Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Đáp án ĐÚNG SAI TCDN chị Ngọc Anh cho

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

ĐÁP ÁN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1. Trong quản lý tài chính, mục tiêu cuối cùng của công ty cổ phần là tối thiểu
hoá chi phí và chiếm lĩnh thị trường.
Sai ( chương 1)
vì : Tối đa hóa giá trị của công ty
thông qua tối đa hóa giá trị số cổ phần sở hữu bằng cách tối đa hóa giá trị của cổ phiếu
trên thị trường ( phụ thuộc vào độ dài, khoảng thời gian và kinh nghiệm, khối lượng,
dòng tiền của DN, mức độ rủi ro của DN, chính sách chi trả cổ tức của DN cho các cổ
đông.
Phụ thuộc và thị trường, bối cảnh kinh tế
VD: rủi ro của DN( như dịch covid- 19)
2. Khi quyết định cho vay, ngân hàng chỉ quan tâm đến khả năng thanh toán
của doanh nghiệp
Sai ( chương 2)
Ngân hàng còn quan tâm đến nhiều yếu tố khác:
Ngân hàng không chỉ quan tâm đến khả năng thanh toán của DN, mà còn xem xét các
thông tin tài chính khác nhau
Độ dày,hiệu quả hoạt động trong DN để từ đó theo dõi khả năng, tương lai phát triển, để
từ đó có khả năng trả được lãi vay hay không, ngoài ra ngân hàng có xem xét đến 1 số
yếu tố phi tài chính như cơ cấu quản lý DN, về tình hình hoạt động quản lý, về khả năng
điều hành DN, rủi ro về nhà cung cấp cũng như khách hàng của DN
➔ Quan tâm đến nhiều thông tin khác nhau liên quan đến DN bào gồm cả thông tin
tài chính và phi tài chính,….
3. Trong quản lý tài chính, mục tiêu cuối cùng của công ty cổ phần là tối đa hóa
lợi nhuận
Sai , Tương tự câu 1
4. Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp ưu việt nhất
Sai (Chương 1)
Không có 1 loại hình DN nào ưu việt nhất, mỗi 1 loại hình DN đều có những ưu nhược
điểm khác nhau.
Ưu điểm:
- Có TNHH
- Có thể đạt quy mô lớn
- Chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp dễ dàng mà không ảnh hưởng đến hoạt động của
DN
- Thời gian tồn tại rất dài
- Có thể thuê những nhà quản lý chuyên nghiệp
- Có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn tài chính
- Có thể tạo ra một sự ổn định trong công việc cho CBCNV
Nhược điểm:
- Thuế thường cao hơn
- Tốn kém chi phí trong vận hành và tổ chức hơn so với các mô hình công ty khác
- Chịu sự điều chỉnh của pháp luật nhiều hơn
- Khó duy trì được bí mật trong kinh doanh, do các công ty loại này thường phải
công khai cho các cổ đông.
5. Chỉ có các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt mới có thể tiếp cận được
nguồn vốn vay.
Sai
Tất cả các DN đều có thể tiếp cận được nguồn vốn vay
Tình hình tài chính của DN nó sẽ cải thiện được thể hiện thông qua báo cáo tài chính,…
Nếu như tình hình tài chính của DN tốt, chứng tỏ rủi ro kinh doanh hoạt động của DN
thấp từ đó DN có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các khoản vay,được hưởng những suất
vay ưu đãi hơn. Còn với DN có nhiều rủi ro hơn, thì mức độ tiếp cận các khoản vay sẽ
khó khăn hơn, chi phí lãi suất vay cao hơn.
6. Tỷ trọng vốn vay trong tổng số nguồn vốn càng cao thì ROE của doanh
nghiệp càng cao
Sai
ROE: là tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
CT: ROE = LNST/ giá trị VCSH
Nó sẽ bị phụ thuộc vào 2 yếu tố: LNST và giá trị VCSH
Không phải trong trường hợp nào tỷ trọng vốn vay trong tổng số nguồn vốn càng cao thì
ROE của DN càng cao.
