Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

lý thuyết TMHH&DV

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 31

Chương I:

1. THƯƠNG NHÂN
KHÁI NIỆM
Khoản 1 điều 6 LTM 2005
+ Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp
+ cá nhân
 Hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có ĐKKD.
ĐẶC ĐIỂM
 Chủ thể: cá nhân và tổ chức kinh tế.
i. Thương nhân: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
ii. Tổ chức kinh tế: thành lập trên cơ sở quy định pháp luật.
 Tiến hành hoạt động thương mại (hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi)
 Tiến hành hoạt động thương mại một cách độc lập (độc lập về mặt pháp lý: tham
gia hoạt động thương mại, tham gia giao dịch thương mại)
 Trừ văn phòng đại diện và chi nhánh: đơn vị phụ thuộc thương nhân.
 Cty con hay cty liên kết trong nhóm cty là chủ thể pháp luật độc lập với cty mẹ và
đều là thương nhân.
 Hoạt động thương mại: có tính thường xuyên  tính liên tục trong khoảng thời
gian dài
 Thương nhân tạm dửng hoạt động nhưng không làm thủ tục thông báo với cơ quan
quản lý nhà nước có thầm quyền về việc tạm dừng hoạt động thì TN vẫn phải thự
hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính và các thủ tục liên quan với NN.
 Giấy CNĐKKD (hoặc các giấy CN có giá trị tương đương)
 Nghĩa vụ: đăng ký những ngành, nghề KD mà thương nhân đang thực hiện nhưng
chưa đăng ký hoặc sẽ thực hiện.
 Cá nhân: buôn bán rong, buôn bán vặt, đánh giày, bán vé số, sửa khóa, trông giữ
xe, rửa xe, cắt tóc, dịch vụ khác không có dịch vụ cố định.
 Tính độc lập và thường xuyên  vẫn được coi là hoạt động TM.
 Tính chất nhỏ lẻ, thu nhập thường chỉ đủ để trang trải  miễn trừ nghĩa vụ
ĐKKD.
 TN không có tiêu chuẩn về đạo đức.
PHÂN LOẠI
1. Căn cứ theo tư cách pháp lý
 Có tư cách pháp nhân: Cty TNHH, CTCP, HTX, LHHTX trừ CTHD
 Không có tư cách pháp nhân: DNTN, HKD.
2. Căn cứ theo hình thức tổ chức
DN: các loại cty và DNTN; HTX; LHHTX.
3. Căn cứ theo chế độ trách nhiệm tài sản
 Thương nhân có chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn
 Thương nhân có chế độ trách nhiệm tài sản vô hạn: DNTN, HKD, CTHD.
THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TẠI VN.
KHÁI NIỆM:
Khoản 1 điều 16 LTM 2005.
Thương nhân nước ngoài là được thành lập, ĐKKD theo quy định của pháp luật nước
ngoài, hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.
HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động thương mại tại VN thông qua hiện diện TM của họ hoặc trực tiếp mà không có
hiện diện TM.
 Hiện diện TM: dưới hình thức văn phòng đại diện, chi nhánh. hoạt động của
thương nhân nước ngoài tại VN.
 Không có hiện diện TN tại VN: không có đầu tư trực tiếp tại VN.
 MBHH, KD xuất nhập khẩu
 CUDV quy biên giới.
 Tư nhân có 100% vốn nước ngoài nhưng được đăng ký thành lập theo pháp luật
VN  thương nhân VN.
II. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
KHÁI NIỆM
Là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: MBHH, CUDV, đầu tư, xúc tiến thương
mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
ĐẶC ĐIỀM
 Tất cả các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi.
 Hoạt động gắn liền với mục đích tồn tại của thương nhân.
 Hoạt động từ thiện, hoạt động cứu trợ  không được coi là hoạt động TM của
TN.
 Mua sắm HH, sử dụng DV cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của TN  không
phải là hoạt động TM.
PHÂN LOẠI
 MBHH
 CUDV
 Hoạt động thương mại trung gian
 Hoạt động thương mại khác
 Xúc tiến thương mại
III. ÁP DỤNG LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TM.
1. ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VN.
 Khoản 1 điều 1 LTM 2005: hoạt động thực hiện trên lãnh thổ VN.
 Khoản 2 điều 1 LTM 2005: hoạt động thực hiện ngoài lãnh thổ VN.
 Các bên thỏa thuận chọn AD luật này.
 Luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà VN là thành viên có quy định AD LTM.
 Khoản 3 điều 1 LTM 2005: hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của 1 bên
giao dịch.
 Bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn AD LTM.
 Khoản 2 điều 4 LTM 2005: hoạt động thương mại đặc thù được quyết định trong
luật khác thì AD luật đó (AD luật chuyên ngành).
2. ÁP DỤNG ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia nhập nhân danh NN
hoặc nhân danh CPVN với bên ký ước ngoài là quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể
được công nhận là chủ thể của pháp luật quốc tế, là, phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ của VN.
 Áp dụng trong trường hợp toàn bộ hoặc 1 phần điều ước quốc tế đó được QH, chủ
tịch nước hoặc CP quyết định AD trực tiếp.
3. ÁP DỤNG LUẬT NƯỚC NGOÀI
Luật nước ngoài = luật các nước ngoài có chủ quyền hoặc vùng lãnh thổ được pháp luật
quốc tế công nhận toàn bộ hoặc 1 số quyền chủ quyền như luật các tồ chức liên quốc gia.
+ liên minh C.ÂU hoặc các tổ chức liên CP…
 Khoản 1 điều 5 LTM 2005: nếu điều ước quốc tế mà VN là thành viên AD pháp
luật nước ngoài.
 Khoản 2 điều 5 LTM 2005: nếu các bên trong giao dịch TM có yếu tố nước ngoài
chọn AD luật nước ngoài.
 Khoản 2 điều 663 BLDS 2015: quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
 Trường hợp pháp luật VN dẫn chiếu đến luật nước ngoài (TH đặc biệt).
4. ÁP DỤNG TẬP QUÁN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Tập quán thương mại quốc tế:
+ thông lệ
+ cách làm lặp đi lặp lại nhiều lần trong buôn bán quốc tế.
+ được các tổ chức quốc tế liên quan thừa nhận.
Khoản 1 & 2 điều 5 LTM 2005:
 Nếu điều ước quốc tế mà VN là thành viên quy định AD tập quán TM quốc tế.
 Nếu các bên trong giao dịch TM có yếu tố nước ngoài thỏa thuận AD tập quán TM
quốc tế.
 Thỏa mãn 4 điều kiện:
i. Khi pháp luật không có quy định
ii. Các bên không có thỏa thuận
iii. Cũng không có thói quen TM hình thành giữa các bên (như việc AD tập quán TM
trong nước).
iv. Có sự thỏa thuận giữa các bên về việc AD tập quán đó.
IV. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
1. NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT
Điều 10 LTM 2005:
Bình đẳng giữa:
+ NN với thương nhân
+ thương nhân với thương nhân
 Không có tính phân biệt đối xử: hợp lý, phù hợp để bảo vệ các lợi ích công cộng.
2. NGUYÊN TẮC TỰ DO, TỰ NGUYỆN THỎA THUẬN
Điều 11 LTM 2005: nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận hợp đồng; khoản 2 điều 3 BLDS
2015.
 Các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật,
thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội.
 Có 2 loại quy phạm
 Quy phạm tùy nghi
+ điều 39 LTM 2005: TH hợp đồng không có quy định cụ thể thì…
+ điều 40 LTM 2005: trừ TH các bên có thỏa thuận khác.
 Quy phạm bắt buộc
+ điều 170 LTM 2005.
 Các bên hoàn toàn tự nguyện, không thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe dọa,
ngăn cản (khoản 2 điều 11 LTM 2005).
3. NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG THÓI QUEN
Khoản 3 điều 3 LTM 2005:
Điều 12 LTM 2005: quy định các nguyên tắc AD thói quen trong hoạt động TM.
+ các bên đã biết hoặc phải biết
+ không trái với quy định của pháp luật.
4. ÁP DỤNG TẬP QUÁN THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC
Khoản 4 điều 3 LTM 2005:
+ Thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động TM trên 1 vùng, miền hoặc 1 lĩnh
vực TM.
+ có nội dung rõ ràng
+ được các bên thừa nhận
Điều 13 LTM 2005: quyết định về nguyên tắc AD tập quán TM trong nước.
i. TH pháp luật không có quy định
ii. Các bên không có thỏa thuận
iii. Không có thói quen được thiệt lập giữa các bên.
5. NGUYÊN TẮC BẢO VỆ LỢI ÍCH CHÍNH ĐÁNG CỦA NTD.
Điều 14 LTM 2005
Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động TM: điểm i khoản 1 điều
320; điều 321 LTM 2005.
6. NGUYÊN TẮC THỪA NHẬN GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA THÔNG ĐIỆP DỮ LIỆU
Điều 15 LTM 2005

