Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

triết học cuối kỳ

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

TRIẾT HỌC

1/ Cơ sở để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Phân biệt chủ nghĩa duy vật
và chủ nghĩa duy tâm
Để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, người ta căn cứ vào: Quan hệ giữa vật
chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào.
*Chủ nghĩa duy vật cho rằng: vật chất( tồn tại, tự nhiên) có trước, ý thức( tư duy, tinh thần) có
sau, vật chất quyết định ý thức.
-Nó có nguồn gốc từ sự phát triển của khoa học và thực tiễn, đồng thời thường gắn với với lợi
ích của giai cấp và lực lượng tiến bộ trong lịch sử.
-Thể hiện dưới ba hình thức cơ bản: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và
chủ nghĩa duy vật biện chứng.( Trang 17)
+ Chủ nghĩa duy vật chất phác ( TK 5 SCN trở về TCN)
 Là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời cổ đại
 Đặc điểm: Đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể của nó ( đất, nước, lửa,
không khí,...), coi đó là điểm xuát phát của thế giới.
 Lấy chính bản thân giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên, không viện đến Thần linh
hay Thượng đế.
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình (TK XV đến thế kỷ XVIII và đỉnh cao vào thế kỷ thứ XIX).
 Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của cơ học, có ảnh hưởng lớn đến quan điểm của các
nhà triết học thời kỳ này. Do đó, các nhà triết học thời kỳ này nhìn nhận sự vận động của
thế giới một cách cứng nhắc.
 Chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc – phương pháp
nhận thức thế giới như một cỗ máy cơ giới khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở
trong trạng thái biệt lập, tĩnh tại, không vận động, không phát triển.
 Góp phần chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng ( do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế
kỷ XIX, sau đó được V.I.Lênin và những người mácxít kế tục, bảo vệ và phát triển)
 Kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó + sử dụng khá triệt để thành tựu
của khoa học đương thời.
 Đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác, siêu hình
 Là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. 
 Phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân nó tồn tại và là một công cụ hữu hiệu giúp
những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực ấy
*Chủ nghĩa duy tâm cho rằng: ý thức( tư duy, tinh thần) là cái có trước, vật chất có sau, ý thức
quyết định vật chất.
-Nó có nguồn gốc từ nhận thức và nguồn gốc xã hội,thường gắn liền với lợi ích các giai cấp tầng
lớp áp bức bóc lột nhân dân lao động. Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo thường có mối quan hệ mật
thiết với nhau.
–Chia thành hai phái: chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan.
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan : thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người + phủ nhận sự tồn
tại khách quan của hiện thực => khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm
giác (tư tưởng, siêu nhiên vào chúa, thượng đế,...)
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan: thừa nhận tính thứ nhất của ý thức nhưng coi đấy là là thứ tinh
thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người (như ý niệm, tinh thần tuyệt đối, tư
duy con người, lý tính thế giới, ...)
+Tôn giáo thường sử dụng các học thuyết duy tâm làm cơ sở lý luận, luận chứng cho các quan
điểm của mình. Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa chủ nghĩa duy tâm triết học với chủ nghĩa duy
tâm tôn giáo. Trong thế giới quan tôn giáo, lòng tin là cơ sở chủ yếu và đóng vai trò chủ đạo.
Còn chủ nghĩa duy tâm triết học lại là sản phẩm của tư duy lý tính dựa trên cơ sở tri thức và lý
trí.
-Về phương diện nhận thức luận, sai lầm của chủ nghĩa duy tâm bắt nguồn từ cách xem xét phiến
diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức mang
tính biện chứng của con người.
-Chủ nghĩa duy tâm ra đời còn do nguồn gốc xã hội. Sự tách rời lao động trí óc với lao động
chân tay và địa vị thống trị của lao động trí óc đối với lao động chân tay trong các xã hội cũ đã
tạo ra quan niệm về vai trò quyết định của nhân tố tinh thần. Các giai cấp thống trị và những lực
lượng xã hội phản động ủng hộ, sử dụng chủ nghĩa duy tâm làm nền tảng lý luận cho những quan
điểm chính trị – xã hội của mình.

