Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Biryani

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Món Biriyani

Biryani là một món cơm trộn có nguồn gốc từ những người Hồi giáo ở tiểu lục địa Ấn Độ[1][2][3]. Món ăn này nấu từ gạo (gạo hạt dài và rời) kết hợp với những gia vị đặc trưng của Ấn Độ trộn với thịt thường là thịt gà, thịt dê, thịt cừu, hải sản như tôm, cá, và đôi khi ở một số vùng thì thàn phần gồm trứng hoặc rau củ như khoai tây được thêm vào[4]. Biryani là món ăn phổ biến trên khắp tiểu lục địa Ấn Độ, món này đã trở nên phổ biến ở Nam Ấn Độ, đặc biệt là ở Tamil Nadu, Andhra Pradesh và Telangana, món Biryani này cũng phổ biến ở các khu vực khác như KurdistanIraq[5]. Từ Biryani là một từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ Ba Tư, được sử dụng làm ngôn ngữ chính thức ở các vùng khác nhau của Ấn Độ thời trung cổ dưới các triều đại Hồi giáo[6][7]. Một giả thuyết cho rằng nó có nguồn gốc từ birinj (برنج) là từ tiếng Ba Tư có nghĩa là gạo[8]. Một giả thuyết khác cho rằng nó có nguồn gốc từ biryan hoặc beriyan (بریان), có nghĩa là "chiên" hoặc "thịt nướng"[9][10].

Các biến tấu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ambur/Vaniyambadi biryani
  • Biryani thịt bò
  • Biryani trừu (Mutton biryani)
  • Bhatkali/Navayathi biryani
  • Bohri biryani
  • Chettinad biryani
  • Degh Ki biryani
  • Delhi biryani
  • Dhakaiya biryani
  • Dindigul biryani
  • Hyderabadi biryani
  • Memoni/Kutchi biryani
  • Kalyani biryani
  • Kolkata biryani
  • Rawther biryani
  • Sindhi biryani
  • Sri Lankan biryani
  • Thalassery biryani

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Karan, Pratibha (2012). Biryani. Random House India. ISBN 978-8-18400-254-6.
  2. ^ Gahlaut, Kanika (ngày 22 tháng 3 năm 2015). “Food racism: Biryani to target Muslims?”. DailyO. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2016.
  3. ^ Sanghvi, Vir (ngày 27 tháng 2 năm 2010). “Everything you want to know about biryani”. Hindustan Times. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2016.
  4. ^ Bhandari, Kabir Singh (ngày 21 tháng 4 năm 2020). “The curious case of potato in Kolkata biryani and how the British fed us a lie”. Hindustan Times. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2020.
  5. ^ Wallis, Bruce (ngày 12 tháng 4 năm 2017). “Eat My Words: A taste of Iraqi Kurdistan”. Duluth News Tribune (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2021.
  6. ^ Naqvī, Ṣādiq; Rao, V. Kishan; Satyanarayana, A. (2005). A thousand laurels—Dr. Sadiq Naqvi: studies on medieval India with special reference to Deccan. 1. Felicitation Committee, Dept. of History & Dept. of Ancient Indian History, Culture & Archaeology, Osmania University. tr. 97.
  7. ^ de Laet, Siegfried J. (1994). History of Humanity: From the seventh to the sixteenth century. UNESCO. tr. 734. ISBN 978-9-23102-813-7.
  8. ^ “Definition of 'biryani'. Oxford Dictionary. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2016.
  9. ^ Cannon, Garland Hampton; Kaye, Alan S. (2001). The Persian Contributions to the English Language: An Historical Dictionary. Otto Harrassowitz Verlag. tr. 71. ISBN 978-3-44704-503-2.
  10. ^ Vishal, Anoothi (ngày 14 tháng 5 năm 2011). “When rice met meat”. Business Standard. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2018.