Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Thẩm định tài chính Cuối kỳ

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

----------Năm học 2021-2022----------

BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ


Môn: Thẩm định tài chính dự án
Mã học phần: BSA3103

Họ và tên: Lê Thị Thu Hà


Mã sinh viên: 20050428
Giảng viên hướng dẫn: TS Trịnh Thị Phan Lan
ThS Lương Trâm Anh
ThS Đỗ Đình Đình

HÀ NỘI – 2022
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS Trịnh Thị
Phan Lan, ThS Lương Trâm Anh, ThS Đỗ Đình Đình. Thông qua môn
học Thẩm định tài chính dự án dưới sự giảng dạy nhiệt tình, hướng dẫn
chi tiết và nhận xét công tâm của các thầy/cô đã giúp em có thêm kiến
thức, hiểu biết cặn kẽ về tài chính dự án cũng như cách thức vận hành
và thành lập dự án. Nhờ vậy, em có thể hoàn thành được bài tập này.
Em rất mong nhận được sự đánh giá khách quan, ý kiến đóng góp sửa
đổi và bổ sung một cách thẳng thắn nhất về những vấn đề chưa tốt hoặc
chưa đúng từ các thầy/cô. Những ý kiến, đóng góp chính là động lực
giúp em có thể hoàn thiện, khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh
của bản thân để tiếp tục hoàn thành các dự án khác có thể thực hiện
trong tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn!

LỜI CAM ĐOAN


Em xin cam đoan rằng mọi số liệu, kết quả, nhận xét và nội dung chính
của bài tập này hoàn toàn thuộc về bản thân. Ngoài ra, việc tìm hiểu và
nghiên cứu tài liệu đều dựa trên cơ sở tham khảo và không hề có bất cứ
sự sao chép toàn bộ hay ăn cắp bản quyền nào.
Hà Nội, ngày 8 tháng 9 năm 2022
Sinh viên

Lê Thị Thu Hà

2
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................ 2


LỜI CAM ĐOAN....................................................................................... 2
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY – NESTLÉ .......................................... 6
1. Lịch sử phát triển .......................................................................... 6
a) Tiên phong .................................................................................. 6
b) Hoàng kim ................................................................................... 7
c) Chiến tranh ................................................................................. 7
d) Khủng hoảng và Cơ hội ............................................................. 7
e) Vượt qua cơn bão ....................................................................... 8
f) Hướng đến dinh dưỡng, sức khỏe và sống vui khỏe ............... 8
g) Tạo ra giá trị chung ................................................................... 9
2. Mục đích, tham vọng và giá trị .................................................... 9
a) Mục đích của Nestlé ................................................................... 9
b) Tham vọng của Nestlé ................................................................ 9
c) Giá trị của Nestlé ...................................................................... 10
3. Một số nhãn hiệu của Nestlé....................................................... 10
a) Bánh ngũ cốc ăn sáng .............................................................. 10
b) Café ............................................................................................ 11
c) Nước uống đóng chai ............................................................... 11
d) Sản phẩm dinh dưỡng y học ................................................... 11
e) Sản phẩm dinh dưỡng công thức ............................................ 12
f) Thực phẩm ................................................................................ 13
II. THÔNG TIN CƠ BẢN - DỰ ÁN SẢN XUẤT NƯỚC CAM ÉP
14
1. Đầu tư ........................................................................................... 14
2. Nguồn vốn .................................................................................... 14
3. Nguyên liệu chính ........................................................................ 14
4. Kế hoạch kinh doanh .................................................................. 15
4.1. Sản lượng (dự kiến) từng năm .............................................. 15
4.2. Chi phí nhập nguyên liệu ....................................................... 15