2/ Nguồn gốc động lực của sự vận động và phát triển( trang 119)
Nguồn gốc: Mỗi sự vật đều có chứa bên trong nó những mặt đối lập và những mặt đối lập đó tạo
nên mâu thuân, khi có mâu thuẫn giữa hai mặt đối lập thì phải tiến hành giải quyết mâu thuẫn –
giải quyết mâu thuân xong thì các hiện tượng, sự vật mới ra đời vì vậy mà mâu thuẫn chính là
nguồn gốc của vận động, phát triển các SV – HT
1. Khái niệm mâu thuẫn? Mặt đối lập của mâu thuẫn? Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt
đối lập
- Triết học Maclenin: Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa
đấu tranh với nhau.
a. Mặt đối lập của mâu thuẫn.
Đó là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm…mà trong đó quá trình vận động và phát triển
của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.
VD: - Đồng hóa – Dị hóa
- Chăm học – lười học
b. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiến đề tồn tại cho nhau.Triết học gọi đó là thống
nhất giữa các mặt đối lập.
c. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Hai mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển theo chiều hướng trái ngược hau.
Chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
2. Mâu thuẫn là nguồn gốc vân động, phát triển của sự vật và hiện tượng
a. Giải quyết mâu thuẫn
-Mỗi mâu thuẫn đều bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
- Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là mâu thuẫn được giải quyết, mâu thuẫn cũ mất
đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới,
tạo nên sự vận động, phát triển không ngừng của thế giới khách quan.
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập chính là nguồn gốc vận động, phát triển của thế giới các sự
vật, hiện tượng
b. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh
Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập,không phải bằng con
đường điều hòa mâu thuẫn.
*Bài học:
- Khi giải quyết mâu thuẫn, phải phân tích mâu thuẫn
- Không nên bảo thủ, trì trệ, cải lương
- Giải quyết mâu thuẫn phải có phương pháp đúng, phải phân tích mâu thuẫn cụ thể trong tình
hình cụ thể.
- Phân tích mối quan hệ giữa các mặt đối lập, điểm mạnh, yếu của từng mặt.
- Biết phân biệt đúng sai, tiến bộ, lạc hậu.
- Nâng cao nhận thức xã hội, phát triển nhân cách.
- Biết thực hiện phê bình và tự phê bình.
- Tránh tư tưởng “dĩ hòa vi quý”.

3/ Mâu thuẫn biểu hiện trong đời sống xã hội như thế nào? Cách giải quyết
- Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng mâu thuẫn tồn tại khách quan phổ biến trong tự nhiên,
xã hội và tư duy.Trong xã hội: mâu thuẫn giữa giai cấp bị bóc lột với giai cấp bóc lột; giữa thiện
và ác; giữa tiến bộ và lạc hậu, giữa hòa bình và chiến tranh. Toàn bộ đời sống vật chất và đời
sống tinh thần xã hội đều bao hàm những mặt đối lập, những mâu thuẫn như vậy.
-Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn: bằng đáu tranh giữa các mặt đối lập, không điều hòa mâu
thuẫn cũng không bảo thủ hay nóng vội bởi giải quyêt msaau thuẫn còn phụ thuộc vào điều kiện
đã đủ và chính muồi hay chưa.
- Ví dụ: Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng
+ Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản
(sống còn) mâu thuẫn với nhau, không thể điều hòa được. Đó là mâu thuẫn giữa giai cấp bị bóc
lột với giai cấp bóc lột; giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc.
+ Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội có lợi ích cơ bản
nhất trí với nhau, chỉ đối lập ở những lợi ích không cơ bản.
+ Mâu thuẫn đối kháng chỉ có thể giải quyết bằng bạo lực cách mạng, lật đổ sự thống trị của giai
cấp bóc lột. Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân nên chỉ có thể giải
quyết bằng con đường không bạo lực: bằng cạnh tranh lành mạnh; bằng giáo dục, thuyết phục;
bằng đấu tranh phê bình, tự phê bình, v.v.. Trong điều kiện giai cấp vô sản và nhân dân lao động
đã nắm trong tay chính quyền nhà nước, những mâu thuẫn đối kháng có thể giải quyết bằng con
đường hòa bình.
Việc giải quyết mâu thuẫn xã hội bằng các biện pháp điều hòa mâu thuẫn, kết hợp giữa các mặt
đối lập, đoàn kết xã hội, đồng thuận xã hội, thương lượng giữa các lực lượng xã hội,... cũng đều
là các phương thức có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển xã hội, nếu việc giải quyết triệt để
mâu thuẫn xã hội có thể gây những tổn thất lớn hơn đối với xã hội. Với những vấn đề như mâu
thuẫn cá nhân, mâu thuẫn nhóm xã hội trong nội bộ dân cư, xung đột sắc tộc, mâu thuẫn quốc
gia, chiến tranh và hòa bình..., thì điều hòa mâu thuẫn để đạt tới đoàn kết xã hội, đồng thuận xã
hội, ổn định xã hội và tránh chiến tranh... gần như có nghĩa tuyệt đối. Nghĩa là không thể phủ
nhận đó là những động lực thực sự của sự phát triển xã hội, có ý nghĩa tích cực cả trước mắt và
lâu dài đối với tiến bộ xã hội.

Câu 1: Vật chất tồn tại khách quan hay chủ quan. Vì sao? ( Trang 66)
Vật chất tồn tại khách quan. Theo quan điểm V.I.Lênin, khách quan không phải theo ý nghĩa là
một xã hội những sinh vật ý thức, những con người, có thể tồn tại và phát triển không phụ thuộc
vào sự tồn tại của những sinh vật có ý thức mà khách quan theo ý nghĩa là tồn tại xã hội không
phụ thuộc vào ý thức xã hội của con người. Đặc tính của vật chất là tồn tại với tư cách là hiện
thực khách quan, tồn tại bên ngoài ý thức chúng ta, không phụ thuộc vào ý thức, bất kể sự tồn tại
ấy đã được con người nhận thức hay chưa nên vật chất tồn tại khách quan

Câu 2: Hiểu thế nào về: Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan? ( Trang 82). Cho ví dụ.

Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Thể hiện rằng nội dung của ý thức do thế
giới khách quan quy định. Ý thức chỉ là “hình ảnh”` về hiện thực khách quan trong óc con người.
Đối với con người, ý thức là hiện thực, nhưng là hiện thực trong tư tưởng. Ý thức là cái phản ánh
thế giới khách quan, ý thức không phải sự vật, mà chỉ là “ hình ảnh” của sự vật trong óc người. Ý
thức tồn tại phi cảm tính đối lập với các đối tượng vật chất mà nó phản ánh luôn tồn tại cảm tính.
Thế giới khách quan là nguyên bản, là tính thứ nhất còn. Ý thức là bản sao, là hình ảnh về thế
giới, đó là tính thứ hai. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Về nội dung mà ý
thức phản ánh là khách quan, còn hình thức phản ánh là chủ quan. Ý thức là cái vật chất ở bên
ngoài “ di chuyển” vào trong đầu óc con người và được cải biến ở trong đó. Kết quả phản ánh
của ý thức tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Ý thức mang tính năng động, sáng tạo lại hiện thực theo
nhu cầu của thực tiễn.

Ví dụ: cảm giác, niềm tin, cảm xúc,… cảm giác khi xem xong bộ phim là cảm thấy vui. Khi xem
xong những diễn biến phức tạp của covid, chúng ta có trạng thái lo sợ, có ý thức đề phòng.

Câu 3: Thế nào là nội dung và hình thức phù hợp với nhau? Cho ví dụ trong tục ngữ ca
dao để minh họa ( Trang 109)
 - Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật.
- Hình thức là cách tổ chức, kết cấu của nội dung, là mối liên hệ ổn định giữa các mặt, các yếu
tố, bộ phận tạo thành nội dung.
Hình thức có hình thức bên trong và hình thức bên ngoài. Hình thức bên trong quan trọng hơn
hình thức bên ngoài.
- Nội dung và hình thức gắn bó với nhau trong mỗi sự vật. Không có nội dung nào lại không có
một hình thức nhất định. Cũng không có một hình thức nào lại không chứa đựng một nội dung
nhất định.
- Nội dung quyết định hình thức. Bởi vì, mối liên hệ giữa những mặt, những yếu tố, những bộ
phận thì do chính những mặt, những yếu tố, bộ phận đó quyết định.
Hình thức phải phù hợp với nội dung. Tuy nhiên, sự phù hợp giữa hình thức với nội dung không
cứng nhắc. Cùng một nội dung nhưng trong những điều kiện tồn tại khác nhau có thể có nhiều
hình thức khác nhau.
- Hình thức có tác động trở lại nội dung. Nếu hình thức phù hợp với nội dung sẽ tạo điều kiện
cho nội dung phát triển. Ngược lại, nếu hình thức không phù hợp với nội dung sẽ cản trở sự phát
triển của nội dung.
Nếu còn thời gian thì làm thêm ý nghĩa của phương pháp luận
- Khẳng định tính khách quan của mâu thuẫn, PBCDV yêu cầu chúng ta muốn tìm hiểu mâu thuẫn
thì phải tìm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng đó và muốn tìm bản chất của sự vật, hiện tượng
thì phải phân đôi cái thống nhất và nhận thức từng bộ phận của nó. Muốn tìm bản chất của sự vật
thì chúng ta phải xem xét các mặt đối lập bên trong bản thân mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng đó.
- Sự khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng, các quá trình sẽ có các mâu thuẫn khác nhau, do vậy,
cần phải có những phương pháp cụ thể, phù hợp để giải quyết từng loại mâu thuẫn.
- Cần phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn đó là phương pháp đấu tranh.
- Cần phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn xã hội là phải đứng trên lập trường của giai
cấp tiên tiến, phương pháp nhận thức là phương pháp duy vật biện chứng, chú ý đến mối quan hệ
hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể.

Ví dụ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Trông mặt đặt tên, Người làm sao chiêm bao làm vậy

Ví dụ: sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đến sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Câu 4: Trong xã hội khi diễn ra mâu thuẫn đối kháng, cách thức giải quyết mâu thuận như
thế nào? Vì sao? ( trang 122)

Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người, lực lượng, xu hướng xã
hội,...có lợi ích cơ bản đối lập nhau và không thể điều hòa được. Đó là mâu thuẫn giữa giai cấp
bóc lột và giai cấp bị bốc lột, giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Mâu thuẫn đối kháng chỉ
có thể giải quyết bằng bạo lực cách mạng, lật đổ sự thống trị của giai cấp bóc lột. Trong điều
kiện giai cấp vô sản và nhân dân lao động đã nắm trong tay chính quyền nhà nước, những mâu
thuẫn đối kháng có thể giải quyết bằng con đường hòa bình. Tức là, giải quyết mâu thuẫn đối
kháng phải bằng phương pháp đối kháng. Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa
các mặt đối lập không điều hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ bởi giải quyết mâu
thuẫn không phụ thuộc vào điều kiện đã đủ chín mùi hay chưa.

