Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Charles Leclerc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Charles Leclerc
Leclerc vào năm 2020
SinhCharles Marc Hervé Perceval Leclerc
16 tháng 10, 1997 (27 tuổi)
Monte Carlo, Monaco
Cha mẹHervé Leclerc (bố)
Pascale Leclerc (mẹ)
Người thânArthur Leclerc (em trai)
Lorenzo Leclerc (anh trai)
Sự nghiệp Công thức 1
Quốc tịchMonaco Monégasque
Số xe đua16
Số chặng đua tham gia104 (103 lần xuất phát)
Vô địch0
Chiến thắng5
Số lần lên bục trao giải24
Tổng điểm868
Vị trí pole18
Vòng đua nhanh nhất7
Chặng đua đầu tiênGiải đua ô tô Công thức 1 Úc 2018
Chiến thắng đầu tiênGiải đua ô tô Công thức 1 Bi 2019
Chiến thắng gần nhất/cuối cùngGiải đua ô tô Công thức 1 Monaco 2024
Chặng đua gần nhất/cuối cùngGiải đua ô tô Công thức 1 Bỉ 2024
Kết quả năm 2022Hạng 2 (308 điểm)
Trang webWebsite chính thức
Tìm thấy 2023 Team,
Chữ ký

Charles Marc Hervé Perceval Leclerc (phát âm tiếng Pháp: ​[ʃaʁl ləklɛʁ]; sinh ngày 16 tháng 10 năm 1997 ở Monte Carlo) là một tay đua người Monaco. Anh đã giành chức vô địch tại giải đua xe GP3 Series vào năm 2016 và giải đua xe Công thức 2 vào năm 2017. Kể từ năm 2018, anh tham gia Công thức 1 và đội đua Scuderia Ferrari kể từ năm 2019.

Đầu đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Charles Leclerc sinh ngày 16 tháng 10 năm 1997 tại Monte Carlo, Monaco. Bố của anh là Hervé Leclerc, một tay đua chuyên nghiệp, và mẹ là Pascale Leclerc[2]. Anh là con giữa giữa anh trai, Lorenzo và em trai, Arthur. Trong suốt thời thơ ấu và giai đoạn đầu sự nghiệp đua xe chuyên nghiệp, Leclerc duy trì mối quan hệ thân thiết với Jules Bianchi, người đỡ đầu và người bạn thân thiết của anh[3]. Bố của anh từng tham gia tại Công thức 3 trong những năm 1980 và 1990. Vào năm 2017, bố của anh qua đời sau một thời gian dài lâm bệnh ở tuổi 54, chỉ bốn ngày trước khi Leclerc giành chiến thắng trong cuộc đua chính ở Baku, vòng 2 của giải đua xe Công thức 2 2017[4].

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự nghiệp tiền Công thức 1 (2005-2018)

[sửa | sửa mã nguồn]

Đua xe kart (2005-2013)

[sửa | sửa mã nguồn]

Leclerc bắt đầu sự nghiệp đua xe chuyên nghiệp của mình vào năm 2005 với môn đua xe kart cho đến năm 2013[5]. Vào năm 2009, anh trở thành người trẻ tuổi nhất giành chức vô địch đua xe kart Pháp hạng Cadet. Năm 2010, anh là tay đua trẻ nhất vô địch hạng KF3 của giải đua xe Monaco Kart Cup. Vào năm 2011, Leclerc đã giành được những chiến thắng chung cuộc tại các giải đua xe CIK-FIA KF3 World Cup và CIK-FIA Kart Academy Trophy. Năm 2012, anh đã giành chiến thắng ở hạng mục KF2 của giải đua xe WSK Euro Series và về nhì trong hạng KF2 của giải đua xe ô tô CIK-FIA châu Âu và giải đua xe thế giới U18 CIK-FIA. Vào năm 2013, Leclerc đã đua ở hạng KZ của Giải vô địch châu Âu và thế giới. Trong khi đứng thứ sáu tại Giải vô địch châu Âu, anh đứng thứ hai tại Giải vô địch thế giới sau Max Verstappen.