VD: giả sử trong trường hợp công ty làm ăn thua lỗ, khi đó tỷ trọng vốn vay trong VCSH
nó càng lớn thì nó ảnh hưởng đến mức ROE của DN càng thấp.
VD: cũng trong trường hợp DN tăng tỷ trọng vốn vay lên, tuy nhiên hoạt động kinh
doanh, Sản xuất kinh doanh không hiệu quả, nó không gia tăng được hiệu quả lợi nhuận
sau thuế, không thể làm tăng ROE của DN lên.
7. Một doanh nghiệp có lợi nhuận cao sẽ không có rủi ro phá sản
Sai
Phá sản kỹ thuật và phá sản pháp lý
Phá sản Kỹ thuật: khi đó DN không có đủ khả năng cải tạo, thanh toán thắc mắc liên quan
đến hạn
Phá sản pháp lý: khi DN gặp phải những việc về trốn hạn, tố cáo, tố tụng liên quan đến
tòa án, khi đưa ra xét xử thì tòa án tuyên bố DN phá sản.
Khi 1 DN có lợi nhuận cao, tuy nhiên chưa chắc là toàn bộ các lợi nhuận đó được DN sử
dụng để trả nợ, có thể DN sử dụng khoản lợi nhuận đó để đi tái đầu tư, hoặc sử dụng cho
hoạt động khác, mà không dùng để trả nợ. khi đó DN vẫn có nhưng nguy cơ dẫn đến phá
sản, vì không đảm bảo được khả năng trả nợ đã vay.
8. Một doanh nghiệp có tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn thì thường gặp
khó khăn về khả năng thanh toán
Đúng
TS ngắn hạn là những TS có thể chuyển hóa bằng tiền trong thời gian dưới 1 năm
Nợ ngắn hạn là những khoản nợ cần thanh toán, đáo hạn trong thời gian dưới 1 năm.
Khi đó chỉ số thanh toán hiện hành của DN < 1 , với mỗi 1 đồng nợ của DN thì có ít hơn
1 đồng TS được đem ra để thanh toán, DN mất khả năng tương đối tài chính của mình,
gặp khó khăn cho khả năng thanh toán ngắn hạn.
9. Trong điều kiện không có lạm phát, doanh nghiệp không cần quan tâm đến
nguyên tắc giá trị thời gian của tiền
Sai ( chương 4)
Bất kì trường hợp nào, ngay cả khi không có lạm phát, thì đồng tiền của ngày hôm nay
luôn có giá trị cao hơn so với đồng tiền ngày mai, bởi vì nó có sự ảnh hưởng bởi chi phí,
cơ hội của đồng tiền tạo ra. Khi không có lạm phát thì ta vẫn quan tâm đến giá trị hiện tại
của đông tiền.
10. Rủi ro càng lớn thì lợi nhuận càng lớn
Không chính xác
Rủi ro là khả năng lợi nhuận thực tế khác so với lợi nhuận kỳ vọng ban đầu
Lợi nhuận là thu nhập hay số tiền kiếm được từ một khoản đầu tư
Rủi ro càng lớn thì chưa chắc đảm bảo được lợi nhuận càng lớn.
Rủi ro càng lớn thì lợi nhuận kỳ vọng, hay là lợi nhuận đòi hỏi của nhà đầu tư càng lớn
Khi mà rủi ro càng cao thì khi nhà đầu tư, đầu tư vào 1 công ty người ta sẽ yêu cầu,kỳ
vọng lợi nhuận đem lại của họ càng nhiều, thì khi đó họ mới chấp nhận đầu tư với mức
rủi ro cao như vậy.
11. Lãi suất không rủi ro là lãi suất bằng không
Không chính xác (chương 7)
Lãi suất không rủi ro là lãi suất của tín phiếu kho bạc
Lãi suất Tín phiếu kho bạc gần như không có rủi ro, do nhà phát hành là chính phủ, đảm
bảo 1 lượng tín phiếu nhất định, thời gian của tín phiếu chính phủ rất là ngắn chỉ 1 năm.,
nhà đầu tư có thể kiểm soát được rủi ro của mình, ngoài ra không có rủi ro liên quan đến
những tỷ giá ngoại tệ khác nhau.
