Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bài tập tình huống PLKDQT

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG MÔN PHÁP LUẬT KINH DOANH

QUỐC TẾ

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỂ


PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ
1. Tình huống: một hợp đồng mua bán quốc tế được ký giữa người
bán Hoa Kỳ và người mua Việt Nam.
Thảo luận: Tìm hiểu và phân tích rủi ro pháp lý phát sinh từ hợp đồng
này, nêu rõ sự khác biệt của hai hệ thống pháp luật Hoa Kỳ và Việt
Nam.
2. Qua việc nghiên cứu các hệ thống pháp luật nói trên, hãy tìm hiểu
và giải thích lý do tại sao các hợp đồng theo truyền thống Civil Law
được soạn thảo tương đối ngắn gọn, rõ ràng, còn các luật gia Anh -
Mỹ thường soạn thảo các hợp đồng rất chi tiết thậm chí là dài dòng
với nhiều định nghĩa, nhiều điều khoản.
3. Tình huống: Doug Mckenzie - một luật sư Canada, đang ở ăn
phòng của mình ở Vancouver và Uta Schmidt, một luật sư Đức đang
làm việc ở Berlin. Cả hai đều đang đứng trước một vấn đề pháp lý:
khách hàng của họ đã đưa ra một chào hàng và bị ràng buộc về mặt
pháp lý bởi chào hàng đó dù không mong muốn. Khách hàng của họ
sẽ phải chịu bồi thường thiệt hại nếu không thực hiện theo chào hàng.
Thảo luận: Mỗi luật sư sẽ có những phương pháp, cách thức tiếp cận
như thế nào để tìm ra cơ sở pháp lý nhằm bảo vệ khách hàng của
mình? Hãy giải thích.
4. “Điều khoản luật áp dụng” và “Điều khoản giải quyết tranh chấp”
không phải là những điều khoản chủ yếu trong một hợp đồng kinh
doanh quốc tế, nhưng là điều khoản rất quan trọng để phòng ngừa
hiện tượng xung đột pháp luật phát sinh. Hãy lý giải điều đó.
5. Bài tập thảo luận: Công ty X của nước A bán 500 máy tính cho một
hãng Y ở nước B.
40% số máy tính này bị hỏng trong thời gian 6 tháng sử dụng. Người
bán đề nghị được thay thế các máy hỏng theo điều kiện bảo hành đã
quy định trong Hợp đồng. Vì tỷ lệ hư hỏng cao, người mua muốn hủy
Hợp đồng. Hợp đồng không có quy định gì về hủy hợp đồng. Hai bên
nghiên cứu luật áp dụng cho hợp đồng.
- Nếu áp dụng luật của nước B thì Luật mua bán hàng hóa của nước B
quy định như sau: “Hủy hợp đồng: nếu người bán giao hàng có chất
lượng xấu đến nỗi các khiếu nại theo điều kiện bảo hành là quá nhiều
thì người mua có thể trả lại hàng cho người bán và nhận lại số tiền đã
trả cho hàng hóa đó.”
- Nếu áp dụng luật của nước A thì thực tiễn xét xử của nước A đã
chấp nhận hai án lệ sau đây:
+ Án lệ 1: 500 máy tính nhập về thì có 30% máy hỏng. Thẩm phán đã
cho phép người nhập khẩu hủy hợp đồng, trả lại máy và lấy lại tiền
+ Án lệ 2: Người mua nhập về 1000 máy tính trong đó 400 máy hỏng.
Thẩm phán đưa ra giải pháp là nếu người xuất khẩu sửa chữa máy
hỏng thì người nhập khẩu không được hủy hợp đồng.
Câu hỏi:
Câu 1: Nước nào trong hai nước nói trên áp dụng Common Law?
Câu 2: Nếu luật áp dụng là luật nước B thì công ty nào sẽ thắng kiện?
Câu 3: Nếu luật áp dụng là luật nước A thì án lệ nào trong hai án lệ
trên sẽ cho một phán quyết đúng đối với vụ tranh chấp nói trên?
