Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

BÀI TẬP PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

BÀI TẬP PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI 1:
Bên A (bên mua - Việt Nam) và bên B (bên bán – Singapore) ký kết hợp đồng mua bán 1000 tấn
bã đậu nành với các điều khoản cơ bản như sau:

� Về giá hàng hóa: đơn giá 1300 USD/tấn.

� Về chuyển giao hàng hóa: CIF Cát Lái-Newport HCM.

� Về điều kiện thanh toán: 5% ngay khi ký hợp đồng; 90% ngay khi nhận Thông báo tàu

cập cảng; 5% sau khi nhận chứng thư từ SGS.

� Phương thức thanh toán: L/C không hủy ngang, không chuyển tiếp.

Khi hàng hóa đến cảng người mua, người mua phát hiện có một số lượng hạt điều bị hư hỏng
(khoảng 20 tấn). Sau quá trình thương lượng không thành công, người mua đã kiện người bán
nhằm yêu cầu bên bán phải bồi thường thiệt hại cho bên mua.
Câu 1: Trường hợp trong hợp đồng điều khoản luật áp dụng không được thể hiện, hợp đồng mua
bán hàng hóa này sẽ được điều chỉnh bởi luật nào?
Trả lời:
Hợp đồng mua bán hàng hóa này sẽ được điều chỉnh bởi Công ước Viên 1980 vì:
+ Việt Nam là thành viên của Công ước Viên theo QĐ2588/2015 Chủ tịch nước ngày
25/12/2015 hiệu lực áp dụng từ 1/1/2017.
+ Singapore là thành viên của Công ước Viên theo phê chuẩn 16/2/1995, hiệu lực áp dụng
từ 1/3/1996.
Thầy sửa: Đáp án như trên
Bổ sung
Trong TH có xảy ra tranh chấp mà 1 bên k phải là thành viên Công Ước Viên thì sẽ xem xét sử
dụng Công ước Viên nếu bên chưa gia nhập đồng ý, nếu không thì sử dụng:
1. Hiệp định đa phương hoặc song phương
2. Luật của Singapore or VN hoặc bất kì luật QG nào đó mà cty này đồng ý sử dụng
3. Tư pháp qte
4. Luật mà trọng tài tư vấn áp dụng
Câu 2: Chứng từ bên bán cần phải giao cho bên mua, để được thanh toán, là các loại chứng từ cơ
bản nào? Nêu thuật ngữ pháp lý của các loại chứng từ này (bằng tiếng Việt và tiếng Anh).
Trả lời:
Các chứng từ bên bán cần giao cho bên mua để được thanh toán:

� Hợp đồng: Sale Contract; Lệnh giao hàng: Shipment instrucion

� Các chứng thư chứng nhận: Giấy chứng thư xuất xứ: (Certificate of Origin), Giấy chứng

nhận chất lượng và số lượng (Certificate of quality and quantity), Giấy chứng nhận hun
trùng (Certificate of Fumigation)

� Vận đơn hàng hải (Bill of lading), Phiếu đóng gói (Packing List)

� L/C với bên mở là bên A (bên mua) và bên thụ hưởng là bên B (bên bán), nội dung của

L/C phù hợp với nội dung hợp đồng

� Hối phiếu (Bill of exchange); Hóa đơn thương mại: (Commercial Invoice)

� Tờ khai hải quan (Customs declaration form)

� Giấy chứng nhận bảo hiểm (Policy of Insurance)

Sửa: không có bộ hồ sơ thanh toán vì giao hàng sai với hợp đồng
Câu 3:
Tình huống bổ sung: trong Hợp đồng có điều khoản với nội dung:
“Any dispute arising out of or in connection with this contract, including any question regarding
its existence, validity or termination, shall be reffered to & finally resolved by arbitration in
Singapore in accordance with the Arbitration rules of Hongkong International Arbitration
Center for the time being in force which rules are deemed to be incorporated be reference into
this clause. The Laws of the government of the Singapore governs this contract.
Hãy cho biết Quy tắc tố tụng nào sẽ được áp dụng và luật áp dụng giải quyết tranh chấp trong
trường hợp này?
Trả lời:
Quy tắc tố tụng sẽ được áp dụng là: Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm Trọng tài Quốc tế
Hồng Kông (HKIAC).
Luật (Thương Mại) của chính phủ Singapore là luật áp dụng.

