Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Giải sách bài tập

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

Chương 1

Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7: TIỀN TỆ & CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Câu 1: Phân biệt sự khác nhau giữa tiền và của cải
Tiền là những tài sản được mọi người sử dụng rộng rãi trong trao đổi hàng hóa và dịch
vụ, còn của cải thì bao gồm cả tiền và những thứ không phải tiền
Câu 2: Những tài sản sau đây có những chức năng nào của tiền trong nền kinh tế Việt Nam?
a. Tiền giấy: Phương tiện trao đổi; phương tiện hạch toán, phương tiện cất giữ giá trị
b. Kim loại quý: Phương tiện cất giữ giá trị
c. Các đồ sưu tập như tem thư và đồ cổ: Phương tiện cất giữ giá trị
Câu 3: Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ có phải là tiền hay không? Sự khác nhau giữa thẻ tín dụng
và thẻ ghi nợ là gì?
Cả hai loại thẻ trên đều không phải là tiền. Thẻ tín dụng là phương tiện giúp bạn có thể
vay một khoản ngắn hạn từ đơn vị phát hành thẻ để thanh toán khi mua hàng. Thẻ ghi nợ là
phương tiện giúp bạn chỉ thị cho ngân hàng của bạn thực hiện lệnh chuyển tiền trực tiếp và
ngay lập tức tới tài khoản ngân hàng của người bán hàng
Câu 4: Tiền hàng hóa khác với tiền pháp định như thế nào? Tại sao mọi người lại chấp nhận
tiền pháp định trong trao đổi hàng hóa và dịch vụ?
- Tiền hàng hóa là tiền có giá trị nội tại ngay cả khi nó không được sử dụng với chức năng
là tiền. Tiền pháp định là tiền không có giá trị nội tại, được chính phủ quy định bằng một
sắc lệnh.
- Mặc dù tiền pháp định không có giá trị nội tại nhưng mọi người lại chấp nhận tiền pháp
định trong trao đổi hàng hóa và dịch vụ vì họ tin rằng những người khác trong nền kinh
tế cũng chấp nhận những đồng tiền này
Câu 5: Thuật ngữ “Người cho vay cuối cùng” hàm ý gì? Trong tình huống nào ngân hàng
trung ương có thể đóng vai trò là người cho vay cuối cùng?
Thuật ngữ này cho biết ngân hàng trung ương là người cuối cùng sẽ cho các ngân hàng
thương mại vay tiền khi không còn giải pháp nào khác để họ đảm bảo thanh khoản.
Câu 6: Hãy giải thích tại sao các ngân hàng thương mại có thể ảnh hưởng đến cung tiền
khi tỉ lệ dự trữ bắt buộc thấp hơn 100%?
Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rrr) thấp hơn 100%, các ngân hàng có thể cho vay một phần số
tiền huy động được. Số tiền đó được gửi lại hệ thống ngân hàng rồi lại được ngân hàng lấy
một phần để cho vay. Theo cách đó, tổng lượng tiền gửi (thành phần của cung tiền) luôn lớn
hơn khối lượng tiền dự trữ. Ngân hàng thương mại vì vậy mà có ảnh hưởng lớn đến cung
tiền.
Câu 7: Phân biệt giữa tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ thực tế. Tỷ lệ nào thường lớn
hơn?
Tỷ lệ dự trữ thực tế là phần trăm lượng tiền huy động mà các ngân hàng thương mại
đang để dưới dạng dự trữ. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ dự trữ thấp nhất mà các ngân hàng
thương mại phải thực hiện theo quy định của NHTU. Do đó tỷ lệ dự trữ thực tế thường lớn
hơn tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Câu 11: Nêu hai lý do khiến cho NHTU không thể kiểm soát chính xác cung tiền và giải
thích lý do tại sao.
- NHTU không thể kiểm soát được tỷ lệ tiền mặt mà công chúng quyết định nắm giữ so
với tiền gửi
- NHTU không thể kiểm soát được tỷ lệ dự trữ dư thừa của các NHTM. Nếu công chúng
quyết định nắm giữ nhiều tiền mặt hơn và ngân hàng thương mại để dự trữ dư thừa
nhiều hơn thì cung tiền sẽ bị giảm đi
Câu 12: Mô tả quá trình điều chỉnh về trạng thái cân bằng của lãi suất trên thị trường tiền
tệ nếu nó hiện đang cao hơn mức lãi suất cân bằng