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG CHƯƠNG 2. HỢP ĐỒNG KINH DOANH
QUỐC TẾ
1. Ngày 1/8, công ty Wrench chào bán một lô bất động sản cho công
ty Hyde với giá 1200. Tuy nhiên, đến ngày 2/6, công ty Hyde từ chối
lời chào bán này. Vì vậy, đến ngày 6/6, công ty Wrench chào lại với
giá thấp hơn 1000. Ngày 8/6, công ty Hyde đề nghị mức giá 950.
Ngày 27/6, công ty Wrench từ chối nên ngày 28/6, công ty Hyde
thông báo chấp nhận giá ban đầu là 1000. Nếu công ty Wrench không
muốn bán nữa có được không?
2. Vào ngày 1 tháng 11, Adder, một kế toán viên, nhận được qua bưu
điện một cuốn sách dày tên là Tax Made Easy. Cùng với cuốn sách
này là một thông báo của Nhà xuất bản Messrs Galley & Co nói
rằng, cuốn sách này sẽ hỗ trợ Adder rất nhiều trong công việc của anh
ta và nếu anh ta không có phản hồi gì trong 7 ngày thì coi như anh ta
chấp nhận và phải trả 12. Adder không muốn mua cuốn sách nhưng
quên không trả lời Nhà xuất bản. Cuối tháng, nhận được hóa đơn yêu
cầu thanh toán 12. Adder có phải trả tiền không?
3. Hãy tư vấn cho một thương nhân xem trước khi giao kết hợp đồng
kinh doanh quốc tế, anh ta cần làm những gì để phòng tránh những rủi
ro phát sinh?
4. Hai đối tác là hai công ty Mỹ và Việt Nam tiến hành giao kết hợp
đồng qua thư gửi bằng đường bưu điện. Nếu bên chấp nhận chào hàng
là công ty Mỹ và bên chào hàng là công ty Việt Nam thì nơi ký hợp
đồng là ở đâu? Biết rằng Mỹ áp dụng Thuyết Tổng phát và Việt Nam
áp dụng Thuyết Tiếp thu.
5. Một công ty TNHH A có trụ sở tại Mỹ, gửi một đơn đặt hàng bằng
fax đến Công ty B có trụ sở tại Pháp để mua “300 khăn quàng lụa các
loại, dành cho phụ nữ với mức giá 200 Euro mỗi chiếc và giao hàng
tại Paris theo phương thức điều kiện giao hàng cho người chuyên chở
(FCA)”. Công ty B trả lời bằng một giấy xác nhận trong đó nêu rõ
đồng ý bán “300 khăn quàng phụ nữ, bao gồm 50 chiếc có họa tiết
hình cánh hoa cho mỗi màu xanh da trời, đỏ và xanh lá cây và 50
chiếc có họa tiết hình hoa loa kèn cho các màu vàng, da cam và đỏ.
Số hàng này sẽ được chuyển qua hãng hàng không Pháp AirFrance,
với mức giá 200 Euro một chiếc theo phương thức FCA Paris”.
a. Nếu hai bên không có thỏa thuận khác thì luật nào sẽ là luật điều
chỉnh cho hợp đồng này?
b. Theo luật điều chỉnh được xác định ở trên, hãy phân tích xem giữa
hai bên đã có hợp đồng chưa? Tại sao?
6. Tháng 9/1999, công ty nước ngoài A ký hợp đồng gia công giày
với công ty Việt Nam B do ông X - Phó giám đốc làm đại diện ký kết.
Sau khi ký hợp đồng, A chuyển vật liệu cho B và B đã nhận. Đến thời
hạn giao hàng, tức là tháng 9/2000, B không giao hàng. A phải mua
giày với giá cao của bên thứ ba để kịp có hàng giao cho khách hàng,
chịu thiệt hại là 50.000 USD. A kiện B đòi bồi thường thiệt hại nói
trên. B tuyên bố hợp đồng vô hiệu do Phó giám đốc X không được
Giám đốc ủy quyền ký hợp đồng gia công nói trên, trả lại vật liệu và
không bồi thường. Công ty B làm vậy là đúng hay sai?