Chương II: HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA


I. MBHH THEO PHƯƠNG THỨC THỨC TRỰC TIẾP
PHÂN LOẠI
 Hoạt động MBHH trong nước: không có sự dịch chuyển HH qua biên giới quốc
gia hoặc giữa nội địa với khu vực đặc biệt (khu vực hải quan riêng)
 Hoạt động MBHH quốc tế: hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất,
tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu (điều 27-30 LTM 2005).
 Quan hệ MBHH giữa 2 thương nhân VN trong đó có sự dịch chuyển hàng hóa
(đưa ra/ đưa vào) khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật để giao cho
bên mua trên lãnh thổ VN được xác định là quan hệ MBHH quốc tế nhưng không
phải là quan hệ MBHH có yếu tố nước ngoài.
1. HỢP ĐỒNG MBHH
KHÁI NIỆM
Điều 385 BLDS 2015.
Là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chầm dứt các quyền và nghĩa
vụ trong quan hệ MBHH.
 Bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền SHHH cho bên mua và nhận thanh
toán.
 Bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền SHHH.
ĐẶC ĐIỂM
Mục đích sinh lợi
 Chủ thể:
i. Thương nhân
ii. Thương nhân với chủ thể khác
 Hình thức (điều 24 LTM 2005)
i. Lời nói
ii. Văn bản
iii. Xác lập bằng hành vi cụ thể
 Về đối tượng (khoản 2 điều 3 LTM 2005)
i. Tất cả các loại bất động sản, kể cả BĐS hình thành trong tương lai.
 Động sản là những tài sản không phải là BĐS.
 BĐS là những vật gắn liền với đất đai: đất, nhà, công trình xây dựng gắn liền với
đất đai, nhà, công trình xây dựng. (khoản 1 điều 107 BLDS 2015).
ii. Những vật gắn liền với đất đai (mà không bao gồm đất đai): quyền sử dụng
đất.
 Không thuộc danh mục hành hóa bị cấm KD; không được thuộc danh mục HH
cấm xuất, nhập khẩu
2. XÁC LẬP HỢP ĐỒNG VÀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG.
1. Xác lập hợp đồng mua bán
 Về đề nghị giao kết hợp đồng mua bán (điều 386, khoản 1 điều 388; điều 394;
điều 389; điều 391; điều 393 BLDS 2015)
 Về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán (điều 392; điều 393; điều 397
BLDS 2015)
 Về thời điềm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa (điều 400 BLDS 2015)
2. Điều kiện có hiệu lực của HĐMB.
Điều 117 BLDS 2015: Hợp đồng MBHH có hiệu lực khi đáp ứng 4 điều kiện:
1) Năng lực chủ thể
2) Mục đích và nội dung của hợp đồng không được vi phạm điều cấm của luật, không
trái với đạo đức xã hội (điều 123 BLDS 2015).
3) Giao kết theo nguyên tắc tự nguyện
4) Đáp ứng quy định về hình thức (điều 24 LTM 2005; điều 129 BLDS 2015).
3. Nội dung hợp đồng
Điều 398 BLDS 2015.
4. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
GIAO, NHẬN HÀNG HÓA
Điều 34, 42 LTM 2005: Nghĩa vụ giao hàng (quy phạm bắt buộc).
Điều 56 LTM 2005: Nghĩa vụ nhận hàng
THỜI HẠN, THỜI ĐIỂM GIAO, NHẬN HÀNG HÓA
Điều 37 LTM 2005: thời hạn giao hàng
Điều 38 LTM 2005: giao hàng trước thời hạn
ĐIỂM GIAO, NHẬN HÀNG HÓA
Điều 35 LTM 2005
Khoản d điều 35 LTM 2005: nếu bên mua đến nhận hàng tại địa điểm của bên bán, bên
bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng nếu hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của bên
mua.
SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG, BAO BÌ, ĐÓNG GÓI HÀNG HÓA
1. HH không phù hợp vơi hợp đồng
Khoản 1 điều 39 LTM 2005
(i). Không phù hơp với mục đích sử dụng thông thường của các hành hóa cùng chủng
loại.
(ii). Không phù hợp vối bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán
biết hoặc bên bán phải biết về thời điểm giao kết hợp đồng.
 Nếu bên mua đã thông báo cho bên bán về việc hàng hóa phải phù hợp với 1
mục đích cụ thể và bên bán đã biết nhưng không phản đối thì bên bán được coi
là chấp nhận nghĩa vụ
(iii). Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng nếu không đảm bảo chất lượng như
chất lượng của của mẫu hàng hóa mà bên bán đã giao cho bên mua.
(iv). Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng nếu không được bảo quản, đóng gói
theo cách thức thông thường đối với loại hàng hóa đó hoặc không theo cách thức
thích hợp để bảo quản hàng hóa trong trường hợp không có cách thức bảo quản
thông thường.
2. Quyền từ chối nhận hàng không phù hợp với hợp đồng
 Khoản 2 điều 39 LTM 2005: bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hóa
không phù hợp với hợp đồng.
 Bên bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng mà bên mua vẫn có hành vi
tiếp nhận hàng hóa trên thực tế  bên mua đã tử bỏ quyền từ chối nhận hàng
 không loại trừ quyền của bên mua được áp dụng các biện pháp chế tài thích
hợp  không loại trừ trách nhiệm của bên bán đối với hàng hóa không phù
hợp với hợp đồng.
3. Trách nhiệm đối với HH không phù hợp với hợp đồng
Điều 40 LTM 2005
4. Quyền khắc phục trong TH giao thiếu hàng hoặc giao hàng không đúng.
 Điều 41 LTM 2005: tuy thời hạn cho việc thay thế không gây trờ ngại và sự chậm
trễ bất hợp lý cho bên mua nhưng bên mua cho rằng máy không hoạt động được
và điều này đã cấu thành vi phạm cơ bản của bên bán là cơ sở dể bên mua có
quyền hủy hợp đồng.
Khoản 2 điều 294 LTM 2005: miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm.
 Bên mua không thể giảm giá hàng nếu không đạt được sự thỏa thuận với bên