Formula Renault và Công thức 3 (2014-2015)

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2014, Leclerc chuyển sang đua xe một chỗ với Fortec Motorsports trong giải đua xe Formula Renault và thắng hai cuộc đua và lên bục trao giải chín lần. Anh kết thúc mùa giải ở vị trí thứ hai sau Nyck de Vries. Ngoài ra, Leclerc đã tham gia với tư cách là tay đua mời trong vòng sáu chặng đua tại giải đua xe Formula Renault 2.0 Eurocup với Fortec.. Vào năm 2015, Leclerc tham gia giải đua xe Công thức 3 châu Âu với Van Amersfoort Racing[6]. Ngay tại cuộc đua chính đầu tiên ở Silverstone, anh đã giành được chiến thắng đầu tiên. Thêm vào đó, anh cũng giành chiến thắng tại các cuộc đua chính ở Hockenheim, Spa-FrancorchampsNürnberg. Là tay đua mạnh nhất trong đội của mình, anh đã đạt được vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng các tay đua.

GP3 Series (2016)

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2016, Leclerc chuyển sang giải đua xe GP3 Series với đội ART Grand Prix, giành chiến thắng trong chặng đua mở màn mùa giải ở Barcelona và các cuộc đua chính ở Spielberg và Spa-Francorchamps và đứng trên bục trao giải tại tám cuộc đua. Ngoài ra, Leclerc đã được chấp nhận tham gia chương trình đào tạo của Scuderia Ferrari vào năm 2016 và hoàn thành các buổi lái thử cho Ferrari và Haas[7].

Công thức 2 (2017)

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 2017, Leclerc tham gia giải đua xe Công thức 2 với Prema Racing[8]. Trong mùa giải này, anh đã thắng các cuộc đua ở as-Sakhir, Barcelona, ​​​​Baku, Spielberg và Silverstone. Với một chiến thắng khác trong cuộc đua chính ở Jerez, anh đã giành chức vô địch ở chặng đua áp chót. Ngoài việc tham gia Công thức 2, anh cũng hoàn thành các buổi lái thử cho Ferrari và Sauber.

Công thức 1 (từ năm 2018)

[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa giải đầu tiên trong Công thức 1 với Sauber (2018)

[sửa | sửa mã nguồn]

Leclerc bắt đầu sự nghiệp Công thức 1 với đội đua Sauber[9], một đội hợp tác với Ferrari. Tại giải đua ô tô Công thức 1 Azerbaijan, anh về đích ở vị trí thứ 6 và đồng thời trở thành tay đua người Monaco thứ hai ghi điểm ở Công thức 1 sau Louis Chiron tại giải đua ô tô Công thức 1 Monaco 1950. Tại chặng đua đầu tiên ở quê hương Monaco, chiếc xe của anh bị hỏng phanh ở những vòng đua cuối khiến anh đâm vào phía sau xe của Brendon Hartley và khiến cả hai phải bỏ cuộc. Tại ba chặng đua sau đó, anh tiếp tục lấy điểm trong nhưng không thể ghi được điểm nào tại năm chặng đua tiếp teho. Tại ba trong số năm chặng đua đó, anh phải bỏ cuộc do lốp xe bị lỏng ở giải đua ô tô Công thức 1 Anh, hệ thống treo xe hỏng hóc sau khi va chạm với Sergio PérezHungary, và tại giải đua ô tô Công thức 1 Bỉ khi gặp tai nạn nghiêm trọng khi bị chiếc xe của Fernando Alonso chồm lên khoang lái. May mà chiếc xe mùa giải 2018 có trang bị Halo nên anh không bị thương tich gì[10]. Anh tiếp tục về đích với vị trí thứ chín ở Singapore và thứ bảy ở Nga trước khi bỏ cuộc do động cơ bị hỏng ở Nhật Bản và va chạm với Romain GrosjeanHoa Kỳ.

Leclerc kết thúc mùa giải với ba lần liên tiếp về đích ở vị trí thứ bảy trong ba chặng đua cuối cùng và đồng thời vượt qua đồng đội Marcus Ericsson 17 lần trong tổng cộng 21 cuộc đua[11] và đứng thứ 13 với 39 điểm.