7. Hợp đồng mua bán dược phẩm giữa một công ty Việt Nam và một
công ty Đài Loan có quy định về điều khoản bất khả kháng như sau:
“Force majeure: the seller shall not be responsible for the delay of
shipment in all cases of force majeure, including mobilization, wars,
riots, civil commotion, hostilities, blockade, requisition of vessels,
prohibition of export, fires, floods, earthquakes, tempests, and any
other contingencies which prevent shipment within the stipulated
period. In the event of aforesaid causes arising, documents proving its
occurrence of existence shall be sent by the seller to the buyer without
delay”.
Hãy bình luận điều khoản nói trên!
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG CHƯƠNG 3. HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HÓA QUỐC TẾ
1. Dù Việt Nam chưa là thành viên CISG nhưng có những trường hợp
CISG được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà một
bên là doanh nghiệp Việt Nam. Hãy nêu các trường hợp đó và khảo
cứu trên xem thực tế đã có những trường hợp thực tế nào hay chưa?
2. Trong một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có điều khoản về
bất khả kháng quy định như sau: “Trong trường hợp có sự kiện bất
khả kháng, bên bị ảnh hưởng có thể chấm dứt nghĩa vụ của mình trên
hợp đồng”. Anh (chị) hãy dự liệu những rủi ro có thể có từ điều khoản
trên?
3. Anh (chị) có nhận xét gì về trường hợp hợp đồng bị huỷ do sự vi
phạm cơ bản hợp đồng? Nhận định những khó khăn có thể có khi xác
định vi phạm nào là vi phạm cơ bản (theo Công ước Viên 1980 và
theo Luật Thương mại Việt Nam năm 2005)?
4. Người bán có trụ sở thương mại tại nước A và người mua có trụ sở
thương mại tại nước B ký một hợp đồng quy định áp dụng Công ước
của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Cả nước
A lẫn nước B chưa phải là thành viên của Công ước, vậy Công ước có
được áp dụng không?
5. Người bán và người mua ký một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế với luật áp dụng là CISG, theo đó người bán có nghĩa vụ giao máy
vi tính cho người mua trước ngày 01/01. Người bán đã chậm giao
hàng cho người mua, người mua đánh một bức điện cho người bán
vào ngày 02/01 với nội dung: “Chúng tôi đang nóng lòng nhận được
lô máy tính từ quý ngài. Chúng tôi hy vọng rằng lô hàng đó sẽ được
giao cho chúng tôi trước ngày 01/02”. Người bán giao hàng vào ngày
05/02 nhưng người mua từ chối nhận hàng và tuyên bố huỷ hợp đồng
bởi vì người bán đã vi phạm việc giao hàng trước ngày 01/02 đã được
chỉ rõ trong bức điện ngày 02/01. Vậy, người mua có thể huỷ hợp
đồng trong tình huống trên không?
6. Hợp đồng giữa người bán Việt Nam và người mua ký ngày
4/10/93. Đối tượng hợp đồng là 110 MT lạc nhân, giao hàng theo điều
kiện CIF cảng Vladivostok. Phẩm chất quy định trong hợp đồng theo
6 chỉ tiêu trong đó có chỉ tiêu độ ẩm <9%. Hợp đồng quy định kiểm
tra phẩm chất tại nước người bán do Vinacontrol làm là quyết định.
Thực hiện hợp đồng, ngày 18/3/1994, người bán giao 105 MT lạc
nhân trong 7 containers, lấy vận đơn hoàn hảo. Trước khi bốc hàng
lên tàu, người bán đã mời Vinacontrol giám định và cấp GCNPC.
Ngày 25/4/1994, hàng đến cảng Vladivostok. Ngày 26/5/1994, người
mua mời công ty giám định đến giám định 2 containers theo tiêu
chuẩn quốc gia Nga, kết luận: lạc kém phẩm chất, độ ẩm 13%, mốc,
mọc mầm. Người mua chở bằng đường sắt 5 containers còn lại đến
Rostop Nadonu. Ngày 16/6/1994: người mua mời giám định đến giám
định lô lạc. Biên bản giám định kết luận lạc không đúng phẩm chất
quy định trong hợp đồng, việc tiếp tục sử dụng lạc phải giao cho cơ
quan kiểm dịch Nhà nước Nga quyết định. Người mua Nga giao 7
containers cho người mua lại nội địa. Người này thấy lạc không sử
dụng được nên đã tự động huỷ lô lạc. Người mua Nga tiến hành khiếu
nại người bán đòi giao thay thế hàng đúng phẩm chất hoặc trả lại tiền.
