Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bai Tap On Tap Luat Thue

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 16

I- CÂU HỎI LÝ THUYẾT:

1. Phân biệt các khái niệm đối tượng chịu thuế, người nộp thuế, người chịu thuế?
2. Phân biệt các khái niệm đối tượng không chịu thuế, đối tượng miễn thuế, đối
tượng hưởng thuế suất 0%?
3. Phân biệt thuế trực thu và thuế gián thu? Qua đó phân tích cách thức điều chỉnh
của pháp luật thuế đối với hai loại thuế trên như thế nào? (chính sách miễn
giảm)
4. Khi nào được coi là đánh trùng thuế? Tại sao phải tránh đánh trùng thuế
5. Truy thu thuế là gì? Có phải mọi trường hợp truy thu thuế đều xuất phát từ hành
vi vi phạm pháp luật thuế không? Tại sao?
6. Hoàn thuế là gì? Hoàn thuế có phải là trường hợp được miễn, giảm thuế không?
Tại sao?
7. Xác định những chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế?
8. Xác định cơ quan có thẩm quyền thu thuế ở Việt Nam hiện nay?
9. Nhận xét về trường hợp một cá nhân hoặc tổ chức được đối tượng nộp thuế ủy
quyền (thông qua hợp đồng dịch vụ hoặc ủy quyền dân sự - sau đây gọi là người
được ủy quyền) để thực hiện nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế, nhưng người
được ủy quyền không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thuế của
đối tượng nộp thuế ?
10. Đối tương chịu thuế của thuế XK-NK là gì?
11. Tại sao thuế XK – NK không điều tiết vào hành vi XK – NKdịch vụ qua biên
giới Việt Nam?
12. Xác định được nguyên nhân nào làm cho một số hàng hóa được phép qua biên
giới Việt Nam nhưng không chịu sự điều chỉnh của pháp luật thuế XK, NK?
13. Những trường hợp nào được miễn thuế XK – NK?
14. Phân tích hệ quả pháp lý của trường hợp không chịu thuế XK-NK và trường hợp
miễn thuế XK-NK?
15. Căn cứ xác định đối tượng nộp thuế XK – NK?
16. Sự khác nhau cơ bản trong việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu và thuế suất
thuế xuất khẩu?
17. Yếu tố nào đóng vai trò quyết định trong việc việc xác định thuế suất thuế xuất
khẩu hoặc thuế suất thuế nhập khẩu trong từng trường hợp cụ thể?
18. Thuế chống phá giá, thuế tự vệ, thuế chống phân biệt đối xử, thuế chống trợ cấp
áp dụng trong những trường hợp nào?
19. Quy định về Thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ, thuế chống trợ cấp có được áp
dụng đối với hàng hóa xuất khẩu không? Tại sao?
20. Xác định những trường hợp nào nên và không nên áp dụng các loại thuế chống
phá giá, thuế tự vệ, thuế chống phân biệt đối xử, thuế chống trợ cấp? Ưu và
nhược điểm của các biện pháp trên khi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu?
21. Xác định giá tính thuế xuất khẩu và nhập khẩu?
22. Ý nghĩa của việc xác định trị giá hải quan để tính thuế nhập khẩu và việc xác
định giá để áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu khác
nhau như thế nào?
23. Nêu thời điểm xác định trị giá hải quan? Ý nghĩa của quy định này?
24. Hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng thuế suất thông thường có phải là một biện pháp
trừng phạt về thuế không?
25. Tại sao Việt Nam vẫn duy trì thuế xuất khẩu, mặc dù thuế suất thuế xuất khẩu
đối với đa số mặ thàng xuất khẩu chỉ là 0%?
26. Hàng hoá trong danh mục chịu thuế TTĐB được sản xuất để xuất khẩu có phải
chịu thuế TTĐB không? Tại sao?
27. Nêu đối tượng không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Tại sao pháp luật
quy định những trường hợp này không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
28. Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt do cơ sở sản xuất để biếu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ thì có phải nộp
thuế tiêu thụ đặc biệt không? Tại sao?
29. Tại sao ô tô dưới 24 chỗ ngồi được nhập khẩu để sử dụng trong khu phi thuế
quan vẫn phải chịu thuế TTĐB?

