Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Vũ Tự Lân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiến sĩ khoa học nghệ thuật
Vũ Tự Lân
Tạp chí Âm nhạc
Hội Nhạc sĩ Việt Nam
Phó Tổng Biên tập (1985-1990)
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Vũ Tự Lân
Ngày sinh
20 tháng 7, 1933 (91 tuổi)
Nơi sinh
Hải Hưng
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpnhạc sĩ
Lĩnh vựcâm nhạc
Khen thưởngHuân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Ba
Sự nghiệp âm nhạc
Vai trònghiên cứu - lý luận âm nhạc
Tác phẩm
  • Những ảnh hưởng của Âm nhạc Châu Âu trong ca khúc Việt Nam giai đoạn 1930-1945
  • Những tác động của giao lưu văn hóa quốc tế đối với sự hình thành – phát triển âm nhạc, chuyên nghiệp mới Việt Nam
  • Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông
  • Lịch sử nhạc Jazz – Pop – Rock
Giải thưởngDanh sách
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2012
Văn học Nghệ thuật

Vũ Tự Lân sinh năm 1933, quê ở Hải Hưng, là Phó Giáo sư, Tiến sĩ khoa học nghệ thuật, nhạc sĩ Việt Nam, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Vũ Tự Lân sinh ngày 20 tháng 7 năm 1933 tại Hải Hưng.

Năm 1950, Vũ Tự Lân về hoạt động nghệ thuật tại Đoàn Văn công Trường Lục quân Việt Nam. Năm 1954, ông về Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị, tham gia Đội hợp xướng Hòa Bình.

Năm 1959, ông được cử đi học thanh nhạc và chỉ huy hợp xướng tại Nhạc viện Tchaikovsky (Liên Xô cũ). Năm 1964, ông về Đoàn Ca múa Hải Phòng, phụ trách chỉ huy dàn nhạc và sau đó làm Trưởng đoàn. Năm 1973, ông chuyển về Hội Nhạc sĩ Việt Nam, phụ trách công tác đối ngoại, làm công tác báo chí - lý luận âm nhạc...[1] Từ năm 1985, ông là Phó Tổng Biên tập Tạp chí Âm nhạc của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Từ năm 1990, là chuyên viên âm nhạc.[2]

Ông là Tiến sĩ Khoa học Nghệ thuật, được phong hàm Phó Giáo sư năm 2014.[3]

Ông là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.[2]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1950, khi ở đoàn Văn công Trường Lục quân Việt Nam, ông là diễn viên hát và nhạc công. Năm 1954, khi ở đoàn Văn công Tổng cục Chính trị, ông tham gia đội hợp xướng Hoà Bình đi thu những đĩa ca nhạc đầu tiên của Việt Nam tại Thượng Hải (Trung Quốc). Năm 1964, ông phụ trách chỉ huy dàn nhạc, dàn dựng các chương trình ca múa nhạc của đoàn Ca múa Hải Phòng.[2]

Ông đã từng là giảng viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã tham gia giảng dạy tại Nhạc viện Hà Nội (từ 1974), Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội liên tục cho đến nay, góp phần đào tạo nhiều thế hệ cán bộ âm nhạc.[2]

Đóng góp rất đáng kể của ông là đã biên soạn, dịch thuật nhiều sách giáo khoa và chuyên môn âm nhạc dùng cho các lớp đào tạo. Có thể kể đến các đầu sách đã xuất bản: Những ảnh hưởng của âm nhạc châu Âu trong ca khúc Việt Nam giai đoạn 1930-1950 (Nhà xuất bản Thế Giới – 1997), Phương pháp dạy hát và dàn dựng, chỉ huy hát tập thể (viết cùng Lê Hào – NXB Giáo dục – 1997), Câu chuyện giao hưởng (dịch – NXB Mỹ thuật và Âm nhạc – 1961), Vai trò giáo dục âm nhạc (dịch – NXB Văn hoá – 1974), Lý thuyết cơ bản âm nhạc (dịch – NXB Văn hoá – 1984), Phối khí cho dàn nhạc và ban nhạc nhẹ (dịch – NXB Văn hoá – 1986), Từ điển Âm nhạc phổ thông Tác giả - Tác phẩm (2007).[2]