Khiếu nại này của người mua Nga có được thỏa mãn không?
7. Nguyên đơn là người nhập khẩu Việt Nam. Bị đơn là người xuất
khẩu Hàn Quốc. Hợp đồng ký ngày 5/5/1996. Đối tượng là 10 xe tải
đã qua sử dụng hiệu TOWER. Điều 3 Hợp đồng quy định: xe phải là
xe tải gốc. Kiểm tra phẩm chất do người bán tiến hành ở cảng đi. Điều
7 quy định nếu giao hàng chậm hoặc mở L/C chậm thì nộp phạt mỗi
ngày chậm là 0,1% trị giá hợp đồng, nhưng tối đa không quá 8% trị
giá hợp đồng.
Ngày 2/7/1996, Nguyên đơn nhận hàng tại cảng TP.Hồ Chí Minh phát
hiện 10 xe đều là xe khách từ 7-12 chỗ đã tháo bỏ ghế ngồi.
Ngày 4/7/1996, Nguyên đơn mời Vinacontrol giả định. Biên bản giám
định kết luận: 8 xe chở khách 7 chỗ và 2 xe chở khách 12 chỗ, có lỗ
trên sàn xe.
Ngày 8/7/1996, Nguyên đơn fax cho Bị đơn đơn khiếu nại kèm Biên
bản giám định, yêu cầu Bị đơn nhận lại xe, trả lại tiền. Ngày
15/7/1996, Bị đơn fax cho Nguyên đơn, nhờ Nguyên đơn tái xuất giúp
10 xe.
Ngày 18/7/1996, Nguyên đơn trả lời: Bị đơn trả tiền hàng rồi mới
giúp Bị đơn tái xuất 10 xe.
Ngày 5/10/1996, do Bị đơn không trả tiền hàng và nhận lại xe,
Nguyên đơn kiện Bị đơn ra VIAC đòi Bị đơn nhận lại xe và trả số tiền
là 41.590 USD, gồm:
Tiền hàng đã thanh toán ……………………………………
37.000USD
Phạt vi phạm HĐ …………………………………………..…
2.960USD
Phí mở L/C ………………………………………..…………….
280USD
Phí giám
định……………………………………………………..300USD
Chi phí dỡ hàng ………………………………………….
……..400USD
Lãi suất trên số tiền 37.000USD kể từ ngày thanh toán đến ngày đi
kiện………………………………………………… 650USD
Các yêu cầu trên của đơn kiện có được thỏa mãn không? Tại sao? Biết
luật áp dụng là CISG.
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG CHƯƠNG 4. HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG
DỊCH VỤ QUỐC TẾ
1. Phân tích nghĩa vụ cung cấp con tàu có đủ khả năng đi biển của
người chuyên chở theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005, Công
ước Brussels 1924 và Công ước Hamburg 1978. Theo đó, hãy xác
định xem đây là nghĩa vụ theo kết quả công việc hay nghĩa vụ theo nỗ
lực và khả năng cao nhất.
2. Tìm một hợp đồng cung ứng dịch vụ (trong nước hoặc quốc tế) đã
được ký kết và thực hiện trong thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam.
Nghiên cứu hợp đồng để trả lời những câu hỏi sau:
a. Đặc điểm của dịch vụ là đối tượng của hợp đồng?
b. Nghĩa vụ của người cung ứng dịch vụ theo hợp đồng đó là nghĩa vụ
theo nỗ lực và khả năng cao nhất hay nghĩa vụ theo kết quả công
việc?
c. Tìm 3 lỗi/vấn đề pháp lý trong hợp đồng để phân tích và bình luận.