bán (nhưng bên mua có thể áp dụng biện pháp chế tài nếu thỏa mãn các điều
kiện qua định của LTM 2005).
 Nếu chất lượng hàng hóa phù hợp với hợp đồng, việc không đúng về xuất xứ
không ảnh hưởng đến việc sử dụng máy của bên mua  vi phạm của bên bán
về giao hàng không phù hợp không phải là 1 vi phạm cơ bản  áp dụng chế tài
của bên mua cũng bị giới hạn bởi các điều kiện áp dụng.
5. Quyền từ chối hoặc không chấp nhập giao thừa hàng.
Điều 43 LTM 2005; điều 44 LTM 2005;
Khoản 2 điều 44 LTM 2005  bên mua không thực hiện kiểm tra hàng hóa trong 1 thời
gian ngắn mà hoàn cảnh thực tế cho phép sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nghĩa vụ của bên
mua thông báo về khiếm khuyết của HH cho bên bán  bên bán không chịu trách nhiệm
 bên mua mất quyền việc dẫn vi phạm của bên bán về việc giao hàng không phù hợp
với hợp đồng (khoản 4 điều 44 LTM 2005).
5. CHUYỂN RỦI RO
- Theo thỏa thuận trong hợp đồng
- Không có thỏa thuận trong hợp đồng (điều 57 – 61 LTM 2005).
6. ĐẢM BẢO QUYỀN SỞ HỮU VÀ CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU HÀNG HÓA.
Điều 45 + 46 LTM 2005: đảm bảo quyền SH.
Điều 47 LTM 2005: yêu cầu thông báo.
Điều 62 LTM 2005: thời điểm chuyển quyền SH.
7. THANH TOÁN TIỀN HÀNG
Điểm 50 LTM 2005: nghĩa vụ thanh toán (quy phạm bắt buộc).
NỘI DUNG THANH TOÁN
 GIÁ THANH TOÁN
Điều 52 LTM 2005: xác định giá
Điều 53 LTM 2005: trọng lượng tịnh
 ĐỊA ĐIỂM THANH TOÁN
Điều 54 LTM 2005: TH không có thỏa thuận
 THỜI HẠN THANH TOÁN
Điều 55 LTM 2005:
Lưu ý:
+ Các hình thức thanh toán bằng chuyển khoản: lưu ý về thời hạn
+ Điều 306 LTM 2005: quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán.
 NGƯNG THANH TOÁN
Điều 51 LTM 2005; điều 127 BLDS 2015.
Khoản 4 điều 51 LTM 2005: bằng chứng mà bên mua đưa ra không chính xác, gây thiệt
hạo cho bên bán thì bên mua phải thực hiện bồi thường thiệt hại và các chế tài khác.
8. BẢO HÀNH HÀNG HÓA
Điều 49 LTM 2005; khoản 2 điều 318 LTM 2005.
II. MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA
KHÁI NIỆM
Khoản 1 điều 63 LTM 2005.
Là một phương thức MBHH đặc biệt, theo đó việc mua và bán HH được thực hiện trên
một thị trường tập trung theo phương thức khớp lệnh. Sau khi hợp đồng mua bán được
xác lập, việc giao nhận hành hóa và thanh toán tiền hàng được tiến hành tại một thời điểm
hoặc trong một thời hạn đã được định sẳn trong tương lai.
SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA: là thị trường hàng hóa giao sau. Tham gia vào
hoạt động MBHH trên SGDHH, ngoài các bên mua và bán còn có sự hỗ trợ của sở
giao dịch, người môi giới và các định chế tài chính trung gian.
 Về bản chất: là dạng thị trường giao dịch các công cụ tài chính phát sinh.
 Mục đích hình thành: vẫn là thị trường của việc thực hiện các giao dịch MBHH
mà không phải là 1 thị trường tài chính đúng nghĩa như sở giao dịch chứng khoán
hoặc sàn giao dịch ngoại tệ.
 Hoạt động MBHH qua SGDHH là hoạt động MBHH mà thời điểm giao kết hợp
đồng và thời điểm giao hàng là 2 thời điểm khác nhau.
Đặc điểm của hoạt động MBHH:
 Loại hàng hóa giao dịch trên sở giao dịch kiểm soát được rủi ro. (việc giao kết
những hoạt động này có thể thực hiện ở ngoài SGDHH, sự hỗ trợ của sở giao dịch
sẽ giúp các bên có chơ chế đảm bảo cho việc thực hiện giao dịch này.)
 HH được giao dịch trên sở giao dịch là những hàng hóa tương lại tại thời điểm
giao kết hợp đồng HH được giao dịch có thể chưa hiện hữu. (có thể không nhằm
mục đích mua hoặc bán HH mà nhằm đầu cơ vào giá cả hàng hóa thông qua việc
giao kết các hợp đồng quyền chọn  tính chất đầu tư tài chính.)
 Có thể không dẫn đến việc giao hàng hóa trên thực tế.
 Hợp đồng quyền chọn: các bên tự động có quyền dùng tiển để thanh toán chên
lệch giá giữa giá giao kết và giá niêm yết tại thời điểm thực hiện hợp đồng
 Tùy việc lựa chọn công cụ đầu tư có thể thấy hoạt động trên SGDHH còn là hoạt
động đầu tư vào giá của 1 loại hàng hóa nhất định.
 Hợp đồng kỳ hạn: việc thực hiện hợp đồng bằng việc thanh toán khoản tiền
chênh lệch giữa giá giao kết và giá niêm yết trên SGDHH tại thời điểm thực hiện
hợp đồng chỉ xảy ra khi các bên có thỏa thuận trong hợp đồng (khoản 2 điều 65
LTM 2005.)
2. Các loại hợp đồng MBHH qua SGDHH.
HỢP ĐỒNG KỲ HẠN:
Khoản 2 điều 64 LTM 2005.
 Hợp đồng kỳ hạn sử dụng cho mục đích MBHH trên thực tế (khoản 1 điều 65
LTM 2005.)
 Hợp đồng kỳ hạn được sử dụng cho mục đích kiếm lời dựa trên các toan tính về
diễn biến giá cả trên thị trường (khoản 2,3 điều 65 LTM 2005.)
 Giúp thương nhân chốt được giá bảo vệ, hạn chế rủi ro do biến động giá, bảo vệ
được lợi nhuận.  thích hợp với việc mua bán các hàng hóa mà giá cả thường biến
động vì thời điểm giao hàng, dù giá cả lên hay xuống thì hàng hóa vẫn được giao
theo giá đã được chốt theo lệnh đặt từ trước.  nhiều lựa chọn hơn trong giao dịch
và phòng ngừa rủi ro.
HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN
Khoản 2,3 điều 66 LTM 2005.
Khoản 4 điều 66 LTM 2005: thời hạn thực hiện hợp đồng quyền chọn.
 Bên mua hoặc bán quyền chọn thường không nhằm mục đích MBHH trên thực tế,
mà sử dụng như một hợp đồng như một công cụ tài chính để kiếm lời dựa trên sự
biến động giá cả của HH.

CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ


I. HOẠT ĐỘNG CƯDV VÀ HỢP ĐỒNG CƯDV.
KHÁI NIỆM
Khoản 3 điều 9 LTM 2005.
Việc CƯDV vì mục đích thương mại (với mục tiêu lợi nhuận).
Khoản 3 điều 1 LTM 2005: hoạt động CƯDV giữa 1 bên là thương nhận và 1 bên thực
hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi.
ĐẶC ĐIỂM
Là việc thực hiện 1 hoặc 1 số công việc có tính chất chuyên môn theo yêu cầu của
người khác nhằm mục đích hưởng thù lao.
 Là hoạt động luôn có sự tham gia của con người thông qua việc sử dụng kỹ
năng và chuyên môn để thực hiện công việc nhất định.
 Thực hiện theo yêu cầu của người khác (chủ thể khác) nhằm mục đích hưởng
thù lao.  2 chủ thể độc lập, thiết lập mối quan hệ cung ứng và sử dụng 1 hoặc
1 số dịch vụ nhất định thông qua hợp đồng CƯDV.
 Khác với hoạt động MBHH, kết quả của hoạt động CƯDV trong nhiều trường
hợp không thể được vật thể hóa.
ĐẶC TRƯNG
 Sự điều chỉnh pháp luật khó khăn và phức tạp hơn. Công tác tiền kiểm trước
khi cấp phép cần được chú trọng để góp phần đảm bảo chất lượng.
 Quy định các DN CƯDV, người trực tiếp CƯDV phải đáp ứng những yêu cầu
nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ (giấy phép KD, giấy chứng nhận, chứng
chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền quốc gia nơi dịch vụ được sử dụng
cấp.
 Điều chỉnh chung bởi các quy phạm liên quan đến việc mua bán (chuyển
nhượng quyền SH).
1. Hợp đồng CƯDV.
CHỦ THỂ: bên CƯDV và bên sử sụng dịch vụ.
 Bên CƯDV: luôn là thương nhân, có ĐKKD để thực hiện việc CƯDV.
 Bên sử dụng DV: có thể là thương nhân, hoặc không phải là thương nhân.
 Khoản 3 điều 1 LTM 2005: quy định hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của
1 bên với thương nhân  chịu sự điều chỉnh của LTM 2005.
 Nếu khách hàng không phải là thương nhân sử dụng dịch vụ do 1 thương nhân
cung cấp và không sử dụng dịch vụ đó cho mục đích sinh lợi  quy định về hợp
đồng dịch vụ quy định trong BLDS 2015.
- Hình thức hợp đồng cung ứng:
Điều 74 LTM 2005.
Điều 251 LTM 2005.
Khoản 15 điều 3 LTM 2005.
1. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động CƯDV.
Điều 78-84 LTM 2005: nghĩa vụ của bên CƯDV.
 Bên CƯDV phải thực hiện việc CƯDV đáp ứng các yêu cầu của khách hàng mà
các bên đã thỏa thuận.
Lưu ý:
Pháp luật có những yêu cầu nhất định về các nội dung nhất định về các nội dung nhất
định của 1 dịch vụ cụ thể hoặc yêu cầu các điều kiện nhất định mà bên CƯDV phải đáp
ứng, bên này phải tuân theo những quy định đó cho dù các bên có thỏa thuận trong hợp
đồng hay không.
 TH các bên có thỏa thuận trái với những quy luật mang tính bắt buộc thì các thỏa
thuận đó sẽ không có giá trị thực hiện. (khoản 1 điều 248 LTM 2005.)
Khoản 3 điều 78 LTM 2005: trong TH các bên không có thỏa thuận khác thì bên CƯDV
có nghĩa vụ thông báo ho khách hàng về việc các thông tin, tài liệu mà khách hàng cung
cấp không đầy đủ  khách hàng quyết định việc có cung cấp thêm tài liệu hay thông tin
cần thiết hay chấp nhận việc CƯDV dựa trên các thông tin hoặc tài liệu không đầy đủ đó.
 Bên CƯDV sẽ bị coi là vi phạm nghĩa vụ khi không thông báo cho khách hàng về
việc này nếu sau đó chất lượng dịch vụ được cung ứng không thỏa mãn yêu cầu
của KH do thiếu những thông tin hoặc tài liệu cần thiết.
Khoản 4 điều 78 LTM 2005: nghĩa vũ giữ bí mật chỉ phát sinh khi pháp luật có quy định
hoặc các bên có thỏa thuận.
 Bên sử dụng dịch vụ cần nắm những quy định này để đưa ra các yêu cầu trong hợp
đồng, ràng buộc bên CƯDV trong việc giữ bí mật thông tin liên quan.
 Quyền của bên CƯDV:
 Quyền được hưởng thù lao theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật
nếu các bên không có thỏa thuận.
 Bên CƯDV cần quan tâm đến viêc thỏa thuận giá dịch vụ trong hợp đồng CƯDV
để tránh những tranh chấp có thể phát sinh sau khi dịch vụ được thực hiện.
 Không có thỏa thuận (điều 86 LTM 2005.)
 Thông thường, các bên thỏa thuận tách bạch thù lao dịch vụ và các chi phí khác
bàn bên CƯDV phải thanh toán cho bên thứ 3 trong quá trình CƯDV.  nếu
không tách bạch, bên CƯDV có thể phải gánh chịu rủi ro trong trường hợp chi phí
phải trả cho bên thứ 3 quá cao dẫn đến thù lao dịch vụ không đủ bù đắp chi phí.
 Quyền yêu cầu khách hàng cung cấp kịp thời các kế hoạch, chỉ dẫn và những
chi tiết khác để việc CƯDV được thực hiện không bị trì hoãn hay gián đoạn.
Điều 85 LTM 2005: nghĩa vụ của khách hàng
 Quyền của khách hàng:
 Được sở hữu và sử dụng kết quả dịch vụ do bên CƯDV cung cấp.
 Yêu cầu bên CƯDV thay đổi 1 cách hợp lý nội dung dịch vụ trong quá trình
CƯDV và phải chịu mọi chi phí phát sinh nếu có.
II. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CỤ THỂ
1. DỊCH VỤ LOGISTICS
KHÁI NIỆM
Điều 233 LTM 2005.
ĐẶC ĐIỂM
 Nội dung: bao gồm nhiều công việc khác nhau liên quan đến sự dịch chuyển hàng
hóa
 Chủ thể cung ứng dịch vụ: những thương nhân KD
 Pháp luật đòi hỏi thương nhân CƯDV phải đáp ứng những điều kiện nhất định:
thương nhân thực hiện dịch vụ phải có ĐKKD dịch vụ cụ thể mà mình thực
hiện cho khách hàng.
 Góp phần làm tăng giá trị của HH và góp phần thúc đẩy sx và tiêu dùng HH.