3
4.3. Chi phí vận hành .................................................................... 15
4.4. Vốn lưu động........................................................................... 15
4.5. Chi phí vốn .............................................................................. 16
III. THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ............................................. 17
1. Khấu hao ...................................................................................... 17
2. Doanh thu ..................................................................................... 17
3. Vốn lưu động................................................................................ 17
4. Chi phí .......................................................................................... 18
5. Lịch trả nợ.................................................................................... 18
6. Báo cáo thu nhập (AEPV) .......................................................... 18
7. Báo cáo ngân lưu (AEPV)........................................................... 19
8. Báo cáo thu nhập (TIPV& EPV) ............................................... 19
9. Báo cáo ngân lưu (TIPV & EPV) .............................................. 20
10. NPV VÀ IRR THEO 3 QUAN ĐIỂM ....................................... 21
10.1. NPV ........................................................................................ 21
10.2. IRR ......................................................................................... 21
IV. PHÂN TÍCH ĐỘ RỦI RO DỰ ÁN ............................................... 21
1. Phân tích độ nhạy 2 chiều với 2 biến tự chọn ........................... 21
1.1. Hai biến tự chọn ..................................................................... 21
1.2. Kết quả phân tích độ nhạy hai chiều: Sử dụng NPV (TIPV)
21
2. Phân tích kịch bản....................................................................... 22
2.1. Kịch bản tốt nhất: ................................................................... 22
2.2. Kịch bản xấu nhất: ................................................................. 22
2.3. Kết quả phân tích kịch bản: Sử dụng NPV (TIPV) ............ 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 24

4
NỘI DUNG ĐỀ
Đề thi 4: Với một số thông tin cho trước dưới đây, hãy đưa thêm giả
định về một dự án mở rộng sản xuất và thực hiện các yêu cầu của đề
bài.
- Công ty thuộc nhóm ngành Thực phẩm
- Dự án có thuê đất, sau đó nâng cấp thêm TSCĐ đã có sẵn trên đất
- Máy móc thiết bị được khấu hao theo phương pháp đường thẳng
- Thay đổi khoản phải thu : Z % theo doanh thu. Thay đổi khoản phải
trả Y% trên doanh thu
- Không thay đổi TM.
- Trả lãi vay ngân hàng : trả gốc đều hàng năm
- Chi phí vốn chủ sở hữu tính theo CAPM
Yêu cầu:
1/ Hãy lập báo cáo ngân lưu của dự án theo phương pháp gián tiếp với
3 quan điểm AEPV, TIP và EPV.
2/ Tính NPV và IRR theo các quan điểm trên.
3/ Tính độ nhạy 2 chiều đối với 2 biến tự chọn và đưa ra lý giải vì sao
lựa chọn 2 biến đó và kết luận liên quan.
4/ Sử dụng phương pháp mô phỏng để tính toán TH xấu nhất và tốt nhất
. Lập luận cho TH tốt nhất và xấu nhất đó. Đưa ra kết luận phù hợp

5
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY – NESTLÉ
1. Lịch sử phát triển1

a) Tiên phong

Ảnh: Nestlé.com

- Năm 1866, công ty Anglo-Swiss đã thành lập nhà máy sữa đặc Châu Âu
đầu tiên tạt Thụy Sỹ. Sau đó vào năm 1867, Henri Nestlé đã phát triển
một loại thực phẩm đặc biệt dành cho trẻ em sơ sinh. Tới năm 1905,
Henri đã sát nhập công ty của mình cùng với Anglo-Swiss, tiền thân của
Tập đoàn Nestlé.

1
https://www.nestle.com.vn/vi/aboutus/history/lich-su-tap-doan-nestle

6
b) Hoàng kim
- Năm 1905, công ty Nestlé & Anglo
Swiss có hơn 20 nhà máy. Cùng
với đó, công ty cũng mở rộng mạng
lưới kinh doanh thông qua các
công ty con ở nước ngoài trải dài
và rộng khắp từ Châu Phi, Châu Á,
Châu Mỹ La-tinh và Úc. Khi gần
đến Thế chiến Thứ I, lợi nhuận của
công ty nhanh chóng đạt đỉnh cao
và trở thành công ty sữa toàn cầu.