Những lỗi/vấn đề pháp lý này được phân tích và phát hiện dựa trên
những kiến thức pháp lý chung về hợp đồng và những kiến thức pháp
lý riêng về hợp đồng cung ứng dịch vụ. Ví dụ, một số vấn đề sau đây
có thể được lựa chọn để phân tích (nhưng không hạn chế ở những vấn
đề đó):
- Năng lực chủ thể của các bên hợp đồng, thẩm quyền ký kết của
người đại diện?
- Luật điều chỉnh hợp đồng?
- Quy định về dịch vụ cung ứng và nghĩa vụ của người cung ứng dịch
vụ đã rõ ràng và đầy đủ chưa?
- Những quy định nào của hợp đồng có thể gây ra những rủi ro pháp
lý cho một bên/các bên trong hợp đồng? Đề xuất sửa đổi nếu có thể.
- Lỗi trong việc soạn thảo các điều khoản của hợp đồng. Đề xuất sửa
đổi nếu có thể.
- Những nội dung/điều khoản còn thiếu trong hợp đồng. Đề xuất bổ
sung nếu có thể.
3. Hợp đồng ký giữa Liên đoàn bóng đá Việt Nam (LĐBĐVN) và
Huấn luyện viên (HLV) Letard, ký ngày 23/2/2002, hợp đồng có hiệu
lực từ ngày 12/3/2002 đến ngày 31/12/2003. Mục tiêu của hợp đồng:
dẫn dắt Đội tuyển Bóng đá Việt Nam tại Seagames 2003.
Điều 10.2: LĐBĐVN có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu
ông Letard:
- Không hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện;
- Làm tổn hại đến uy tín của LĐBĐVN và Đội tuyển Bóng đá Việt
Nam. Ngày 21/8/2002, LĐBĐVN quyết định đơn phương chấm dứt
Hợp đồng. Lý do:
- Chuyên môn, phương pháp huấn luyện của HLV không phù hợp với
bóng đá Việt Nam;
- Đội tuyển Việt Nam thua khi giao hữu, làm ảnh hưởng đến uy tín
của đội bóng.
Quan điểm của HLV: chấp nhận chấm dứt hợp đồng nhưng đòi được
trả lương đến hết ngày 31/12/2003 và đòi bồi thường thiệt hại tinh
thần, tổng cộng là 140.000USD. Quan điểm của LĐBĐVN: chỉ trả
thêm 1 tháng lương và một vé máy bay về Pháp, tức 27.000USD.
Câu hỏi thảo luận:
a. Xác định đối tượng của hợp đồng?
b. Xác định nghĩa vụ của HLV?
c. LĐBĐVN có căn cứ để đơn phương chấm dứt Hợp đồng không?
Nếu không thì ông Letard có thể đòi LĐBĐVN bồi thường những
khoản nào?
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG CHƯƠNG 5. MỘT SỐ HỢP ĐỒNG PHỔ
BIẾN TRONG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
1. Tìm một hợp đồng đầu tư (trong nước hoặc quốc tế) đã được ký kết
và đã/đang được thực hiện trong thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam.
Dựa trên những kiến thức pháp lý chung về hợp đồng và những kiến
thức pháp lý riêng về hợp đồng đầu tư quốc tế, nghiên cứu hợp đồng
để trả lời những câu hỏi sau:
- Xác định loại hợp đồng đầu tư?
- Nhận xét về năng lực chủ thể của các nhà đầu tư, thẩm quyền ký kết
của người đại diện?
- Nhận xét về luật điều chỉnh hợp đồng và cơ chế giải quyết tranh
chấp phát sinh được quy định trong hợp đồng?
- Những quy định nào của hợp đồng có thể gây ra những rủi ro pháp
lý cho một bên/các bên trong hợp đồng. Tìm hiểu những khó khăn/rủi
ro đã/đang xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng nói trên trong
thực tiễn; từ đó, đề xuất sửa đổi?
- Những nội dung/điều khoản còn thiếu trong hợp đồng đề xuất bổ
sung?
2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa hai công ty của Việt Nam về
đầu tư dự án khu đô thị tại tỉnh Vĩnh Phúc:
Điều 7. Chuyển nhượng vốn đầu tư Dự án
7.1. Các bên tham gia Hợp đồng này có quyền chuyển nhượng vốn đã
góp vào Dự án khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Đã có thông báo yêu cầu bên kia mua lại phần vốn đầu tư đã góp
nhưng bên kia từ chối hoặc trong phạm vi 07 (bảy) ngày kể từ ngày
nhận được thông báo bên kia không phản hồi thì coi như từ chối nhận
chuyển nhượng.