Ferrari (từ năm 2019)

[sửa | sửa mã nguồn]
2019: Mùa giải thành công đầu tiên cho Ferrrari
[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 2019, Leclerc được Ferrari chọn để thay thế Kimi Räikkönen[12] và đua cùng với Sebastian Vettel, nhà vô địch Công thức 1 bốn lần. Tại chặng đua mở màn mùa giải ở Úc, anh về thứ năm sau Vettel nhưng không được phép vượt qua đồng đội của mình vì lệnh của đội. Tại giải đua ô tô Công thức 1 Bahrain 2019, Leclerc trở thành tay đua trẻ thứ hai trong lịch sử Công thức 1 giành vị trí pole. Anh đã dẫn đầu trong phần lớn cuộc đua nhưng gặp trục trặc động cơ về cuối cuộc đua nên để mất chiến thắng vào tay Lewis Hamilton[13] song vẫn kịp lên bục trao giải lần đầu tiên trong sự nghiệp.

Azerbaijan, anh có cơ hội lớn giành vị trí pole cho đến khi va chạm trong phần thứ hai của vòng phân hạng (Q2)[14]. Leclerc xuất phát ở vị trí thứ tám sau các án phạt cho hai tay đua của Alfa Romeo và kết thúc cuộc đua ở vị trí thứ năm với một điểm phụ sau khi lập vòng đua nhanh nhất. Tại chặng đua tiếp theo ở Monaco, anh bị loại ở phần đầu tiên của vòng phân hạng (Q1) và xuất phát ở vị trí thứ 16 do chiến lược sai lầm của Ferrari khiến anh phải ở trong ga ra để tiết kiệm bộ lốp xe. Anh bị thủng lốp và sàn xe hư hỏng nghiêm trọng sau khi cố gắng vượt qua Nico Hülkenberg không thành công khiến anh phải bỏ cuộc lần thứ hai tại cuộc đua quê huơng. Tiếp theo đó, Leclerc đứng thứ ba tại Canada và tại giải đua ô tô Công thức 1 Pháp.

Charles Leclerc tại giải đua ô tô Công thức 1 Đức 2019

Tại giải đua ô tô Công thức 1 Áo, Leclerc dẫn đầu phần lớn cuộc đua trước khi bị Max Verstappen vượt ở vòng đua áp chót[15]. Hai tay đua cùng sinh năm 1997 này tiếp tục đụng độ lớn để giành vị trí thứ ba ở giải đua ô tô Công thức 1 Anh ngay sau đó, lần này Leclerc là người chiến thắng[16]. Mặc dù đã về đích ở vị trí top 2 trong cả ba buổi tập, Leclerc chỉ vượt qua vòng phân hạng ở vị trí thứ 10 tại giải đua ô tô Công thức 1 Đức sau khi hệ thống nhiên liệu gặp sự cố khiến anh không thể lập thời gian trong phần cuối cùng của vòng phân hạng[17]. Trong một cuộc đua giật gân dưới trời mưa, anh đã leo lên vị trí thứ tư trong những vòng đầu tiên. Thế nhưng, chiến thuật đáng nghi ngờ của các chiến lược gia trong đội là lắp bộ lốp khô mềm mặc dù mặt đường đua quá ướt khiến anh mất kiểm soát và đâm vào hàng rào ở vòng đua 29 và phải bỏ cuộc lần thứ hai trong mùa giải[18].

