Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Michael Laudrup

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Laudrup
Thông tin cá nhân
Tên đầy đủ Michael Laudrup[1]
Chiều cao 1,83 m (6 ft 0 in)
Vị trí Tiền vệ tấn công, tiền đạo
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Năm Đội
0000–1973 Vanløse
1973–1976 Brøndby
1977–1981 KB
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
1981–1982 KB 14 (3)
1982–1983 Brøndby 38 (24)
1983–1985 S.S. Lazio 60 (9)
1985–1989 Juventus F.C. 102 (16)
1989–1994 F.C. Barcelona 167 (49)
1994–1996 Real Madrid 62 (12)
1996–1997 Vissel Kobe 15 (6)
1997-1998 Ajax Amsterdam 21 (11)
Tổng cộng 479 (121)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
1980 U-17 Đan Mạch 4 (2)
1980–1981 U-19 Đan Mạch 19 (12)
1982 U-21 Đan Mạch 2 (0)
1982–1998 Đan Mạch 104 (37)
Sự nghiệp quản lý
Năm Đội
2000–2002 Đan Mạch (trợ lý)
2002–2006 Brøndby
2007–2008 Getafe
2008–2009 Spartak Moscow
2010–2011 Mallorca
2012–2014 Swansea City
2014–2015 Lekhwiya
2016–2018 Al Rayyan
Thành tích huy chương
Đại diện cho  Đan Mạch
Bóng đá nam
Cúp Nhà vua Fahd
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Ả Rập Xê Út 1995 Đội bóng
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia

Michael Laudrup (sinh ngày 15 tháng 6 năm 1964) là một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Đan Mạch. Ông là cựu HLV của câu lạc bộ bóng đá Anh Swansea City. Thành tích nổi bật nhất Michael Laudrup từng đạt được là với đội bóng Tây Ban Nha FC Barcelona, nơi ông đã dành bốn chức vô địch La Liga liên tiếp, cũng như UEFA Champions League năm 1992. Laudrup nổi tiếng với sự kiện chuyển đến đại kình địch của Barca là Real Madrid vào năm 1994, tại đó ông đã giành chức vô địch La Liga thứ năm trong sự nghiệp. Michael Laudrup ghi được 37 bàn trong tổng số 104 lần khoác áo Đội tuyển bóng đá quốc gia Đan Mạch, một thành tích chỉ kém của Peter Schmeichel (129 trận) và Thomas Helveg (108 trận). Từ tháng 11 năm 1994, ông làm đội trưởng của đội tuyển quốc gia Đan Mạch trong 28 trận trước khi giải nghệ tháng 6 năm 1998.

Năm 1999, ông được bầu chọn là cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất tại giải bóng đá Tây Ban Nha trong giai đoạn 25 năm. Đến tháng 4 năm 2000, Laudrup được phong tước hiệp sĩ, Huân chương Dannebrog. Tháng 11 năm 2003, để kỉ niệm năm thành lập UEFA, ông được Hiệp hội bóng đá Đan Mạch bầu chọn là Cầu thủ vàng của bóng đá nước này; cầu thủ xuất sắc nhất Đan Mạch trong 50 năm qua. Tháng 11 năm 2006, Hiệp hội bóng đá Đan Mạch chính thức tôn vinh ông là cầu thủ Đan Mạch xuất sắc nhất mọi thời đại.

Sau khi giải nghệ, Laudrup theo nghiệp huấn luyện, ông trở thành trợ lý HLV đội tuyển quốc gia Đan Mạch. Rồi làm HLV cho câu lạc bộ cũ của ông là Brøndby IF năm 2002, tại đó ông đã dẫn dắt câu lạc bộ này tới chức Superliga Đan Mạch. Vào tháng 5 năm 2006, Laudrup quyết định không tái ký hợp đồng với Brøndby IF. Năm 2007, Brøndby IF quyết định đặt tên băng ghế chỉ đạo của ông tại sân vận động là "Băng ghế Michael Laudrup", điều này được sự chấp thuận của Laudrup.

Năm 2004, Michael Laudrup là một trong 3 cầu thủ Đan Mạch được Pelé bầu vào danh sách FIFA 100.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Em trai của ông, Brian, cũng là một cầu thủ bóng đá