BÀI 2:
Công ty TNHH HCM (Việt Nam) ký hợp đồng mua với công ty Siberie (Nga) 10.000 hộp trứng
cá tầm CAVIAR với phương thức giao hàng CIF HCM CATLAI NEWPORT 1/4/2020 (Landed
quantity and quality by SGS Việt Nam).
Ngày 15/3/2020, công ty Siberie gửi thông báo cho công ty HCM thông báo về việc giao hàng
trễ, dự kiến sẽ giao vào 30/6/2020 với lý do: mùa đông, cảng bị đóng băng nên tàu không thể
xuất bến. Đây là lý do bất khả kháng nên công ty Siberie được miễn trừ trách nhiệm.
Công ty TNHH HCM không đồng ý vì cho rằng số hàng này sẽ được cung cấp cho các khách sạn
để phục vụ cho kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tại Việt Nam và yêu cầu công ty Siberie bằng mọi giá phải
giao hàng. Nếu giao hàng trễ đồng nghĩa với việc công ty Siberie đã vi phạm hợp đồng và phải
chịu phạt và bồi thường thiệt hại.
Sinh viên nhận xét và giải quyết:
Câu 1:
Trường hợp có tranh chấp xảy ra, luật nào sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp nếu hợp
đồng không có điều khoản chỉ định luật áp dụng?
Trả lời:
Luật sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp là Công Ước Viên 1980 vì:
+ Việt Nam là thành viên của Công ước Viên theo QĐ 2588/2015 Chủ tịch nước ngày
25/12/2015 hiệu lực áp dụng từ 1/1/2017
+ Nga cũng là thành viên của Công Ước Viên 1980.
Câu 2:
Nếu là người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH HCM, Anh/Chị hãy cho biết quan điểm
của mình khi công ty Siberie cho rằng: công ty Siberie được miễn trách nhiệm do bất khả kháng?
Trả lời:
Nếu là người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH HCM. Căn cứ Điều 79 CISG về miễn
trách nhiệm. Theo tôi, sự kiện khách quan “mùa đông cảng bị đóng băng” không phải luôn luôn
trở thành sự kiện miễn trách nhiệm, phải thoả mãi thêm các yếu tố như không thể dự đoán trước
được, đã thực hiện mọi biện pháp cần thiết nhưng không tránh được, không khắc phục được. Nếu
thoả mãn các yếu tố quy định tại điều 79 CISG thì mới được miễn trách nhiệm. Mà việc mùa
đông nước đóng băng là sự kiện thiên nhiên xảy ra hằng năm ở nước này, nên đây là sự việc có
thể lường trước được. Vì vậy, công ty Siberie sẽ phải thực hiện nghĩa vụ giao hàng cho chúng tôi
đúng thời hạn theo hợp đồng đã thoả thuận vào đúng ngày 1/4/2020. Nếu giao hàng trễ đồng
nghĩa với việc công ty Siberie đã vi phạm hợp đồng phải chịu phạt và bồi thường thiệt hại.
Bổ sung: Viện dẫn tình huống có nêu trong hardship, UNIDROIT Mục 6.2.2
Câu 3:
Tình huống bổ sung: trong Hợp đồng có điều khoản với nội dung:
“Any dispute arising out of or in connection with this contract, including any question regarding
its existence, validity or termination, shall be referred to & finally resolved by arbitration in
Singapore in accordance with the Arbitration rules of Singapore International Arbitration
Center for the time being in force which rules are deemed to be incorporated be reference into
this clause. The Laws of the government of Singapore governs this contract.
Hãy cho biết Tổ chức nào sẽ giải quyết tranh chấp và luật áp dụng giải quyết tranh chấp trong
trường hợp này?
Trả lời:
Tổ chức sẽ giải quyết tranh chấp là: Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC).
Luật áp dụng giải quyết tranh chấp trong trường hợp này là: Luật của chính phủ Singapore