Tại giải đua ô tô Công thức 1 Bỉ, anh giành được chiến thắng đầu tiên trong sự nghiệp Công thức 1 của mình sau một cuộc đọ sức với Lewis Hamilton[19]. Thế nhưng, anh không ăn mừng chiến thắng và dành tặng nó cho người bạn xấu số Anthoine Hubert, tay đua Công thức 2 qua đời trước đó một ngày[20]. Anh tiếp tục giành chiến thắng tại chặng đua tiếp theo, giải đua ô tô Công thức 1 Ý, sân nhà của Ferrari[21]. Đồng thời, đây cũng là chặng đua thứ hai mà Leclerc đều giành chiến thắng sau khi xuất phát từ vị trí pole. Tại giải đua ô tô Công thức 1 Singapore, anh đã giành được vị trí pole thứ ba liên tiếp. Ban đầu dẫn đầu cuộc đua, anh đã về đích ở vị trí thứ hai sau khi bị đồng đội Vettel vượt qua. Tại giải đua ô tô Công thức 1 Nga, anh giành được vị trí pole thứ tư liên tiếp và vị trí thứ sáu tổng cộng trong mùa giải nhưng không thể giành chiến thắng sau khi bị hai tay đua của Mercedes vượt qua[22].

Tại giải đua ô tô Công thức 1 Brazil, Leclerc và đồng đội Vettel gây ra một vụ va chạm gây tranh cãi khiến cả hai cùng bỏ cuộc[23]. Anh kết thúc mùa giải với vị trí thứ ba tại giải đua ô tô Công thức 1 Abu Dhabi.

Leclerc kết thúc mùa giải 2019 ở vị trí thứ 4 chung cuộc với 264 điểm.

2020: Tiếp tục đánh bại Vettel
[sửa | sửa mã nguồn]

Vào mùa xuân năm 2020, Leclerc đã tham gia các cuộc đua Công thức 1 ảo chính thức diễn ra thay cho những cuộc đua bị hủy hoặc hoãn do đại dịch COVID-19 và giành chiến thắng tại các chặng đua ảo ở Úc và Trung Quốc. Tại chặng đua GP Áo, Leclerc đứng trên bục trao giải sau khi về đích ở vị trí thứ hai tại một cuộc đua với nhiều tay đua phải bỏ cuộc. Tại chặng đua GP Styria, Leclerc và đồng đội Vettel va chạm với nhau khiến cả hai cùng bỏ cuộc[24]. Leclerc về thứ ba tại chặng đua GP Anh sau khi hưởng lợi từ việc Valtteri Bottas bị hỏng lốp. Sau khi va chạm với Max Verstappen và Sergio Pérez ở vòng đầu tiên của chặng đua GP Sakhir, Leclerc đã nhận hai điểm phạt trên giấy phép Công thức 1 của mình. Thêm vào đó, anh cũng bị tụt ba vị trí ở chặng đua GP Abu Dhabi.

Sau khi mùa giải kết thúc, anh đứng ở vị trí thứ tám trong bảng xếp hạng các tay đua với 98 điểm.

2021: Bị đánh bại bởi đồng đội mới
[sửa | sửa mã nguồn]
Charles Leclerc tại chặng đua GP Áo 2021

Đầu mùa giải, Leclerc gia hạn hợp đồng với Ferrari đến hết năm 2024[25]. Leclerc có người đồng đội mới là Carlos Sainz jr[26] trong khi Vettel chuyển sang Aston Martin.

Leclerc xuất phát ở chặng đua GP Bahrain ở vị trí thứ 4 sau Valtteri Bottas và về đích thứ 6[27]. Ở chặng đua thứ 5, chặng đua GP Monaco, Leclerc giành pole sau khi tông rào ở vòng chạy Q3 cuối cùng[28]. Cú tông này khiến cho chiếc xe bị hư và anh đã không thể tham gia cuộc đua chính. Tại chặng đua GP Azerbaijan, anh giành vị trí pole nhưng về đích ở vị trí thứ 4[29]. Ở chặng đua GP Styria, Leclerc va chạm với Pierre Gasly ở vòng đua đầu tiên nhưng có thể hồi phục trở lại và về đích ở vị trí thứ 7 và được bầu chọn là tay đua xuất sắc nhất[30]. Sang đến chặng đua GP Áo cũng ở trường đua Red Bull Ring, Leclerc hai lần bị Sergio Pérez phạm lỗi[31].