 Dịch vụ đặc thù, thương nhân KD dịch vụ này không thể can thiệp vào chất
lượng của HH là đối tượng tác động của DV.
1. Hợp đồng CƯDV logistics
CHỦ THỂ: bên CƯDV và khách hàng.
 Thương nhân tổ chức thực hiện dịch vụ bằng cách tự mình thực hiện hoặc thuê
thương nhân khác thực hiện 1 hoặc nhiều công đoạn khác của dịch vụ.
 Khách hàng có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân.
 LTM 2005 vẫn áp dụng để điều chỉnh hoạt động của thương nhân CƯDV.
 Không yêu cầu hợp đồng thể hiện dưới 1 hình thức cụ thể (điều 74 LTM 2005).
 Tuy nhiên, dịch vụ liên quan đến vận tải thì pháp luật quy định hợp đồng thuê vận
tải phải thể hiện dưới hình thức văn bản.
1. Quyền và nghĩa vụ các bên
Quyền và nghĩa vụ bên CƯDV.
Điều 235, 239, 240 LTM 2005.
 Trường hợp vi phạm nghĩa vụ, thương nhân KD dịch vụ phải chịu trách nhiệm
trước khách hàng về mọi thiệt hại do hvvp gây ra.
 Điều 237 LTM 2005: miễn trách nhiệm đối với thương nhân KD dịch vụ.
Quyền và nghĩa vụ của khách hàng
Điều 236 LTM 2005.
2.Giới hạn trách nhiệm của bên CƯDV.
Điều 238 LTM 2005.
2. DỊCH VỤ QUÁ CẢNH HH
KHÁI NIỆM QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
Điều 241 LTM 2005.
KHÁI NIỆM DỊCH VỤ QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
Điều 249 LTM 2005.
ĐẶC ĐIỂM DỊCH VỤ QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
Điều 250 LTM 2005: điều kiện KD dịch vụ quá cảnh
Điều 253 LTM 2005: quyền và nghĩa vụ.
 Thương nhân CƯDV logistics, thương nhân CƯDV quá cảnh không có quyền
định đoạt định đoạt HH để thanh toán thù lao dịch vụ quá cảnh vì diều 248
LTM 2005 không cho phép thanh toán thù lao quá cảnh bằng hàng hóa quá
cảnh. Mặc dù LTM 2005 không trực tiếp cầm giữ HH với mục đích tạo áp lực
cho việc thanh toán thù lao quá cảnh.
Điều 242 LTM 2005: quyền quá cảnh hàng hóa
Điều 44-46 luật QLNT 2017.
1. Hợp đồng CƯDV quá cảnh.
Hợp đồng CƯDV quá cảnh là sự thỏa thuận giữa các bên CƯDV quá cảnh và khách
hàng.
1. Chủ thể và hình thức
Chủ thể: bên CƯDV, khách hàng.
 Bên CƯDV:
i. DN được thành lập theo các luật về DN.
ii. Có ĐKKD dịch vụ vận tải và dịch vụ giao nhận hàng hóa.
 Khách hàng: là các tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu hàng hóa quá cảnh (có
hàng hóa muốn quá cảnh qua lãnh thổ VN).
 Thương nhân KD DVQC sẽ chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến
hàng hóa quá cảnh khi hàng hóa đó đang quá cảnh lãnh thổ VN.
Điều 251 LTM 2005: hợp đồng DVQC.
2. Quyền và nghĩa vụ của các bên
Quyền và nghĩa vụ bên CƯDV: Điều 253 LTM 2005
Điều 47 luật QLNT 2017: thời gian quá cảnh
Quyền và nghĩa vụ của bên thuê quá cảnh: Điều 252 LTM 2005
3. DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH THƯƠNG MẠI
KHÁI NIỆM: Điều 254 LTM 2005.
 Về bản chất, giám định là một quá trình mà bên giám định sử dụng năng lực
chuyên môn, phương tiện kỹ thuật và sự hiểu biết của mình để kiểm tra, giám sát
hàng hóa, dịch vụ hay hoạt động sản xuất theo yêu cầu của khách hàng để cung
cấp thông tin theo yêu cầu của khách hàng.
ĐẶC ĐIỂM:
 Là một hoạt động thương mại do thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thực
hiên.  giám định thương mại là 1 hoạt động KD có điều kiện.
 Điều 257 LTM 2005: thương nhân KD dvu giám định thương mại phải thỏa
mãn các điều kiện.
 Khoản 1 điều 259 LTM 2005: tiêu chuẩn giám định viên.
 Chỉ có thể là giám định viên khi: đáp ứng các điều kiện và được 1 DN KD
dịch vụ giám định tuyển dụng.
 Bao gồm nhiều hoạt động khác nhau: nhằm xác định tình trạng thực tế của HH, kết
quả CƯDV và những nội dung khác.
 Được thực hiện theo yêu cầu của 1 trong các bên hoặc của các bên trong hợp đồng
hoặc theo yêu cầu của khách hàng khác.
NGUYÊN TẮC:
 Được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo yêu cầu của 1 trong các bên
tham gia hợp đồng có liên quan; theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức hoặc theo yêu
cầu của cơ quan nhà nước (điều 268 LTM 2005.)
 Thực hiện theo quy trình  đảm bảo tính độc lập, khách quan, khoa học, chính
xác.
 Tránh xung đột lợi ích trong hoạt động giám định để đảm bảo tính khách quan của
kết luận giám định (thương nhân và giám định viên không được thực hiện giám
định trong trường hợp việc giám định có liên quan đến quyền và lợi ích của họ).
 Điều 264 LTM 2005: quyền của KH.
4. CHỨNG THƯ GIÁM ĐỊNH VÀ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG THƯ GIÁM
ĐỊNH
Điều 260 LTM 2005: chứng thư giám định
Điều 261 LTM 2005: giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với bên yêu cầu.
Điều 262 LTM 2005: giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với các bên.
5. HỢP ĐỒNG CƯDV GIÁM ĐỊNH
Chủ thể: bên CƯDV và bên sử dụng dịch vụ.
 Điều 268 LTM 2005 và điều 74 LTM 2005.
1. quyền và nghĩa vụ các bên
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân KD DV giám định: điều 263 LTM 2005.
 Điều 266 LTM 2005: phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp giám
định sai.
Quyền và nghĩa vụ của khách hàng: điều 264, 265 LTM 2005.
Quyền và nghĩa vụ của giám định viên: điều 263 LTM 2005.