BÀI 3:
Công ty A và công ty B là pháp nhân được thành lập tại Việt Nam, có giao kết hợp đồng tại
Paris- Pháp, về mua bán mặt hàng gạo, theo phương thức FOB HCM và giao hàng tại cảng
Bremen – Đức. Do dịch COVID, thực hiện quy định về giãn cách nên không có công nhân xếp
dỡ hàng hóa, đồng thời giá cước vận chuyển tăng 50%, nên không thể giao hàng đúng thỏa thuận
và gây thiệt hại nặng cho người bán (công ty A).
CÂU 1.
Trường hợp A vì thiệt hại có yêu cầu đàm phán lại thời gian giao hàng và muốn B cùng gánh
chịu 20% giá cước vận chuyển có được không? Hãy nêu căn cứ pháp luật.
Trả lời:
A có thể đề nghị với bên B về đàm phán lại hợp đồng và cùng gánh chịu một phần thiệt hại theo
quy định về tình huống Hardship/Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Theo điều 6.2.2 UNIDROIT 2004, hoàn cảnh Hardship được xác lập khi xảy ra các sự kiện làm
thay đổi cơ bản sự cân bằng giữa các nghĩa vụ của hợp đồng, hoặc do chi phí thực hiện nghĩa vụ
tăng lên, hoặc do giá trị của nghĩa vụ đối trừ giảm xuống, và:
+ Các sự kiện này xảy ra hoặc được bên bị thiệt hại biết đến sau khi giao kết hợp đồng;
+ Bên bị bất lợi đã không thể tính một cách hợp lý đến các sự kiện đó khi giao kết hợp
đồng;
+ Các sự kiện này nằm ngoài sự kiểm soát của bên bị bất lợi; và
+ Rủi ro về các sự kiện này không được bên bị bất lợi gánh chịu.
Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
CÂU 2.
Trường hợp A và B nảy sinh tranh chấp, hãy cho biết, ngoài các phương thức thương lượng, hòa
giải, A và B có thể sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp nào tối ưu nhất? Vì sao?
Trả lời:
A và B có thể giải quyết tranh chấp bằng tố tụng Trọng Tài, do tính trung lập của địa điểm giải
quyết tranh chấp và khả năng thi hành phán quyết mang tính quốc tế.
Cụ thể ở đâu tìm lại trong TL Thầy gửi
BÀI 4:
Công ty X, Việt Nam, ký hợp đồng mua 2000 tấn gạo của công ty Y, Ấn Độ, với điều kiện giao
hàng CIF HCM Cát Lái (Landed quality and landed weight); điều khoản giải quyết tranh chấp là
tổ chức Trọng tài do nguyên đơn chỉ định.
CÂU 1.
Trường hợp khi có tranh chấp xảy ra, hãy cho biết luật áp dụng để giải quyết tranh chấp là luật
nào?
Trả lời:
Vì Việt Nam là thành viên của Công Ước Viên 1980 theo QĐ 2588/2015 của chủ tịch nước,
nhưng Ấn Độ chưa phải là thành viên của Công Ước Viên 1980 nên luật áp dụng để giải quyết
tranh chấp giữa Công ty X và Y là:

� Công Ước Viên 1980 nếu Công ty Y của Ấn Độ đồng ý


� Luật Tư pháp quốc tế nếu các bên không thỏa thuận được hoặc

� Luật do tổ chức Trọng tài giải quyết tranh chấp áp dụng nếu thấy phù hợp cho cả 2 bên.