4’. Mâu thuẫn không đối kháng: là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội có lợi ích cơ bản
nhất trí với nhau, chỉ đối lập ở những lợi ích không cơ bản. Mâu thuẫn không đối kháng là mâu
thuẫn trong nội bộ nhân dân nên chỉ có thể giải quyết bằng con đường không bạo lực: bằng cạnh
tranh lành mạnh; bằng giáo dục, thuyết phục; bằng đấu tranh phê bình, tự phê bình, v.v..

Câu 5: Tại sao kiến trúc thượng tầng lại ra sức bảo vệ để lấy cơ sở hạ tầng đã sản sinh ra
nó? Cho ví dụ minh họa (Trang 150)
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn
giáo, nghệ thuật v.v… cùng với các thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo
hội, các đoàn thể xã hội … hình thành trên một cơ sở xã hội nhất định. Kiến trúc thượng tầng ra
sức bảo vệ cơ sở hạ tầng đã sản sinh ra nó vì tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều trực
tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng quyết định. Vai trò quyết định
của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng còn thể hiện ở chỗ, cơ sở hạ tầng thay đổi thì
sớm hay muộn kiến trúc thượng tầng cũng phải thay đổi theo. Sự thay đổi đó không chỉ diễn ra
trong giai đoạn thay đổi từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác, mà
còn diễn ra ngay trong bản thân mỗi hình thái kinh tế - xã hội. KTTT bảo vệ, duy trì, củng cố và
phát triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó, chống lại mọi nguy cơ làm suy yếu hoặc phá hoại chế độ kinh
tế đó chính là chức năng xã hội của KTTT. Tất cả các yếu tố cấu thành kiến trúc thượng tầng
đều có tác động đến cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, mỗi yếu tố khác nhau có vai trò khác nhau, có
cách thức tác động khác nhau, diễn ra theo hai hướng: Nếu kiến trúc thượng tầng phù hợp với
các quy luật kinh tế khách quan thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển. Còn
ngược lại thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế, kimg hãm sự phát triển của xã hội. Nhưng
sự kìm hãm đó chỉ là tạm thời, sớm hay muộn, bằng cách này hay cách khác, kiến trúc thượng
tầng cũ sẽ được thay thế bằng kiến trúc thượng tầng mới phù hợp với yêu cầu của cơ sở hạ tầng.

Ví dụ: Điều hành của Đảng, nhà nước Việt Nam: Trong phòng chống dịch CoVid19, Nhà nước
đã chỉ đạo các chuyến bay giải cứu người Việt tại nước ngoài về nước, điều trị các ca nhiễm
bệnh. Bên cạnh đó, thực hiện giãn cách, cách ly xã hội để phòng ngừa.
Vd: Ở nhà nước tư bản: nhà nước dựa trên những hình thức nhất định của việc kiểm soát xã hội,
sử dụng bạo lực, bao gồm các yếu tố vật chất: quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù để tăng cường
sức mạnh kinh tế của giai cấp cầm quyền và củng cố địa vị của quan hệ sản xuất thống trị.
Vd: Đảng ta đã ra sức xây dựng CNXH trong đó phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền
với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả 3 mặt: sở hữu, quản lý và phân phối. Quá
trình xây dựng này đòi hỏi chúng ta phải xây dựng các quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết
học, đạo đức, tôn giáo...,các thể chế xã hội tương ứng như Nhà nước, đảng phái, giáo hội cho
phù hợp với sự phát triển của phương thức sản xuất mà Đảng đã đề ra để góp phần xây dựng một
nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Vd: ( CSHT quyết định KTTT) những biến đổi trong kết cấu và cơ chế vận hành của nền kinh tế
thị trường các nước tư bản chủ nghĩa ở đầu thế kỷ XX đòi hỏi phải có sự thay đổi chức năng của
nhà nước tư sản xuất hiện chức năng kinh tế của nhà nước đó so với trước đây (thế kỷ XIX).

Câu 1: CN duy vật nhận thức và cải tạo thế giới dựa trên những cơ sở nào? vd.
Chủ nghĩa duy vật nhận thức và cải tạo thế giới dựa trên mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và
ý thức
Từ quan hệ biện chức giữa vật chất và ý thức, triết học mác xít rút ra quan điểm khách quan
trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Quan điểm khách quan yêu cầu trong nhận thức phải
nhận thức sự vật vốn như nó có, không “tô hồng, bôi đen”.
Trong hoạt động thực tiễn, phải luôn luôn: Xuất phát từ thực tiễn khách quan, tôn trọng quy luật
khách quan và hành động theo quy luật khách quan; không thể lấy mong muốn chủ quan thay thế
cho thực tế khách quan, không thể hành động trước không đúng quy luật. Vì như vậy sẽ phải trả
giá.
Quan điểm khách quan cũng yêu cầu trong hoạt động thực tiễn phải biết phát huy tính năng
động, sáng tạo của ý thức, tinh thần trong cải tạo thế giới. Nghĩa là phải cố gắng, tích cực vươn
lên, biết phát huy tối đa lực lượng vật chất hiện có. Đồng thời phải tránh không rơi và chủ nghĩa
khách quan, tức là trông chờ, thụ động, ỷ lại điều kiện khách quan, không cố gắng, tích cực vượt
khó vươn lên

Câu 2: Quan điểm toàn diện rút ra từ nguyên lý nào của phép BCDV. Vd.
- Quan điểm toàn diện rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Trình bày những yêu cầu của quan điểm toàn diện
Trình bày cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện Trang 88
- Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể thống nhất của
tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó.
- Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và nhận
thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có như vậy, nhận thức mới có thể phản
ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác
động qua lại của đối tượng.
- Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi trường
xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp.
- Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ thấy mặt này mà
không thấy mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét dàn trải, không thấy mặt bản
chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật nguỵ biện và chủ nghĩa chiết trung.

