Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Đề cương hvtm

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CHƯƠNG I:

Câu 2: Trình bày các loại hành vi thương mại


- Hành vi thương mại thuần túy
Hành vi thương mại thuần tuý là những hành vi có tính chất thương mại vì
bản chất của nó thuộc về công việc buôn bán hoặc vì hình thức của nó được pháp
luật coi là tiêu biểu cho hành vi thương mại.
Ví dụ, mua hàng hoá để bán lại kiếm lời là hành vi thương mại thuần tuý vì
bản chất của nó mang tính thương mại hoặc ký hối phiếu cũng là hành vi thương
mại
thuần tuý vì hối phiếu là hình thức của hành vi thương mại, bất kể người ký hối
phiếu
có là thương nhân hay không.
- Hành vi thương mại phụ thuộc
Hành vi thương mại phụ thuộc là những hành vi có bản chất dân sự nhưng
do
thương nhân thực hiện theo nhu cầu nghề nghiệp hay nhân lúc hành nghề và do đó
được coi là hành vi thương mại. Ví dụ, thương nhân mua phương tiện, trang thiết bị
văn phòng để trang bị cho các phòng làm việc của mình là hành vi thương mại phụ
thuộc (do nhu cầu của nghề nghiệp).
Một hành vi có bản chất là dân sự chỉ có thể trở thành hành vi thương mại
khi
hội đủ hai yếu tố:
(1) Hành vi đó phải do thương nhân (thương gia) thực hiện;
(2) Hành vi đó được thương nhân thực hiện nhân dịp hành nghề hoặc do nhu
cầu nghề nghiệp.
- Hành vi thương mại hỗn hợp
Trên thực tế, tồn tại khá nhiều quan hệ thương mại mà những hành vi trong
nội dung của các quan hệ đó là hành vi thương mại đối với chủ thể này nhưng lại là
hành vi dân sự của chủ thể kia.
Ví dụ, quan hệ mua bán giữa Công ty A (thương nhân) với ông B (cá nhân,
không có tư cách thương nhân). Trong quan hệ này, hành vi mua bán sẽ là hành vi
thương mại đối với thương nhân A nhưng lại là hành vi dân sự đối với cá nhân ông
B. Hành vi của các bên trong mối quan hệ trên được giới nghiên cứu phân loại là
hành vi thương mại hỗn hợp.
Như vậy, hành vi thương mại hỗn hợp có thể được hiểu là hành vi thương
mại
đối với một bên (thương nhân) nhưng lại là hành vi dân sự đối với bên kia (cá nhân
không có tư cách thương nhân).
Theo đó, các hành vi thương mại có thể chia ra các nhóm như sau:
- Nhóm hành vi thương mại hàng hoá;
- Nhóm hành vi thương mại dịch vụ;
- Nhóm hảnh vi thương mại trong lĩnh vực đầu tư;
- Nhóm hành vi thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Câu 3: Trình bày nội dung chế tài thương mại
- Khái niệm: Theo Điều 292 Bộ luật Thương mại năm 2005 quy định: Chế
tài trong hoạt động thương mại là sự gánh chịu hậu quả bất lợi của bên vi phạm
hợp đồng trong thương mại.
Hành vi vi phạm trong thương mại có thể là không thực hiện, thực hiện
không đầy đủ hoặc không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận của các bên trong hợp
đồng thương mại hoặc theo quy định của pháp luật.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, mức độ vi phạm khác nhau mà các chủ thể
có thể phải chịu những loại chế tài thương mại khác nhau.
- Các loại chế tài thương mại:
1. Buộc thực hiện đúng quy định của hợp đồng thương mại:
Có hành vi vi phạm, có lỗi của bên vi phạm.
Đặc điểm: Bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng nghĩa vụ
hoặc sử dụng các biện pháp khác để thực hiện hợp đồng và bên vi phạm phải chịu
chi phí phát sinh từ hành vi vi phạm đó. Ngoài ra, bị đơn có thể yêu cầu bồi thường
thiệt hại và xử phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các biện pháp khắc phục
hậu quả khác. Trường hợp bên bị vi phạm không thực hiện chế tài thương mại này
trong thời gian do bên bị vi phạm ấn định thì bên bị vi phạm có thể áp dụng chế tài
thương mại khác để bảo vệ quyền lợi.
2. Phạt vi phạm điều khoản quy định hợp đồng thương mại:
Có hành vi vi phạm, do lỗi của bên vi phạm, có sự thỏa thuận giữa các bên
trong hợp đồng thương mại.
Đặc điểm: Bên vi phạm sẽ trả cho bên bị vi phạm 1 khoản tiền nhất định do
các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Các bên tự thỏa thuận về việc phạt hợp đồng,
tuy nhiên mức phạt vi phạm hợp đồng không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị
vi phạm.
3. Buộc phải bồi thường thiệt hại:
Áp dụng để khôi phục bù đắp những lợi ích vật chất xảy ra do hành vi thực
hiện của bên bị vi phạm.
Đặc điểm: Có vi phạm, có thiệt hại trên thực tế, có mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi và hậu quả, lỗi của người phạm tội. Nếu các bên không thỏa thuận
phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt
hại (không quá 8%). Nếu các bên có thỏa thuận phạt vị phạm thì bên bị vi phạm có
quyền áp dụng cả 2 chế tài bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm
4. Tạm ngừng thực hiện nội dung hợp đồng:
Hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ thực hiện
hợp đồng, bên đình chỉ thực hiện hợp đồng phải thông báo cho bên kia về việc tạm
ngừng thực hiện, trường hợp không báo trước mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải
bồi thường.
5. Đình chỉ thực hiện nội dung hợp đồng:
Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ hợp
đồng. Khi hợp đồng đã đình chỉ thực hiện thì các bên chấm dứt nghĩa vụ từ thời
điểm 1 bên nhận được thông báo đình chỉ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu
cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện các nghĩa vụ tương ứng. Bên bị thiệt hại có
quyền yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật.
6. Huỷ bỏ hợp đồng thương mại trái quy định:
Là hình thức theo đó 1 bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ và làm cho hợp đồng
không có hiệu lực từ thời điểm các bên giao kết.
7. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc
cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế quy định.

CHƯƠNG II:
Câu 1: Trình bày khái niệm và nguyên tắc cơ bản của hoạt động thương mại
Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ
giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên
mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá
theo thỏa thuận của các bên.
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua
bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi khác

You might also like