triệu USD) và tiếp tục tăng một lượng đáng kể
vào Q3 (tăng 28,572 triệu USD so với Q2).
Lấy chỉ tiêu doanh thu làm tiêu chí đánh giá, có thể thấy được chiến dịch “Let’s
make you a business” của Shopify đã thành công trong việc biến khách hàng
tiềm năng thành khách hàng của mình.

45
Thị trường phần mềm thương mại điện tử năm 2019 tính
theo lượng Website

26% WooCommerce

38% Shopify

Magneto

OpenCart

BigCommerce

20% Khác

3% 10%
3%

Xét theo yếu tố thị phần, so với thị phần của công ty tính đến thời điểm năm
2018 là 18%, việc thực hiện chiến dịch “Let’s make you a business” trong
khoảng giữa năm tài chính 2019 đã góp phần tăng thị phần của Shopify lên 2%.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng này so với đối thủ lớn nhất là WooCommerce khi
công ty này ghi nhận 5% tăng trưởng trong thị phần so với năm trước.
WooCommerce có khả năng thâu tóm thị phần chủ yếu nhờ vào sự tích hợp của
nó vào hệ thống CMS phổ biến nhất thế giới là WordPress. Trong khi Shopify
vẫn có mặt trên WordPress như một plugin miễn phí, những tính năng mà nó
cung cấp cho người dùng trên nền tảng này chỉ giới hạn ở mức cơ bản, điều này
làm cho WooCommerce trở thành một sự lựa chọn hiển nhiên đối với khách
hàng.
II. Nhận xét
Với bản chất là một brand campaign (chiến dịch thương hiệu), Shopify đã làm
rất tốt trong việc sáng tạo các nội dung quảng bá và phân phối những nội dung
này qua các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm tăng độ nhận diện cho
thương hiệu của mình. CMO của Shopify – Jeff Weiser đã đề cập đến việc công
ty không chú trọng vào hoạt động nghiên cứu người tiêu dùng khi thực hiện
chiến dịch này mà thay vào đó, tập trung vào việc truyền tải và củng cố thông

46
điệp Shopify chính là “sự khác biệt giữa việc tạo ra một thứ gì đó và biến nó
thành một công việc kinh doanh”.
“Let’s make you a business” đánh vào các khía cạnh của đời sống hằng ngày, từ
ngoài đường phố cho đến online, điều này khiến cho độ xuất hiện của nó mang
tính thường xuyên cao. Chiến dịch kết hợp nhiều kênh trung gian khác nhau như
TV, Billboard, OOH, Internet để phân phối thông điệp đến khách hàng. Với nội
dung của chiến dịch có mặt trên đa dạng các nền tảng, Shopify đã nâng cao khả
năng một chủ doanh nghiệp sẽ nhìn thấy một poster/ billborad của chiến dịch,
nhìn thấy quảng cáo của Shopify trên TV, nghe thấy thông điệp của chiến dịch
trên đài radio hay gặp phải quảng cáo của công ty trong khi đang sử dụng các
thiết bị di động. Có thể thấy, Shopify đã khiến cho thông điệp của mình có một
độ phủ lớn hết sức có thể nhằm khiến cho thương hiệu của mình trở thành cái
tên đầu tiên xuất hiện trong tâm trí khách hàng.

47

You might also like