Tuy nhiên lãi suất này không phải mang giá trị = 0, mà thường nó có giá trị lớn hơn 0 1
chút, mặc dù nó rất là thấp, nhưng nó không phải = 0
12. Nhà đầu tư không nên bỏ tất cả trứng của mình vào một giỏ
Đúng
Là việc nhà đầu tư đa dạng hóa quá trình đầu tư của mình, nhằm hạn chế bớt rủi ro từ
hoạt động đầu tư mang lại cho nhà đầu tư
Có 2 loại rủi ro: rủi ro cá biệt và rủi ro thị trường
Nhà đầu tư không nên bỏ tất cả trứng vào 1 giỏ , để hạn chế rủi ro cá biệt từ những DN
danh mục đầu tư.
13. Đa dạng hoá danh mục đầu tư giúp loại bỏ tất cả rủi ro cho nhà đầu tư
Sai
Đa dạng hóa danh mục đầu tư chỉ giúp loại bỏ được các rủi ro cá biệt thôi, còn rủi ro thị
trường thì không loại bỏ được.
14. Mô hình CAPM đánh giá suất sinh lợi đòi hỏi của một chứng khoán tương
xứng với rủi ro thị trường và rủi ro cá biệt của chứng khoán đó
Sai
Trong mô hình CAPM chỉ đánh giá suất sinh lợi đòi hỏi của 1 chứng khoán tương xứng
với rủi ro thị trường của chứng khoán đó. Trong trường hợp CAPM người ta đã loại bỏ
đi yếu tố về rủi ro cá biệt, người ta nghĩ rằng, đa dạng hóa danh mục đầu tư sẽ loại bỏ
được rủi ro cá biệt.
15. Phân tích tại sao các công ty đều thấy rõ lợi thế khi sử dụng nợ vay nhưng họ
không tài trợ toàn bộ các hoạt động của mình bằng nợ vay
Khi mà DN đi vay vốn thì sẽ tận dụng được rất nhiều lợi thế liên quan đến kế toán tài
chính, khi sử dụng vốn vay thì sẽ tận dụng được lá chắn thuế, giảm bớt khoản đóng thuế
cho nhà nước.
DN ko thể làm tài trợ toàn bộ các hoạt động của mình bằng nợ vay, bởi vì khi mà DN phụ
thuộc vào toàn bộ vốn vay đó, dẫn đến DN phải chịu áp lực rất là lớn liên quan đến việc
là DN phải đi trả nợ lãi gốc, gốc và lãi vay, làm tăng rủi ro tài chính của DN lên, hiện hữu
khả năng mất phương hướng tài chính của DN, đồng thời làm tăng chi phí vốn có của
DN.làm mất cân đối tình hình tài chính DN, không có 1 DN nào mạo hiểm sử dụng tài trợ
toàn bộ bằng vốn vay.
16. Phát hành trái phiếu là một cách giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thuế thu
nhập doanh nghiệp
Đúng
Hoạt động phát hành trái phiếu nó là 1 hình thức mà DN đi huy động nguồn vốn vay từ
bên ngoài, trong thời gian là dài hạn, việc phát hành trái phiếu không những giúp DN huy
động được vốn từ nhà đầu tư bên ngoài mà còn giúp DN tận dụng được lá chắn thuế cho
việc tiết kiệm được chi phí DN
Bởi vì khi mà DN trả lãi cho những người nắm giữ trái phiếu hay còn gọi là trái chủ, thì
khi đó khoản lãi vay sẽ được tính vào chi phí để khấu trừ thuế thu nhập DN đi, giảm
khoản thuế thu nhập phải đóng cho nhà nước
17. Cổ phiếu ưu đãi là công cụ tài chính có tính lưỡng tính giữa cổ phiếu thường
và trái phiếu
Đúng
Cổ phiếu ưu đãi giống với cổ phiếu thường: đều là chứng nhận quyền sở hữu 1 phần công
ty,vốn phần ưu đãi cũng không có thời gian đáo hạn như vốn cổ phần thường , Công ty có
thể trả hoặc không trả cổ tức cho cổ đông phụ thuộc vào chính sách cổ tức của DN, ngoài
ra giá trị cổ tức nếu mà DN chi trả có thể trích lũy cho những năm tiếp theo.