Thống kê sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
Danh sách các bàn thắng quốc tế của Michael Laudrup[2]
# Ngày Địa điểm Đối thủ Bàn thắng Kết quả Giải đấu
1 15 tháng 6 năm 1982 Sân vận động Ullevaal, Oslo, Na Uy  Na Uy 1–2 1–2 Giải vô địch bóng đá Bắc Âu 1981–85
2 27 tháng 10 năm 1982 Københavns Idrætspark, Copenhagen, Đan Mạch  Tiệp Khắc 1–2 1–3 Giao hữu
3 22 tháng 6 năm 1983 Aarhus Idrætspark, Aarhus, Đan Mạch  Phần Lan 2–0 3–0 Vòng loại Thế vận hội Mùa hè 1984
4 3–0
5 7 tháng 9 năm 1983 Københavns Idrætspark, Copenhagen, Đan Mạch  Pháp 1–0 3–1 Giao hữu
6 3–1
7 12 tháng 10 năm 1983  Luxembourg 1–0 6–0 Vòng loại Euro 1984
8 2–0
9 6–0
10 8 tháng 6 năm 1984  Bulgaria 1–0 1–1 Giao hữu
11 12 tháng 9 năm 1984  Áo 1–0 3–1
12 8 tháng 5 năm 1985  Đông Đức 1–0 4–1
13 2–0
14 5 tháng 6 năm 1985  Liên Xô 3–1 4–2 Vòng loại World Cup 1986
15 4–1
16 16 tháng 10 năm 1985 Sân vận động Ullevaal, Oslo, Na Uy  Na Uy 1–1 5–1
17 13 tháng 11 năm 1985 Lansdowne Road, Dublin, Cộng hòa Ireland  Cộng hòa Ireland 2–1 4–1
18 8 tháng 6 năm 1986 Sân vận động Neza 86, Ciudad Nezahualcóyotl, México  Uruguay 3–1 6–1 World Cup 1986
19 11 tháng 6 năm 1988 Niedersachsenstadion, Hannover, Tây Đức  Tây Ban Nha 1–1 2–3 Euro 1988
20 17 tháng 5 năm 1989 Københavns Idrætspark, Copenhagen, Đan Mạch  Hy Lạp 7–1 7–1 Vòng loại World Cup 1990
21 14 tháng 6 năm 1989  Thụy Điển 6–0 6–0 Tri Tournament 1989
22 18 tháng 6 năm 1989  Brasil 2–0 4–0
23 3–0
24 6 tháng 6 năm 1990 Sân vận động Lerkendal, Trondheim, Na Uy  Na Uy 2–0 2–1 Giao hữu
25 10 tháng 10 năm 1990 Københavns Idrætspark, Copenhagen, Đan Mạch  Quần đảo Faroe 1–0 4–1 Vòng loại Euro 1992
26 3–1
27 20 tháng 4 năm 1994 Sân vận động Parken, Copenhagen, Đan Mạch  Hungary 1–1 3–1 Giao hữu
28 2–1
29 26 tháng 5 năm 1994  Thụy Điển 1–0 1–0
30 13 tháng 1 năm 1995 Sân vận động Nhà vua Fahd II, Riyadh, Ả Rập Xê Út  Argentina 1–0 2–0 Cúp Nhà vua Fahd 1995
31 7 tháng 6 năm 1995 Sân vận động Parken, Copenhagen, Đan Mạch  Síp 4–0 4–0 Vòng loại Euro 1996
32 16 tháng 8 năm 1995 Sân vận động Hrazdan, Yerevan, Armenia  Armenia 1–0 2–0
33 6 tháng 9 năm 1995 Sân vận động Nhà vua Baudouin, Bruxelles, Bỉ  Bỉ 1–0 3–1
34 15 tháng 11 năm 1995 Sân vận động Parken, Copenhagen, Đan Mạch  Armenia 3–1 3–1
35 24 tháng 4 năm 1996  Scotland 1–0 2–0 Giao hữu
36 10 tháng 9 năm 1997  Croatia 2–0 3–1 Vòng loại World Cup 1998
37 24 tháng 6 năm 1998 Sân vận động Gerland, Lyon, Pháp  Pháp 1–1 1–2 World Cup 1998

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ

[sửa | sửa mã nguồn]
Juventus
  • Vô địch Cúp liên lục địa (Intercontinental Cup): 1985
  • Vô địch Serie A: 1986
Barcelona
  • Vô địch Cúp nhà vua (Copa del Rey): 1990
  • Vô địch La Liga: 1991, 1992, 1993, 1994
  • Vô địch Siêu cúp Tây Ban Nha (Supercopa de España): 1991, 1992
  • Vô địch UEFA European Cup (C1): 1992
  • Á quân Champions League: 1994
  • Vô địch Siêu cúp châu âu (UEFA Super Cup): 1992
Real Madrid
  • Vô địch La Liga: 1995
Ajax
  • Vô địch Eredivisie: 1998
  • Vô địch Cúp Hà Lan (KNVB Cup): 1998
Denmark
  • Vô địch Cúp các Châu lục (FIFA Confederations Cup): 1995

Khi làm Huấn luyện viên

[sửa | sửa mã nguồn]
Brøndby
  • Vô địch Siêu cúp Đan Mạch (Danish Supercup): 2002,2005
  • Vô địch Cúp Đan Mạch (Danish Cup): 2003, 2005
  • Vô địch Danish Superliga: 2005
  • Á quân Danish Superliga: 2003,2004,2006
Getafe CF
Swansea City

Individual[edit]

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Gaarskjær, Jesper (2010). Barça: Historien om FC Barcelona. Sheffield: Gyldendal. tr. 135. ISBN 978-87-02-08764-2.
  2. ^ “Michael Laudrup - Century of International Appearances”. RSSSF. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]