Với mức lãi suất hiện tại, thị trường tiền tệ có hiện tượng thừa cung. Nền kinh tế có quá
nhiều tiền so với nhu cầu nắm giữ, các tác nhân kinh tế vì vậy sẽ chuyển bớt lượng tiền hiện có
sang đi mua tài sản sinh lãi, chẳng hạn như trái phiếu. Điều này làm tăng cầu về trái phiếu, làm
cho giá trái phiếu tăng lên và lợi tức trái phiếu giảm xuống, lãi suất giảm. Khi lãi suất giảm,
lượng cầu tiền sẽ tăng dần cho đến khi bằng với lượng cung tiền, thị trường tiền tệ sẽ thiết lập
lại trạng thái cân bằng.
Tips làm dạng bài này: Phân tích bắt đầu từ cung, cầu tiền sau đó suy ra các biến khác trong thị
trường tiền tệ

CHƯƠNG 8: TIỀN TỆ VÀ LẠM PHÁT


Câu 1: Theo sự phân đôi cổ điển, điều gì sẽ làm thay đổi các biến danh nghĩa, điều gì sẽ làm
thay đổi các biến thực
Theo sự phân đôi cổ điển, sự thay đổi của các biến danh nghĩa là do cung tiền còn các
biến thực phụ thuộc vào cung ứng các nhân tố sản xuất
Câu 2: GIả sử tiền là trung tính. Trong những biến sau đây, biến nào sẽ không thay đổi khi
cung tiền tăng?
- Lãi suất thực
- Sản lượng thực
- Tiền lương thực
Câu 3: Hãy xác định các biến sau đây là biến danh nghĩa hay là biến thực:
a. Sản lượng hàng hóa và dịch vụ: Biến thực
b. Mức giá chung: Biến danh nghĩa
c. Giá táo được niêm yết tại các siêu thị: Biến danh nghĩa
d. Giá táo so với giá cam: Biến thực
e. Tỷ lệ thất nghiệp: Biến thực
f. Tiền lương mà bạn nhận được hàng tháng sau khi nộp thuế: Biến danh nghĩa
g. Lượng hàng hóa và dịch vụ bạn có thể mua với tiền lương hàng tháng: Biến thực
h. Thuế mà bạn nộp cho chính phủ: Biến danh nghĩa
Câu 4: Định nghĩa và giải thích ý nghĩa của các biến trong phương trình MxV=PxY. Cần đưa ra
những giả định gì để phương trình này hàm ý sự gia tăng cung tiền sẽ dẫn đế sự thay đổi
cùng tỷ lệ của mức giá?
- M (M1, MS): Khối lượng tiền
- V: Tốc độ lưu chuyển của tiền
- P: Mức giá
- Y: Sản lượng
 PxY là giá trị chi tiêu danh nghĩa luôn bằng với số lượng tiền nhân với số lần trung bình
mà một đơn vị tiền tệ thực hiện chi tiêu.
 Để phương trình này hàm ý sự gia tăng cung tiền se dẫn đến sự gia tăng cùng tỷ lệ của
mức giá thì V được giả định là không đổi và sự thay đổi của cung tiền không ảnh hướng
tới các biến thực (Tiền là trung tính)
Câu 5: Thuế lạm phát là gì?
Thuế lạm phát là loại thuế đánh vào những người nắm giữ tiền mặt. Khi giá cả tăng, giá
trị thực của lượng tiền mà bạn đang nắm giữ sẽ giảm. Do vậy, việc chính phủ bù đắp thâm hụt
ngân sách bằng cách in tiền thì những người nắm giữ tiền mặt sẽ phải chịu loại thuế này. Và ở
đây sẽ không có hóa đơn thuế nào được xuất ra mà chỉ là sự giảm đi về giá trị thực của khoản
tiền đang được nắm giữ.
Câu 6: Các nhà kinh tế đồng ý rằng sự gia tăng về mặt tăng trưởng cung tiền có thể dẫn đến
lạm phát, và lạm phát là không mong muốn. Vậy tại sao thỉnh thoảng siêu lạm phát vẫn xảy ra
và làm thế nào để chấm dứt siêu lạm phát?
Thông thường, những chính phủ đối mặt với siêu lạm phát đều bắt nguồn từ nguyên
nhân chi tiêu ngân sách quá lớn, bất cân đối với nguồn thu, và họ gặp khó khăn trong việc vay
nợ. Do vậy, họ sử dụng biện pháp in tiền để trang trải chi tiêu. Khi một lượng tiền lớn liên tục
được in ra để bù đắp cho thâm hụt ngân sách thì nó sẽ dẫn đến tình trạng siêu lạm phát. Điều
này chỉ dừng lại khi chính phủ các nước đó tiến hành cải cách tài khóa và loại bỏ thuế lạm phát.
Câu 7: Giả sử rằng tốc độ lưu chuyển tiền và sản lượng là cố định, và cả lý thuyết số lượng và
hiệu ứng Fisher đều đúng. Điều gì sẽ xảy ra với lạm phát, lãi suất thực, và lãi suất danh nghĩa
khi tốc độ tăng trưởng cung tiền tăng từ 5% lên 10%
Lạm phát và lãi suất danh nghĩa sẽ tăng 5% còn lãi suất thực sẽ không thay đổi
Câu 8: Chi phí của lạm phát bao gồm những gì?
- Chi phí mòn giày
- Chi phí thực đơn
- Phân bổ sai nguồn lực do biến động giá cả tương đối
- Tăng gánh nặng về nghĩa vụ nộp thuế
- Gây ra nhầm lẫn và bất tiện
- Tái phân phối của cải một cách tùy tiện
Câu 9: Hãy giải thích ảnh hưởng của lạm phát đối với tiết kiệm?
Lạm phát không khuyến khích tiết kiệm. Lãi suất thực sẽ giảm khi lạm phát tăng lên và
ngược lại
PHẦN 2: Trắc nghiệm
Câu 15: Một nền kinh tế có tốc độ lưu chuyển của tiền ổn định. Năm 2019, cung tiền là 100 tỷ
đồng, GDP danh nghĩa là 500 tỷ đồng. Năm 2020, cung tiền là 105 tỷ đồng, GDP thực không
thay đổi so với năm 2019 và lãi suất thực là 3%. Lãi suất danh nghĩa của năm 2020 là khoảng.