Ảnh: Nestlé.com
c) Chiến tranh
- Năm 1914, Thế chiến thứ I bùng nổ
dẫn đến sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu thô
và hạn chế giao thương giữa các quốc gia
cản trở sản xuất Nestlé & Anglo-Swiss.

Ảnh: Nestlé.com

- Để có thể giải quyết vấn đề này, công


ty đã mua lại các cơ sở chế biến tại Hoa
Kỳ và Úc. Đến cuối cuộc chiến, công
ty tổng cộng có 40 nhà máy.
d) Khủng hoảng và Cơ hội
- Mặc dù gặp phải khó khăn lớn
do nhu cầu sử dụng sữa lon suy giảm
và lại tiếp tục bị ảnh hưởng từ Phố
Wall vào năm 1921 và 1929, nhưng
công ty cũng
đã củng cố đội
ngũ lãnh đạo,
nghiên cứu tập
trung và sản
phẩm Nescafé
đã được ra mắt.

7
e) Vượt qua cơn bão
Ảnh: Nestlé.com

- Từ năm 1939 đến năm 1947, Nestlé & Anglo Swiss tiếp tục hoạt động
trong hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của Thế chiến Thứ II. Trong
năm 1947, công ty đã thêm Maggi vào danh sách sản phẩm với tên gọi
Nestlé Alimentana.
f) Hướng đến dinh dưỡng, sức khỏe và sống vui khỏe

Ảnh: Nestlé.com

- Nestlé đã thử sức với nhiều lĩnh vực mới như thực phẩm đông lạnh và
một số ngành kinh doanh truyền thống như sữa, cà phê hay thức ăn đóng
hộp. Cùng với đó, công ty cũng đa dạng hóa sang dược phẩm và mỹ
phẩm. Trong nhiều năm tăng trưởng, Nestlé loại bỏ các thương hiệu

8
không tạo ra lợi nhuận và quan tâm nhiều hơn đến các thương hiệu đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
g) Tạo ra giá trị chung
- Nestlé ra mắt Nestlé Cocoa Plan và Nescafé Plan nhằm phát triển hơn
nữa nguồn cung ứng ổn định trong ngành ca cao và cà phê. Cùng với
việc củng cố vị trí của mình trong những phân khúc truyển thống, sữa
công thức và thức ăn đông lạnh, Nestlé còn tiếp tục đẩy mạnh tập trung
vào dinh dưỡng y tế.
Ảnh: Nestlé.com

2. Mục đích, tham vọng và giá trị2


a) Mục đích của Nestlé
- “Mục đích của chúng tôi là nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần
vào một tương lai khỏe mạnh hơn. Chúng tôi mong muốn tạo ra một thế
giới tốt đẹp và khỏe mạnh hơn. Chúng tôi cũng mong muốn truyền cảm
hứng cho mọi người sống lành mạnh hơn. Đây là cách chúng tôi đóng
góp cho xã hội trong khi vẫn đảm bảo sự thành công lâu dài trong kinh
doanh của Nestlé.” – Nestlé
b) Tham vọng của Nestlé
- Ba tham vọng tổng thể của Nestlé cho đến năm 2030:

2
https://www.nestle.com.vn/vi/aboutus

9
c) Giá trị của Nestlé
- “Chúng tôi mong muốn tạo ra một thế giới tốt đẹp và khỏe mạnh hơn.
Đó cũng là cách Nestlé khởi đầu từ cách đây hơn 150 năm khi ông Henri
Nestlé phát minh ra ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh để cứu sống một em
bé.” – Nestlé
3. Một số nhãn hiệu của Nestlé3

a) Bánh ngũ cốc ăn sáng

Ảnh: Nestlé.com

- Bánh ngũ cốc của Nestlé được làm hoàn toàn từ ngũ cốc nguyên cám.
Với chế độ ăn uống căn bằng thì ngũ cốc nguyên cám đóng vai trò rất
quan trọng. Bánh ngũ cốc nguyên cám phù hợp với lối sống và giúp bạn
có khởi đầu tốt cho cả ngày năng động.