CHƯƠNG IV: HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRUNG GIAN


I. TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI
KHÁI NIỆM: khoản 11 điều 3 LTM 2005.
ĐẶC ĐIỂM:
 Chủ thể: thương nhân theo quy định của pháp luật VN. (các loại cty, DNTN, HTX,
HKD,… được thành lập, ĐKKD hợp pháp).
 Là hoạt động thương mại, cũng là 1 dạng KD.
 Có liên quan đến 2 bên khác nhau: bên thuê DV, bên thứ 3  người ở giữa, đóng
vai trò làm cầu nối, làm trung gian cho các bên.
 Bên thuê DN và bên TGTM: quan hệ ủy quyền đặc biệt.
 Không phải mọi TH, người làm TGTM đều có quyền nhân danh bên thuê DV
để giao dịch với bên thứ 3, chẳng hạn: quan hệ đại lý hay môi giới thương mại,
người làm dịch vụ phải nhân danh chính mình trong quan hệ với bên thứ 3.
 Bên TGTM: là 1 bên độc lập với các bên khác tham gia: độc lập về tư cách pháp
lý và tài sản. Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Bên thuê DN và bên TGTM: xác lập trên quan hệ hợp đồng.
VAI TRÒ:
 Góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động sản xuất KD  thúc đẩy sự phát
triển kinh tế.
 Hoạt động mang tính nghề nghiệp  phát triển kinh doanh, thu hút lao động; hạn
chế rủi ro, đem lại lợi ích cho những người làm DV, cho bên sử dụng DV và NTD.
 Giúp thương nhân giảm bớt chi phí đầu tư và thời gian, giảm bớt sử dụng lao
động.
 Thị trường phát triển năng động hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn  phát triển mạnh
mẽ và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
II. HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT THƯƠNG
MẠI VN.
1. ĐẠI ĐIỆN CHO THƯƠNG NHÂN
KHÁI NIỆM: điều 141 LTM 2005.
ĐẶC ĐIỂM:
 Loại dich vụ trung gian thương mại do thương nhận thực hiện (làm việc cho bên
khác để hưởng thù lao).
 Chủ thể: bên đại diện và bên giao dại diện: đều phải là thương nhân.
 Thực hiện hoạt động theo thỏa thuận, theo chi dẫn của bên giao đại diện  thực
hiện không đúng thì ảnh hưởng đến uy tín, lợi ích thương hiệu và hoạt động KD
của bên giao đại điện.
 Bên đại diện phải giao dịch với bên thứ 3 trên danh nghĩa của bên giao đại diện.
 Quan hệ ủy quyền có thù lao
 Bên đại diện là 1 thương nhân độc lập. được hưởng thù lao do việc làm đại diện,
mức thù lao do 2 bên thỏa thuận.
 Có thể ký nhiều hợp đồng làm đại diện cho các thương nhân khác nhau nếu như
phạm vi đại diện không mậu thuẫn với nhau.
 Không mang tính vụ việc mà được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt
thời gian làm đại diện theo thỏa thuận trong hợp đồng.  nếu các bên không có
thỏa thuận thì bất kỳ bên nào cũng có quyền thông báo cho bên kia việc chấm dứt
quan hệ đại diện. (điều 144 LTM 2005.)
 Phạm vi đại diện (điều 143 LTM 2005.)  không thể vượt quá phạm vi hoạt động
thương mại của bên giao đại diện; bên giao đại diện không thể ủy quyền cho bên
đại diện thực hiện hoạt động thương mại vượt quá phạm vi hoạt động thương mại
của mình.
 Hình thức pháp lý của quan hệ đại diện cho thương nhân là hợp đồng đại diện cho
thương nhân.
2. HỢP ĐỒNG ĐẠI DIỆN CHO THƯƠNG NHÂN
ĐẶC ĐIỂM:
 Chủ thể: thương nhân
 Hình thức: điều 142 LTM 2005  không có quy định nào tuyên bố việc vi phạm
quy định về hình thức hợp đồng đại diện sẽ làm cho hợp đồng này vô hiệu.
 Nội dung: thỏa thuận giữa các bên về quan hệ đại diện cho thương nhân (quyền và
nghĩa vụ của các bên).
 Chế tài
 Vấn đề khác: chấm dứt hợp đồng
1. Quyền và nghĩa vụ
Quyền của bên giao đại diện
 Lựa chọn thương nhân làm đại diện cho mình tại các đại bàn thích hợp.
 Thỏa thuận cụ thể với các bên đại diện về phạm vi đại diện.
 Quyết định về phạm vi ủy quyền mà bên đại diện sẽ nhân danh và thay mặt bên
giao đại diện trong các giao dịch với bên thứ 3.
 Chỉ dẫn, yêu cầu bên đại diện thực hiện theo đúng chỉ dẫn của mình  đòi hỏi bên
đại diện phải thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của mình.
Nghĩa vụ của bên giao đại diện (điều 146 LTM 2005.)
 Thanh toán thù lao đầy đủ và đúng hạn (mức thù lao và thời hạn thanh toán do các
bên thỏa thuận).  không có thỏa thuận về mức thù lao (điều 86 LTM 2005.)
Quyền bên đại diện
 Thỏa thuận với bên giao đại diện về phạm vi đại điện và thời hạn đại diện  nếu
không có thỏa thuận về thời hạn thì mỗi bên đều có quyền thông báo về việc chấm
dứt quan hệ hợp đồng (khoản 3 điều 144 LTM 2005.)
 Được hưởng thù lao
 Yêu cầu thanh toán các chi phí hợp lý khác liên quan đến việc thực hiện công việc
đại diện.
 Điều 148 LTM 2005: bên đại diện có quyền yêu cầu bên giao đại diện sẽ thanh
toán khoản tiền này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận trước là ben đại diện
không có quyền yêu cầu.
 Yêu cầu cung cấp tài sản, hàng hóa, thông tin, tài liệu để thực hiện công việc làm
đại điện. (điều 149 LTM 2005: quyền cầm giữ tài sản để đảm bảo thanh toán.)
Nghĩa vụ bên đại diện (điều 145 LTM 2005.)
2. MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI
Điều 150 LTM 2005.
ĐẶC ĐIỂM:
 Hoạt động thương mại, hình thức trung gian, làm việc cho một thương nhân khác
để hưởng thù lao.  kết quả hoạt động KD của bên môi giới sẽ phụ thuộc vào khả
năng và hiệu quả của hoạt động môi giới.
 Bên môi giới nhanh danh chính mình.
 Chủ thể: bên môi giới và bên được môi giới.
 Bên môi giới bắt buộc là thương nhân (có ĐKKD ngành ngể môi giới thương
mại).
 Bên được môi giới có thể là thương nhân hoặc không là thương nhân.
 Nội dung và vi phạm: bao gồm tất cả công việc làm trung gian.
 Xác lập trên hợp đồng môi giới.
1. Hợp đồng môi giới thương mại
 Chủ thể: bên môi giới và bên được môi giới.
 Hình thức: có thể xác lập bằng văn bản, lời nói hay hành vi cụ thể.
 Công việc môi giới trong lĩnh vực vụ thể mà pháp luật đòi hỏi hình thức hợp
đồng phải được lập thành văn bản thì phải đáp ứng.
 Nội dung: sự thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ.
2. Quyền và nghĩa vụ các bên.
Quyền của bên môi giới
 Hưởng thù lao môi giới
 Nguyên tắc, hưởng thù lao môi giới từ thời điểm các bên được môi giới đã giao
kết chứ không phải thời điểm bên môi giới giới thiệu các bên gặp nhau; hay khi
các bên thực hiện xong hợp đồng mua bán hay CƯDV.
 Tuy nhiên, LTM 2005 cho phép các bên có quyền thỏa thuận thời điểm phát
sinh quyền hưởng thù lao.
 Yêu cầu thanh toán các chi phí phát sinh hợp lý liên quan, kể cà khi việc môi giới
không mang lại kết quả cho bên được môi giới, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác.  bảo vệ quyền lợi của bên môi giới.
Nghĩa vụ của bên môi giới: điều 151 LTM 2005.
Quyền của bên được môi giới
 Yêu cầu bên mới giới thực hiện đúng nghĩa vụ của mình
 Yêu cầu không được tiết lộ thông tin làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên được môi
giới.
Nghĩa vụ của bên được môi giới: điều 152 LTM 2005.
3. ỦY THÁC MUA BÁN HÀNG HÓA
Điều 155 LTM 2005.
ĐẶC ĐIỂM:
 Hình thức trung gian thương mại, hoạt động thương mại của thương nhân.
 Chủ thể: bên ùy thác và bên nhận ủy thác.
 Có 2 loại ủy thác:
i. ủy thác mua hàng
ii. ùy thác bán hàng
 đối tượng: hàng hóa phải hợp pháp, được phép lưu thông
 bên nhận ủy thác sử dụng danh nghĩa của chính bên nhận ủy thác  bên nhận ủy
thác không được ủy thác cho bên thứ 3 thực hiện hợp đồng ủy thác nếu như không
có sự chấp thuận bằng văn bản của bên ủy thác.
 Quan hệ ủy thác thực hiện trên cơ sở hợp đồng ủy thác giữa 2 bên.
1. Hợp đồng ủy thác MBHH
Sự thỏa thuận giữa 2 bên theo đó bên ủy thác thực hiện mua hoặc bán HH cho bên ủy
thác để được hưởng thù lao.
ĐẶC ĐIỂM:
 Chủ thể: bên ủy thác và bên nhận ủy thác.
 Bên nhận ủy thác: thương nhân (điều 156 LTM 2005.)
 Bên ủy thác: có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân. (điều 155
LTM 2005.)
 Hợp đồng: thành lập bằng văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương.
2. Quyền và nghĩa vụ các bên
Quyền bên ủy thác: điều 162 LTM 2005.
Nghĩa vụ bên ủy thác: điều 163 LTM 2005.
Quyền bên nhận ủy thác: điều 164 LTM 2005.
Nghĩa vụ bên nhận ủy thác: điều 165 LTM 2005.
4. ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI
Điều 166 LTM 2005.
ĐẶC ĐIỂM:
 Hình thức trung gian thương mại. bên đại lý, đứng ở giữa làm trung gian cho việc
tiêu thụ HH, CƯDV giữa bên giao đại lý và khách hàng.
 Chủ thể: đều là thương nhân.
 Cách thức: nhân danh chính mình.
 Bán hàng cho bên giao đại lý hoặc mua hàng cho bên giao đại lý cho khách
hàng chứ không phải bán hàng của mình.
 Bên giao đại lý: vẫn là chủ sở hữu đối với HH đã giao cho bên đại lý; chủ sở hữu
đối với tiền giao cho bên đại lý để mua hàng (điều 170 LTM 2005.)
 Quan hệ: gắn bó lâu dài, ổn định  khác vối ủy thác: từng vụ việc, từng đợt bán
hành hóa.
 Đối tượng: hàng hóa hoặc dịch vụ  khác với ủy thác: chỉ có hàng hóa chứ không
có dịch vụ.
 Quan hệ: hình thức hợp đồng đại lý thương mại.
1. Hình thức đại lý
Điều 169 LTM 2005.
2. Hợp đồng đại lý
Sự thỏa thuận giữa 2 bên và bên đại lý nhân danh chính mình thực hiện việc MBHH cho
bên giao đại lý để hưởng thù lao.
ĐẶC ĐIỂM:
 Chủ thể: đều là thương nhân
 Hình thức của hợp đồng: bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị tương
đương.
 Đối tượng: những hàng hóa, dịch vụ hợp pháp, không bị cấm lưu thông, bị cấm
giao dịch, tuân theo những quy định cụ tể của các văn bản pháp luật chuyên ngành
có liên quan.
 Nội dung: thời han,…
3. Quyền và nghĩa vụ các bên
Quyền của bên giao đại lý: điều 172 LTM 2005.
HOA HỒNG: Thù lao đại lý = mức giá x số luợng, khối lượng, dịch vụ đã mua, bán
hoặc đã CƯDV cho khách hàng.
CHÊNH LỆCH GIÁ: Thù lao đại lý = số lượng, khối lượng x (giá mua, giá bán HH
hoặc giá CƯDV cho khách – giá giao cho bên bán đại lý ấn định.)
Nghĩa vụ của bên giao đại lý: điều 173 LTM 2005.
Quyền của bên đại lý: điều 174 LTM 2005.
Nghĩa vụ của bên đại lý: điều 175 LTM 2005.