Ông đã có trên 20 bài báo khoa học được đăng tải trên các tạp chí trong nước và quốc tế; hàng trăm bài viết, tiểu luận đăng tải trên báo chí Trung ương và địa phương, thu và phát trên làn sóng phát thanh và truyền hình Trung ương và địa phương, đóng góp có hiệu quả cho công tác truyền bá âm nhạc trong nước.[3]

Giờ đã ở tuổi khá cao nhưng ông vẫn tiếp tục viết những công trình lý luận về âm nhạc. Năm 2023, ông đã đạt giải B (không có giải A) của Hội Nhạc sĩ Việt Nam với công trình Thẩm mỹ học Âm nhạc từ phương Đông đến phương Tây.[4]

Năm 2002, ông, được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba.[3]

Năm 2012, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật với các công trình lý luận phê bình – nghiên cứu âm nhạc: Những ảnh hưởng của Âm nhạc Châu Âu trong ca khúc Việt Nam giai đoạn 1930-1945, Những tác động của giao lưu văn hóa quốc tế đối với sự hình thành – phát triển âm nhạc, chuyên nghiệp mới Việt Nam, Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Lịch sử nhạc Jazz – Pop – Rock .[5]

Được phong Phó Giáo sư ở tuổi 81, ông là người cao tuổi nhất được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh này trong đợt phong năm 2014.[3]

Tác phẩm chính

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Những ảnh hưởng của âm nhạc châu Âu trong ca khúc Việt Nam giai đoạn 1930-1950 (Nhà xuất bản Thế Giới – 1997)
  • Phương pháp dạy hát và dàn dựng, chỉ huy hát tập thể (viết cùng Lê Hào – NXB Giáo dục – 1997)
  • Câu chuyện giao hưởng (dịch – NXB Mỹ thuật và Âm nhạc – 1961)
  • Vai trò giáo dục âm nhạc (dịch – NXB Văn hoá – 1974)
  • Lý thuyết cơ bản âm nhạc (dịch – NXB Văn hoá – 1984)
  • Phối khí cho dàn nhạc và ban nhạc nhẹ (dịch – NXB Văn hoá – 1986)
  • Từ điển Âm nhạc phổ thông Tác giả - Tác phẩm (2007)

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giải Nhất đồng tác giả cuốn Âm nhạc mới Việt Nam - tiến trình và thành tựu[3]
  • Từ điển Âm nhạc phổ thông Tác giả - Tác phẩm: giải Nhất của Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2008[6]
  • Thẩm mỹ học Âm nhạc từ phương Đông đến phương Tây: giải B (không có giải A) của Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2023[4]

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lý An (2 tháng 7 năm 2020). “Nhạc sĩ Vũ Tự Lân: Còn sức khỏe thì còn cống hiến”. Hà Nội mới. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ a b c d e “Vũ Tự Lân”. Bài ca đi cùng năm tháng. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ a b c d e Minh Phong (13 tháng 2 năm 2015). “Tân PGS nhiều tuổi nhất năm 2014 say nghiệp truyền nghề cho giáo viên tương lai”. Dân trí. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
  4. ^ a b Chúc Sơn (31 tháng 1 năm 2024). “Giải thưởng Âm nhạc Việt Nam 2023: Tôn vinh những tác phẩm, nghệ sĩ xuất sắc”. Văn hóa và phát triển. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
  5. ^ “Quyết định của Chủ tịch Nước về việc tặng các Danh hiệu vinh dự Nhà nước” (Thông cáo báo chí). Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 15 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.
  6. ^ Mai Hương (20 tháng 1 năm 2009). “Giải thưởng Âm nhạc của Hội Nhạc sĩ VN năm 2008: Chất lượng đồng đều nhưng vẫn chưa thực sự bứt phá”. Tuyên giáo. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2024.