(GNK+thuế nhập khẩu+thuế TTĐB+thuế BVMT) x thuế suất


- Thuế NK: GNK x thuế suất
- Thuế TTĐB: GTT x thuế suất = (GNK + thuế NK) x thuế suất
- Thuế BVMT: SLHH x thuế suất tuyệt đối
- Thuế GTGT: GTT x thuế suất =(GNK+thuế nhập khẩu+thuế TTĐB+thuế BVMT)
x thuế suất

30. Thời điểm kê khai tính thuế TTĐB, GTGT đối với hàng nhập khẩu?
31. Hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu có chịu thuế GTGT không? Theo anh (chị) điều
này có mâu thuẫn với điều 2 Luật Thuế qui định: “Thuế GTGT là thuế tính trên
giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu
thông đến tiêu dùng” không?
32. Điều tiết thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu có ý nghĩa khác biệt như thế nào so
với việc dùng thuế nhập khẩu để điều tiết hàng nhập khẩu?
33. Mức thuế suất thuế GTGT hiện hành được quy định như thế nào? Ý nghĩa của
mức thuế suất thuế GTGT là 0% áp dụng đối với hàng xuất khẩu?
34. Hàng hóa thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu có được hưởng thuế
suất 0% không? Tại sao?
35. Điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp tính thuế
trực tiếp trên GTGT?
36. Trường hợp cơ sở kinh doanh không sử dụng hóa đơn chứng từ thì có phải nộp
thuế giá trị gia tăng không? Nếu có thì nộp theo phương pháp nào?
37. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh nhưng không phát
sinh doanh thu trong kỳ tính thuế thì có phải thực hiệnnghĩa vụ kê khai thuế
GTGT không?Tại sao?
38. Phân biệt đối tượng không chịu thuế và đối tượng chịu GTGT được hưởng thuế
suất thuế GTGT là 0%?
39. Tại sao không nên quy định nhiều mức thuế suất thuế giá trị GTGT khác nhau?
40. Bằng những kiến thức đã học, anh (chị) hãy giải thích tại sao có tình trạng mua
bán hóa đơn giá trị gia tăng? Trình bày các giải pháp khắc phục hiện tượng này?
41. Hãy xác dịnh ý nghĩa của qui định về khấu trừ thuế GTGT trong điều 12 Luật
thuế GTGT?
42. Phân tích sự khác biệt trong vai trò điều tiết của thuế TTĐB và thuế BVMT?
43. Theo quan điểm của anh (chị) đối tượng chịu thuế BVMT có thể trùng với đối
tượng chịu thuế TTĐB không? Tại sao?
44. Trong trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế BVMT đồng thời là đối
tượng chịu thuế TTĐB thì có xảy ra hiện tượng trùng thuế không? Tại sao?
45. Hàng hóa chịu thuế BVMT có chịu thuế GTGT không? Tại sao?
46. Hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB, khi nhập khẩu làm phát sinh những nghĩa
vụ thuế nào? Việc điều tiết nhiều sắc thuế khác nhau trong trường hợp này có bị
xem là trùng thuế không? Tại sao?
47. Tổ chức không phải là doanh nghiệp có thu nhập từ hoạt động kinh doanh có
phải là đối tượng nộp thuế TNDN không? Tại sao?
48. Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh, tổ hợp tác có là đối tượng nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp không?
49. Nghĩa vụ thuế của cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam
có gì khác so với nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
được thành lập tại Việt Nam?
50. Phân biệt thu nhập chịu thuế TNDN và thu nhập chịu thuế TNCN?
II- NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI – GIẢI THÍCH.
1. Thuế ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước tư sản.
2. Luật thuế là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
3. Thuế mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp.
4. Một tổ chức, cá nhân chỉ có thể là đối tượng nộp thuế của một sắc thuế.
5. Đối tượng nộp thuế không có nghĩa vụ đăng ký, kê khai và nộp thuế khi được
hưởng thuế suất 0%,.
6. Truy thu thuế luôn là hệ quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp luật thuế.
7. Cơ quan thuế các cấp là cơ quan duy nhất có thẩm quyền thu các loại thuế theo
qui định của pháp luật.
8. Tổ chức, cá nhân có hành vi xuất khẩu- nhập khẩu hàng hoá qua biên giới Việt
Nam phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
9. Doanh nghiệp khu chế xuất là người nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
10. Doanh nghiệp trong khu chế xuất ở Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa ra khỏi
biên giới Việt Nam phải nộp thuế xuất khẩu theo qui định `của Luật thuế XK-NK.
11. Thuế chống trợ cấp áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu tăng thêm về số lượng
so với tờ khai hải quan.
12. Hàng hoá nhập khẩu bị điều tiết thuế tự vệ thì không bị điều tiết thuế nhập khẩu.
13. Tổ chức, cá nhân có hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu thì không phải
nộp thuế GTGT.
14. Việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu căn cứ vào giá nhập khẩu của hàng hóa
nhập khẩu.
15. Thời điểm tính thuế NK là thời điểm hàng hóa cập cảng nhập khẩu đầu tiên.
16 Cơ quan thuế là cơ quan duy nhất có thẩm quyền thu thuế TTĐB.
17 Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu kinh doanh hàng hóa thuộc diện chịu thuế
TTĐB là người nộp thuế TTĐB.
18 Hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB được sản xuất để bán cho các tổ chức khác
xuất khẩu phải chịu thuế TTĐB.
19 Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB đã chịu thuế TTĐB thì không
chịu thuế GTGT.
20 Hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do doanh nghiệp khu chế xuất
sản xuất và bán vào thị trường Việt Nam là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
21 Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn là người nộp thuế tiêu thụ
đặc biệt.
22 Hành vi nhập khẩu máy Jacpot, dụng cụ chơi golf phải nộp thuế nhập khẩu và
thuế tiêu thụ đặc biệt.
23 Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá bán đã
bao gồm tiền thuế GTGT.
24 Các doanh nghiệp có quy mô như nhau thì được áp dụng thuế suất thuế GTGT
như nhau.
25 Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế trực thu.
26 Cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế BVMT từ nguyên liệu nhập khẩu
không phải nộp thuế GTGT đối với nguyên liệu nhập khẩu.
27 Người nộp thuế BVMT chỉ có thể là tổ chức kinh doanh hàng hóa chịu thuế
BVMT.
28 Thuế suất thuế BVMT được xác định theo mức thuế suất thuế TTĐB.
29 Hàng thuộc diện chịu thuế BVMT khi nhập khẩu chỉ chịu thuế BVMT.
30 Thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ điều tiết vào thu nhập từ hoạt động kinh doanh
chính của doanh nghiệp.
31
32
33
34 Chủ hộ kinh doanh cá thể là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
35 Các khoản chi cho hoạt động tài trợ là chi phí được trừ khi xác định thu nhập
tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
36 Thu nhập chịu thuế TNDN là thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
37 Khoản chi có hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật là chi phí được trừ
khi tính thuế TNDN.
38 Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
39 Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế là thời điểm doanh nghiệp nhận được tiền
bán hàng hóa, dịch vụ.
40 Đối tượng nộp thuế TNCN phải là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên.
41 Đơn vị chi trả thu nhập cho cá nhân là đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân.
42 Cá nhân cư trú có thu nhập giống nhau sẽ nộp thuế TNCNnhư nhau.
43 Mọi khoản thu nhập từ tiền công, tiền lương đều là thu nhập chịu thuế TNCN.
44 Lợi tức cổ phần của cổ đông công ty Cổ phần không là thu nhập chịu thuế
TNCN.
45 Thu nhập từ thừa kế là thu nhập chịu thuế TNCN.
46 Tổ chức, cá nhân sử dụng tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam phải nộp thuế tài
nguyên theo quy định của pháp luật.
47 Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp nếu sử dụng
vào mục đích phi nông nghiệp thì phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
48 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chỉ điều tiết vào đất dùng xây nhà để ở.
49 Hộ gia đình thu hoạch tôm trong đìa nuôi tôm của gia đình có nghĩa vụ nộp thuế
tài nguyên.
50 Diện tích mặt nước dùng để thả bè nuôi cá là đối tượng chịu thuế sử dụng đất
nông nghiệp.
51 Cát được khai thác trái phép là đối tượng chịu thuế tài nguyên.
52 Người nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp là người đang sử dụng đất nông
nghiệp.
53 Các hành vi vi phạm pháp luật thuế chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.
54 Ủy ban nhân dân các cấp không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực thuế.
55 Truy thu thuế là một hình thức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
56 Trốn thuế là hành vi chậm nộp tiền thuế tiền phạt.
57 Ấn định thuế được áp dụng trong trường hợp người nộp thuế không đăng ký
thuế.
58 Đăng ký thuế là việc cơ quan thuế ấn định số tiền thuế mà người nộp thuế phải
nộp.
59 Khai thuế là việc người nộp thuế thực hiện tính toán số tiền thuế phải nộp.
60 Cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi trốn thuế thu nhập
doanh nghiệp
III- Bài tập tình huống.
Tình huống 1.