CÂU 2.
Trường hợp bên bán Y giao hàng không phù hợp với thỏa thuận của hợp đồng, căn cứ theo quy
định của Công ước Viên, người mua X có quyền áp dụng quy định nào để bảo vệ quyền lợi của
mình?
Trả lời:
Người mua có quyền áp dụng Khoản 2,3 Điều 46 và điều 50, Công ước Viên 1980 để bảo vệ
quyền lợi của mình, cụ thể:
Điều 46:
1. Người mua có thể yêu cầu người bán phải thực hiện nghĩa vụ, trừ phi người mua sử dụng một
biện pháp bảo hộ pháp lý không hợp với yêu cầu đó.
2. Nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì người mua có thể đòi người bán phải giao hàng
thay thế nếu sự không phù hợp đó tạo thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng và yêu cầu về việc
thay thế hàng phải được đặt ra cùng một lúc với việc thông báo những dữ kiện chiếu theo điều 39
hoặc trong một thời hạn hợp lý sau đó.
3. Nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, người mua có quyền đòi người bán phải loại trừ
sự không phù hợp ấy, trừ những trường hợp khi điều này không hợp lý xét theo tất cả các tình
tiết. Việc yêu cầu loại trừ sự không phù hợp của hàng hóa so với hợp đồng phải được tiến hành
hoặc là cùng một lúc với thông báo những dữ kiện chiếu theo điều 39 hoặc trong một thời hạn
hợp lý sau đó.
Điều 50: Trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, dù tiền hàng đã được trả hay
chưa người mua có thể giảm giá hàng theo tỷ lệ căn cứ vào sự sai biệt giữa giá trị thực của hàng
hóa vào lúc giao hàng và giá trị của hàng hóa nếu hàng phù hợp hợp đồng vào lúc giao hàng. Tuy
nhiên, nếu người bán loại trừ mọi thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ chiếu theo điều 37 hoặc
điều 48 hoặc nếu người mua từ chối chấp nhận việc thực hiện của người bán chiếu theo các điều
này thì người mua không được giảm giá hàng.” do đó người mua có thể giảm giá căn cứ theo tỷ
lệ của sự sai biệt, tuy nhiên cũng cần lưu ý việc loại trừ thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ
của người bán.
BÀI 5:
Công ty A, Việt Nam, người bán có ký hợp đồng bán 5.000 tấn gạo với công ty B, Philippines
với điều khoản FOB HCM Cát Lái, phương thức thanh toán: B ứng trước 50% giá trị hợp đồng
và trả tiếp 50% sau khi A gửi hồ sơ thanh toán. A tiến hành giao toàn bộ số lượng hàng lên tàu
theo chỉ định của B và được bên vận chuyển cấp vận đơn.
CÂU 1.
Sau khi đã nhận đủ hàng, dù rằng A đã gửi thư nhắc nhở nhiều lần, nhưng B vẫn không thực hiện
đúng nghĩa vụ thanh toán, A quyết định khởi kiện B ra Trọng tài quốc tế Singapore. Hãy cho biết
A cần phải tiến hành thủ tục và cung cấp tài liệu hồ sơ gì cho Trọng tài?
Trả lời:
A cần phải làm đơn khởi kiện nộp đến Trụ sở Trọng tài quốc tế Singapore
Hồ sơ bao gồm:

� Hợp đồng giữa A và B; Chứng từ ứng tiền của B đối với A

� Lệnh giao hàng của B đối với A; Vận đơn xác nhận A đã giao hàng của bên chuyên chở

do B chỉ định;

� Hóa đơn thương mại; Hối phiếu đòi nợ;

� Các chứng thư về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, số lượng, trọng lượng…

CÂU 2.
Ngoài yêu cầu người mua B phải thanh toán phần giá trị còn lại của hàng hóa, người bán A còn
có thể yêu cầu B phải thực hiện các nghĩa vụ nào khác?
Trả lời:
Bên A có thể yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại căn cứ theo Điểm b, Khoản 1, Điều 45, Công
ước Viên 1980
A có thể yêu cầu trả lãi căn cứ theo Điều 78, Công ước Viên 1980

BÀI 6:
Vào tháng 2/2017, bên A (bên mua – Liên bang Đức) và bên B (bên bán – Việt Nam) ký kết hợp
đồng mua bán 10.000 tấn gạo với các điều khoản cơ bản như sau:
� Loại hàng hóa: gạo trắng, hạt dài, 5% tấm.

� Về giá hàng hóa: đơn giá 450 usd/tấn.

� Về chuyển giao hàng hóa: FOB Cát Lái-Newport HCM.

� Về điều kiện thanh toán: 10% ngay khi ký hợp đồng; 88% ngay khi nhận Thông báo tàu

cập cảng; 2% sau khi nhận chứng thư từ SGS.

� Phương thức thanh toán: L/C không hủy ngang, không chuyển tiếp.

� Giải quyết tranh chấp: Trọng tài quốc tế theo yêu cầu nguyên đơn.