3
https://www.nestle.com.vn/vi/brands

10
b) Café

Ảnh: Nestlé.com

c) Nước uống đóng chai

Ảnh: Nestlé.com

d) Sản phẩm dinh dưỡng y học


Nestlé Health Science thuộc tập đoàn Nestlé Thụy Sĩ, được thành lập
với sứ mệnh đem lại cuộc sống khỏe hơn cho cộng đồng thông qua
những giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt, phù hợp cho mọi lứa tuổi và
dựa trên nghiên cứu khoa học, được các chuyên gia y tế khuyến nghị sử
dụng.

11
- Chăm sóc sức khỏe

Ảnh: Nestlé.com

- Dinh dưỡng y học

e) Sản phẩm dinh dưỡng công thức

Ảnh: Nestlé.com

12
f) Thực phẩm

Ảnh: Nestlé.com

g) Thức uống

Ảnh: Nestlé.com

13
II. THÔNG TIN CƠ BẢN - DỰ ÁN SẢN XUẤT NƯỚC CAM ÉP
Tên sản phẩm:
Nestlé mở một xưởng sản xuất nước cam ép đóng chai để kinh doanh
với quy mô vừa tại tỉnh Tuyên Quang. Vòng đời dự án hoạt động trong
vòng 5 năm.
STT Vòng đời: 5 năm
1 Thuê đất 300 triệu / năm Tuyên Quang 1000m^2
2 Máy móc thiết bị 80 tỷ /20 máy Khấu hao: 10 năm
3 Vay ngân hàng 20 tỷ Trả gốc đều hàng năm
4 Số ngày hoạt động 320 ngày / năm
5 Thuế TNDN 15%
1. Đầu tư
- Tổng giá trị máy móc thiết bị dùng để chế biến, đóng gói và hoàn thiện
sản phẩm được đầu tư 80 tỷ đồng. Tài sản cố định này sẽ được khấu hao
trong vòng 10 năm.
- Nestlé thuê đất tại tỉnh Tuyên Quang với mức chi trả là 300 triệu/năm
cho 1000m^2.
2. Nguồn vốn
- Nestlé sử dụng nguồn tiền và chi trả khoảng 75% tổng giá trị đầu tư.
Ngoài ra, Nestlé sẽ kêu gọi vốn 25% còn lại từ khoản vay ngân hàng, cụ
thể là ngân hàng Vietcombank4. Với mức ưu đãi trong vòng 12 tháng
đầu là 7,5%/năm, từ các năm sau Nestlé sẽ phải trả theo mức lãi suất thả
nổi trung bình 8,8%/năm theo dao động thị trường. Trung bình khoản
vay này sẽ có lãi suất 8,54%/năm và sẽ trả gốc đều hàng năm.
3. Nguyên liệu chính
- Cam sành Hàm Yên: Sử dụng loại cam này là nguyên liệu chính để sản
xuất nước ép cam.