Ông A, bà B và công ty cổ phần C cùng góp vốn thành lập Bệnh viện tư nhân X (dưới
hình thức công ty cổ phần). Theo Giấy phép thành lập được Sở Y tế Tp.HCM cấp thì
Bệnh viện tư nhân X có chức năng khám chữa bệnh và bán thuốc chữa bệnh, dụng cụ y
tế. Để thực hiện hoạt động kinh doanh, trong tháng 3/2017, Bệnh viện tư nhân X nhập
khẩu một chiếc ô tô loại 8 chỗ ngồi để làm tài sản cố định cho bệnh viện, đồng thời thanh
toán chi phí tiền điện cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của Bệnh viện tư nhân X là 10
triệu đồng. Anh (chị) hãy cho biết:
1. Với các hành vi gồm khám chữa bệnh, bán thuốc, dụng cụ y tế và nhập
khẩu ô tô, Bệnh viện tư nhân X phải nộp những loại thuế gì? Tại sao?
2. Giả sử Bệnh viện tư nhân X nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp
khấu trừ thì toàn bộ phần thuế giá trị gia tăng đã nộp đầu vào đối với hành vi nhập khẩu ô
tô và điện trong tháng 3/2017 được xử lý như thế nào ở khâu đầu ra?
VAT pn = VAT đra – VAT đv được khấu trừ
= 600tr -
ô tô ( <1,6 tỷ : được trừ toàn bộ; >1,6 tỷ không được khấu trừ)
o VAT Điện
+ Sử dụng cho hoạt động bán thuốc, dụng cụ y tế (CT): VAT đ => Khấu trừ toàn bộ
+ Sử dụng cho hoạt động khám chữa bệnh (KCT)=> không được khẩu trừ
Công thức tính (không hạch toán riêng được) = doanh thu chịu thuế/tổng doanh thu x
VAT đầu vào
Doanh thu bán thuốc, DCYT/tổng doanh thu x 909.000
3. Tháng 4 năm 2017, Bệnh viện tư nhân X tiến hành chia cổ tức năm 2017
cho A, B và C. Hỏi A, B, C có thực hiện nghĩa vụ thuế gì cho nhà nước không? Vì sao?
4. Tháng 5 năm 2017, Bệnh viện tư nhân X được một tổ chức phi chính phủ
nước ngoài tài trợ 3 máy xét nghiệm, nhập khẩu từ Nhật Bản. Hỏi Bệnh viện có phải thực
hiện nghĩa vụ thuế gì cho hành vi này không? Tại sao?
5. Tháng 6 năm 2017, Bệnh viện tư nhân X có tổ chức cho những nhân viên
có thành tích tốt trong công việc đi du lịch tại tỉnh Điện Biên với chi phí là 300 triệu
đồng. Hỏi khoản chi này có được trừ khi tính thuế TNDN của Bệnh viện tư nhân X
không? Tại sao?
Tình huống 2.
Tháng 8 năm 2021, ông A có một số khoản thu nhập sau: (1) thu nhập từ tiền lương tại
trường ĐH X là 25 triệu đồng; (2) thu nhập từ tiền chia cổ tức tai công ty cổ phần Y là 5
triệu đồng; (3) thu nhập từ tiền lãi gửi tiết kiệm tại ngân hàng Y là 10 triệu đồng, (4) bán
một căn nhà và đất ở trị giá 800 triệu đồng. Ông A có một người con là B 10 tuổi; một
người con là C, 19 tuổi, thi rớt đại học ở nhà; một người vợ là D ở nhà nội trợ; cả B, C, D
đều không có thu nhập và sức khỏe bình thường. Khi tính thuế thu nhập cá nhân đối với
ông A, anh (chị) hãy xác định:
1. Những ai là người phụ thuộc vào ông A? Tại sao? TT số 111/2013/Thông tư bộ tài
chính.
2. Những khoản thu nhập nào được tính giảm trừ gia cảnh? Tại sao?
3. Hãy tính thuế TNCN của ông A phát sinh trong tháng 8 năm 2021?
4. Giả sử cũng trong tháng 8 năm 2021, ông A có thỉnh giảng tại ĐH Z với tiền thù
lao một khóa học là 5 triệu đồng. Anh (chị) hãy cho biết phương thức tính thuế
TNCN đối với khoản thu nhập này như thế nào?
5. Hành vi (4) có chịu thuế GTGT không? Nếu có thì tính thuế GTGT theo phương
pháp nào? Tại sao?
6. Tiền chia cổ tức cho ông A có được coi là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
của công ty Y không? Tại sao?
Tình huống 3.