Tại chặng đua GP Anhtrường đua Silverstone, Leclerc vượt qua vòng phân hạng ở vị trí thứ 4 nhưng dẫn đầu cuộc đua từ vòng đua đầu tiên sau khi vượt qua Valtteri Bottas ngay từ đầu và tận dụng lợi thế của sự va chạm giữa Verstappen và Hamilton. Leclerc tiếp tục dẫn đầu cuộc đua cho đến khi bị Hamilton bắt kịp và vượt qua trước khi cuộc đua kết thúc và về đích ở vị trí thứ hai. Đồng thời, anh lên bục trao giải lần đầu tiên và duy nhất vào năm 2021[32]. Tại chặng đua GP Hungary, Leclerc đã bị đâm từ bên cạnh bởi Lance Stroll ở vòng cua số 1 và buộc phải bỏ cuộc ngay lập tức. Ở chặng đua GP Ý, Leclerc cán đích ở vị trí thứ 5 nhưng được thăng hạng 4 sau khi Sergio Pérez bị phạt lùi 5 giây.

Tại chặng đua GP Abu Dhabi, anh đã quyết định đổi lốp trong thời gian xe an toàn ảo nhưng điều đó là một sai lầm khi anh không thể leo thêm vị trí bị mất trên đường đua. Điều này khiến anh chỉ về đích ở vị trí thứ 10. Trong khi đó, đồng đội Sainz về thứ 3 và điều đó đưa Sainz lên thứ năm trong bảng xếp hạng các tay đua và hạ Leclerc xuống thứ bảy. Đây là lần đầu tiên Leclerc bị đồng đội đánh bại trong sự nghiệp Công thức 1 của mình[33].

2022: Đấu với Verstappen trong cuộc giành chức vô địch Công thức 1
[sửa | sửa mã nguồn]
Charles Leclerc tại giải đua ô tô Công thức 1 Emilia Romagna 2022

Leclerc giành vị trí pole tại giải đua ô tô Công thức 1 Bahrain, chặng đua đầu tiên của mùa giải. Đồng thời, đó cũng là vị trí pole thứ 10 trong sự nghiệp Công thức 1 của anh[34]. Trong cuộc đua chính, anh đã giành được chiến thắng Công thức 1 đầu tiên của anh và Ferrari kể từ năm 2019 sau khi đấu chặt chẽ với Max Verstappen của Red Bull trong suốt cuộc đua[35]. Sau cuộc đua này, anh đã dẫn đầu bảng xếp hạng các tay đua lần đầu tiên trong sự nghiệp Công thức 1 và đồng thời cũng trở thành tay đua người Monaco đầu tiên dẫn đầu bàng xếp hạng các tay đua[36]. Sau khi cán đích ở vị trí thứ hai tại giải đua ô tô Công thức 1 Ả Rập Xê Út, Leclerc đã giành chiến thắng áp đảo tại giải đua ô tô Công thức 1 Úc và giành được Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp Công thức 1. Đồng thời, đó cũng là Grand Slam đầu tiên của Ferrari kể từ giải đua ô tô Công thức 1 Singapore 2010 do Fernando Alonso lập được[37]. Tại giải đua ô tô Công thức 1 Tây Ban Nha, Leclerc dẫn đầu cuộc đua với khoảng cách thời gian lớn cho đến khi động cơ gặp sự cố khiến anh phải bỏ cuộc. Do vậy, anh bị Max Verstappen soán ngôi vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng các tay đua[38]. Sau khi giành vị trí pole tại chặng đua tại quê nhà ở Monaco, Leclerc kết thúc cuộc đua ở vị trí thứ 4 do lỗi chiến thuật và mặt đường ướt. Tại giải đua ô tô Công thức 1 Azerbaijan, Leclerc phải bỏ cuộc một lần nữa do hỏng động cơ khiến anh bị tụt xuống thứ 3 trong bảng xếp hạng các tay đua sau các tay đua của Red Bull[39]. Leclerc bắt đầu ở vị trí thứ 19 tại giải đua ô tô Công thức 1 Canada do bị phạt vì vượt quá mức động cơ cho phép và về đích chặng đua này ở vị trí thứ năm[40].