4
https://azvay.com/vay-kinh-doanh-ngan-hang-vietcombank/

14
 Đặc điểm: Cam sành Hàm Yên so với các loại cam khác có độ
ngọt thanh, hương thơm dịu và hấp dẫn. Tép cam Hàm Yên mọng
nước và có độ dinh dưỡng cao, chứa trên 10% lượng đường.
Ngoài ra, mỗi 100g cam tươi sẽ có từ 40-90mg vitamin C cùng
nhiều loại axit hữu cơ, chất khoáng và dầu thơm,…
 Từ năm 2012, cam Hàm Yên được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP
đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng.
Cam sành Hàm Yên lọt trong top những loại trái cây nổi tiếng
nhất của Việt Nam.
4. Kế hoạch kinh doanh
4.1. Sản lượng (dự kiến) từng năm: Hoạt động 320 ngày/năm
Năm Sản lượng
1 3200000
2 5760000
3 8000000
4 20800000
5 48000000
4.2. Chi phí nhập nguyên liệu: Mỗi một chai nước ép sử dụng khoảng
3-3,5kg cam sành. Mức giá 1 kg cam khoảng từ 10.000-12.000
đồng khi nhập với số lượng lớn. Ngoài ra, mỗi chai nước ép ước
tính mất khoảng 1.000-1.500 đồng cho vỏ chai rỗng.
Năm Giá nhập
1 128000
Dung tích chai: 1,5 Lít 2 230400
40.000 đồng/chai nước ép 3 320000
4 832000
5 1920000
4.3. Chi phí vận hành
STT Khoản mục
1 Chi phí vận chuyển 3% doanh thu
2 Chi phí bảo dưỡng 2% doanh thu
3 Chi phí nhiên liệu 5% doanh thu
4 Lương nhân viên 15% doanh thu
5 Chi phí thuê đất 300tr/năm(1000m^2)
4.4. Vốn lưu động
STT Khoản mục
1 Khoản phải thu 12% doanh thu
2 Khoản phải trà 10% doanh thu

15
4.5. Chi phí vốn
4.5.1. Chi phí nợ
- Dự án sẽ chi trả khoản vay từ ngân hàng Vietcombank trong vòng 5 năm
với mức lãi suất ưu đãi 7,5% trong 12 tháng đầu tiền, sau đó từ năm tiếp
theo sẽ áp dụng mức lãi suất thả nổi trung bình 8,8%/năm theo dao động
thị trường. Trung bình khoản vay có lãi suất 8,54%/năm.
Năm 1 2 3 4 5
Lãi suất 7,5% 8,8% 8,8% 8,8% 8,8%
Lãi suất trung bình 8,54%
4.5.2. Chi phí vốn chủ sở hữu (CAPM)
- Hiện tại Nestlé vẫn chưa niêm yết trên các sàn chứng khoán tại Việt
Nam. Vì vậy, dự án sẽ giả định sử dụng hệ số Beta điều chỉnh từ công
ty Nestlé trụ sở chính tại Thụy Sĩ.
- CAMP: Re = Rf + Beta * (Rm – Rf)
CAMP Rf Rm Beta
Re = 12,22% Lãi suất danh = Tổng phần bù Công ty Nestlé
nghĩa của Trái rủi ro vốn chủ Thụy Sĩ
phiếu Chính sở hữu + Rf
phủ
2,2% 13,56% 0,8819
4.5.3. WACC: Dự án sẽ được Nestlé đầu tư 75% giá trị máy móc thiết
bị bằng vốn công ty, 25% còn lại đến từ khoản vay từ ngân hàng
Vietcombank.
- TH1: WACC không có lá chắn thuế
WACC Rd Re Wd We
= -Wd*Rd+We*Re
7,03% 8,54% 12,22% 75% 25%
- TH2: WACC có lá chắn thuế
WACC Rd Re Wd We
= -Wd*Rd*(1-T) +We*Re
7,35% 8,54% 12,22% 75% 25%