Cổ phiếu ưu đãi giống với trái phiếu: Cổ phiếu ưu đãi thường có mức cổ tức nhất định, nó
không bị phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của DN, nó được chi trả từng năm 1 với mức
cổ tức nhất định., nó sẽ giống với lại suất mà DN phải trả cho những người nắm giữ trái
phiếu( trái chủ), ngoài ra cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi sẽ giống như trái chủ, họ
không được quyền biểu quyết vào tất cả các hoạt động liên quan đến việc đưa ra quyết
định trong công ty. Mà toàn bộ đưa ra quyết định của công ty nó sé được đưa ra bởi đại
hội đồng cổ đông- đây là những người nắm giữ cổ phần thương trong DN
Lưu ý: Thứ tự ưu tiên phải chi trả cổ tức và khoản lãi như sau: DN sẽ ưu tiên: trả lãi cho
trái chủ trước( tả lãi trái phiếu trước),sau đó trả cổ tức cho cổ đông nắm giữ cổ phần ưu
đãi, những người nắm giữ cổ phần thường là người cuối cùng được nhận cổ tức từ DN.
18. Chi phí sử dụng vốn nợ lớn hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu
Sai ( trên mặt lý thuyết), thực tế có những DN có chi phí sử dụng vốn nợ lớn hơn chi
phí sử dụng vốn chủ sở hữu)
Chi phí vốn nợ thực chất là suất sinh lợi đòi hỏi của các nhà đầu tư( các bên cho vay) đối
với khoản tiền mà DN huy động được
Chi phí vốn CSH: chi phí vốn cổ phần thường, chi phí vốn cổ phần vốn ưu đãi, được giữ
lại,..
Về mặt lý thuyết Chi phí vốn nợ thường thấp hơn chi phí vốn CSH
Tuy nhiên, hiện nay, rất nhiều DN người ta đi vay ở mức, mà người ta ko khống chế
được, nó sẽ dẫn đến việc chi phí sử dụng vốn nợ của họ sẽ cao hơn chi phí VCSH, gia
tăng áp lực kế toán tài chính cho DN,cang mất tương dối tài chính DN, dẫn đến DN bị
mua bán, xác nhập, bị phá sản.
19. NPV là tiêu chí hoàn hảo để thẩm định dự án đầu tư
Sai
Môi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, vì vậy ko có phương pháp nào là
tiêu chi hoàn hảo nhất
Ưu điểm:
- Tiêu chuẩn NPV ghi nhận tiền tệ có giá trị theo thời gian.
- Tính đến toàn bộ dòng tiền dự án trước và sau khi hoàn vốn
- NPV chỉ dựa trên duy nhất hai dữ kiện: dòng tiền được dự đoán từ dự án và chi
phí cơ hội của đồng vốn, không phụ thuộc vào chủ quan của nhà quản lý.
- Vì các giá trị hiện tại đều được đo lường bởi một đồng ngày hôm nay nên có thể
cộng dồn: NPV (A+B) = NPV (A) + NPV (B)
Nhược điểm:
- Phụ thuộc suất chiết khấu k: nếu k xác định không phù hợp sẽ dẫn đến nhìn nhận
sai lầm về dự án.
- NPV là chỉ số tuyệt đối, không cho biết khả năng sinh lời so với vốn đầu tư theo tỉ
lệ phần trăm.