Tại giải đua ô tô Công thức 1 Anh, Leclerc về đích thứ 4 sau khi thua đồng đội vì chiến thuật ngớ ngẩn[41]. Leclerc sau đó giành chiến thắng tại giải đua ô tô Công thức 1 GP Áo[42]. Tại giải đua ô tô Công thức 1 Pháp, anh giành vị trí pole trước khi bỏ cuộc ở vòng đua thứ 18 sau khi mất lái[43]. Tại giải đua ô tô Công thức 1 Hungary, anh đã vượt qua vòng phân hạng ở vị trí thứ 3 sau đồng đội của mình nhưng kết thúc cuộc đua ở vị trí thứ 6 sau một lỗi chiến lược của Ferrari[44].

Trong cuộc đua cuối cùng của mùa giải 2022, giải đua ô tô Công thức 1 Abu Dhabi 2022, Leclerc và Pérez đối đầu nhau để giành vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng các tay đua. Mặc dù bắt đầu cuộc đua ở vị trí thứ 3, kém Perez một bậc ở vị trí thứ 2, Leclerc đã vượt qua đối thủ của mình và về đích ở vị trí thứ 2 trong cuộc đua. Sau cuộc đua này, anh giành cả vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng các tay đua cho chính mình với 308 điểm.

Leclerc tiếp tục đua cho Ferrari cùng với Carlos Sainz Jr. Tại giải đua ô tô Công thức 1 Bahrain, anh phải bỏ cuộc do hệ thống điện trong xe của anh trục trặc[45].

Thống kê thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Thống kê tổng thể

[sửa | sửa mã nguồn]
Mùa giải Giải đua Đội đua Số chặng đua đã tham gia Số lần giành chiến thắng Số lần giành vị trí pole Vòng đua nhanh nhất Số lần lên bục trao giải Tổng điểm Vị trí cuối cùng
2014 Formula Renault 2.0 Alps Fortec Motorsports 14 2 1 0 7 199 2
Eurocup Formula Renault 2.0 6 0 0 0 3 0 KXH†
2015 FIA Formula 3 European Championship Van Amersfoort Racing 33 4 3 5 13 363,5 4
Macau Grand Prix 1 0 0 0 1 N/A 2
2016 GP3 Series ART Grand Prix 18 3 4 4 8 202 1
2017 Công thức 2 Prema Racing 22 7 8 4 10 282 1
2018 Công thức 1 Alfa Romeo Sauber F1 Team 21 0 0 0 0 39 13
2019 Công thức 1 Scuderia Ferrari Mission Winnow 21 2 7 4 10 264 4
2020 Công thức 1 Scuderia Ferrari Mission Winnow 17 0 0 0 2 98 8
2021 Công thức 1 Scuderia Ferrari Mission Winnow 22 0 2 0 1 159 7
2022 Công thức 1 Scuderia Ferrari 22 3 9 3 11 308 2
2023 Công thức 1 Scuderia Ferrari 2 0 0 0 0 6 8

Vì Leclerc là tay đua mời nên anh không đạt yêu cầu để ghi điểm.

Thống kê chi tiết

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự nghiệp Công thức 1 (2018-nay)