- Bên nhận chuyển nhượng phải cam kết thực hiện đầy đủ các quyền
và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng trong Hợp đồng này.
7.2. Bên nhận chuyển nhượng phần vốn đầu tư được đề cử người thay
thế vị trí nhân sự do bên chuyển nhượng đang đảm nhận tại Ban Điều
hành nếu thỏa mãn các điều kiện đặt ra đối với tiêu chuẩn của thành
viên Ban Điều hành.
Hãy bình luận điều khoản trên?
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG CHƯƠNG 6. GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ
1. Hãy thảo luận và tìm ra lỗi trong việc soạn thảo các thỏa thuận
trọng tài sau đây:
- “Mọi tranh chấp phát sinh từ hay có liên quan đến hợp đồng này sẽ
được giải quyết bằng trọng tài”;
- “Mọi tranh chấp phát sinh từ hay có liên quan đến hợp đồng này sẽ
được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - chi nhánh thành phố
Hồ Chí Minh”;
- “Mọi tranh chấp phát sinh từ hay có liên quan đến hợp đồng này sẽ
được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. Nếu một
bên không đồng ý với phán quyết của trọng tài thì có quyền kiện ra
Tòa án nước bị đơn”;
- “Mọi tranh chấp phát sinh từ hay có liên quan đến hợp đồng này sẽ
được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Trung Quốc”
- “Mọi tranh chấp phát sinh từ hay có liên quan đến hợp đồng này sẽ
được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam theo quy
tắc tố tụng trọng tài của ICC”.
2. Hợp đồng giữa một công ty Việt Nam và một công ty Singapore,
trong đó có điều khoản như sau:
“Điều…: Điều khoản trọng tài:
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có tranh chấp phát sinh thì
tranh chấp phải được giải quyết trước tiên bằng thương lượng giữa
các bên. Nếu thương lượng không được thì tranh chấp sẽ được giải
quyết tại Tòa án Kinh tế Hà Nội.”
Anh (Chị) hãy bình luận điều khoản trên. Chỉ rõ rủi ro pháp lý mà các
bên có thể gặp phải trong quá trình giải quyết tranh chấp.
3. Ngày 15/02/2005, một thương nhân X ký hợp đồng bán cho một
doanh nghiệp Y của TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM), Việt Nam 1400
MT UREA ±5%
Ngày 06/07/2005, hàng về cảng, phía Y mời công ty giám định hàng
hóa tại TP.HCM tới giám định lô hàng. Biên bản giám định cho thấy,
UREA không đạt tiêu chuẩn như theo hợp đồng: UREA bị cứng, vón
cục từng phần, trọng lượng của các bao không thống nhất. Trước tình
hình này, phía doanh nghiệp Y buộc phải chuyển hàng từ cảng về kho
của công ty để tái chế đồ phế thải, thay thế bao bì đóng gói lại. Đồng
thời, phía Y cũng đã khiếu nại X kèm theo biên bản giám định phẩm
chất, đòi giảm giá lô hàng và bồi thường chi phí phát sinh do tái chế.