CHƯƠNG V: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI KHÁC


I. HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN
KHÁI NIỆM
Điều 284 LTM 2005.
Chủ thể: bên nhượng quyền và bên nhận quyền
 Đều phải là thương nhân và là các chủ thể pháp lý độc lập với nhau.
ĐẶC ĐIỂM:
 Đối tượng nhượng quyền thương mại là các quyền thương mại mà bên nhượng
quyền cấp. (khoản 6 điều 3 NĐ 35/2006).
 Tính dài hạn
 Tính hợp tác
1. Hệ thống nhượng quyền thương mại
Bên nhượng quyền thường đặt ra các yêu cầu đồng nhất đối với mỗi bên nhận quyền.
Hệ thống nhượng quyền khác nhau:
 Hệ thống nhượng quyền một cấp:
i. Hệ thống nhượng quyền mà bên nhận quyền được cấp quyền thiết lập chỉ 1 cơ
sở kinh doanh theo phương thức nhượng quyền duy nhất.
ii. Hệ thống nhượng quyền thương mại theo đó bên nhượng quyền cấp cho bên
nhận quyền quyền được phép thành lập nhiều hơn 1 cơ sở của mình để KD
theo phương thức nhượng quyền.
 Hệ thống nhượng quyền 2 cấp: bên nhượng quyền không chỉ cấp cho bên nhận
quyền quyền được tự tiến hành công việc KD như trong hệ thống nhượng quyền
cấp 1, mà còn cấp cho bên nhận quyền “quyền thương mại chung” (khoản 6 điều 3
NĐ 35/3006).
2. Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại
Khoản 2 điều 291 LTM 2005.
Điều 17, 24, 25, 5, 6 NĐ 35/2006.
3. Quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại
Luật áp dụng đối với các quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại
Điều 10 NĐ 35/2006.
Khoản 2 điều 5 LTM 2005.
Đối tượng: khoản 6 điều 3 NĐ 35/2006.
Quyền và nghĩa vụ của các bên
 Quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền: điều 286 vả 287 LTM 2005.
 Quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền: điều 288 và 289 LTM 2005.
4. Nhường quyền lại
Khoản 1 điều 290 LTM 2005.
5. Chấm dứt hợp đồng nhượng quyền
Điều 422 BLDS 2015: chấm dứt hợp đồng
Điều 428 BLDS 2015: đơn phương chấm dứt hợp đồng
Điều 16 NĐ 35/2006
Điều 310 LTM 2005: đình chỉ thực hiện hợp đồng.
II. CHO THUÊ HÀNG HÓA
Điều 269 LTM 2005.
ĐẶC ĐIỂM
 Chủ thể: cả bên cho thuê và bên thuê đều là thương nhân.
 Đối tượng: khoản 2 điều 3 LTM 2005.
 Mục đích: tạo ra lợi nhuận từ việc cho thuê.
1. Hợp đồng cho thuê HH
Hình thức hợp đồng
Điều 119 BLDS 2015, điều 15 LTM 2005.
Chuyển giao và tiếp nhận HH cho thuê
Điều 270 LTM 2005: quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê
 Hình vi pháp lý: giao hàng hóa cho thuê bao hàm việc chuyển quyền sở hữu và
sử dụng đối với HH bên cho thuê.
 Tuy nhiên, bên cho thuê chỉ được coi là hoàn thành việc giao HH cho bên thuê
theo quy định điều 278 LTM 2005, và bên thuê không thể rút lại chấp thuận
theo quy định điều 279 LTM 2005.
Trách nhiệm đối với khiếm khuyết của HH
Điều 275 LTM 2005: hàng hóa không phù hợp với hợp đồng
Điều 280 LTM 2005: trách nhiệm đối với khiếm khyết của HH.
Chuyển rủi ro đối với HH cho thuê
 Trong quan hệ hợp đồng cho thuê HH thì bên cho thêu vẫn giữ quyền SH đối với
HH cho thuê, nên bên cho thuê vẫn chịu tổn thất (rủi ro) đối với HH cho thuê
trong thời hạn thuê nếu bên thuê không có lỗi gây ra tổn thất đó, trừ TH có thỏa
thuận khác (điều 273 LTM 2005.)
Điều 274 LTM 2005: thỏa thuận chuyển rủi ro.
Bảo dưỡng và sửa chữa HH
Trách nhiệm bảo dưỡng và sửa chữa HH cho thuê cũng căn cứ theo thỏa thuận của các
bên; TH không có thỏa thuận thì bên cho thuê có nghĩa vụ bảo dưỡng và sửa chữa trong
thời gian hợp lý  khoản 4 điều 270 LTM 2005.
 Khoản 3 điều 271 LTM 2005: nghĩa vụ bên cho thuê
 Điều 272 LTM 2005: sửa chửa, thay đổi tình trạng ban đầu của HH cho thuê.
Thanh toán tiền thuê HH
Khoản 4 điều 271 LTM 2005: nghĩa vụ của bên thuê
 Hợp đồng thuê dài hạn: trả tiển thuê định kỳ.
 Hợp đồng thuê ngắn hạn: trả tiền thuê 1 lần ngay sau khi giao nhận hàng.
 Thỏa thuận chế tài đối với việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán của bên thuê là quyền
đình chỉ hợp đồng của bên cho thuê. Trong TH bên thuê vi phạm nghĩa vụ thanh
toán như chậm thanh toán nhiều lần hoặc không thanh toán sau một đến hai kỳ
thanh toán.  không có thỏa thuận về chế tài đối với vi phạm thì bên thuê có thể
áp dụng các chế tài khi xảy ra các điều kiện luật định.
Cho thuê lại
Điều 281 LTM 2005.
 Cho thuê lại mà không có sự chấp thuận của bên cho thuê là hvvp cơ bản hợp
đồng.  thay vì hủy hợp đồng, bên cho thuê có thể áp dụng chế tài đình chỉ thực
hiện hợp đồng.  hợp đồng cho thuê lại bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp
luật và bên thuê phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê lại do có lỗi trong việc hợp
đồng bị coi là vo hiệu (điều 123, khoản 4 điều 131 BLDS 2015).
Thay đổi quyền SH
Điều 283 LTM 2005.
 Khi đã cho thuê HH, bên cho thuê vẫn có quyền thực hiện quyền định đoạt thoe
các hình thức dẫn đến việc quyền SH đối vối HH chuyển từ bên cho thuê cho bên
thứ 3 như tặng, cho hay bán.  trong TH đó, bên cho thuê vẫn chịu sự ràng buộc
với bên thuê bởi hợp đồng cho thuê.
Điều 45 LTM 2005: nghĩa vụ đảm bảo quyền SH
Điều 444 BLDS 2015: bảo đảm quyền SH của bên mua.
 TH bên thứ 3 (bên mua) có hành vi (mặc dù trái luật) yêu cầu và cưỡng ép bên
thuê HH phải giao vật cho mình bằng viện dẫn quyền SH được xác lập bởi hợp
đồng mua bán và gây thiệt hại cho bên thêu không bị tranh chấp bởi bên thứ 3 liên
quan trong thời gian thuê (khoản 2 điều 270 LTM 2005.)  khi đó bên thuê có
quyền áp dụng các chế tài trong thương mại theo thỏa thuận.  bên thứ 3, mặc dù
là CSH mới của HH, phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
đối với bên thuê do hành vi trái luật của mình.
CHƯƠNG VI: HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
I. HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
KHÁI NIỆM
Khoản 10 điều 3 LTM 2005.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
1. KHUYẾN MẠI
KHÁI NIỆM
Khoản 1 điều 88 LTM 2005.
ĐẶC ĐIỂM
 Phù hợp với mục đích của xúc tiến thương mại
 Chủ thể: là thương nhân MBHH cùa chính mình hoặc cho chính mình hoặc CƯDV
của chính mình hoặc để được sử dụng dịch vụ cho chính mình.
 Đối tượng: khách hàng: NTD, đối tác thương mại của thương nhân khuyến mại.
 Đối tượng là NTD thì chương trình khuyến mại được công bố rộng rãi trên
phương tiện thông tin đại chúng ngoài việc phải thông báo công khai (điều 97,
98 LTM 2005.)
 Luôn dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
 Thực hiện khuyến mại theo cách thức truyền thống thì còn thực hiện khuyến mại
trực tuyến.
Gía trị khuyến mại: khoản 4 điều 94 LTM 2005, điều 6-7 NĐ 81/2018.
Quyền và nghĩa vụ trách nhiệm khuyến mại: điều 95, 96 LTM 2005.
1. Hình thức khuyến mại
Hình thức khuyến mại: điều 92 LTM 2005, điều 8-14 NĐ 81/2019.
 Khi áp dụng các hình thức khuyến mại này thì cần thực hiện các thủ tục thông báo
hoặc đăng ký. Cơ quan quản lý NN có thẩm quyền không có quyền cấm đoán
nhưng việc áp dụng các hình thức khuyến mại phải được cơ quan quản lý NN có
thẩm quyền chấp thuận.
2. Hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại
Điều 100 LTM 2005: hành vi bị cấm.
Như vậy, trên cơ sở quy định của LCT có thể nhận thấy, các hành vi bị xem là khuyến
mại nhằm CTKLM không chỉ là các hành vi xâm phạm đến quyền cạnh tranh trong KD
của thương nhân, mà đồng thời có thể xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của KH,
đặc biệt là NTD và có thể xâm phạm đến lợi ích công cộng.
 đặc biệt, LCT dẫn chiếu ngược lại LTM 2005, theo đó các hành vi khuyến mại bị cấm
bởi LTM cũng là hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
HH, DV được khuyến mại: điều 93 LTM 2005, điều 5 NĐ 81/2018.
HH, DV dùng để khuyến mại: điều 94 LTM 2005, điều 5 NĐ 81/2018.
3. Trình tự, thủ tục thực hiện các hình thức
Quy trình về trình tự, thủ tục thực hiện các hình thức khuyến mại nhằm mục đích:
i. Đảm bảo khách hàng của chương trình khuyến mại thông tin đầy đủ, chính xác và
trung thực về chương trình khuyến mại.
 Thương nhân phải thực hiện bất kỳ chương trình khuyến mại nào cũng phải
thông báo công khai các thông tin quy định điều 97 LTM 2005 và cách thức
theo điều 98 LTM 2005.
ii. Đảm bảo sự giám sát của NN về việc tuân thủ quy định pháp luật của thương nhân
cũng như cam kết của thương nhân đối với KH.
 Pháp luật đề ra 3 trình tự, thủ tục thực hiện các hình thức khuyến mại khác
nhau:
1. Thủ tục thông báo. Áp dụng đối với hình thức khoản 1-5,7, 8 điều 92 LTM
2005.
2. Thủ tục đăng ký và xác nhận. áp dụng đối với hình thức khoản 6 điều 92
LTM 2005.
3. Thủ tục đăng ký và chấp nhận. Áp dụng đối với hình thức khoản 9 điều 92
LTM 2005.
2. QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI
KHÁI NIỆM
Điều 102 LTM 2005.
ĐẶC ĐIỂM
 Mục đích nhằm thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội MBHH, DV.
 Sử dụng phương thức giới thiệu bằng cách các thông tin về HH, DV về chính
thương nhân KD HH, DV với KH.
 Nhiều chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo thương mại với tư cách pháp lý
và trách nhiệm khác nhau.
Luật điều chỉnh: LTM 2005 và luật quảng cáo.
Quyền quảng cáo: điều 103 LTM 2005.
Hành vi quảng cáo bị cấm: điều 109 LTM 2005.