16
III. THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
1. Khấu hao
Khoản mục / Năm 0 1 2 3 4 5 6
Giá trị đầu kỳ 80000 72000 64000 56000 56000
KH trong kỳ 8000 8000 8000 8000 8000
Gía trị cuối kỳ 80000 72000 64000 56000 48000 48000
Giá trị thanh lý 48000
Đơn vị: Triệu đồng
Máy móc thiết bị được đầu tư và có giá trị là 80 tỷ đồng cho 20 máy. Khấu hao
tài sản cố định trong 10 năm với phương pháp khấu hao đều. Sau khi kết thúc dự
án, máy móc thiết bị sẽ có giá trị thanh lý là 48 tỷ đồng.
2. Doanh thu
Khoản mục / Năm 0 1 2 3 4 5
Sản lượng 3200000 5760000 8000000 20800000 48000000
Giá bán 0,065 0,065 0,065 0,065 0,065
Tổng 208000 374400 520000 1352000 3120000
Đơn vị: Triệu đồng
Sản lượng sản xuất nước cam ép hàng năm được tính như trên mục I.4.1. Giá
bán một chai nước cam ép Nestjuice là 65.000 đồng và nhân với sản lượng để tính
được doanh thu từng năm.
3. Vốn lưu động
Khoản mục / 0 1 2 3 4 5 6
Năm
Doanh thu 208000 374400 520000 1352000 3120000
Khoản phải thu 24960 44928 62400 162240 374400
Khoản phải trả 20800 37440 52000 135200 312000
Tổng vốn lưu 4160 7488 10400 27040 62400
động
Thay đổi khoản -24960 -19968 -17472 -99840 -212160 374400
phải thu
Thay đổi khoản -20800 -16640 -14560 -83200 -176800 312000
phải trả
Thay đổi vốn -4160 -3328 -2912 -16640 -35360 62400
lưu động
Đơn vị: Triệu đồng
Khoản phải thu là 12% doanh thu, khoản phải trả là 10% doanh thu, tổng vốn
lưu động bằng khoản phải thu trừ khoản phải trả. Dấu âm ở thay đổi khoản phải
thu, thay đổi khoản phải trả và thay đổi vốn lưu động thể hiện dòng tiền của dự

17
án đang đi ra. Ở năm cuối, dấu dương thể hiện sự đi vào hay sự thu hồi vốn của
dòng tiền dự án.
4. Chi phí
Khoản mục / 0 1 2 3 4 5 6
Năm
Doanh thu 208000 374400 520000 1352000 3120000
Chi phí nhập 128000 230400 320000 832000 1920000
nguyên liệu
Chi phí thuê 300 300 300 300 300
đất
Chi phí vận 6240 11232 15600 40560 93600
chuyển
Chi phí bảo 4160 7488 10400 27040 62400
dưỡng
Chi phí nhiên 10400 18720 26000 67600 156000
liệu
Lương nhân 31200 56160 78000 202800 468000
viên
Tổng 180300 324300 450300 1170300 2700300
Đơn vị: Triệu đồng
Nội dung chi phí nhập nguyên liệu thể hiện ở mục I.4.2. Các chi phí nhập
nguyên liệu, chi phí thuê đất, chi phí vận chuyển, chi phí bảo dưỡng, chi phí nhiên
liệu, lương nhân viên được nêu ở mục I.4.3.
5. Lịch trả nợ
Khoản mục / Năm 0 1 2 3 4 5 6
Nợ đầu kỳ 20000 19860 19720 19580 19440
Lãi phát sinh (10%) 2000 1986 1972 1958 1944
Trả nợ 2140 2126 2112 2098 2084
:Vốn gốc 140 140 140 140 140
:Lãi 2000 1986 1972 1958 1944
Nợ cuối kỳ 20000 19860 19720 19580 19440 19300
Đơn vị: Triệu đồng
Dự án được đầu tư máy móc thiết bị là 80 tỷ đồng, trong đó vốn vay ngân hàng
chiếm khoảng 25% với 20 tỷ đồng.
6. Báo cáo thu nhập (AEPV)
Khoản mục / 0 1 2 3 4 5 6
Năm
Doanh thu 208000 374400 520000 1352000 3120000
Chi phí 180300 324300 450300 1170300 2700300

18
(Không kể
KH)
Khấu hao 8000 8000 8000 8000 8000
EBT 19700 42100 61700 173700 411700
Thuế TNDN 2955 6315 9255 26055 61755
(15%)
Thu nhập 16745 35785 52445 147645 349945
ròng
(Net Income)
Đơn vị: Triệu đồng
7. Báo cáo ngân lưu (AEPV)
Khoản mục / Năm 0 1 2 3 4 5 6
a) Ngân lưu từ
hoạt động sxkd
Thu nhập trước 19700 42100 61700 173700 411700
thuế
(Trừ) Thuế -2955 -6315 -9255 -26055 -61755
TNDN
Khấu hao 8000 8000 8000 8000 8000
Thay đổi vốn lưu -4160 -3328 -2912 -16640 -35360 62400
động
TỔNG 20585 40457 57533 139005 322585 62400

b) Ngân lưu từ
hoạt động đầu tư
Chi phí đầu tư -80000
Giá trị thanh lý 48000
TỔNG -80000 0 0 0 0 0 48000

