Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Burt Bacharach

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Burt Bacharach
Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinhBurt Freeman Bacharach
Sinh(1928-05-12)12 tháng 5, 1928
Kansas City, Missouri, Mỹ
Mất8 tháng 2, 2023(2023-02-08) (94 tuổi)
Los Angeles, California, Mỹ
Thể loại
Nghề nghiệp
  • Nhạc công
  • nhạc sĩ sáng tác
  • nhà sản xuất thu âm
  • nghệ sĩ piano
  • ca sĩ
  • chỉ huy dàn nhạc
Nhạc cụ
  • Piano
  • keyboards
  • hát
Năm hoạt động1950–2023
Website

Burt Freeman Bacharach (/ˈbækəræk/ BAK-ə-rak; 12 tháng 5 năm 1928 – 8 tháng 2 năm 2023) là nghệ sĩ piano, nhạc sĩ và nhà sản xuất thu âm người Mỹ. Ông được công nhận rộng rãi là một trong những nhân vật quan trọng nhất của nền âm nhạc đại chúng thế kỷ 20[4][5][6]. Kể từ thập niên 1950, ông cùng nhà viết ca từ Hal David đã sáng tác nên hàng trăm ca khúc. Ảnh hưởng lớn từ dòng nhạc jazz đương thời, các sáng tác của Bacharach đặc trưng bởi tiến trình hợp âmđổi nhịp khác thường, cùng việc lựa chọn những nhạc cụ hòa âm kỳ lạ. Hầu hết các tác phẩm đều được ông trực tiếp sáng tác, hòa âm phối khí và chỉ huy dàn nhạc.

Có tới hơn 1.000 nghệ sĩ từng trình bày các giai điệu của Bacharach[7]. Từ năm 1961 tới năm 1972, hầu hết các sáng tác của ông được dành riêng và trình bày bởi ca sĩ Dionne Warwick, tuy nhiên trước đó nhiều nghệ sĩ cũng đã trình bày thành công các ca khúc của Bacharach như Marty Robbins, Perry Como, Gene McDaniels hay Jerry Butler. Trong những thập niên tiếp theo, ông sáng tác cho nhiều ca sĩ thành danh như Gene Pitney, Cilla Black, Dusty Springfield, Tom Jones hay B. J. Thomas.

Tổng cộng, 37 ca khúc của Bacharach từng lọt vào top 40 tại Mỹ, và 52 ca khúc làm được điều tương tự tại Anh[8]. Các sáng tác đạt vị trí quán quân tại Billboard Hot 100 có thể kể tới "This Guy's in Love with You" (Herb Alpert, 1968), "Raindrops Keep Fallin' on My Head" (Thomas, 1969), "(They Long to Be) Close to You" (The Carpenters, 1970), "Arthur's Theme (Best That You Can Do)" (Christopher Cross, 1981), "That's What Friends Are For" (Warwick, 1986) và "On My Own" (Carole Bayer Sager, 1986). Ông giành được 6 giải Grammy, 3 tượng vàng Oscar và 1 giải Emmy.

Theo nhà phê bình William Farina, Bacharach là "người nhạc sĩ mà danh tiếng có thể kết nối mọi nghệ sĩ tài năng nhất của thời đại này"[9]; nhiều năm sau, các sáng tác của ông vẫn được sử dụng trong nhiều bộ phim tới mức "di sản, tuyển tập cùng những cải tiến vẫn còn được thấy ở khắp nơi". Được coi là nghệ sĩ quan trọng của thể loại easy listening, âm nhạc của Bacharach còn ảnh hưởng lớn tới các dòng nhạc chamber pop[10]Shibuya-kei[11][3]. Năm 2012, Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ tôn vinh ông cùng David Huân chuơng Gershwin cho những đóng góp cho nền âm nhạc đại chúng[12]. Năm 2015, tạp chí Rolling Stone xếp Bacharach ở vị trí số 32 trong danh sách "100 nhạc sĩ sáng tác vĩ đại nhất mọi thời đại"[13].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Reviews”. Spin. tháng 10 năm 2006. ISSN 0886-3032.
  2. ^ Jackson 2015, tr. 176.
  3. ^ a b “Shibuya-Kei”. AllMusic.
  4. ^ Huff, Lauren. “Dionne Warwick says loss of Burt Bacharach is 'like losing a family member'. Entertainment Weekly. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2023.
  5. ^ Bush, John. “Burt Bacharach”. AllMusic.
  6. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên McEvoy
  7. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Telegraph
  8. ^ “Burt Bacharach: A House Is Not A Homepage”. Bacharachonline.com. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2011.
  9. ^ Farina 2013, tr. 144.
  10. ^ “Chamber pop”. AllMusic.
  11. ^ Lindsay, Cam (4 tháng 8 năm 2016). “Return to the Planet of Cornelius”. Vice.
  12. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Gershwin
  13. ^ “100 Greatest Songwriters of All Time”. Rolling Stone. tháng 8 năm 2015.