Do lượng cung tiền tăng 5% => %^M=5%


Do GDP thực không thay đổi so với năm 2019 => %^Y=0
Mà %^V=0
 MxV=PxY
 %^M + %^V = %^P + %^Y
 %^P=5%
 Lạm phát là 5%
 Lãi suất danh nghĩa là 5%+3%=8%

Câu 44: Năm 2000, bạn mua một thửa đất với giá 20 tỷ đồng và khi đó chỉ số giá là 100. Đến
năm 2020, bạn bán thửa đất đó với giá 100 tỷ đồng và chỉ số giá của nền kinh tế là 600. Nếu
tiền lãi vốn bị đánh thuế 20%, thì số tiền lãi thực sau thuế (Tính theo giá trị tiền của năm
2020) mà bạn kiếm được là:
Tiền mua đất (theo giá năm 2020) là: 20x600:100=120 tỷ VNĐ
Thuế lãi suất là: (100-20)x20%=16 tỷ VNĐ
Lãi sau thuế là: 100 – 120 – 16= -36 tỷ VNĐ

CHƯƠNG 9: KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN


KINH TẾ MỞ
PHẦN 1: Tự luận
Câu 1: Hãy liệt kê các nhân tố có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương
mại của một nước.
Các nhân tố bao gồm: Sở thích, giá cả hàng nội và giá cả hàng ngoại, tỷ giá hối đoái, thu
nhập trong nước và ở nước ngoài, chi phí vận chuyển và chính sách thương mại
Câu 2: Hãy liệt kê các nhân tố có thể ảnh hưởng đến dòng vốn ra ròng của một nước.
Các nhân tố bao gốm: Lãi suât thực, rủi ro của tài sản nội và tài sản ngoại và chính sách
Câu 3: Giả sử một nước có 80 tỷ USD tiết kiệm quốc dân và 60 tỷ USD đầu tư trong nước. Liệu
điều đó có thể xảy ra hay không? 20 tỷ USD tiết kiệm còn lại của quốc gia đó đi đâu?
Điều đó có thể xảy ra do trong nền kinh tế bên cạnh việc mua bán trong nước, 20 tỷ USD
đó được dùng để mua tài sản ngoại
Câu 4: Giả sử một chia rượu vang có giá 24 EUR ở Pháp và 800.000 VND ở Việt Nam. Nếu tỷ
giá hối đoái là 25.000 VND/EUR, thì tỷ giá hối đoái thực bằng bao nhiêu?
Ta có: Er = En.Pf/Pd = 25.000x24/800.00 = 3/4
Vậy: ErVND/EUR = 3/4
Câu 5: 1kg tôm hùm ở Mỹ có giá thấp hơn so với 1kg tôm hùm ở Hà Nội. Hãy giải thích tại sao
điều này không nhất quán với lý thuyết ngang bằng sức mua, và tại sao nó lại có thể tồn tại
trong thế giới thực?
Do cần mất thời gian và chi phí để chuyển tôm hùm từ Mỹ về Việt Nam.
Câu 6: Mỗi nhóm người sau đây sẽ vui hay buồn khi tiền VND giảm giá trên thị trường ngoại
hối? Hãy giải thích.
a. Bạn có kế hoạch đi du học sau khi tốt nghiệp đại học
b. Khách du lịch Mỹ dự định đến Việt Nam
c. Một gia đình Việt Nam mua nhà ở nước ngoài
d. Các quỹ đầu tư quốc tế nắm giữ trái phiếu của chính phủ Việt Nam
e. Một gia đình Việt Nam chỉ mua các sản phẩm được sản xuấ trong nước
TRẢ LỜI:
a. Buồn
b. Vui
c. Buồn
d. Buồn
e. Buồn