- Ví dụ : Quan điểm toàn diện: Khi bạn nhận xét về một người nào đó thì không thể có cái nhìn
phiến diện ở vẻ bên ngoài. Cần chú ý đến các yếu tố khác như bản chất con người, các mối quan
hệ của người này với người khác, cách cư xử cũng như việc làm trong quá khứ và hiện tại. Chỉ
khi hiểu hết về người đó bạn mới có thể đưa ra các nhận xét chính xác.

Câu 3: Trong các nội dung về định nghĩa vật chất của Lê nin nội dung nào quan trọng
nhất. Vì sao? ( Trang 66)
- Vật chất là cái khách quan, tồn tại bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức, bất kể sự
tồn tại ấy đã được con người nhận thức hay chưa.
- Khi khẳng định như vậy, Lênin đã thừa nhận: Trong thế giới hiện thực, vật chất có trước cảm
giác (ý thức), vật chất là tính thứ nhất, là nguồn gốc khách quan của cảm giác (ý thức). Luận
điểm này bác bỏ những quan điểm của chủ nghĩa duy tâm cho rằng vật chất chỉ là phức hợp của
những cảm giác (Platon,…), hoặc vật chất là sự tha hóa của “ý niệm tuyệt đối” (Heghen,…).
Luận điểm này cũng trả lời dứt khoát mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học: Vật chất có
trước hay ý thức có trước? Lênin khẳng định vật chất có trước
-Bằng việc tìm ra thuộc tính quan trọng nhất của vật chất là thuộc tính khách quan, Lênin đã
phân biệt sự khác nhau giữa vật chất và vật thể, khắc phục được hạn chế trong quan niệm về vật
chất của chủ nghĩa duy vật cũ; cung cấp căn cứ nhận thức khoa học để xác định những gì thuộc
về vật chất; tạo lập cơ sở lý luận cho việc xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử, khắc phục
được những hạn chế duy tâm trong quan niệm về lịch sử của chủ nghĩa duy vật trước Mác.
Định nghĩa này đã liên kết CNDV biện chứng với CNDV lịch sử thành một thể thống nhất. (vật
chất trong TN, vật chất trong xã hội đều là những dạng cụ thể của vật chất mà thôi, đều là thực
tại khách quan).
-Có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phê phán thế giới quan duy tâm vật lý học, giải phóng khoa
học tự nhiên khỏi cuộc khủng hoảng thế giới quan, khuyến khích các nhà khoa học đi sâu tìm
hiểu thế giới vật chất, khám phá ra những thuộc tính mới, kết cấu mới của vật chất, không ngừng
làm phong phú tri thức của con người về thế giới.
 - Đã giúp chúng ta phân biệt được sự khác nhau căn bản giữa phạm trù vật chất với tư cách là
phạm trù triết học, khoa học chuyên ngành, từ đó khắc phục được hạn chế trong các quan niệm
của các nhà triết học trước đó, cung cấp căn cứ khoa học để xác định những gì thuộc và không
thuộc về vật chất.

Câu 4: Trong đời sống xh, vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức được biểu hiện
như thế nào? Vì Sao? Cho ví dụ. ( Tr90)
- Trong đời sống xã hội vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức đc biểu hiện ở vai trò
của kinh tế đối với chính trị, đời sống VC đối với đời sống tinh thần, tồn tại xã hội đối
với ý thức xã hội. Trong xã hội sự phát triển của kinh tế xét đến cùng quy định sự phát
triển của văn hóa, đời sống vật chất thay đổi thì sớm muộn cũng thay đổi theo
- Bởi vì, trong tồn tại xã hội, ý thức chỉ là sự phản ánh tồn tại xã hội, tồn tại xã hội thay đổi
thì ý thức xã hội sớm muộn cũng phải thay đổi theo. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã
hội. Ý thức xã hội không tồn tại tự nó, nó chỉ có thể hình thành và phát triển trên cơ sở
hoạt động thực tiễn của con người.
- Ví dụ: Trong hoạt động của con người, những nhu cầu vật chất xét đến cùng bao giờ cũng
giữ vai trò quyết định, chi phối và qui định hoạt động của con người vì nhân tố vật chất
qui định khả năng các nhân tố tinh thần có thể tham gia vào hoạt động của con người, tạo
điều kiện cho nhân tố tinh thần hoặc nhân tố tinh thần khác biến thành hiện thực và qua
đó qui định mục đích chủ trương biện pháp mà con người đề ra cho hoạt động của mình
bằng cách chọn lọc, sửa chữa bổ sung, cụ thể hoá mục đích, chủ trương, biện pháp đó.
Hoạt động nhận thức của con người bao giờ cũng hướng đến mục tiêu để biến tự nhiên
nhằm thoả mãn nhu cầu cuộc sống, hơn nữa, cuộc sống tinh thần của con người xét đến
cùng bị chi phối và phụ thuộc vào việc thoả mãn nhu cầu vật chất và vào những điều kiện
vật chất hiện có. ( hổng chắc)