[sửa | sửa mã nguồn]
Mùa giải Đội đua Xe đua 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 Tổng điểm Vị trí cuối cùng
2018 Alfa Romeo Sauber F1 Team Sauber C37 AUS BHR CHN AZE ESP MON CAN FRA AUT GBR GER HUN BEL ITA SIN RUS JPN USA MEX BRA ABU 39 13
13 12 19 6 10 18 10 10 9 Ret 15 Ret Ret 11 9 7 Ret Ret 7 7 7
2019 Scuderia Ferrari Mission Winnow Ferrari SF90 AUS BHR CHN AZE ESP MON CAN FRA AUT GBR GER HUN BEL ITA SIN RUS JPN MEX USA BRA ABU 264 4
5 3PF 5 5F 5 Ret 3 3 2P 3 Ret 4 1P 1P 2P 3P 6 4PF 4F 18dagger 3
2020 Scuderia Ferrari Mission Winnow Ferrari SF1000 AUT STY HUN GBR 70A ESP BEL ITA TOS RUS EIF POR EMI TUR BHR SKH ABU 98 8
2 Ret 11 3 4 Ret 14 Ret 8 6 7 4 5 4 10 Ret 13
2021 Scuderia Ferrari Mission Winnow Ferrari SF21 BHR EMI POR ESP MON AZE FRA STY AUT GBR HUN BEL NED ITA RUS TUR USA MXC SAP QAT SAU ABU 159 7
6 4 6 4 DNS 4P 16 7 8 2 Ret 8 5 4 15 4 4 5 5 8 8 10
2022 Scuderia Ferrari Ferrari F1-75 BHR SAU AUS EMI MIA ESP MON AZE CAN GBR AUT FRA HUN BEL NED ITA SIN JPN USA MXC SAP ABU 308 2
1PF 2F 1PF 62 2P RetP 4P RetP 5 4 12 RetP 6 6 3 2P 2P 3 3 6 46 2
2023 Scuderia Ferrari Ferrari SF-23 BHR SAU AUS AZE MIA EMI MON ESP CAN AUT GBR HUN BEL NED ITA SIN JPN QAT USA MXC SAP LVG ABU 6* 8*
Ret 7
Chú thích:
  • * – Mùa giải đang diễn ra.
  • – Tay đua không hoàn thành chặng đua nhưng được xếp hạng vi đã hoàn thành hơn 90% của cuộc đua.
  • – Số điểm được chia làm nửa vì 75% của cuộc đua được hoàn thành.

Chú thích cho bảng trên:

Chú thích
Màu Ý nghĩa
Vàng Chiến thắng
Bạc Hạng 2
Đồng Hạng 3
Xanh lá Các vị trí ghi điểm khác
Xanh dương Được xếp hạng
Không xếp hạng, có hoàn thành (NC)
Tím Không xếp hạng, bỏ cuộc (Ret)
Đỏ Không phân hạng (DNQ)
Đen Bị loại khỏi kết quả (DSQ)
Trắng Không xuất phát (DNS)
Chặng đua bị hủy (C)
Không đua thử (DNP)
Loại trừ (EX)
Không đến (DNA)
Rút lui (WD)
Không tham gia (ô trống)
Ghi chú Ý nghĩa
P Giành vị trí pole
Số mũ
cao
Vị trí giành điểm
tại chặng đua nước rút
F Vòng đua nhanh nhất