Câu 7: Điều gì xảy ra với tỷ giá hối đoái thực của Việt Nam trong mỗi trường hợp sau? Hãy
giải thích.
a. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa không thay đổi, nhưng giá cả ở Việt Nam tăng nhanh hơn ở
nước ngoài.
Tỷ giá hối đoái thực của Việt Nam sẽ giảm hay giá VND sẽ tăng giá thực
b. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa không thay đổi, nhưng giá cả ở nước ngoài tăng nhanh hơn
ở Việt Nam
Tỷ giá hối đoái thực của Việt Nam sẽ tăng hay giá VND sẽ giảm giá thực
c. VND giảm giá trong khi giá cả ở Việt Nam và ở nước ngoài không thay đổi
Tỷ giá hối đoái thực của Việt Nam sẽ giảm hay giá VND sẽ tăng giá thực
d. VND lên giá trong khi giá cả ở Việt Nam và ở nước ngoài không thay đổi
Tỷ giá hối đoái thực của Việt Nam sẽ tăng hay giá VND sẽ giảm giá thực
Câu 8: Giả sử rằng tăng cường cung tiền ở Việt Nam tiếp tục cao hơn so với ở Mỹ. Theo lý
thuyết ngang bằng sức mua, điều gì sẽ xảy ra đối với tỷ giá hối đoái thực và tỷ giá hối đoái
danh nghĩa?
CHƯƠNG 10: AD, AS
PHẦN 1:
Câu 1: Đường xu hướng dài hạn của GDP thực dốc lên. Hãy giải thích những nguyên nhân có
thể dẫn đến điều này.
Đường xu hướng dài hạn của GDP thực dốc lên phản ảnh sự gia tăng sản lượng tiềm năng của
nền kinh tế. Điều này có thể là do sự gia tăng các yếu tố đầu vào như lực lượng lao động, tích
lũy tư bản, và tiến bộ công nghệ
Câu 2: Những biến nào cùng với GDP thực có xu hướng giảm trong thời kỳ suy thoái?
Các biến có xu hướng giảm cùng với GDP trong thời kỳ suy thoải bao gồm việc làm, thu nhập,
đầu tư, doanh số bán hàng, hay chi tiêu mua nhà.
Câu 3: Hãy phân biệt sự khác nhau giữa ngắn hạn và dài hạn
Các nhà kinh tế tin rằng trong dài hạn các biến thực không bị ảnh hưởng bởi các biến danh
nghĩa. Do đó, thay đổi cung tiền không làm thay đổi các biến thực trong dài hạn. Tuy nhiên, các
nhà kinh tế tin rằng các biến danh nghĩa có làm thay đổi các biến thực trong ngắn hạn
Câu 4: Tại sao sự gia tăng mức giá có thể làm thay đổi lãi suất. Sự thay đổi lãi suất này dẫn
đến sự thay đổi đầu tư và xuất khẩu ròng như thế nào?
Khi mức giá tăng, các hộ gia đình cần giữ nhiều tiền hơn để mua được số hàng hóa và dịch vụ mà họ
mong muốn. Do vậy, họ có thể phải chuyển đổi một số dạng tài sản có sinh lãi như trái phiếu hoặc tài
khoản tiết kiệm sang tiền. Lượng cho vay của các ngân hàng sẽ giảm và lãi suất sẽ tăng. Lãi suất tăng sẽ
làm giảm đầu tư. Lãi suất tăng cũng làm giảm cung nội tệ trên thị trường ngoại hối, do vậy làm nội tệ
tăng giá và xuất khẩu ròng sẽ giảm.