Công ty TNHH Y có trụ sở tại Quận 1, TpHCM và chi nhánh Hàn Quốc. Năm tài chính
2016, thu nhập tính thuế của công ty Y lần lượt tại Việt Nam là: 5 tỷ đồng, tại Hàn Quốc
là 2 tỷ đồng. Để thực hiện hoạt động kinh doanh, công ty TNHH Y có thuê ông M (quốc
tịch Hàn Quốc) làm việc tại Việt Nam với mức lương là 30 triệu đồng/tháng. Ông M có
con là K (8 tuổi) học tại Hàn Quốc và L (13 tuổi) học tại Việt Nam, 1 người vợ hợp pháp
sống tại Việt Nam không có thu nhập. Hỏi
1. Anh (chị) hãy cho biết thu nhập phát sinh tại Hàn Quốc của Công ty TNHH Y có
chịu thuế TNDN theo quy định của pháp luật Việt Nam không? Tại sao?
2. Anh (chị) hãy phân tích nghĩa vụ thuế TNDN đối với thu nhập của Công ty Y phát
sinh tại Hàn Quốc? Biết rằng loại thuế suất thuế thu nhập doanh nhiệp tại Hàn
Quốc là loại thuế suất tương đối cố định với mức thuế suất là 22%.
3. Xác định những người phụ thuộc của ông M? Đồng thời tính số thuế thu nhập cá
nhân mà ông M phải nộp theo quy định của pháp luật Việt Nam trong trường hợp
ông M là người cư trú và trường hợp không cư trú theo quy định tại Luật thuế thu
nhập cá nhân?
4. Giả sử công ty Y nhập khẩu hàng hóa là 500 máy lạnh có công suất 70.000 BTU
từ chi nhánh tại Hàn Quốc để bán tại Việt Nam thì có phát sinh nghĩa vụ thuế gì
không? Tại sao?
5. Với giả thiết ở câu 4, chi phí nhập nhập khẩu 500 máy lạnh cho được coi là chi phí
được trừ khi tính thuế TNDN của công ty Y không? Tại sao?
Tình huống 4.
Công ty cổ phần trường học Quốc tế H vốn điều lệ là 100 tỷ, trong năm 2016 đã thành lập
Trường mẫu giáo quốc tế H, Trường tiểu học quốc tế H, Trường Trung học quốc tế H. Để
cung ứng hót động này, Công ty H đã tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng gồm 3 tòa nhà
phòng học và tòa nhà hành chính, cũng như mua sắm trang thiết bị trường học. Toàn bộ
số tiền dùng vào hoạt động này từ vốn vay NHTMCP Việt và huy động từ hợp dồng hợp
tác đầu tư với các nhà đầu tư khác. Kết toán năm 2013, số kinh phí đầu tư là 450 tỷ đồng.
Hỏi:
1. Doanh thu của Công ty H từ việc thu học phí của học sinh sẽ làm phát sinh các
nghĩa vụ thuế gì?
2. Công ty H có thể hưởng các lợi thế gì trong vệc thực hiện nghĩa vụ thuế?
3. Công ty H mua bản quyền chương trình giáo dục của Hệ thống trường West ở Úc để
triển khai ở các trường thành viên. Hộng này có làm phát sinh nghĩa vụ thuế không?
4. Công ty H phải mua một số trang thết bị theo đúng chuẩn thiết kế cho chương trình
từ nhà sản xuất ở Singapore. Hành vi này làm phát sinh nghĩa vụ thuế gì?
5. Công ty H chi trả lợi tức cho các khoản hợp tác bằng quyền vào học miễn phí tại
trường cho tất cả các cấp lớp. Việc này có được xác định là chi phí được trừ của H
để tính thu nhập tính thuế TNDN không?
6. Khi xác định thu nhập tính thuế TNDN của H trong năm 2016, cơ quan thuế đã yêu
cầu xuất toán số tiền lãi tương ứng với giá trị 100 tỷ đồng tiền vay vì cho rằng công
ty H chưa dùng hết vốn điều lệ. Điều này làm tăng số tiền thuế TNDN mà H phải
nộp. Nhận định này của cơ quan thuế có phù hợp quy định pháp luật không?

Tình huống 5:
Ông Thanh Bình hiện là giám đốc công ty TNHH X với mức lương mỗi tháng 30 triệu
đồng. Bên cạnh đó, ông Bình còn góp vốn vào Công ty CP thương mại dịch vụ Y.Năm
2021 ông được chia cổ tức là 20 triệu đồng (thời điểm chia cổ tức vào tháng 3 năm 2021).