Câu 5: Bộ phận nào quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất? Vì sao? Trang 128
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp của người lao động với tư liệu sản xuất, tạo ra sức sản xuất và
năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định
của con người và xã hội.
Người lao động là bộ phận quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất. Người lao động là con
người có trí thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động và năng lực sáng tạo nhất định trong quá trình
sản xuất của xã hội. Người lao động là chủ thể sáng tạo và sử dụng công cụ lao động. Suy cho
cùng, người lao động chế tạo ra tư liệu sản xuất, đồng thời là người sử dụng, phát huy vai trò của
tư liệu sản xuất. Các tư liệu sản xuất chỉ là sản phẩm lao động của con người, đồng thời giá trị và
hiệu quả thực tế của các tư liệu sản xuất phụ thuộc vào trình độ sử dụng của con người. Trong
quá trình sản xuất, nếu công cụ lao động bị hao phí và di chuyển dần giá trị vào sản phẩm, thì
người lao động do bản chất sáng tạo của mình, trong quá trình lao động họ không chỉ sáng tạo ra
giá trị đủ bù đắp hao phí lao động, mà còn sáng tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bỏ ra ban đầu.
Người lao động là nguồn gốc của mọi sáng tạo trong sản xuất vật chất, nguồn gốc của sự phát
triển sản xuất

Câu 6: Giữa chất và lượng, yếu tố nào thường xuyên biến đổi? Vì sao?
Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, đó là sự
thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, làm cho sự
vật, hiện tượng là nó mà không phải là sự vật hiện tượng khác, phân biệt nó với các sự vật, hiện
tượng khác.
Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy mô,
trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại
lượng, ở tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Chất tương đối ổn
định còn lượng thường xuyên biến đổi
Lượng biến đổi đến một mức độ nhất định và trong những điều kiện nhất định thì lượng phá vỡ
chất cũ, mâu thuẫn giữa lượng và chất được giải quyết, chất mới được hình thành với lượng mới,
nhưng lượng mới lại biến đổi và phá vỡ chất đang kìm hãm nó. Quá trình tác động lẫn nhau giữa
hai mặt: chất và lượng tạo nên sự vận động liên tục, từ biến đổi dần dần đến nhảy vọt, rồi lại biến
đổi dần để chuẩn bị cho bước nhảy vọt tiếp theo. Cứ căn cứthế, quá trình động biện chứng giữa
chất và lượng tạo nên cách thức vận động, phát triển của sự vật

Câu 7: Những cơ sở nào để khẳng định ý thức xã hội có khả năng vượt trước tồn tại xã
hội? Cho ví dụ minh họa. Trang 201
Nhiều tư tưởng khoa học và triết học trong những điều kiện nhất định có thể vượt trước tồn tại xã
hội của thời đại rất xa, nó có vai trò dẫn đường, định hướng cho hoạt động thực tiễn của con
người, nó tác động tích cực đối với tồn tại xã hội. Sợ dĩ, ý thức xã hội có khả năng đó là do đó
phản ánh đúng được mối liên hệ logic, khách quan, tất yếu, bản chất của tồn tại xã hội, do dựa
trên cơ sở khoa học, những quan điểm tiến bộ có thể dự báo được khuynh hướng vận động, phát
triển của xã hội. Lịch sử đã cho thấy nhiều dự báo của các nhà tư tưởng lớn sau một thời gian, có
thể ngắn hoặc rất dài, mới được thực tiễn xác nhận. Nhiều dự báo của C.Mác đã trở thành sự
thực trong thời đại chúng ta đã hoàn toàn khẳng định điều đó.
VD1: dự báo tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp đang được thực tiễn của cách mạng
chuyển đổi công nghệ số, thời đại trí tuệ nhân tạo hay cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại, thời đại kinh tế tri thức xác nhận.
VD2: khi đánh giá rằng, xã hội tư bản “hoàn toàn không phải là một khối kết tinh vững chắc, mà
là một cơ thể có khả năng biến đổi và luôn luôn ở trong quá trình biến đổi” thì chính C.Mác đã
chỉ ra các quy luật vận động tất yếu của xã hội và cũng đã dự báo về sự thay thế không thể tránh
khỏi của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng phương thức sản xuất cao hơn - phương
thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa
Tuy nhiên, ngay cả khi vượt trước, ý thức xã hội cũng vẫn bị chi phối bởi tồn tại xã hội. Tính
“vượt trước” ở đây là tính vượt trước của sự phản ánh chứ không phải vượt trước của bản thân ý
thức xã hội.
Câu 8: Vì sao phải tạo điều kiện để cái đơn nhất chuyển về cái chung và từ cái chung
chuyển về cái đơn nhất? Cho ví dụ.Trang 93
Cái riêng tức phạm trù chỉ về một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định với. Cái chung
tức phạm trù chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở một kết cấu vật chất nhất định,
mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác
Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật. Cái
đơn nhất là phạm trù để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính... chỉ có ở một sự vật, một
kết cấu vật chất, mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, kết cấu vật chất khác. Trong hiện thực cái
mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay, mà lúc đầu xuất hiện dưới dạng cái đơn nhất. Về sau
theo quy luật, cái mới hoàn thiện dần và thay thế cái cũ, trở thành cái chung, cái phổ biến. Ngược
lại cái cũ lúc đầu là cái chung, cái phổ biến, nhưng về sau do không phù hợp với điều kiện mới
nên mất dần đi và trở thành cái đơn nhất. Như vậy sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung
là biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ. Ngược lại sự chuyển hóa từ cái chung
thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định.
Ví dụ: một sáng kiến khi mới ra đời - nó là cái đơn nhất. Với mục đích nhân rộng sáng kiến đó
áp dụng trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, có thể thông qua các tổ chức trao đổi, học tập
để phổ biến sáng kiến đó thành cái chung, cái phổ biến - khi đó cái đơn nhất đã trở thành cái
chung. Những máy móc làm nông đã phổ biến, sử dụng bao nhiêu đời nay, nó đã lỗi thời lạc hậu,
nó là cái chung. Nhưng về sau do không còn phù hợp với điều kiện cho ra năng suất cao, hiệu
quả tốt nên những máy móc này dần dần không còn được sử dụng và trở thành cái đơn nhất. Đó
là sự chuyển hoá từ cái chung thành cái đơn nhất