Câu 5: Hãy liệt kê những nhân tố có thể làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải

Những nhân tố có thể làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải bao gồm: Sự bùng nổ của thị trường
chứng khoản làm tăng tiêu dùng, cắt giảm thuế làm tăng tiêu dùng; sự gia tăng chất lượng hàng hóa tư
bản như máy tính làm tăng đầu tư, sự lạc quan vào tương lai của nền kinh tế làm tăng đầu tư, ưu đãi
thuế làm tăng đầu tư; sự gia tăng cung tiền làm giảm lãi suất, và do vậy làm tăng đầu tư và tiêu dùng; sự
gia tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng của chính phủ, sự gia tăng thu nhập của người nước ngoài làm tăng
xuất khẩu ròng,…

Câu 6: Hãy liệt kê những nhân tố có thể làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn sang phải

Các nhân tố có thể làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn bao gồm: sự gia tăng lao động nhập cư, sự
cắt giảm tiền lương tối thiểu; sự gia tăng tích lũy vốn/tư bản; sự gia tăng trình độ giáo dục; việc phát
hiện các mỏ khoáng sản mới; công nghệ tiên tiến hơn; việc gỡ bỏ các rào cản thương mại quốc tế
Câu 7: Minh họa phân tích của trường phái cổ điển về mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát sử
dụng đường tổng cầu và đường tổng cung dài hạn

Theo thời gian, tiến bộ công nghệ làm đường tổng cung dài hạn dịch phải. Sự gia tăng cung tiền làm cho
đường tổng cầu dịch phải. Tăng trường sản lượng sẽ tạo áp lực giảm giá, nhưng tăng trưởng cung tiền
lại góp phần làm tăng giá

Câu 8: Hãy sử dụng lý thuyết tiền lương cứng nhắc để giải thích tại sao sự gia tăng mức giá kỳ vọng lại
làm dịch chuyển đường tổng cung.

Khi mọi người kỳ vọng mức giá sẽ tăng, họ sẽ yêu cầu tăng lương. Sự gia tăng tiền lương sẽ làm tăng chi
phí sản xuất. Do đó, các doanh nghiệp sẽ cung ứng ít hơn tại mọi mức giá

Câu 9: Keynes nghĩ rằng nền kinh tế trong ngắn hạn chịu ảnh hưởng bởi “Tâm lý bầy đàn”. Điều này có
nghĩa là khi các chủ doanh nghiệp cảm thấy nền kinh tế tốt, họ sẽ thực hiện đầu tư rất nhiều. Ngược
lại, khi họ cảm thấy nền kinh tế xấu họ sẽ cắt giảm đầu tư. Hãy giải thích tại sao sự biến động của đầu
tư lại dẫn đến sự biến động của GDP và giá cả.

Câu 10: Giả sử rằng sự sụt giảm của cầu hàng hóa và dịch vụ đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Điều gì sẽ
xảy ra đối với mức giá? Nếu chính phủ không làm gì thì điều gì sẽ khiến nền kinh tế cuối cùng quay lại
mức sản lượng tiềm năng?

Câu 12: Giả sử không có hiệu ứng lấn át, MPC = 0.8 và MPM = 0.2. Chính phủ cần tăng chi tiêu bao
nhiêu để đường tổng cầu dịch phải 10 tỷ đô la.

Số nhân tiền của chính phủ là: 1/(1-MPC+MPM)=2.5

Vậy chính phủ cần tăng: 10:2.5=4 tỷ USD

Câu 13: Giả sử rằng giá nguyên vật liệu sản xuất tăng mạnh và đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Điều gì
sẽ xảy ra đối với mức giá? Nếu ngân hàng trung ương muốn ổn định mức giá họ cần phải làm gì?

Câu 14: Giả sử rằng hộ gia đình bi quan vào sức khỏe trong tương lai của nền kinh tế do vậy họ cắt
giảm chi tiêu cho tiêu dùng. Điều gì sẽ xảy ra đối với tổng cầu và sản lượng? Chính phủ cần làm gì để
giữ sản lượng ổn định?

Câu 15: Hãy giải thích tại sao bảo hiểm thất nghiệp lại đóng vai trò như một nhân tố ổn định tự động?

Câu 16: Nêu và phân biệt sự khác nhau giữa độ trễ của chính sách tài khóa và độ trễ của chính sách
tiền tệ.

Câu 17: Xét một nền kinh tế đang rơi vào suy thoái với mức sản lượng thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao

Câu 18: Giả sử các nhà kinh tế quan sát thấy việc tăng chi tiêu thêm 10 tỷ đô-la sẽ dẫn đến tổng cầu
hàng hóa dịch vụ tăng thêm 30 tỷ đô-la

a. Nếu bỏ qua hiệu ứng lấn át thì MPC = 2/3


b. Nếu tính đến hiệu ứng lấn át, để vẫn giữ nguyên mức tăng 30 tỷ đô-la thì số nhân sẽ cần phải
lớn hơn 3, do đó MPC > 2/3

You might also like