Ông còn là thành viên Ban Kiểm soát của Công ty Y và được trả thù lao 15 triệu
đồng/tháng.
1. Các khoản thu nhập nói trên của ông Bình là đối tượng chịu thuế gì? Tại sao?.
2. Nghĩa vụ thuế thu nhập của Ông Bình khác nhau như thế nào trong trường hợp ông
là người độc thân và không nuôi dưỡng người nào so với trường hợp Ông Bình có 1
mẹ già (67 tuổi) không có thu nhập; 1 người vợ (40 tuổi) là chủ doanh nghiệp tư
nhân Hồng Loan; 1 người con (20 tuổi) không có thu nhập, đang học tại trường Đại
học X.
3. Anh (chị) hãy xác định loại thu nhập nào trong tình huống trên được áp dụng để tính
giảm trừ gia cảnh khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân cho ông Bình?
Giải thích tại sao?
4. Anh (chị) hãy xác định những người phụ thuộc để tính giảm trừ gia cảnh khi xác
định thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân cho ông Bình và giải thích tại sao?.
5. Ngoài ra ông Bình còn là nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Anh chị hãy tư
vấn cho ông bình về nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ giao dịch chứng khoán của
Ông.
6. Doanh nghiệp tư nhân Hồng Loan do vợ ông Bình làm chủ, kinh doanh ngành hàng
vải và phụ kiện may mặc, thu nhập hàng tháng của doanh nghiệp chịu thuế gì?
Nghĩa vụ thuế có gì khác so với việc bà Loan thành lập hộ hinh doanh thay vì lập
doanh nghiệp tư nhân?
7. Ông Bình và Bà Loan đồng sở hữu 2 căn nhà liền kề nhau. Do thiếu vốn kinh doanh,
ông bà nhất trí bán một căn nhà cho công ty 3M. Nghĩa vụ thuế phát sinh trong giao
dịch này như thế nào?
8. Căn nhà còn lại, Ông bà cho Công ty 3N thuê làm trụ sở. Xác định nghĩa vụ thuế
phát sinh từ hành vi này?
9. Các khoản tiền mà công ty 3M và 3N bỏ ra để mua/thuê căn nhà nói trên theo tình
huống (7) và (8) có được hạch toán là chi phí để tính thu nhập chịu thuế của công ty
3N và 3M không?

Tình huống 6:
Ngày 1/2/2016, Công ty cổ phần Hữu Nghị được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh với chức năng kinh doanh thu mua lúa gạo để xuất khẩu; nhập khẩu giống vật
nuôi, cây trồng để phân phối trong nước.
Hỏi:
1. Anh (chị) hãy cho biết các nghĩa vụ thuế phát sinh từ các nghiệp vụ kinh doanh nói
trên? Giải thích tại sao?
2. Ngày 15/2/2016, Hữu Nghị ký hợp đồng xuất khẩu gạo sang châu Phi và yêu cầu
được hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào. Cơ quan quản lý thuế từ chối xem xét hồ sơ
hoàn thuế với lý do gạo là hàng hóa không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng theo
quy định tại khoản 1 điều 5 Luật thuế Giá trị gia tăng 2008.Theo anh (chị), lập luận
của cơ quan quản lý thuế là đúng hay sai? Giải thích tại sao?
3. Trong năm tài chính 2016, công ty Hữu Nghị đã tiến hành chi cho hoạt động quảng
cáo, tiếp thị bằng 18% tổng số chi được trừ. Khoản chi này có được trừ toàn bộ để
xác định thu nhập chịu thuế TNDN hay không?Công ty Hữu Nghị ký hợp đồng vay
tiền của ông M với số tiền là 1 tỷ đồng, lãi suất 18%/năm, thời hạn vay là 1 năm,
biết rằng lãi suất cơ bản của NHNN tại thời điểm vay là 8%/năm. Tiền lãi trả cho
ông M trong trường hợp này có được xem là chi phí tính thu nhập chịu thuế TNDN
của công ty Hữu nghị không? Tại sao? Khoản thu nhập từ tiền lãi cho vay của ông
M có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không? Giải thích tại sao?
4. Công ty Hữu Nghị còn xây 2 căn phòng rộng 500m 2 để nuôi chim yến và khai thác
tổ chim yến để bán có làm phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT và TNDN không? Hành vi
nuôi chim yến và khai thác tổ chim yến để bán của công ty Hữu Nghị có phải nộp
thuế tài nguyên không? Tại sao?

