Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Nguyễn Tài Tuệ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Tài Tuệ
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
(1936-05-15)15 tháng 5, 1936[1]
Nơi sinh
Nghệ An, Việt Nam
Mất
Ngày mất
11 tháng 2, 2022(2022-02-11) (85 tuổi)
Nơi mất
Hà Nội, Việt Nam
Quốc tịchViệt Nam
Lĩnh vựcNhạc sĩ, Nhạc truyền thống - cách mạng

Nguyễn Tài Tuệ (15 tháng 5 năm 1936 - 11 tháng 2 năm 2022) là một nhạc sĩ cách mạngViệt Nam.[2]

Tiểu sử và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ sinh ngày 15 tháng 5 năm 1936 tại xã Đại Đồng, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.[4] Ông đến với âm nhạc từ niềm say mê thời tuổi thơ. Ông mê mẩn với những điệu "ví dặm" những khúc hát "đò đưa" của quê hương. Nửa về nửa lại buồn đây, về thì nhớ mẹ mà ở đây thì nhớ nhà - có lúc ông đã khóc vì những câu hát đó[3].[5]

Năm 1955, khi học hết cấp 3, Nguyễn Tài Tuệ ra Hà Nội. Bố muốn tôi đi theo con đường văn chương để làm thầy giáo vì đất quê ông phong trào học và ước mơ làm thầy giáo lớn lắm. Ngoài ra, ông theo học guitar ở chỗ Nghệ sĩ Nhân dân Trọng Bằng. Học được một thời gian, ông mới thấy âm nhạc là cái nghiệp của mình chứ không phải văn chương và ông đi theo tiếng gọi của nó. Bước đầu, Nguyễn Tài Tuệ về làm diễn viên của Đoàn ca múa nhân dân Trung ương hát với những Quốc Hương, Mai Khanh, Chu Minh, Thương Huyền trong một dàn hợp xướng và cứ thế đi vào sáng tác dần dần[3].

Đầu năm 1957 ông lên công tác tại Đoàn ca múa Lao - Hà Yên. Tại đó ông được tiếp xúc nhiều với dân ca các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dáy... và có những sáng tác như: "Mùa xuân gọi bạn", "Suối Mường Hum còn chảy mãi", hợp xướng "Xuân về trên bản"...[6]

Hết hai năm, đầu năm 1959, ông về Hà Nội công tác tại Ban nghiên cứu âm nhạc dân gian - tiền thân của Viện Nghiên cứu âm nhạc dân gian hiện nay. Tại nơi này ông đã hoàn thành ca khúc nổi tiếng Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó và tiếp theo là ca khúc Xa khơi. Và nhiều tác phẩm thanh nhạckhí nhạc khác[2].

Những năm 1956 - 1957, Nguyễn Tài Tuệ đã đi thực tế ở khu vực cầu Hiền Lương, Cửa Tùngđảo Cồn Cỏ... Nhà thơ Lưu Trọng Lư dẫn đầu đoàn văn nghệ sĩ, họ sống ở bên này sông Bến Hải hàng tháng trời.

Lúc đó, khó khăn chồng chất khó khăn, đất nước bị chia cắt gây đôi miền. Cảnh chiều chiều vợ ra bến ngóng chồng, ông ra sông ngóng cháu từ phía bên kia. Những đôi trai gái chưa kịp cưới nhau đã phải chia lìa để cứ chiều chiều đứng bên này khoát nón sang bên kia gọi nhau mà không thể gần nhau được.

Nguyễn Tài Tuệ tự hỏi mình: "Ngoài biển kia con cá nục đến con cá măng còn đi đi lại lại, bay nhảy thoải mái giữa 2 miền, tại sao con người lại bị ngăn cách? Và, ông lấy khát vọng thống nhất đất nước làm chủ đề bài hát "Xa khơi"[2].

Dù không được đào tạo bài bản qua các trường âm nhạc, nhưng Nguyễn Tài Tuệ có rất nhiều ca khúc nổi tiếng, đặc biệt là những ca khúc về truyền thống, cách mạng[2].

Ông mất ngày 11 tháng 2 năm 2022 tại Hà Nội hưởng thọ 85 tuổi.[7]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Với những ca khúc đi vào lòng người đã đưa nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ đến với Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2001)[2], Huân chương Lao động hạng Nhì, Huy chương Vì sự nghiệp Âm nhạc Việt Nam,...[12][13]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Nguyễn Tài Tuệ”.
  2. ^ a b c d e f g h “Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ: Cần chắt chiu từng nốt nhạc”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2010.
  3. ^ a b c Nguyễn Tài Tuệ: 'Tôi chọn nghèo khó để nuôi tình yêu
  4. ^ Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ qua đời ở tuổi 87
  5. ^ Nguyễn Tài Tuệ thanh thản "Xa khơi"
  6. ^ Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ - Nắng tỏa chiều nay
  7. ^ Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ, tác giả Tiếng hát giữa rừng Pác Bó, qua đời
  8. ^ 'Xa khơi' - điệu ví, giặm tình quê của Nguyễn Tài Tuệ
  9. ^ Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ: Tôi yêu văn hóa dân tộc như máu thịt mình
  10. ^ Sao mai Linh Hoa hát nhạc Nguyễn Tài Tuệ
  11. ^ Nhạc sĩ NGUYỄN TÀI TUỆ: Tôi đã trả được một chút nợ nần với quê hương xứ sở
  12. ^ Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ, 'nhớ thương cách vời'...
  13. ^ Nguyễn Tài Tuệ - thăng hoa cùng khúc dân ca

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]