Câu 9: Cái chung có bao giờ tách khỏi cái riêng không? Vì sao? Cho ví dụ minh hoạ
Cái riêg tức phạm trù chỉ về một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định với. Cái chung
tức phạm trù chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở một kết cấu vật chất nhất định,
mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác
Cái riêng và cái chung không thể tách rời nhau. Cái chung chỉ tồn tại và biểu hiện thông qua cái
riêng. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình,
không có cái chung thuần túy tồn tại bên ngoài cái riêng, cái chung tồn tại thực sự, nhưng không
tồn tại ngoài cái riêng mà phải thông qua cái riêng.
Ví dụ, thuộc tính chung là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa của cả một quốc gia, dân tộc, của
thủ đô chỉ tồn tại thông qua từng thủ đô cụ thể như Hà Nội, Mátxcơva, Viên Chăn, Phnôm
Pênh…
Ví dụ: Cùi dày, nhiều múi, rất nhiều tép là cái chung giữa các quả bưởi. Rõ ràng, cùi, múi, tép ở
đây (cái chung) chỉ và phải tồn tại trong một quả bưởi nhất định (cái riêng).
Ví dụ, không có con “động vật” chung tồn tại bên cạnh con trâu, con bò, con gà cụ thể. Trong bất
cứ con trâu, con bò, con gà riêng lẻ nào cũng đều bao hàm trong nó thuộc tính chung của động
vật, đó là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường. Không có cái cây nói chung tồn
tại bên cạnh cây cam, cây quýt, cây đào cụ thể. Nhưng cây cam, cây quýt, cây đào... nào cũng có
rễ, có thân, có lá, có quá trình đồng hoá, dị hoá để duy trì sự sống. Những đặc tính chung này lặp
lại ở những cái cây riêng lẻ,và được phản ánh trong khái niệm "cây". Đó là cái chung của những
cái cây cụ thể.
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung, vì bất cứ cái riêng nào cũng cũng tồn
tại trong mối liên hệ với những cái riêng khác. Giữa cái riêng ấy bao giờ cũng có những cái
chung giống nhau. Ví dụ, trong một lớp học có 30 sinh viên, mỗi sinh viên coi như “một cái
riêng”; 30 sinh viên này (30 cái riêng) liên hệ với nhau và sẽ đưa đến những điểm chung: đồng
hương (cùng quê), đồng niên (cùng năm sinh), đồng môn (cùng học một thầy/cô), đều là con
người, đều là sinh viên,…
Ví dụ, nền kinh tế của mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng phong phú là những cái riêng.
Nhưng bất cứ nền kinh tế nào cũng bị chi phối bởi các quy luật chung như quy luật quan hệ sản
xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật về mối
quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng v.v..
- mỗi con người là một cái riêng, nhưng mỗi con người không thể tồn tại ngoài mối liên hệ với
xã hội và tự nhiên. Không cá nhân nào không chịu sự tác động của các quy luật sinh học và các
quy luật xã hội. Đó là những cái chung trong mỗi con người.
Chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng riêng
lẻ, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người bên ngoài cái riêng vì cái chung chỉ
tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của mình.

