Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

nhận định ltm

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

NHẬN ĐỊNH LTM

Phân tích khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương
mại. Phân biệt quan hệ mua bán hàng hóa với quan hệ mua bán tài sản trong dân sự.
1. Khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại.
a) Khái niệm
Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng,
chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ
thanh toán cho bên bán và nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
Hàng hóa bao gồm (Điều 3 (2)):
– Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
– Những vật gắn liền với đất đai
Bất động sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả
các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
Các tài sản khác do pháp luật quy định.
Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
Quyền tài sản (Điều 181 Bộ luật Dân sự) là động sản.
b) Đặc điểm
– Chủ thể của hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại là thương nhân hoặc
thương nhân và các chủ thể khác có nhu cầu về hàng hóa.
– Đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại là
hàng hóa theo quy định tại khoản 2 điều 3 Luật Thương maị.
– Hình thức: hợp đồng là phương tiện để các bên ghi nhận kết quả đã thoả thuận được.
NOTE: hợp đồng có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc có thể xác lập
bằng hành vi. Đối với các hợp đồng pháp luật quy định phải lập bàng văn bản thì phải tuân
theo quy đinh đó, ví dụ: hợp đồng mua bán quốc tế.
Quá trình thực hiện hành vi mua bán hàng hóa gắn liền với quá trình chuyển giao
quyền sở hữu hàng hóa từ bên bán sang bên mua.
2. Phân biệt quan hệ mua bán hàng hóa với quan hệ mua bán tài sản trong dân
sự.
a) Chủ thể:
– Quan hệ mua bán hàng hóa: Là hoạt động thương mại.
– Mua bán tài sản trong dân sự: Là giao dịch dân sự.
b) Đối tượng:
– Quan hệ mua bán hàng hóa: Chủ yếu là giữa các thương nhân với nhau.
– Mua bán tài sản trong dân sự: Là chủ thể của quan hệ pháp luật nói chung.
c) Phạm vi:
– Quan hệ mua bán hàng hóa: Phạm vi hẹp hơn chỉ đối với hàng hoá theo qđ tại k2Đ3
Luật Thương mại không có bất động sản.
– Mua bán tài sản trong dân sự: Phạm vi rộng hơn bao gồm tất cả cá loại tài sản theo
quy định của Bộ luật Dân sự trong đó có cả bất động sản.
d) Mục đích:
– Quan hệ mua bán hàng hóa: Kinh doanh thu lợi nhuận.
– Mua bán tài sản trong dân sự: Nhiều mục đích khác nhau nhưng không nhất thiết là
phải có mục đích lợi nhuận như trong mua bán hàng hoá.

I. Nhận định
Chế tài thương mại được áp dụng khi có hành vi vi phạm, có thiệt hại thực tếvà có mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế.
=> Sai vì:
– Đối với chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng thì chỉ cần có hành vi vi phạm hợp
đồng và có lỗi của bên vi phạm là có thể áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng mà không
cần có thiệt hại xảy ra trên thực tế.
– Đối với phạt vi phạm cũng có thể AD khi có hành vi vi phạm hợp đồng và có sự
thỏa thuận AD chế tài này trong hợp đồng.
– Có hành vi vi phạm, có thiệt hại, có mqh nhân quả giữa thiệt hại và hành vi vẫn có
thể không áp dụng chế tài thương mại trong trường hợp thuộc các trường hợp miễn trách
nhiệm hình sự theo điều 249 Luật thương mại.