Ngân lưu ròng -80000 20585 40457 57533 139005 322585 110400
Đơn vị: Triệu đồng
8. Báo cáo thu nhập (TIPV& EPV)
Khoản mục 0 1 2 3 4 5 6
/ Năm
Doanh thu 208000 374400 520000 1352000 3120000
Chi phí 180300 324300 450300 1170300 2700300
(Không kể
KH)
Khấu hao 8000 8000 8000 8000 8000
EBIT 19700 42100 61700 173700 411700

19
Trả lãi 2000 1986 1972 1958 1944
EBT 17700 40114 59728 171742 409756
Thuế 2655 6017,1 8959,2 25761,3 61463,4
TNDN
(15%)
Thu nhập 15045 34096,9 0768,8 145980,7 348292,6
ròng (Net
Income)
Đơn vị: Triệu đồng
9. Báo cáo ngân lưu (TIPV & EPV)
Khoản mục 0 1 2 3 4 5 6
/ Năm
a) Ngân lưu
từ hoạt
động sxkd
EBIT 19700 42100 61700 173700 411700
(Trừ) Thuế -2655 -6017,1 -8959,2 -25761,3 -61463,4
TNDN
Khấu hao 8000 8000 8000 8000 8000 0
Thay đổi -4160 -3328 -2912 -16640 -35360 62400
vốn lưu
động
TỔNG 20885 40754,9 57828,8 139298,7 322876,6 62400

b) Ngân
lưu từ hoạt
động đầu tư
Chi phí đầu -80000

Giá trị 960
thanh lý
TỔNG -80000 0 0 0 0 0 960

Ngân lưu -80000 20885 40754,9 57828,8 139298,7 322876,6 63360


ròng
NCF_TIP
Ngân lưu 20000 -2140 -2126 -2112 -2098 -2084
tài trợ
Ngân lưu -60000 18745 38628,9 55716,8 137200,7 320792,6 63360
ròng
NCF_EPV
Đơn vị: Triệu đồng

20
10.NPV VÀ IRR THEO 3 QUAN ĐIỂM
10.1. NPV
Quan điểm NPV
AEPV 351727,94
TIPV 358291,34
EPV 293564,08
10.2. IRR
Quan điểm IRR
AEPV 68%
TIPV 68%
EPV 82%
Qua kết quả tính NPV và IRR của dự án từ cả ba quan điểm đầu tư, ta thấy
được rằng dự án có thể được thực hiện. NPV cho giá trị dương thể hiện giá trị
hiện tại ròng của dự án khả thi và đem lại lợi nhuận, IRR lớn thể hiện tỷ suất
sinh lời nội bộ của dự án cao cho biết khả năng sinh lời từ dự án rất tốt.