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Elizalde, Pablo (23 tháng 12 năm 2019). “Charles Leclerc's Ferrari F1 deal extended until end of 2024 season”. Autosport (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2022.
  2. ^ “Everything There is to Know About Charles Leclerc's Family: His Late Father and Racer Brother”. EssentiallySports. 15 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2023.
  3. ^ Charles Leclerc's Walk to Work | 2018 Monaco Grand Prix, truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2023
  4. ^ “Charles Leclerc: Emotional Baku Formula 2 pole was for late father”. www.autosport.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2023.
  5. ^ “Our Drivers”. All Road Management (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2023.
  6. ^ David, Gruz (14 tháng 1 năm 2015). “Monegasque prodigy Leclerc secures FIA F3 seat with Van Amersfoort”. Formula Scout (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2023.
  7. ^ “Charles Leclerc gets Ferrari F1 test chance after impressing Haas”. www.autosport.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2023.
  8. ^ “Ferrari F1 juniors Leclerc and Fuoco to Prema in GP2 for 2017”. www.autosport.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2023.
  9. ^ “Sauber confirm Leclerc & Ericsson, as Alfa Romeo livery revealed”. Trang chủ Formula1.
  10. ^ “Đua xe F1: Leclerc gặp tai nạn kinh hoàng, Vettel đăng quang trên đất Bỉ”. Thể thao SGGP.
  11. ^ 2018 F1 qualifying data (31 tháng 12 năm 2018). “2018 F1 qualifying data”. www.racefans.net. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2022.
  12. ^ “Leclerc to replace Raikkonen at Ferrari for 2019”. Trang chủ Formula1.
  13. ^ “Đua xe F1, Bahrain GP 2019: Vận đen của đội đỏ và kết cục đầy bất ngờ”. 24h.
  14. ^ “Ferrari explains Leclerc's strategy”. ESPN.com (bằng tiếng Anh). 28 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2022.
  15. ^ “Verstappen "nổi loạn" trong ngày buồn của Hamilton”. Vietnamnet.
  16. ^ “Đua xe F1 British GP: Đội Mercedes lại 'vô đối', Lewis Hamilton phá kỷ lục”. VTCnews.
  17. ^ “German Grand Prix 2019 qualifying report: Hamilton snatches German GP pole as Ferrari suffer catastrophic double breakdown | Formula 1®”. www.formula1.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2022.
  18. ^ “German Grand Prix 2019 race report: Verstappen storms to sensational win in extraordinary rain-hit German Grand Prix | Formula 1®”. www.formula1.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2022.
  19. ^ “Leclerc lần đầu thắng chặng F1”. VNexpress.
  20. ^ “Tay đua Antoine Hubert tử nạn tại trường đua Spa Francorchamps”. VTV.
  21. ^ “F1: Charles Leclerc giành chiến thắng ngoạn mục tại GP Italia”. VTV.
  22. ^ 'Deliciously ironic' that Vettel failure inspired Hamilton victory – Mercedes | Formula 1®”. www.formula1.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2022.
  23. ^ 'Thảm họa của đội đua Ferrari tại Brazilian Grand Prix F1'. Zingnews.
  24. ^ “Leclerc xin lỗi vì đâm vào Vettel”. VNexpress.
  25. ^ “Leclerc extends Ferrari F1 contract until 2024”. www.motorsport.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2022.
  26. ^ “Ferrari kí hợp đồng với Carlos Sainz thay thế cho Vettel”. VTV.
  27. ^ “Standings”. Formula 1® - The Official F1® Website (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2022.
  28. ^ “Leclerc giành pole dù gặp nạn ở Monaco”. Vnexpress.
  29. ^ “Charles Leclerc giành vị trí xuất phát đầu tiên tại GP Azerbaijan”. VTV.
  30. ^ “Driver of the Day Leclerc hails 'one of my best performances' as he recovers from Gasly incident for P7”. Trang chủ Formula1.
  31. ^ “Sergio Perez xin lỗi Charles Leclerc sau GP Áo”. VTV.
  32. ^ “GP Anh 2021: Chiến thắng gọi tên Hamilton, nỗi buồn cho Verstappen”. Thể thao văn hóa.
  33. ^ “PALMER: The star performers and stand-out moments from the 2021 season, as picked by Jolyon Palmer | Formula 1®”. www.formula1.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2022.
  34. ^ 'I knew it was a matter of time' says Leclerc after opening 2022 season with pole position | Formula 1®”. www.formula1.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2022.
  35. ^ “Charles Leclerc wins dramatic Bahrain F1 GP as Ferrari bring home one-two”. the Guardian (bằng tiếng Anh). 20 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2022.
  36. ^ “Bahrain Grand Prix Facts & Stats: Ferrari end 45-race win drought, Zhou scores on debut | Formula 1®”. www.formula1.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2022.
  37. ^ “Leclerc thắng áp đảo tại Grand Prix Australia - VnExpress”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2022.
  38. ^ “Verstappen soán ngôi đầu của Leclerc - VnExpress”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2022.
  39. ^ “Verstappen wins in Azerbaijan as Leclerc retires”. BBC Sport (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  40. ^ “Leclerc calls Canadian GP 'super-frustrating' despite recovering from back row to P5 | Formula 1®”. www.formula1.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  41. ^ “Ferrari explains decision not to pit Leclerc under late British GP safety car”. www.autosport.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  42. ^ “Leclerc thắng trên sân nhà của Verstappen - VnExpress”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  43. ^ “Leclerc dâng chiến thắng cho Verstappen - VnExpress”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  44. ^ “Ferrari lại dâng chiến thắng cho Verstappen - VnExpress”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022.
  45. ^ VnExpress. “Verstappen áp đảo chặng mở màn F1 2023 - VnExpress”. vnexpress.net. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2023.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]