1. Trong hoạt động bán đấu giá, chủ thể trả giá cao nhất rút lại giá đã trả thì phải chịu chi
phí tổ chức cuộc bán đấu giá đó.
→ Sai. Căn cứ theo Điều 204 LTM 2005 trường hợp cuộc đấu giá không thành thì người rút lại
giá đã trả phải chịu chi phí cho việc bán đấu giá và không được hoàn trả tiền đặt trước. Như vậy nếu
cuộc đấu giá vẫn được diễn ra khi chủ thể trả giá cao nhất rút lại giá thì người đó không phải chịu
chi phí tổ chức nhưng sẽ không được tiếp tục tham gia đấu giá
2. Trong hoạt động quảng cáo, thương nhân không được phép quảng cáo so sánh trực tiếp
hàng hóa do mình sản xuất với hàng hóa cùng loại của thương nhân khác.
→ Đúng. Khoản 6 Điều 109 LTM 2005 quy định về các quảng cáo thương mại bị cấm:”Quảng
cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân
khác”. Như vậy, quảng cáo so sánh trực tiếp với hàng hóa cùng loại của thương nhân khác là hành
vi quảng cáo nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh và bị cấm theo quy định pháp luật.
3. Chế tài bồi thường thiệt hại được áp dụng cho tất cả các hành vi vi phạm hợp đồng của
các bên nếu chứng minh đã có thiệt hại xảy ra.
→ Sai. Vì căn cứ theo Điều 303 thì có quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại khi đủ 3 điều kiện: hành vi vi phạm pháp luật, có thiệt hại thực tế, có mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế, có lỗi và nếu thuộc 1 trong các trường hợp tại Khoản 2
Điều 294 LTM 2005 thì miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
4. Hàng hóa được xem là không phù hợp với hợp đồng nếu chất lượng không đúng như sự
thỏa thuận của các bên trong hợp đồng
→ Sai. Căn cứ theo Điều 39 LTM 2005 có quy định các trường hợp được xem là hàng hóa không
phù hợp bao gồm theo các tiêu chí: mục đích sử dụng thông thường (so với các hàng hóa cùng
chủng loại); mục đích cụ thể (đã được bên mua thể hiện hoặc thuộc trường hợp bên bán phải biết),
mẫu hàng hóa mà bên bán đã giao và cách thức bảo quản, đóng gói.
5. Trong hoạt động giám định thương mại, trường hợp thương nhân cấp chứng thư giám
định có kết quả sai thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu
giám định.
→ Sai. Căn cứ theo khoản 2 điều 266 Luật thương mại 2005 thì trong trường hợp thương nhân
kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai mà phát sinh từ lỗi cố ý của
mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.
6. Trong hoạt động thương mại, bên bị vi phạm chỉ được áp dụng chế tài bồi thường thiệt
hại khi có đủ các căn cứ (1) có hành vi vi phạm; (2) có thiệt hại xảy ra; (3) có mối quan hệ giữa
hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra.
→ Sai. Trong hoạt động thương mại thì căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát
sinh khi có đầy đủ các yếu tố được quy định tại Điều 303 Luật Thương mại 2005, trừ các trường hợp
được quy định tại Điều 295 Luật trên quy định về các trường hợp miễn trừ trách nhiệm.
7. Trong hoạt động thương mại, mức phạt vi phạm hợp đồng do hành vi vi phạm hợp đồng
không được vượt quá 8% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm và chỉ được áp dụng khi các bên
có thỏa thuận trước.
→ Sai. Vì theo quy định tại điều 301 LTM 2005 thì Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá
8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm chứ không phải là giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.
Và mức phạt này trừ trường hợp vi phạm hợp đồng dịch vụ giám định tại điều 266.
8. Trong thời gian thực hiện hoạt động quá cảnh hàng hóa thì bên cung ứng dịch vụ quá
cảnh được quyền quản lý, định đoạt đối với hàng hóa đó nếu bên thuê dịch vụ vi phạm các
thỏa thuận trong hợp đồng
→ Sai. Vì nếu hành vi vi phạm là không thanh toán thì bên cung cấp dịch vụ quá cảnh không thể
giữ lại hàng để thanh toán vì đây là vi phạm điều cấm của luật quy định tại điều 248 LTM 2005.
9. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, bên bán hàng luôn có nghĩa vụ thông báo về thời
gian giao hàng cho bên mua hàng.
→Sai. Căn cứ vào khoản 1, 2 điều 37 LTM 2005 Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao
hàng đã thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không
xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong
thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua. Như vậy không phải lúc nào bên bán cũng có
nghĩa vụ thông báo về thời gian giao hàng cho bên mua, cụ thể là trường hợp hai bên đã thỏa thuận
về thời điểm giao hàng thì không cần thông báo
10. Trong hoạt động giám định thương mại, khi thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định
đưa ra kết quả giám định sai thì bên thuê dịch vụ giám định được quyền phạt hợp đồng với
mức phạt là 8% giá trị hợp đồng bị vi phạm.
→ Sai. Đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định
có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng, mức phạt do các bên thỏa
thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định. Còn với trường hợp cấp chứng
thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách
hàng trực tiếp yêu cầu giám định theo điều 266 Luật thương mại 2005
11. Trong hoạt động đấu giá hàng hóa, khi người trả giá cao nhất rút lại giá đã trả thì hàng
hóa được bán cho người trả giá kế tiếp.
→ Nhận định sai. Căn cứ Khoản 1 Điều 204 Luật thương mại 2005 quy định về việc rút lại giá đã
trả. Nếu đấu giá theo phương thức trả giá lên, khi người trả giá cao nhất rút ngay lại giá đã trả thì
cuộc đấu giá vẫn được tiếp tục từ giá của người liền kề trước đó. Tức là vẫn tiếp tục đấu giá chứ
không phải hàng hóa bán cho người trả giá kế tiếp;
12. Trong hoạt động Logistic, nếu bao gồm cả dịch vụ quá cảnh hàng hóa thì thương nhân
kinh doanh dịch vụ Logistic không được quyền quản lý, định đoạt đối với hàng hóa đó dù bên
thuê dịch vụ vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng về nghĩa vụ thanh toán.
→ Nhận định đúng. Căn cứ Điều 249 Luật thương mại 2005 quy định những hành vi bị cấm trong
quá cảnh. Xuất phát từ hạn chế trong việc tiêu thụ hàng hóa quá cảnh mà thương nhân kinh doanh
dịch vụ quá cảnh hàng hóa không có quyền nhận thanh toán bằng hàng hóa quá cảnh. Nói cách khác,
thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh hàng hóa không được cầm giữ và định đoạt hàng hóa quá
cảnh.
II. Tự luận (4)
1, Anh/ chị hãy nêu sự khác biệt giữa thói quen trong hoạt động thương mại và tập quán
thương mại và trình bày thứ bậc ưu tiên áp dụng của thói quen trong hoạt động thương mại
và tập quán thương mại.
- Sự khác biệt giữa thói quen trong hoạt động thương mại và tập quán thương mại:

Thói quen trong hoạt động thương mại Tập quán thương mại

Thói quen trong hoạt động thương mại là Tập quán thương mại là thói quen được thừa
quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên
thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại,
dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để
thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong
các bên trong hợp đồng thương mại.( Khoản hoạt động thương mại.( khoản 4, điều 3, LTM
3, điều 3, LTM 2005) 2005)
Mặc nhiên được áp dụng, ràng buộc các Trong trường hợp pháp luật không có quy
bên trừ trường hợp các bên có thỏa thuận định, các bên không có thỏa thuận và không có
khác hoặc điều đó trái với quy định pháp thói quen thì áp dụng tập quán thương mại.
luật.

- Thứ bậc ưu tiên áp dụng của thói quen trong hoạt động thương mại và tập quán thương mại:
Ưu tiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại trước, nếu không có thì mới áp dụng tập
quán thương mại. Bởi vì: Theo điều 12 LTM 2005 quy định: “ trừ trường hợp có thỏa thuận khác,
các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập
giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp
luật” và điều 13, luật này cũng quy định: “ Trường hợp pháp luật không quy định, các bên không có
thỏa thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại
nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong luật này và trong BLDS”
2, Anh/ chị hãy trình bày so sánh vấn đề quyền sở hữu và trách nhiệm đối với rủi ro trong
quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cho thuê hàng hóa.
- Về vấn đề quyền sở hữu:
Theo điều 62 LTM 2005 thì thời điểm chuyển quyền sở hữu từ bên bán sang bên mua kể từ thời
điểm hàng hóa được chuyển giao đối với hợp đồng mua bán hàng hóa; trong khi đó thì với hợp đồng
thuê hàng hóa thì bên thuê sẽ được chiếm hữu và sử dụng hàng hóa cho thuê theo hợp đồng cho thuê
và theo quy định của pháp luật căn cứ theo khoản 1 điều 271.
- Về trách nhiệm đối với rủi ro hàng hóa:
Đối với hợp đồng cho thuê thì việc xác định chuyển rủi ro có ý nghĩa rất quan trọng đối với các
bên, giúp xác định các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên và trách nhiệm đối với hàng hóa cho thuê.
- Trường hợp hợp đồng cho thuê có liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá:
+ Nếu hợp đồng không yêu cầu giao hàng hoá cho thuê tại một địa điểm cụ thể thì rủi ro sẽ
chuyển cho bên thuê khi hàng hoá cho thuê được giao cho người vận chuyển đầu tiên;
+ Nếu hợp đồng yêu cầu phải giao hàng hoá cho thuê tại một địa điểm cụ thể thì rủi ro chuyển
cho bên thuê hoặc người được bên thuê ủy quyền nhận hàng tại địa điểm đó;
- Trường hợp hàng hoá cho thuê được nhận bởi người nhận hàng để giao mà không phải là
người vận chuyển thì rủi ro chuyển cho bên thuê khi người nhận hàng xác nhận quyền chiếm hữu
hàng hoá cho thuê của bên thuê;
Trong các trường hợp khác không thuộc hai trường hợp trên đây thì thời điểm chuyển rủi ro được
xác định là khi bên thuê nhận hàng hoá cho thuê.
Trường hợp hợp đồng có quy định địa điểm giao hàng
Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, tùy thuộc vào trường hợp chuyển giao hàng hóa mà trách
nhiệm chuyển rủi ro sẽ khác nhau.
Theo quy định tại Điều 57 Luật Thương mại 2005, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên
mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên
mua khi hàng hóa đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua ủy quyền đã nhận hàng tại
địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được ủy quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở
hữu đối với hàng hóa.
- Trường hợp không quy định địa điểm giao hàng
Theo quy định tại Điều 58 Luật Thương mại 2005 thì nếu hợp đồng có quy định về việc vận
chuyển hàng hóa và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về
mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho người
vận chuyển đầu tiên.
- Trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển
Đối với trường hợp này Điều 59 Luật Thương mại 2005 quy định như sau nếu hàng hóa đang
được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát
hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa;
Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua.
- Trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển
Đối với hàng hóa đang trên đường vận chuyển thì Điều 59 Luật Thương mại 2005 quy định rủi ro
về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng

4, Cách tính lãi suất trên phần tiền chậm thanh toán theo quy định của Luật Thương mại?
Thông thường, khi giao kết hợp đồng chỉ thỏa thuận về phạt vi phạm, BTTH ít khi thỏa thuận tiền
lãi do chậm thanh toán. Khi xảy ra tranh chấp, nếu có yêu cầu tiền lãnh chậm thanh toán sẽ được áp
dụng Điều 306 Luật thương mại 2005 để làm căn cứ tính lãi.
Về điều kiện để áp dụng yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán: theo quy định tại Điều 306 Luật
Thương mại thì chỉ cần có vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù
lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên
số tiền chậm trả, mà không phụ thuộc vào hợp đồng có quy định hay không.
Trường hợp 1: Các bên có thỏa thuận mức lãi trên số tiền chậm thanh toán.
Điều 306 Luật thương mại cho các bên thỏa thuận mức lãi nhưng không nói rõ mức lãi này tối đa
bao nhiêu. Tuy nhiên, mức lãi này được giới hạn bởi Điều 357 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về
trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Theo đó, lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được
xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền chậm
thanh toán (Căn cứ Khoản 1 Điều 468 BLDS 2015).
Trường hợp 2: Các bên không thỏa thuận về tiền lãi do chậm thanh toán thì sẽ được tính theo lãi
suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm
trả. Căn cứ Điều 11 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn chi tiết về lãi suất nợ quá hạn trung
bình trên thị trường tại thời điểm được thanh toán. Theo đó, Tòa án sẽ căn cứ vào mức lãi suất nợ
quá hạn trung bình trên thị trường của ít nhất 03 (ba) ngân hàng thương mại (Ngân hàng thương mại
cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,...) có trụ sở, chi nhánh hoặc phòng giao dịch
tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Tòa án đang giải quyết, xét xử có trụ sở tại thời điểm
thanh toán (thời điểm xét xử sơ thẩm) để quyết định mức lãi suất chậm trả.
5. 1. Điểm giống nhau giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại hợp đồng là hai chế định thường xuyên được áp
dụng khi một trong các bên của quan hệ hợp đồng vi phạm các nghĩa vụ đã thỏa thuận. Về cơ bản
hai hình thức này giống nhau ở một số điểm như:
- Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại đều được áp dụng đối với các hợp đồng có hiệu
lực pháp lý.
- Đây đều là trách nhiệm pháp lý áp dụng với các chủ thể hợp đồng
- Đều được đặt ra nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cơ bản của các bên
- Đều phát sinh khi có hành vi vi phạm của các chủ thể trong hợp đồng
- Đều là các quy định của pháp luật nhằm tác động vào ý thức tôn trọng pháp luật.
2. Điểm khác nhau giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

TIÊU CHÍ PHẠT VI PHẠM BỒI THƯỜNG THIỆT


HẠI

Là việc bên bị vi phạm yêu Là việc bên vi phạm bồi


Khái niệm
cầu bên vi phạm trả một thường những tổn thất do
khoản tiền phạt do vi phạm hành vi vi phạm hợp đồng
hợp đồng nếu trong hợp gây ra cho bên bị vi phạm.
đồng có thoả thuận, trừ các (Theo Điều 302 Luật thương
trường hợp miễn trách nhiệm mại 2005)
quy định tại Điều 294 của
Luật này. (Theo Điều 300
Luật thương mại 2005)

Đây là chế tài nhằm bảo vệ Đây là chế tài nhằm bảo vệ
Mục đích
quyền lợi ích cả 2 bên chủ lợi ích bên bị vi phạm, nhằm
thể, là trách nhiệm pháp lí khôi phục, bù đắp những lợi
nhằm nâng cao ý thức thực ích vật chất bị mất của bên vi
hiện hợp đồng. phạm.

Áp dụng khi có thỏa thuận Áp dụng khi không cần có


Điều kiện áp dụng
áp dụng, không cần có thiệt thỏa thuận áp dụng, có thiệt
hại thực tế và chỉ cần chứng hại thực tế xảy ra, hành vi vi
minh có vi phạm hợp đồng. phạm là nguyên nhân trực
tiếp dẫn đến thiệt hại và phải
chứng minh có thiệt hại thực
tế xảy ra.
Mức phạt hoặc tổng mức Bồi thường theo giá trị thiệt
Mức áp dụng chế tài:
phạt đối với nhiều vi phạm
do các bên thỏa thuận trong hại gồm giá trị tổn thất thực
hợp đồng, nhưng không quá tế, trực tiếp mà bên bị vi
8% giá trị phần nghĩa vụ hợp
đồng bị vi phạm. phạm phải chịu do bên vi
phạm gây ra và khoản lợi
trực tiếp mà bên bị vi phạm
đáng lẽ được hưởng nếu
không có hành vi vi phạm.
Như vậy, mức bồi thường
thiệt hại xác định theo giá trị
thiệt hại thực tế và lợi nhuận
trực tiếp (nếu không có hành
vi vi phạm)

Về mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại:


- Trường hợp có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi
phạm và bồi thường thiệt hại;
- Trường hợp không thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường
thiệt hại.

You might also like