20. Tỷ trọng nợ của doanh nghiệp càng cao thì chi phí vốn bình quân gia quyền
của doanh nghiệp càng lớn
Sai
Chi phí vốn bình quân gia quyền = Giá trị của từng lại chi phí vốn nhân với tỷ trọng
tương ứng của nó trong cơ cấu DN
Chi phí vốn nợ, vốn cổ phần thường, vốn cổ phần ưu đãi,
Chi phí vốn vay< chi phí vốn cổ phần ưu đãi< chi phí cổ phần thường.
Tăng tỷ trọng vốn nợ -> chi phí vốn nợ giảm-> Chi phí vốn vay mà thấp đi thì làm cho
WACC tối giản xuống
➔ Tỷ trọng nợ của DN càng cao thì chi phí vốn bình quân gia quyền của DN càng bé
21. Doanh nghiệp càng sử dụng nhiều nợ thì càng tốt
Sai (Giống câu 15)
22. Chính sách tài trợ tối ưu là chính sách tài trợ bằng vốn chủ sở hữu
Sai
Ko có 1 chính sách nào là chính sách tài trợ tối ưu
Chính sách sử dụng vốn vay, tận dụng được lá chắc thuế, tuy nhiên DN có thể rủi ro khi
mà biến động bởi những yếu tố bên ngoài, còn đầu tư khi DN sử dụng vốn CSH thì DN
có thể tài trợ VCSH bằng vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường, sau đó DN ko cần
phải trả vốn gốc cho các nhà đầu tư, cũng như DN có thể trả hoặc ko trả cổ tức tùy thuộc
vào tình hình kinh doanh của mình. Tuy nhiên khi mà tài trợ vốn lại ko tận dụng được lá
chắn thuế, ko giúp gia tăng được lợi ích của các cổ đông, vì vậy DN sử dụng chính sách
tài trợ bằng VCSH nó thực sự ko phải là chính sách tối ưu, DN cần thiết lập hài hòa giữa
chính sách sử dụng vốn vay và VCSH để từ đó tạo ra cơ cấu vốn cân bằng cho DN.
- Vốn vay:
Ưu điểm : được khấu trừ thuế; có thể tận dụng lợi thế đòn bẩy tài chính để tăng EPS,
ROE.
Nhược điểm: buộc phải trả gốc và lãi, gây áp lực tài chính; gia tăng rui ro tài chính.
- VCSH:
Ưu điểm: không phải trả vốn gốc; áp lực tả cổ tức cổ phần ưu đãi, cổ phần thường thấp
hơn so với áp lực trả lãi vốn vay.
Nhược điểm: không được hưởng lợi ích từ lá chắn thuế; khó huy động lượng vốn lớn.
23. Chính sách cổ tức của công ty chỉ là phân chia lợi nhuận chứ không làm thay
đổi quy mô lợi nhuận, nên không phải là vấn đề gì lớn đối với công ty cả.
Không chính xác ( chưa đầy đủ) ( chương 10)
Chính sách cổ tức không làm thay đổi giá trị của công ty
Chi trả cổ tức càng cao thì càng tốt
Chính sách chi trả cổ tức càng thấp thì cang tốt
24. Doanh nghiệp nên chia cổ tức bằng cổ phiếu do chính sách này giúp doanh
nghiệp tiết kiệm tiền mặt
Đúng và sai ( câu nói 2 chiều)
Khi mà DN chi trả cổ tức bằng cổ phiếu nó sẽ giúp DN tiết kiệm được tiền mặt, DN ko
cần phải bỏ tiền ra để chi trả phổ thông, thay vào đó nó sẽ giúp DN tăng được giá trị
lượng cổ phiếu trên thi trường nhanh lên, thúc đảy giá trị cổ phiếu tăng lên trong t4ương
lai,
Tuy nhiên nó sẽ đem lại rủi ro, báo hiệu DN thiếu tiền mặt trong tài khoản của mình, khi
DN thiếu tiền mặt đến nhiều bất lợi cho DN khi tham gia hoạt động kinh doanh hoạt
động, đầu tư trong tương lai, dấy lên mối lo ngại về đầu tư, nguy hại về rủi ro cho công
ty.

You might also like