CHƯƠNG VII: CHẾ TÀI VÀ KHIẾU NẠI TRONG THƯƠNG


MẠI.
I. KHÁI QUÁT VỀ CHẾ TÀI TRONG THƯƠNG MẠI
KHÁI NIỆM
Chế tài trong thương mại là các biện pháp pháp lý mà LTM 2005 cho phép 1 bên trong
hợp đồng tương mãi áp dụng đối với bên kia nhằm yêu cầu bên đó chịu trách nhiệm pháp
ý cho hành vi vi phạm hợp đổng của mình. Không phụ thuộc về quy định của LTM 2005,
có thể hiểu 1 cách chung nhất về chế tài là những hậu quả pháp lý bất lợi mà bên vi phạm
hợp đồng phải gánh chịu theo thỏa thuận của các bên hoặc do luật ấn đính
Điều 292 LTM 2005: các loại chế tài trong thương mại.
 Khoản 2 điều 292 LTM 2005: chỉ có thể áp dụng khi các bên có thỏa thuận.
 Các chế tài còn lại đều là chế tài luật định (có thể áp dụng mà không cần có sự
thỏa thuận các bên, miễn là điều kiện áp dụng khác xảy ra).
ĐẶC ĐIỂM:
 Chủ thể: các bên của hợp đổng thương mại.
 Việc áp dụng chế tài thuộc quyền định đoạt giữa các bên trong hợp đồng
 Khác với chế tài hành hình hay chế tài hình sự. Nhà nước là chủ thể áp dụng và
không chỉ có quyền mà còn có nghĩa vụ áp dụng khi điều kiện áp dụng chế tài
đó xảy ra.
 Có hvvp hợp đồng của 1 hoặc cả 2 bên.
 Nghĩa vụ hợp đồng kh chỉ phát sinh từ các quy định pháp luật điều chỉnh quan
hệ hợp đồng. Quy định pháp luật điều chỉnh 1 quan hệ hợp đồng bao gồm các
quy định pháp luật bắt buộc và các quy định pháp luật tùy nghi.
 Quy định pháp luật bắt buộc là quy định mặc nhiện được áp dụng và các bên
không thể thỏa thuận khác đi.
 Quy định pháp luật tùy nghi, là quy định được áp dụng khi các bên không thỏa
thuận hoặc không có thỏa thuận khác đi.
 Có thể có các điều kiện áp dụng riêng đối với các loại chế tài trong thương mại
khác nhau (điểu kiện riêng có thể là điều kiện “luật định” hoặc các điều kiện do
các bên hợp đồng thỏa thuận).
 Điều 293 LTM 2005: áp dụng chế tài đối với vi phạm không cơ bản
 Có thể đồng thời áp dụng nhiểu chế tài khác nhau đối với 1 hvvp hợp đồng. Tuy
nhiên, không thể áp dụng đồng thời 2 chế tài có mục đích, bản chết hay hậu quả
pháp lý trái ngược nhau.
CHỨC NĂNG
 Chức năng phòng ngừa vi phạm
 Chức năng xử lý vi phạm.
MIỄN TRÁCH NHIỆM
Điều 294 LTM 2005: miễn trách nhiệm
Điểm a khoản 1 điều 294 LTM 2005: ghi nhận trong văn bản hợp đồng, phụ kiện hợp
đồng. Ghi nhận các văn bản được thiết lập giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp
đồng về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
 Nhưng kể cả trong TH hợp đồng giao kết bằng văn bản thì sau khi ký kết các
bên vẫn có thể thỏa thuận bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể.
 Nếu thỏa thuận giữa các bên về trường hợp miễn trách nhiệm tồn tại trước khi
có hiệu lực đến thời điểm bên bị vi phạm áp dụng chế tài, thì bên vi phạm có
thể bác bỏ yêu cầu áp dụng chế tài của bên bị vi phạm.
Điểm b khoản 1 điều 294 LTM 2005
 Điều 156 BLDS 2015: sự kiện bất khả kháng.
 Điều 296 LTM 2005: kéo dài thời hạn trong điều kiện bát khả kháng.
1. CÁC LOẠI CHẾ TÀI TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
1. Chế tài thực hiện đúng hợp đồng
Khoản 1 điều 299 LTM 2005.
 Điều kiện áp dụng: 1 bên áp dụng đối với bất kỳ hvvp hợp đồng nào của bên kia,
cho dù đó là hành vi không cơ bản.
 Cách thức áp dụng:
i. Yêu cầu bên bị vi phạm thực hiện đúng hợp đồng
ii. Áp dụng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện
 Điều 297 LTM 2005: buộc thực hiện đúng hợp đồng
 Điều 298 LTM 2005: gia hạn. Việc gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
cho bên vi phạm là không bắt buộc.
 Khoản 2 điều 299 LTM 2005: chế tài khác
 Việc gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng không “hợp thức hóa” vi
phạm hợp đồng của bên vi phạm.  không loại trừ quyền của bên vi phạm
được yêu cầu bồi thược thiệt hại và phạt vi phạm (nếu các bên có thỏa thuận)
cũng như tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.  nhưng chỉ khi thời hạn
gia hạn kết thúc mà bên vi phạm vẫn không thực hiện, thực hiện không đúng
hoặc không đầy đủ thì bên vi phạm mới được áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện
hợp đồng hoặc hủy hợp đồng.
 Hậu quả pháp lý: không ảnh hưởng tới hiệu lực hợp đồng  hợp đồng vẫn có hiệu
lực.
 Ngay cả khi bên vi phạm thực hiện áp dụng chế tài theo cách thức yêu cầu bên vi
phạm thực hiện đúng các thỏa thuận và gia hạn để bên vi phạm khắc phục thì thời
hạn theo hợp đồng vẫn là mốc để tính thời gian khiếu nại, thời hiệu khởi kiện, tính
toán thiệt hại, xảy ra hay lãi suất chậm trả,…
 Chỉ khi cả 2 bên củng thỏa thuận về việc gia hạn thời han thì thời hạn được gia
hạn đó mới trở thành mốc mới để tính thời hạn khiếu nại và thời hiệu khởi kiện.
 Quan hệ với chế tài khác: điều 299 LTM 2005.
2. Phạt vi phạm
Điều 300 LTM 2005: phạt vi phạm  chế tài thỏa thuận, có chức năng bổ sung thêm 1
quyền yêu cầu về vật chất.
 Điều kiện áp dụng: sự tồn tại thỏa thuận giữa các bên hợp đồng.
 Mức phạt vi phạm: điều 301 LTM 2005.
 Hậu quả pháp lý: việc áp dụng chế tài phạt vi phạm không ảnh hưởng tới hiệu lực
hợp đồng cũng như đối với nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm  hợp đồng vẫn có
hiệu lực.
 Quan hệ với các chế tài khác: điều 307, 316 LTM 2005, điều 418 BLDS 2015.
3. Bồi thường thiệt hại
Điều 302 LTM 2005: bồi thường thiệt hại
 Điều kiện áp dụng: Điều 303 LTM 2005: căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại
 Bồi thường = thiệt hại trực tiếp, thực tế + khoản lời đáng lẽ được hưởng – nhiệm
vụ hạn chế tổn thất (hạn chế: bên bị vi phạm: điều 305 LTM 2005.
 Điều 306 LTM 2005: tiển lãi trên sồ tiền chậm thanh toán.
 Hậu quả pháp lý: hợp đồng vẫn có hiệu lực.
 Quan hệ với các chế tài khác:
 Điều 307 LTM 2005: vừa áp dụng phạt, vừa phạt bồi thường
 Điều 316 LTM 2005: BTTH là chế tài vạn năng, kết hợp với chế tài nào cũng
được.
4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Điều 308 LTM 2005: bồi thường thiệt hại
Điều 51 LTM 2005: tạm ngừng hợp đồng trong MBHH.
Điều 315 LTM 2005: thông báo tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
 Hậu quả pháp lý: điều 309 LTM 2005: hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
 Quan hệ với các chế tài khác: không thể áp dụng đồng thời với chế tài đình chỉ
thực hiện hợp đồng, chế tài hủy hợp đồng hoặc hủy 1 phần hợp đồng (điều 313
LTM 2005), chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng (khoản 1 điều 299 LTM 2005.)
 Bên vi phạm đồng thời có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có đủ căn cứ
để áp dụng chế tài này và có quyền vi phạm.
5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng
Điều 310 LTM 2005: đình chỉ thực hiện hợp đồng
Điều 315 LTM 2005: thông báo đình chỉ thực hiện hợp đồng
Điều 311 LTM 2005: hậu quả pháp lý đình chỉ thực hiện hợp đồng
 Quan hệ với các chế tài khác: không áp dụng đồng thời với chế tài buộc thực hiện
đúng hợp đồng, hủy hợp đồng, chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng. ‘
6. Hủy bỏ hợp đồng
Điều 312 LTM 2005.
Hủy bỏ một phần hợp đồng
Là việc bên bị vi phạm phải thông báo với bên vi phạm về việc bãi bỏ thực hiện 1 phần
nghĩa vụ hợp đồng (khoản 3 điều 12 LTM 2005.)
 Hậu quả pháp lý: điều 314 LTM 2005.
khoản 2 điều 137 BLDS 2015, khoản 2 điều 131 BLDS 2015.
 Quan hệ vối các chế tài khác: có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. điều 316
LTM 2005.
Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng
 Điều kiện áp dụng:
Đối với thỏa thuận của các bên về hành vi vi phạm là căn cứ để hủy bỏ hợp đồng,
thì thỏa thuận đó không giới hạn vào trường hợp hủy bỏ một phần hợp đồng.
Đối với vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng thì phải gây thiệt hại cho bên kia đến
mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng đối với
toàn bộ hợp đồng.
 Hậu quả pháp lý: điều 314 LTM 2005: không có hiệu lực từ thời điềm giao kết.
 Quan hệ với các chế tài khác: quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Điều 316 LTM
2005.
 Chế tài khác theo thỏa thuận giữa các bên: khoản 7 điều 292 LTM 2005.
III. KHIẾU NẠI
CHỨC NĂNG
 Buộc bên có quyền vả lợi ích bị xâm phạm phải nhanh chóng yêu cầu bên vi phạm
tuân thủ hợp đồng và khắc phục hậu quả của hvvp, để hậu quả của hvvp đó không
tiếp tục gây trở ngại đến các quan hệ thương mại khác.
 bên bị vi phạm không khiếu nại trong thời hạn khiếu nại mà sau đó khởi kiện
bên bị vi phạm thì toàn án hoặc trọng tài sẽ không chấp thuận yêu cầu do bên
bị vi phạm không còn căn cứ pháp luật cho yêu cầu của mình.
 Khi thời hiệu khiếu nại vẫn còn thì bên bị vi phạm không bắt buộc phải khiếu
nại mà có thể khởi kiện ngay.  ngoài ra việc không khiếu nại trong thời hạn
khiếu nại không làm bên bị vi phạm mất quyền khởi kiện, mà cho dù bên bị vi
phạm không khiếu nại trong thời hạn khiếu nại thì tòa án hay trọng tài vẫn thụ
lý đơn kiện nếu bên đó khởi kiện trong thời hiệu khởi kiện.
THỜI HẠN KHIẾU NẠI
 Điểm đ khoản 1 điều 237 LTM 2005.
 Các bên có thỏa thuận thời hạn khiếu nại đối với tất cà hvvp trong hợp đồng khác
với TH nêu trên  nếu có thỏa thuận thì áp dụng thời hạn khiếu nại theo thỏa
thuận.  tuy nhiên, mọi thỏa thuận mà trong đó thời hạn khiếu nại kết thúc sau
thời hiệu khởi kiện, thì khoảng thời gian vượt quá thời hiệu khởi kiện cũng không
có ý nghĩa.
 Điều 318 LTM 2005.

You might also like