Khi hàng hóa đến cảng người mua, người mua phát hiện có một số lượng gạo bị ẩm mốc do
ngấm nước (khoảng 200 tấn). Sau quá trình thương lượng không thành công, người mua đã kiện
người bán nhằm yêu cầu bên bán phải bồi thường thiệt hại cho bên mua.
Sinh viên nhận xét và giải quyết:
(Lưu ý: Sinh viên phải giải quyết đúng theo thứ tự câu hỏi, trích dẫn chi tiết điểm, khoản,
điều luật, văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài)
Câu 1 (2.0 điểm):
Hợp đồng mua bán hàng hóa này sẽ được điều chỉnh bởi luật nào?
Trả lời:
Hợp đồng mua bán hàng hoá này có thể được điều chỉnh bởi CISG 1980 vì khoản 1 Điều 1 CISG
quy định: “Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở
thương mại tại các quốc gia khác nhau.
a. Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc,
b. Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên Công
ước này”.
Và Việt Nam và Đức đều là thành viên của công ước này nên CISG 1980 đủ điều kiện để áp
dụng.

Bên B có thể vận dụng INCOTERMS 2010 để bảo vệ quyền lợi của họ hay không? Vì sao?
Trả lời:
Không. Vì INCOTERM không phải là Văn bản Pháp luật mà chỉ là những tập quán thương mại
nên chỉ có tính khuyên nhủ, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng; hơn nữa INCOTERM cũng
không đề cập đến việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa và các quyền về tài sản khác cũng
như sự vi phạm hợp đồng, các hậu quả của sự vi phạm hợp đồng, miễn trừ về nghĩa vụ trong
những hoàn cảnh nhất định.
Câu 2:
Chứng từ bên bán cần phải giao cho bên mua, để được thanh toán, là các loại chứng từ cơ bản
nào? Nêu thuật ngữ pháp lý của các loại chứng từ này (bằng tiếng Việt và tiếng Anh).
Trả lời:

� Hợp đồng mua bán hàng hóa - Sales Contract

� Hóa đơn thương mại - Commercial Invoice

� Chi tiết đóng gói - Packing List

� Lệnh giao hàng - Sippment Instruction

� Vận đơn - Bill of Lading

� Tờ khai hải quan - Customs Ceclaration Form

� Hối phiếu - Commercial Bill of Exchange

� Các loại chứng thư chứng nhận: nguồn gốc, khối lượng, chất lượng, số lượng, kiểm

