Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

NGC 2655

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
NGC 2655
NGC 2655 chụp bởi Hubble Space Telescope.
Ghi công: NASA/STScI/WikiSky
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Chòm saoLộc Báo
Xích kinh08h 55m 37.7s[1]
Xích vĩ+78° 13′ 03″[1]
Dịch chuyển đỏ1400 ± 1 km/s[1]
Khoảng cách63 Mly (19.5 Mpc)[1]
Cấp sao biểu kiến (V)10.1
Đặc tính
KiểuSAB(s)0/a [1]
Kích thước biểu kiến (V)4′.9 × 4′.1[1]
Tên gọi khác
Arp 225, UGC 4637, PGC 25069[1]
NGC 2655 từ Planewave CDK24 ở Julian, CA

NGC 2655 là tên của một thiên hà hình hạt đậu nằm trong chòm sao Lộc Báo. Tính từ trái đất, khoảng cách của nó xấp xỉ khoảng 60 triệu năm ánh sáng. Bên cạnh đó, thiên hà NGC 2655 là một thiên hà Seyfert. Những làn bụi trong tâm thiên hà thì không đối xứng, những cái nhánh thủy triều và dòng khí Hydro trung tính thì mở rộng ra cho thấy NGC 2655 đã trải qua một sự hợp nhất. Thậm chí là nhiều sự hợp nhất trong quá khứ nếu xét những đuôi HI và đuôi quang học. Trong hình ánh hồng ngoại, các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện một thanh chắn mờ nhạt. Bán kính của thiên hà này xấp xỉ là 195000 năm ánh sáng.[2]

Vào ngày 26 tháng 9 năm 1802, nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel phát hiện và mô tả rằng nó rất sáng cũng như được xem là to lớn. Với một kính viễn vọng có kích thước 4 inch, ta có thể nhìn thấy nó nếu bầu trời đen kịt tại vị trí 10°Của điểm cực bắc trên bầu trời[3]. Một siêu tân tinh loại Ia tên là SN 2011B được quan sát là xuất hiện trong thiên hà[4] này với độ sáng là 12,8.[5]

NGC 2655 là thành viên sáng nhất trong nhóm NGC 2655. Nhóm này có chứa các thiên hà loại Sc tên là NGC 2715, NGC 2591NGC 2748[6][7]. Một trong những cấu trúc khí của NGC 2655 được quan sát là đang di chuyển về phía thiên hà nhỏ UGC 4714.[2]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 2655. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2016.
  2. ^ a b Linda S. Sparke; Gustaaf van Moorsel; Peter Erwin; Elizabeth M. H. Wehner (tháng 1 năm 2008). “NGC 2655: from Inner Polar Ring to Outer Shells and Tails”. Astronomical Journal. 135 (1): 99–111. Bibcode:2008AJ....135...99S. doi:10.1088/0004-6256/135/1/99.
  3. ^ Stephen James O'Meara (2007). Deep-Sky Companions: Hidden Treasures. Cambridge University Press. tr. 240. ISBN 9781139463737.
  4. ^ List of Supernovae IAU Central Bureau for Astronomical Telegrams. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2015.
  5. ^ List of supernovae sorted by Magnitude for 2011
  6. ^ “A List of Nearby Galaxy Groups”. Atlas of the Universe. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2016.
  7. ^ Dmitry Makarov; Igor Karachentsev (2011). “Galaxy groups and clouds in the local (z∼ 0.01) Universe”. MNRAS. 412 (4): 2498–2520. arXiv:1011.6277. Bibcode:2011MNRAS.412.2498M. doi:10.1111/j.1365-2966.2010.18071.x. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]