Ngày 25/08/2005, doanh nghiệp Việt Nam và thương nhân X ký biên
bản thỏa thuận theo đó phía X đồng ý hỗ trợ phía Y số tiền là 12.000
USD do UREA không đạt tiêu chuẩn như hợp đồng nhưng không nói
gì đến chi phí tái chế. Tuy nhiên, trên thực tế thương nhân này chưa
trả cho phía Việt Nam số tiền trên. Qua nhiều lần thúc giục, thương
nhân X trả số tiền trên cùng chi phí tái chế mà không có kết quả, phía
doanh nghiệp Y kiện X ra trọng tài thương mại đòi bồi thường các
khoản sau:
- Số tiền hỗ trợ UREA không đạt tiêu chuẩn: 12.000 USD
- Chi phí tái chế bao gồm:
- Chi phí giám định: 14.000.000 VNĐ
- Chi phí thuê bảo quản chờ đóng gói từ tháng 08/2005 đến ngày
15/11/2005 là 46.000.000 VNĐ
- Chi phí bốc xếp: 14.500.000 VNĐ (Bốc nhập kho: 7.500.000 VNĐ,
bốc xuất kho: 7.000.000 VNĐ)
- Chi phí vận chuyển hàng về kho tái chế: 3.000.000 VNĐ
- Chi phí tái chế đóng gói lô hàng: 174.400.000 VNĐ (bao gồm: Chi
phí gia công đóng gói: 87.000.000 VNĐ; Phí bốc xếp nhập tái chế:
2.000.000 VNĐ; Chi phí mua bao bì mới sau khi đã trừ chi phí bán
bao bì cũ: 75.600.000 VNĐ)
Tổng cộng: A+B+C+D+E = 251.900.000 VNĐ
Quy ra USD theo tỷ giá lúc đó là 21.622 USD
Tổng số tiền bồi thường: 12.000 + 21.622 = 33.622 USD
Các chi phí tái chế đều có chứng từ, biên lai kèm theo làm bằng
chứng.
Trong biên bản biện minh của mình, thương nhân X trình bày:
Thứ nhất, mục B: Bên X không chấp nhận khoảng thời gian lưu kho
là 3 tháng mà chỉ là 2 tháng rưỡi từ ngày 29/08/2005 đến ngày
14/11/2005 với chi phí là 32.000.000 VNĐ.
Thứ hai, phía X không thừa nhận thiệt hại ở mục C và mục D vì theo
hợp đồng ngoại thương và thực tiễn thực hành tại Việt Nam, người
mua hàng phải chịu các chi phí bốc xếp tại cảng và vận chuyển hàng
từ cảng về kho nghĩa vụ đương nhiên của phía người mua dù hàng có
vấn đề hay không.
Thứ ba, về chi phí bao bì mới ở mục E, phía thương nhân X chỉ thừa
nhận giá mua là 70.200.000 VNĐ theo hợp đồng mua bao bì và phiếu
chi (sau khi trừ chi phí mua bao bì cũ).
Anh (chị) hãy cho biết ý kiến về vụ việc này.
4. Doanh nghiệp A của Việt Nam ký hợp đồng bán cho doanh nghiệp
B của Mỹ 400 MT hạt tiêu đen theo điều kiện FOB cảng TP.HCM,
đơn giá là 1.400 USD/MT. Sau khi hàng được giao, bên B đã thanh
toán cho bên A số tiền là 300.000 USD. Đúng một tháng sau, hai bên
cùng ký với công ty JSV (Việt Nam) một thỏa thuận, theo đó, Bên B
đã trả 300.000 USD, số tiền còn lại Công ty JSV chịu trách nhiệm
thanh toán, phía B sẽ không chịu trách nhiệm gì về việc thanh toán
nữa. Tuy nhiên, phía JSV không nghiêm chỉnh thực hiện cam kết chi
trả một phần tiền mặc dù phía A đã nhiều lần đôn đốc. Không được
thanh toán hết tiền, phía A khởi kiện phía B ra trọng tài thương mại,
đòi B phải bồi thường 260.000 USD. Trong bản tự bảo vệ gửi trọng
tài, phía B bác lại rằng: Theo như thỏa thuận ba bên, bên bán và bên
mua đã đồng ý chuyển nghĩa vụ thanh toán trị giá của hợp đồng sang
bên JSV. Vì vậy, người mua không còn nghĩa vụ thanh toán cho
người bán nữa. Thực hiện thỏa thuận này, công ty JSV cũng đã trả
cho A số tiền là 110.000 USD. Như vậy, chứng từ cho thấy, công ty
JSV cũng đã cố gắng thực hiện nghĩa vụ của mình. Còn người mua đã
giải phóng khỏi nghĩa vụ thanh toán cho người bán sau thỏa thuận. Vì
vậy, cần xem lại tư cách người trả nợ.
Anh (chị) hãy cho biết ý kiến về vụ việc này.

You might also like