Về nơi gió cát
Về nơi gió cát
| |
---|---|
Đạo diễn | Huy Thành |
Kịch bản | Huy Thành |
Quay phim | Lê Đình Ấn |
Dựng phim |
|
Âm nhạc | Trần Hữu Bích |
Hãng sản xuất | |
Phát hành | Hãng phim Phương Nam |
Công chiếu | 1981 |
Thời lượng | 103 phút |
Quốc gia | Việt Nam |
Ngôn ngữ | Tiếng Việt |
Về nơi gió cát là một bộ phim điện ảnh về đề tài hậu chiến với bối cảnh miền Trung Việt Nam do Nghệ sĩ nhân dân Huy Thành đảm nhiệm cả đạo diễn và biên kịch. Bộ phim được sản xuất bởi Xí nghiệp phim tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Hãng phim Giải phóng) và đã chính thức ra mắt khán giả Việt Nam vào năm 1981. Đây là phim màu đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam và của Hãng phim Giải phóng.[1][2]
Nội dung
[sửa | sửa mã nguồn]Lấy bối cảnh thời hậu chiến tại một làng nhỏ ven biển miền Trung với thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt, bộ phim xoay quanh nhân vật Lũy do Trần Vịnh đóng. Sau khi trở về từ chiến tranh, anh được phân công làm Bí thư xã. Tuy nhiên lúc này vợ anh đã lập gia đình với Sơn, một người lính của chế độ Việt Nam Cộng hòa. Lũy vừa phải hoàn thành trọng trách và nhiệm vụ, vừa phải giải quyết cuộc sống riêng với vợ cùng người chồng mới và con của họ.[3]
Diễn viên
[sửa | sửa mã nguồn]- Trần Vịnh vai Lũy.
- Hương Xuân vai Duyên.[4]
- Vi Cường vai Sơn.
- Nhật Minh vai chú Tích.[5]
- Hữu Hạnh
- Kim Cúc
- Bảy Ngọc
- Bắc Sơn
- Hồ Kiểng vai tên phản động.
- Nguyễn Văn Của
- Minh Đáng
Công chiếu và đón nhận
[sửa | sửa mã nguồn]Về nơi gió cát do Nghệ sĩ nhân dân Huy Thành đảm nhiệm cả đạo diễn và biên kịch. Bên cạnh đó còn có sự giúp đỡ của hai phó đạo diễn là Nhật Minh và Cao Thụy. Năm 1981, bộ phim chính thức ra mắt khán giả Việt Nam và đã chiến thắng 4 hạng mục tại Liên hoan phim Việt Nam bao gồm Bông sen vàng vào tháng 4 năm 1983. Đến tháng 7 năm 1983, bộ phim được gửi đi dự Liên hoan phim quốc tế Moskva và chính thức được công chiếu tại Liên Xô với tên tiếng Nga: В краю песков и ветров. Tạp chí Iskusstvo Kino của Liên Xô bấy giờ đã nhận xét rằng Về nơi gió cát là một trong những "cánh én" đầu tiên của Việt Nam khi đề cập đến cuộc sống thanh bình của đất nước thời hậu chiến.[6] Đây được xem là một trong những bộ phim tiêu biểu của Điện ảnh Việt Nam trong giai đoạn đầu sau khi kết thúc chiến tranh khi khai thác cuộc sống của người lính thời hậu chiến, những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong quá trình hàn gắn vết thương chiến tranh.[7]
Giải thưởng
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Lễ trao giải | Hạng mục | Đối tượng đề cử | Kết quả | Nguồn |
---|---|---|---|---|---|
1983 | Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6 | Phim truyện điện ảnh | Về nơi gió cát | Bông sen vàng | [8] |
Biên kịch xuất sắc | Nghệ sĩ nhân dân Huy Thành | Đoạt giải | |||
Quay phim xuất sắc | Nghệ sĩ ưu tú Lê Đình Ấn | Đoạt giải | |||
Nữ diễn viên chính xuất sắc | Nghệ sĩ ưu tú Hương Xuân | Đoạt giải | [9] | ||
Liên hoan phim quốc tế Moskva lần thứ 13 | Giải thưởng chính | Về nơi gió cát | Đề cử | [6] |
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Thanh Giang (7 tháng 3 năm 2013). “Tuần phim nhân 60 năm thành lập điện ảnh cách mạng”. VietnamPlus. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
- ^ Cát Vũ (28 tháng 4 năm 2009). “Ðôi mắt người nghệ sĩ”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
- ^ Phúc Thịnh (27 tháng 5 năm 2018). “Xem lại "Về nơi gió cát" của NSND Huy Thành”. Báo Bình Thuận. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2022.
- ^ M.Khuê (14 tháng 5 năm 2019). “Duyên của Về nơi gió cát qua đời”. Người Lao Động. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2022.
- ^ “Nhật Minh vẫn luôn chờ những vai diễn mới”. VnExpress. 11 tháng 12 năm 2002. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2022.
- ^ a b Liên hiệp các nhà quay phim Liên Xô (1983), tr. 106–107.
- ^ Phan Bích Hà (2003), tr. 197.
- ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 222.
- ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 427.
Nguồn
[sửa | sửa mã nguồn]- Liên hiệp các nhà quay phim Liên Xô, Союза работников кинематографии СССР (1983). “XIII Междунар кинофестивалю в Москве” [Liên hoan phim quốc tế Moscow lần thứ XIII]. Искусство кино (bằng tiếng Nga). 12. ISSN 0130-6405. OCLC 48062042.
- Ngô Mạnh Lân; Ngô Phương Lan; Vũ Quang Chính; Đinh Tiếp; Lại Văn Sinh (2005). Nguyễn Thị Hồng Ngát; và đồng nghiệp (biên tập). Lịch sử điện ảnh Việt Nam, Tập 2. Hà Nội: Cục Điện ảnh Việt Nam. OCLC 53129383.
- Phan Bích Hà (2003). Hiện thực thứ hai. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. OCLC 62394229.
- Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994). Diễn viên điện ảnh Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. OCLC 33133770.