Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Ý Thức Xã Hội

Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 16

CHƯƠNG IX – Ý THỨC XÃ HỘI

I TỒN TẠI XÃ HỘI

II Ý THỨC XÃ HỘI

MỐI QUAN HỆ GIỮA TỒN TẠI XÃ


III HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI

IV CÁC HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI


I. TỒN TẠI XÃ HỘI Ý THỨC XÃ HỘI
Tồn tại xã hội là phạm trù triết học dùng để chỉ
toàn bộ đời sống vật chất và điều kiện sinh hoạt vật
1. chất của xã hội.
TTXH
Yếu tố cơ bản: PTSX vật chất, môi trường tự nhiên
của đời sống xã hội, điều kiện dân số.

Ý thức xã hội là phạm trù triết học dùng để chỉ toàn


bộ đời sống tinh thần của xã hội.

Những quan điểm, tư tưởng, lý luận cùng những


2.
tình cảm, tâm trạng, truyền thống, thói quen, sở
YTXH
thích nảy sinh từ TTXH, phản ánh TTXH.

Ý thức cá nhân là thế giới tinh thần của những con


người cụ thể, thể hiện YTXH không đầy đủ. YTXH
biểu hiện thông qua YTCN.
I. TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI
Kết cấu của YTXH

YTXH thông thường Ý thức lý luận


- YTXH thông thường là - YTLL là những quan điểm,
những quan niệm, tri thức tư tưởng, tri thức khoa học
kinh nghiệm phản ánh một phản ánh một cách khái quát,
cách sinh động, trực tiếp đời sâu sắc, chính xác hiện thực
sống sinh hoạt hàng ngày của xã hội khách quan được thể
con người. hiện dưới dạng những khái
- Trình độ YTTT thấp hơn niệm, phạm trù, quy luật.
YTLL, nhưng những tri thức - YTLL có khả năng phản
kinh nghiệm phong phú của ánh hiện thực khách quan
nó là tiền đề quan trọng cho một cách khái quát, sâu sắc
sự hình thành các lý thuyết và chính xác, vạch ra các
khoa học. MLH bản chất của SV-HT.
I. TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI
Kết cấu của YTXH

Tâm lý xã hội Hệ tư tưởng


- TLXH bao gồm toàn bộ - HTT là hệ thống những
những tình cảm, tâm trạng, quan điểm, tư tưởng chính
truyền thống, tập quán, thói trị, triết học, đạo đức, nghệ
quen, sở thích,… phản ánh thuật, tôn giáo,… phản ánh
một cách tự phát và trực tiếp một cách tự giác, sâu sắc
đời sống thường ngày của con TTXH.
người. - HTT khoa học tác động,
- TLXH tạo điều kiện thuận thúc đẩy sự phát triển những
lợi hoặc gây khó khăn trở yếu tố tích cực, lành mạnh
ngại cho việc hình thành, của TLXH. HTT không khoa
phát triển và tiếp thu HTT. học thường kích thích những
yếu tố tiêu cực, lạc hậu của
chúng.
I. TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI
Tính giai cấp của YTXH

- Các giai cấp có điều kiện sinh hoạt vật chất khác nhau,
với những lợi ích khác nhau → YTXH của các giai cấp
mang nội dung và hình thức không giống nhau, đối lập
nhau.
- Tính giai cấp của YTXH thể hiện ở cả TLXH và HTT:
Mỗi giai cấp đều có đời sống tâm lý riêng, với những tình
cảm, tâm trạng, tập quán, truyền thống,… riêng; ủng hộ
hay không ủng hộ đối với các giai cấp khác.
HTT đối lập nhau: HTT của giai cấp thống trị ra sức bảo
vệ lợi ích, địa vị của họ; HTT của giai cấp bị trị thể hiện
lợi ích, khát vọng giải phóng của quần chúng lao động,
chống lại giai cấp thống trị, XH người bóc lột người, xây
dựng một XH dân chủ, công bằng, văn minh.
II. QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TTXH VÀ YTXH

Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội

- Đời sống tinh thần của XH hình thành, phát triển trên cơ
sở của đời sống vật chất.
- TTXH là nguồn gốc của YTXH, quyết định YTXH, quy
định khuynh hướng vận động và phát triển của xã hội.
- Khi TTXH, nhất là PTSX biến đổi thì những tư tưởng và
lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyền,
triết học, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật,… sớm muộn sẽ
biến đổi theo
→ Những quan niệm, tư tưởng khác nhau là do những điều
kiện khác nhau của đời sống vật chất quyết định.
II. QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TTXH VÀ YTXH
Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

 YTXH thường lạc hậu hơn so với TTXH:


- YTXH phản ánh TTXH, nên nó xuất hiện sau TTXH.
- Do sức mạnh bảo thủ, trì trệ của thói quen, tập quán,
truyền thống ăn sâu bám rễ vào con người, cộng đồng XH.
- YTXH thường gắn bó, bảo vệ lợi ích của những tập đoàn
người, giai cấp nhất định trong xã hội → Những tư tưởng
cũ, truyền thống lạc hậu được các giai cấp lỗi thời, phản
động duy trì để bảo vệ lợi ích của giai cấp đó.
 YTXH có thể vượt trước TTXH:
- Tư tưởng của con người, tư tưởng khoa học tiên tiến vượt
trước sự phát triển của TTXH, dự báo được tương lai.
II. QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TTXH VÀ YTXH
Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

 Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình:


- Kế thừa là một trong những tính quy luật phát triển nội
tại của ý thức xã hội.
- Không kế thừa thì tư tưởng, lý luận, khoa học không thể
tiến lên được.
- Kế thừa phải có lọc bỏ, kế thừa và lọc bỏ là hai mặt của
quá trình phát triển của ý thức xã hội.
 Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội:
- Ý thức chính trị có vai trò nổi bật, tác động và chi phối
các hình thái ý thức khác; vì, trong XH có giai cấp, giai cấp
thống trị kinh tế luôn giữ vai trò thống trị đời sống XH.
- Tùy vào hoàn cảnh lịch sử, có những hình thái ý thức
khác nổi lên, tác động mạnh đến các hình thái ý thức khác.
II. QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TTXH VÀ YTXH

Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

 Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội:


- Ý thức xã hội tiến bộ, phản ánh đúng quy luật phát triển
khách quan của đời sống xã hội và phù hợp với lợi ích của
quần chúng lao động thì nó thúc đẩy tồn tại xã hội phát
triển.
- Ý thức lạc hậu, phản động thì nó tác động làm kìm hãm sự
phát triển của tồn tại xã hội.
III. CÁC HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI

Ý thức chính trị

- Ý thức chính trị đáp ứng nhu cầu nhận thức và giải quyết
những vấn đề quan trọng của XH; trong đó, việc giành
quyền lực, thực hiện quyền lực nhà nước trở thành vấn đề
trung tâm của ý thức chính trị.
- Ý thức chính trị là sự phản ánh các quan hệ xã hội, trước
hết là quan hệ về kinh tế và chính trị giữa các giai cấp, các
đảng phái, dân tộc, quốc gia và thái độ của chúng đối với
quyền lực nhà nước.
- Việc thể hiện trực tiếp, tập trung nhất lợi ích giai cấp là
đặc trưng quan trọng của ý thức chính trị.
III. CÁC HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI

Ý thức chính trị

 Ý thức chính trị phân ra hai cấp độ:


- Ý thức chính trị thực tiễn đời thường phát sinh, phát triển
một cách tự phát từ hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm xã
hội trong môi trường chính trị - xã hội trực tiếp hàng ngày;
mang tính cảm xúc, tâm lý, kinh nghiệm cảm tính nên
không sâu sắc và không ổn định.
- Hệ tư tưởng chính trị là hệ thống lý luận về các tri thức và
quan điểm chính trị của một giai cấp nhất định được thể
hiện dưới dạng học thuyết chính trị - xã hội; nền tảng lý
luận cho cương lĩnh chính trị, chiến lược, sách lược, chủ
trương, chính sách và cách thức, phương pháp hoạt động
chính trị của một giai cấp nhất định.
III. CÁC HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI

Ý thức chính trị

Hệ tư tưởng chính trị phản ánh trực tiếp, tập trung nhất
cơ sở kinh tế: Hệ tư tưởng chính trị tiến bộ, cách mạng thúc
đẩy cơ sở kinh tế phát triển phù hợp với yêu cầu phát triển
của LLSX và quy luật khách quan của XH. Hệ tư tưởng lạc
hậu, phản động là công cụ bảo vệ chế độ kinh tế lỗi thời.
 3 kiểu cơ bản của ý thức chính trị trong lịch sử:
- Hệ tư tưởng chính trị tư sản giữ vai trò tiến bộ, cách mạng
trong cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ phong kiến, chống tôn
giáo, tiến hành cải cách dân chủ đời sống XH; biến đổi theo
hướng lạc hậu, phản động, trở thành cơ sở lý luận cho các
cuộc chiến tranh xâm lược của CNĐQ.
III. CÁC HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI
Ý thức chính trị

 3 kiểu cơ bản của ý thức chính trị trong lịch sử:


- Ý thức chính trị tiểu tư sản phản ánh lợi ích của một bộ
phận đông đảo trong dân cư; có ảnh hưởng khá lớn trong
đời sống xã hội. Đặc trưng quan trọng nhất: tính dao động,
ảo tưởng → Không thể trở thành một hệ tư tưởng độc lập,
đặc trưng cho một thời đại lịch sử.
- Hệ tư tưởng chính trị vô sản là thành quả của sự kết hợp
một cách tự giác ý thức chính trị của GCCN với chủ nghĩa
Mác – Lênin; là sự phản ánh sâu sắc lợi ích của GCCN và
NDLĐ, là một khoa học về sự giải phóng con người, giải
phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng toàn nhân
loại ra khỏi mọi áp bức, bất công để xây dựng XH ngày
càng tốt đẹp hơn.
III. CÁC HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI
Ý thức pháp quyền

- Ý thức pháp quyền ra đời gắn với sự ra đời của NN, có vai
trò quan trọng trong việc tổ chức, điều hành, quản lý XH.
- Ý thức pháp quyền là sự tổng hợp những tri thức, quan
điểm của một GC về bản chất, vai trò của pháp luật, về tính
công bằng của những quy tắc được chấp nhận trong XH;
thể hiện bằng luật pháp với những quy định về quyền, nghĩa
vụ của NN, các tổ chức XH, công dân, về tính hợp pháp hay
không hợp pháp của hành vi con người trong XH.
- Ý thức pháp quyền phản ánh trực tiếp các quan hệ kinh tế,
thể hiện cụ thể bằng pháp luật NN.
- Trong XH có GC đối kháng, ý thức pháp quyền mang tính
GC. GC nắm chính quyền củng cố địa vị thống trị về kinh
tế, chính trị bằng các luật lệ; sử dụng hệ tư tưởng pháp
quyền bảo vệ hệ thống luật pháp của mình.
III. CÁC HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI

Ý thức pháp quyền

- Hệ tư tưởng pháp quyền tư sản: luật pháp tư sản cần thiết,
hợp lý, là sự thể hiện cao nhất về quyền tự nhiên của con
người; bảo vệ cho chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về
TLSX, chế độ bóc lột và trật tự của chế độ TBCN.
- Hệ tư tưởng pháp quyền và luật pháp XHCN: phản ánh lợi
ích, nguyện vọng của NDLĐ; bảo vệ cơ sở kinh tế và trật tự
của CNXH. CNXH làm thay đổi bản chất GC của pháp luật,
tạo ra những điều kiện hiện thực nâng cao ý thức pháp
quyền, tính tự giác, tích cực của công dân trong việc thực
hiện pháp luật.
III. CÁC HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI

Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

- Bác bỏ quan điểm siêu hình, máy móc về quan hệ giữa tồn
tại xã hội và ý thức xã hội; cung cấp cơ sơ lý luận, phương
pháp khoa học để các khoa học chuyên ngành đi sâu khám
phá những “bí ẩn” của đời sống xã hội.
- Trong thực tiễn cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới cần
phải được tiến hành đồng thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội
và ý thức xã hội, trong đó việc thay đổi tồn tại xã hội cũ là
điều kiện cơ bản để thay đổi ý thức xã hội cũ.
Những biến đổi trong tồn tại xã hội mới tất yếu dẫn đến
những thay đổi to lớn trong đời sống tinh thần; ngược lại,
những tác động của đời sống tinh thần trong những điều
kiện xác định, cũng có thể tạo ra những biến đổi mạnh mẽ
trong tồn tại xã hội.

You might also like