dịch… (Certificate of Origin, weight, quality, quantity, phyto, fumigation…),

BÀI 7:
Bên mua Hoa Kỳ và bên bán Việt Nam ký kết hợp đồng mua bán 100 tấn cà phê nhân sống với
các điều khoản như sau:
+ Về giá hàng hóa: giá hàng hóa được xác định theo giá thị trường chứng khoán Luân Đôn cho
mặt hàng cà phê và tính theo bảng giá tháng 5/2017. Giá tạm tính là giá tháng 3/2017.
+ Về chuyển giao hàng hóa: hàng hóa được vận chuyển theo điều kiện FOB đến cảng New
Orleans - Hoa Kỳ.
+ Về điều kiện thanh toán: hàng hóa được thanh toán 70% tổng giá trị hàng hóa ngay khi bên bán
cung cấp cho bên mua đầy đủ các chứng từ chứng minh cho việc đã chuyển giao hàng hóa theo
đúng lệnh giao hàng mà bên mua đã chỉ thị cho bên bán.
Khi hàng hóa đến cảng người mua, người mua phát hiện có một số lượng cà phê bị hư hỏng
(khoảng 10 tấn). Sau quá trình thương lượng không thành công, người mua đã kiện người bán ra
Tòa án Hoa Kỳ với yêu cầu bên bán phải bồi thường thiệt hại cho bên mua.
Bên bán đã viện dẫn định nghĩa về điều kiện giao hàng FOB của INCOTERMS: theo đó bên mua
sẽ chịu mọi rủi ro xảy ra đối với hàng hóa kể từ thời điểm bên bán chuyển giao hàng tại cảng vận
chuyển.
Nguyên đơn phản đối và cho rằng định nghĩa của INCOTERMS không được áp dụng vì không
được thể hiện rõ ràng trong hợp đồng.
Câu 1: Hợp đồng mua bán hàng hóa này sẽ được điều chỉnh bởi luật nào? Cách thức xác định
giá mua bán hàng hóa trong hợp đồng có phù hợp với Luật Thương mại quốc tế?
Trả lời:
Hợp đồng mua bán hàng hóa này sẽ được điều chỉnh bởi Công ước viên 1980 (CISG) vì cả hai
bên - bên mua Hoa Kỳ và bên bán Việt Nam đều là thành viên của Công ước viên 1980.
Cách thức xác định giá mua bán hàng hóa trong hợp đồng phù hợp với Luật Thương mại quốc tế
vì theo Khoản 1 Điều 14 của Công ước Viên 1980, giá cả hàng hóa có thể được xác định một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này.
Câu 2: Điều kiện FOB là gì? Trách nhiệm người bán và người mua trong trường hợp này?
Chứng từ bên bán cần phải giao cho bên mua để được thanh toán là các loại chứng từ nào? Nêu
thuật ngữ pháp lý của các loại chứng từ này (bằng tiếng Việt và tiếng Anh).
Trả lời:
Điều kiện FOB (Free on board) (Named port of shipment): giao lên tàu (cảng giao hàng xác
định).
Theo điều kiện này người bán chịu mọi trách nhiệm và chi phí mua hàng cho đến khi hàng được
giao xong lên tàu tại cảng bốc qui định. Từ thời điểm đó trở đi người bán không còn trách nhiệm
gì nữa.
Nghĩa vụ của bên bán:
- Cung cấp hàng theo đúng hợp đồng bán hàng.
- Chịu mọi trách nhiệm chi phí, rủi ro và tổn thất về hàng hóa trước khi hàng được giao
lên tàu như các chi phí về đóng gói, bao bì kiểm hàng.
- Thông quan XK (cung cấp giấy phép XK, trả thuế và các lệ phí khác nếu có).
- Giao hàng lên tàu do bên mua chỉ định: tại cảng chỉ định (hoặc qui định trong hợp đồng),
trong thòi hạn nhất định. Ngay khi gủi hàng xong, những chi tiết về lô hàng gửi phải
được thông báo cho người mua biết để dùng vào mục đích bảo hiểm.
- Trả mọi chi phí bốc hàng lên tàu theo tập quán của cảng trong chừng mực chi phí này
không nằm trong tiền cước phí vận tải.
- Thông báo kịp thời cho người mua biết hàng đã được bốc lên tàu.
- Cung cấp chứng từ hoàn hảo chứng minh hàng đã bốc lên tàu và những chứng từ khác
nếu bên bán có yêu cầu.
- Chứng từ bắt buộc gồm: Hóa đơn thương mại, Biên lai sạch thông thường (clean bill of
lading), giấy phép xuất khẩu.
Nghĩa vụ của người mua:
- Trả tiền hàng.
- Ký kết hợp đồng vận tải biển và trả tiền cước phí, tức là chỉ định người vận tải và kịp
thời thông báo cho người bán trong thời gian hợp lí.
- Chịu mọi chi phí rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng được giao xong lên tàu.
Chứng từ bên bán cần phải giao cho bên mua để được thanh toán:

� Sales contract (Hợp đồng thương mại)

� Shipment Instruction (Lệnh giao hàng)

� Booking Note (Biên bản đặt chỗ)

� Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)

� Customs Declaration form (Tờ khai hải quan)

� Bill of Lading (Vận đơn đường biển)


� Bill of Exchange (Hối phiếu)

� Các loại chứng thư chứng nhận: nguồn gốc, khối lượng, chất lượng, số lượng, kiểm