Câu 10: Nguồn gốc nào của ý thức nói lên: Một hiện tượng mang bản chất xã hội? Vì sao?
Cho ví dụ minh họa
Để ý thức có thể ra đời, bên những nguồn gốc tự nhiên thì điều kiện quyết định cho sự ra đời của
ý thức là nguồn gốc xã hội, thể hiện ở vai trò của lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội.
“Sau lao động và cùng với lao động là ngôn ngữ đó là hai sức kích thích chủ yếu của sự chuyển
biến bộ não loài vật thành bộ não loài người, từ tâm lý động vật thành ý thức”
-Lao động:
+Là hoạt động đặc thù của con người, là hoạt động bản chất người. Đó là hoạt động chủ động,
sáng tạo, có mục đích. Lao động đem lại cho con người dáng đi thẳng đứng, giải phóng hai tay.
Điều này cùng với chế độ ăn có thịt đã thực sự có ý nghĩa quyết định đối với quá trình chuyển
hoá từ vượn thành người, từ tâm lý động vật thành ý thức.
+Việc chế tạo ra công cụ lao động có ý nghĩa to lớn là con người đã có ý thức về mục đích của
hoạt động biến đổi thế giới. Nhờ có lao động, bộ não con người được phát triển và ngày càng
hoàn thiện, làm cho khả năng tư duy trừu tượng của con người ngày càng cao. Thông qua hoạt
động lao động cải tạo thế giới khách quan mà con người đã từng bước những thức được thế giới
và có ý thức ngày càng sâu sắc về thế giới. Cũng là lao động ngay từ đầu đã liên kết con người
lại với nhau trong mối liên hệ tất yếu, khách quan. Mối liên hệ đó không ngừng được củng cố và
phát triển đến mức làm nảy sinh ở họ một nhu cầu "cần thiết phải nói với nhau một cái gì đó". Và
ngôn ngữ xuất hiện.

-Ngôn ngữ:
Theo quan điểm của triết học Mác - Lê nin thì ngôn ngữ là phương tiện để con người giao tiếp
trong xã hội, là hệ thống tín hiệu thứ hai, là cái vỏ vật chất của tư duy, là hình thức biểu đạt của
tư tưởng. Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng để phát triển tâm lý, tư duy của con người và xã hội loài
người. Nhờ có ngôn ngữ, con người không chỉ giao tiếp, trao đổi trực tiếp mà còn có thể lưu giữ,
truyền đạt nội dung ý thức từ thế hệ này sang thế hệ khác… Ý thức là một hiện tượng có tính xã
hội, do đó không có phương tiện trao đổi xã hội về mặt ngôn ngữ thì ý thức không thể hình thành
và phát triển được
Lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích chủ yếu làm chuyển dần bộ óc của loài vượn người
thành bộ óc con người và tâm lý động vật thành ý thức con người. Ý thức là sự phản ánh hiện
thực khách quan bởi bộ óc của con người. Nhưng không phải cứ có thế giới khách quan vào bộ
óc con người là có ý thức, mà phải đặt chúng trong mối quan hệ với thực tiễn xã hội. Ý thức là
sản phẩm xã hội, một hiện tượng xã hội đặc trưng của loài người

Vd

Câu 11: Trong các bộ phận kiến trúc thượng tầng, bộ phận nào tác động lớn nhất tới cơ sở
hạ tầng? Vì sao? Cho ví dụ minh họa.
Trong các bộ phận của kiến trúc thượng tầng thì kiến trúc thượng tầng về chính trị có vai trò
quan trọng nhất, trong đó nhà nước có vai trò tác động to lớn đối với cơ sở hạ tầng. Nhà nước là
tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, nhà nước không chỉ dựa trên hệ tư tưởng, là con dựa
trên những hình thức nhất định của sự kiểm soát xã hội. Nhà nước sử dụng sức mạnh của bạo lực
để tăng cường sức mạnh kinh tế của giai cấp thống trị và cũng cố vững chắc địa vị của quan hệ
sản xuất thống trị. Theo Ph.Ănghen: “Bạo lực tức là quyền lực nhà nước cũng là một sức mạnh
kinh tế”. Và chỉ rõ, tác động ngược lại của quyền lực nhà nước đối với sự phát triển kinh tế theo
hai chiều hướng cơ bản, nếu tác động cùng hướng với sự phát triển kinh tế sẽ thúc đẩy kinh tế
phát triển nhanh hơn; nếu tác động ngược lại hướng phát triển kinh tế sẽ kìm hãm sự phát triển
kinh tế.
Tuy nhiên, không chỉ có quyền lực nhà nước với tác động to lớn đến cơ sở hạ tầng, và các bộ
phận khác của kiến trúc thượng tầng như triết học, đạo đức, tôn giáo,… cũng đều tác động mạnh
mẽ đến cơ sở hạ tầng bằng những hình thức khác nhau, các cơ chế khác nhau. Song thường
những sự tác động đó phải thông qua nhà nước, pháp luật, các thể chế tương ứng và chỉ qua đó
chúng mới phát huy được hiệu lực đối với cơ sở hạ tầng, cũng như đối với toàn xã hội
Ví dụ: Điều hành của Đảng, nhà nước Việt Nam: Trong phòng chống dịch CoVid19, Nhà nước
đã chỉ đạo các chuyến bay giải cứu người Việt tại nước ngoài về nước, điều trị các ca nhiễm
bệnh. Bên cạnh đó, thực hiện giãn cách, cách ly xã hội để phòng ngừa.

You might also like