Tình huống 7:
Để tiến hành nhập khẩu 1000 chiếc máy lạnh (có công suất 75.000 BTU) về tiêu thụ tại
thị trường trong nước. Ngày 15/04/2016, Công ty cổ phần M ký hợp đồng uỷ quyền với
Đại lý hải quan N với nội dung: N có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ nộp thế và tiến hành
làm thủ tục cần thiết để thông quan lô hàng nói trên; M có nghĩa vụ trả tiền thuế theo
biên lai nộp thuế do N cung cấp. Ngày 20/4/2016, lô hàng nói trên cập cảng Sài Gòn. N
tiến hành làm tờ khai hải quan 1000 chiếc máy lạnh theo đúng số lượng mà M cung cấp
và tiến hành các thủ tục để thông quan hàng hóa. Khi thông quan, cán bộ hải quan kiểm
kê hàng hóa và phát hiện số lượng thực tế là 1100 máy lạnh.
Hỏi:
1. Hành vi nhập khẩu 1000 máy lạnh phải chịu những loại thuế
nào? Tại sao?
- Nhập khẩu: Bởi vì……Căn cứ theo CSPL:…..
- TTĐB
- GTGT
2. Hãy xác định người nộp thuế trong tình huống trên?

3. Hãy xác định loại hành vi vi phạm pháp luật thuế trong tình
huống trên.
4. Xác định chủ thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong tình
huống nói trên? Giải thích tại sao?
5. M lập luận rằng, vì dòng máy lạnh này rất dễ hư hỏng, bình
quân cứ 10 máy thì có một máy phải thay máy mới trong thời gian bảo hành. Vì
vậy, số lượng máy dư ra là để thực hiện nghĩa vụ bảo hành nên không phải chịu
thuế. Lập luận này có cơ sở không?

Tình huống 8:
Doanh nghiệp M có chức năng sản xuất rượu chai tiêu thụ trong nước. Để mở rộng thi
trường tiêu thụ ra nước ngoài, ngày 05/4/2016, M ký hợp đồng ủy thác xuất khẩu cho
doanh nghiệp N xuất khẩu 10.000 chai rượu sang thị trường EU theo tiêu chuẩn chất
lượng do hai bên thỏa thuận. Tuy nhiên, khi nhận hàng, N phát hiện hàng hóa không
đúng chất lượng như hợp đồng nên không thể xuất khẩu. Sau nhiều lần đề nghị M nhận
lại hàng không được, N ký hợp đồng bán cho doanh nghiệp Q để Q phân phối cho các
đại lý của mình tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, N đã không thực hiện nghĩa vụ thuế đối
với lô hàng này với lập luận: hàng hóa không xuất khẩu được là do M đã vi phạm hợp
đồng nên M phải có nghĩa vụ nộp thuế, hơn nữa, N chỉ là doanh nghiệp mua đi bán lại
chứ không phải là doanh nghiệp sản xuất rượu.
Hỏi:
1. M phải thực hiện nghĩa vụ thuế gì đối với hành vi sản xuất rượu tiêu thụ trong nước?
Tại sao?
Điểm b khoản 1 Đ2 thì rượu bia là đối tượng chịu thuế TTDB đồng thời căn cứ theo
Đ4 TTĐB thì M đã có hành vi sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB vì
vậy M phải có nghĩa vụ nộp thuế TTĐB cho nhà nước.
Thuế GTGT tương tự.
2. Lập luận của N là đúng hay sai? Tại sao?
CSPL: k1 Đ3, Đ4 Luật thuế TTĐB
N có nghĩ vụ nộp thuế TTĐB cho nhà nước
3. Theo anh (chị) M hay N có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT khi
bán rượu cho Q? Vì sao?
Như câu 1 2
4. Với hành vi mua rượu và phân phối cho các đại lý tiêu thụ, Q phải nộp những loại
thuế nào? Tại sao?
Q có nghĩa vụ nộp thuế GTGT
5. Giả sử lô hàng nói trên được N xuất khẩu sang thị trường châu Á thì có phải nộp
thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng không? Vì sao?
N không có nghĩa vụ nộp thuế.
CSPL: k1 Đ3 Luật thuế TTĐB, k1 Đ8 Luật thuế GTGT
Tình huống 9:
Ông An và Ông Bình cùng góp vốn thành lập công ty kinh doanh giải trí Entertainment,
theo đó, công ty Entertainment chuyên kinh doanh Karaoke, Vũ trường và sân golf
(TTĐB, GTGT). Để hỗ trợ cho hoạt động của mình, tại các điểm Karaoke, Vũ trường và
sân Golf, Công ty có bán lẻ mặt hàng bia, rượu, thuốc lá (GTGT)(vì bán lẻ là hành vi
kinh doanh, ko phải hành vi sản xuất nên ko phải chịu TTĐB) cho khách hàng có yêu
cầu. Ngoài ra để mở rộng hoạt động, công ty đã xin mở thêm dịch vụ kinh doanh trò chơi
bằng máy jack pot (TTĐB, GTGT) và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý.