IV. PHÂN TÍCH ĐỘ RỦI RO DỰ ÁN


1. Phân tích độ nhạy 2 chiều với 2 biến tự chọn
1.1. Hai biến tự chọn
Bảng thông số -20% -10% Năm 1 10% 20%
Sản lượng 2560000 2880000 3200000 3520000 3840000
Giá bán 0,052 0,059 0,065 0,072 0,078
- Biến sản lượng: Thông qua quá trình tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên
liệu, công ty có thể sản xuất ít hơn hoặc nhiều hơn sản phẩm nước ép
đóng chai tùy vào tình hình của dự án. Nếu như không tìm đủ nguồn
cung thì sẽ sản xuất ít hơn dự kiến và ngược lại khi nguồn cung dồi dào
sẽ đầy nhanh sản xuất để vượt mức sản lượng đã đặt ra.
- Biến giá bán: Sau khi dịch Covid-19 xảy ra, giá của tất cả các loại sản
phẩm, dịch vụ hầu như đều bị ảnh hưởng. Giá của nước cam ép sẽ có
thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào nguồn cung tăng lên hay giảm đi.
- Do tính chất có thể biến đổi thường xuyên và nhanh chóng, vì vậy biến
sản lượng và giá bán sẽ được đưa vào mô hình phân tích độ nhạy hai
chiều.
1.2. Kết quả phân tích độ nhạy hai chiều: Sử dụng NPV (TIPV)
Thay đổi sản lượng
Thay -20% -10% Năm 1 10% 20%
đổi
giá 358291,34 2560000 2880000 3200000 3520000 3840000
bán -20% 0,052 313782,66 323673,48 333564,30 343455,11 353345,93
-10% 0,059 323673,48 334800,65 345927,82 357054,99 368182,15

21
Năm 1 0,065 333564,30 345927,82 358291,34 370654,86 383018,38
10% 0,072 343455,11 357054,99 370654,86 384254,73 397854,60
20% 0,078 353345,93 368182,15 383018,38 397854,60 412690,83

- Từ kết quả của bảng phân tích độ nhạy hai chiều, ta thấy dù giá bán có
tăng hoặc giảm và sản lượng cùng với đó cũng sẽ giảm hoặc tăng nhưng
NPV của dự án vẫn luôn dương. Qua đó, ta kết luận được rằng dự án
hoàn toàn có thể thực hiện trong mọi trường hợp giá bán hoặc sản lượng
thay đổi.
2. Phân tích kịch bản
2.1. Kịch bản tốt nhất: Giá bán của một chai nước ép cam là 75.000
đồng với chi phí vận chuyển chiếm 1% doanh thu
Giả định
- Trong trường hợp, giá thu mua nguyên liệu cam sành được đấy lên do
việc thu hoạch có sự khan hiếm, thậm chí thiếu hụt sản lượng thì giá bán
của nước ép sẽ tăng lên 75.000 đồng.
- Cùng với đó, do giá xăng, dầu hạ xuống sẽ giúp chi phí vận chuyển được
giảm xuống 1% doanh thu.
2.2. Kịch bản xấu nhất: Giá bán của một chai nước ép cam là 50.000
đồng với chi phí vận chuyển chiếm 5% doanh thu
Giả định
- Khi tình trạng thu hoạch cam sành tại Hàm Yên dồi dào diễn ra lâu dài,
nguồn cung có thể dư thừa thì buộc giá bán của nước ép cam phải giảm
xuống 50.000 đồng.
- Mặt khác, giá xăng, dầu tăng một cách chóng mặt sẽ khiến việc đi lại và
vận chuyển gặp khó khăn vì thế chi phí vận chuyển nước ép sẽ bị tăng
lên chiếm 5% doanh thu bán hàng.
Khoản mục Tốt nhất Hiện tại Xấu nhất
Giá bán 0,075 0,065 0,05
Chi phí vận chuyển 1% 3% 5%
NPV (TIPV) ? 358291,34 ?

22
2.3. Kết quả phân tích kịch bản: Sử dụng NPV (TIPV)

- Nhìn vào kết quả của bảng phân tích kịch bản, NPV của dự án vẫn luôn
dương kể cả trong trường hợp xấu nhất. Dự án vẫn luôn có giá trị hiện
tại của dòng tiền ở mức ổn và có thể sinh lời.
- Kết luận: Dự án “Sản xuất nước ép cam đóng chai Nestjuice” có thể
thực hiện được và đem lại lợi nhuận tương đối ổn định.

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) https://www.nestle.com.vn/vi
2) https://vietnammoi.vn/cam-sanh-ham-yen-dac-san-lung-danh-cua-
manh-dat-tuyen-quang-20201127182545183.htm
3) https://azvay.com/vay-kinh-doanh-ngan-hang-vietcombank/

24

You might also like