dịch… (Certificate of Origin, weight, quality, quantity, phyto, fumigation…),

BÀI 8:
Người mua (Liên bang Nga) và người bán (Việt Nam) thỏa thuận một hợp đồng mua bán 50.000
tấn gạo hạt trắng với đơn giá 600 USD/ tấn; điều kiện giao hàng FCA; Thời hạn cuối giao hàng
là 10/4/2017; hàng được giao trọn một lần.
Ngày 15/3/2017 cơ quan có thẩm quyền Việt Nam ban hành văn bản: “Tạm ngưng xuất khẩu
gạo” do vấn đề an ninh lương thực. Văn bản có hiệu lực cho đến hết ngày 30/6/2017. Tại thời
điểm này, người bán đã thực hiện được 80% khối lượng hợp đồng.
Người bán ngay lập tức thông báo cho người mua về sự cố như trên và đồng thời cũng thông báo
với người mua về việc người bán tạm ngưng giao hàng và yêu cầu người mua lùi lại thời hạn
cuối giao hàng là sau ngày 01/7/2017.
Người mua không đồng ý và tuyên bố đơn phương hủy bỏ phần hợp đồng còn lại chưa thực hiện
là 20% tổng khối lượng (tương đương 10.000 tấn gạo) với lý do người bán vi phạm cơ bản nghĩa
vụ giao hàng.
Người bán không đồng ý và quyết định kiện người mua.
Câu 1: Giải thích điều khoản FCA. Hợp đồng mua bán gạo này được điều chỉnh bởi luật nào?
Trả lời:
FCA (Free Carrier) - “Giao hàng cho người chuyên chở” có nghĩa là trách nhiệm của người
bán trong điều kiện này là giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho người mua tại cơ sở của người
bán hoặc tại nơi được thỏa thuận tại nước của người bán. Người bán sẽ kết thúc trách nhiệm của
mình khi giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên do người mua thuê. Người mua phải thuê
phương tiện vận tải nội địa để đến địa điểm chỉ định tại nước người bán lấy hàng. Sau đó vận
chuyển ra cảng. Nếu đi đường biển thì vận chuyển ra cảng biển. Nếu đi đường hàng không thì
vận chuyển ra sân bay. Người bán hoàn tất việc bốc hàng lên phương tiện vận tải nội địa cũng
như làm thủ tục thông quan xuất khẩu. Người mua chịu trách nhiệm book cước vận chuyển quốc
tế từ nước người bán sang nước người mua.
Các bên mua và bên bán nên quy định rõ về địa điểm giao hàng chỉ định vì người mua chịu toàn
bộ chi phí và rủi ro liên quan đến việc nhận hàng từ điểm chỉ định về kho của mình.

Hợp đồng mua bán gạo này được điều chỉnh bởi Công ước Viên 1980 vì cả Việt Nam và Nga
đều là thành viên của Công ước này.

Câu 2: Tình huống ban hành văn bản trên được quy định như thế nào trong luật Việt Nam và
Công ước Viên 1980. Là người bán, bạn sẽ làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trả lời:
Tình huống ban hành văn bản trên được quy định tại Khoản 1-2 Điều 420 của Bộ Luật Dân sự
2015 và Khoản 1 Điều 79 Công ước Viên 1980.
- Điều 420 của Bộ Luật Dân sự 2015: Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ
bản
1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn
cảnh;
c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được
giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt
hại nghiêm trọng cho một bên;
đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép,
phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng
đến lợi ích.
2. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu
cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
- Điều 79 Khoản 1 Công ước Viên 1980 quy định:
Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ
nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm
soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó
vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu qủa của nó.
Là người bán, em sẽ có những biện pháp ngăn ngừa thiệt hại trước và sau khi có tranh chấp
xảy ra để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
- Về việc giao kết hợp đồng (trước khi tranh chấp có thể xảy ra):
Đối với những đơn hàng có khối lượng giao dịch lớn, chẳng hạn như trường hợp này là
50000 tấn gạo thì em sẽ yêu cầu được giao hàng từng phần nhằm chia nhỏ rủi ro không
những trong quá trình vận chuyển mà còn nhiều rủi ro tiềm ẩn khác; cùng với đó, em sẽ yêu
cầu bên mua thanh toán trước theo hình thức đặt cọc, có thể thanh toán trước 5 – 10% sau khi
ký kết hợp đồng và thanh toán phần còn lại sau khi đã nhận được hàng và đầy đủ chứng từ,
hoặc cũng có thể thanh toán theo từng đợt hàng được giao.
- Sau khi có thiệt hại và xuất hiện tranh chấp:
Em sẽ viện dẫn việc văn bản cấm xuất khẩu khạo được ban hành trong thời gian thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng là trường hợp bất khả kháng do bên bán không thể lường trước được để
né tránh hay khắc phục hậu quả, ngoài ra sự kiện này cũng nằm ngoài tầm kiểm soát của bên
bán và bên bán cũng không thể tính tới trường hợp trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 81 Công ước Viên 1980, em sẽ đòi bên mua hoàn lại giá trị hợp
đồng theo trị giá của 80% khối lượng hàng đã hoàn thành vì họ đã đơn phương chấm dứt hợp
đồng.

You might also like