Ngày 10/04/2016, vũ trường M đã nhập khẩu thêm 10 dàn máy Karaoke, 100 bộ gậy golf
và 10 máy jackpot. (NK, GTGT)
Hỏi:
1. Xác định các hành vi làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế của Công ty Entertaiment?
2. Xác định các loại thuế mà Công ty Entertaiment phải nộp cho các hành vi nói trên?
3. Công ty Entertaiment có trụ sở chính tại Quận X, TP.H, nhưng đặt các điểm để kinh
doanh Karaoke, Vũ trường, Golf ở các quận khác nhau, trường hợp mỗi một điểm
kinh doanh được lập dưới hình thức là chi nhánh phụ thuộc Công ty và được lập
dưới hình thức Công ty con của Công ty Entertainment thì nghĩa vụ thuế sẽ khác
nhau như thế nào?
4. Thủ tục thực hiện các nghĩa vụ thuế của Công ty Entertainment như thế nào (đăng
ký, kê khai, nộp, quyết toán)?
5. Giả sử nhân ngày 30/4/2016, Công ty tổ chức kỷ niệm 5 năm ngày thành lập, trong
tiệc kỷ niệm này, công ty đã mua và sử dụng 50 két bia. Hỏi việc tiêu thụ 50 két bia
có phát sinh nghĩa vụ thuế của Công ty không?
Không có nghĩa vụ nộp thuế. Vì hành vi mua sử dụng 50 kết bia không nằm trong
đối tượng phải nộp thuế GTGT.
CSPL: Đ4 luật thuế GTGT
Tình huống 10:
Công ty TNHH Hoàn Thành có chức năng đăng ký kinh doanh trong giấy CNĐKKD là
xuất khẩu nông lâm sản. Mỗi năm, Hoàn Thành xuất khẩu hàng nghìn tấn cà phê cho
các thị trường EU, Mỹ, Hàn Quốc. Tháng 5/2016, nhận thấy giá phân bón trong nước
tăng cao và để tăng cường số lượng xuất khẩu nông sản, Hoàn Thành đã ký hợp đồng
với đối tác nước ngoài đổi 100 tấn cà phê để nhập về 250 tấn phân bón hóa học. Ngày
15/6/2016, toàn bộ lô hàng phân bón hóa học đã cập cảng Sài Gòn. Hải quan cảng Sài
Gòn không đồng ý cho nhập hàng hóa vì Hoàn Thành không có chức năng kinh doanh
nhập khẩu phân bón. Vì vậy, ngày 16/6/2016, Hoàn Thành đã ký hợp đồng Ủy thác
nhập khẩu lô hàng nói trên cho công ty Cổ phần X. Khi tiến hành làm thủ tục thông
quan, hải quan phát hiện khối lượng lô hàng nói trên lên đến 300 tấn.
Hỏi:
1. Với hoạt động kinh doanh theo chức năng của mình, Hoàn Thành phải nộp
những loại thuế nào? Cơ sở pháp lý?
2. Có ý kiến cho rằng, vì Hoàn Thành xuất khẩu hàng hóa sang nhiều thị trường
khác nhau nên thuế suất thuế xuất khẩu qua các thị trường này là khác nhau căn
cứ vào quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các quốc gia này. Quan điểm của
anh (chị) về vấn đề này?
3. Với hành vi xuất 100 tấn cà phê đổi 250 tấn phân bón nhập về Việt Nam, Hoàn
Thành phải nộp những loại thuế gì? Giá tính thuế trong trường hợp này được xác
định như thế nào? Có quan điểm cho rằng vì đây là trường hợp hàng đổi hàng
ngang bằng về giá trị nên không phát sinh nghĩa vụ thuế. Ý kiến của anh chị về
vấn đề này?
4. Công ty X có thể bị xử phạt đối với hành vi khai số lượng hàng hóa ít hơn thực
nhập không? Xác định nghĩa vụ thuế và trách nhiệm pháp lý phát sinh (nếu có)
từ việc nhập khẩu số lượng hàng hóa thực tế nhiều hơn tờ khai hải quan?

You might also like