Quy trình xử lý gỗ bài bản sẽ giúp cho khâu sản xuất gia công thành phẩm trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn. Để tham khảo thông tin chi tiết về vấn đề này, bạn đọc có thể theo dõi các nội dung được đề cập trong bài viết bên dưới nhé.
Quy trình xử lý gỗ
Quy trình xử lý gỗ là một loạt các công đoạn và phương pháp được áp dụng để chuyển đổi gỗ thô trở thành các sản phẩm gỗ hoàn thiện. Quy trình này cần được tiến hành theo một loạt các bước với trình tự logic nhằm đạt được mục tiêu nhất định, bao gồm cả việc cải thiện, ổn định tính chất và giá trị của gỗ. Sau khi xử lý, gỗ có thể trở thành các sản phẩm có tính ứng dụng trong từng lĩnh vực cự thể như ghế bể bơi, ghế tắm nắng, giường tắm nắng, bàn ghế sofa gỗ, giường tủ,…
Ghế tắm nắng là một trong những ứng dụng phổ biến của gỗ sau khi được xử lý
Quy trình xử lý gỗ thông thường sẽ trải qua các bước: đánh giá chuẩn bị, gia công, bảo quản và hoàn thiện. Thông tin chi tiết về từng bước tiến hành như sau:
Mỗi loại gỗ đều có đặc điểm tính chất khác nhau, bao gồm độ cứng, độ ẩm, cấu trúc vân gỗ, màu sắc,… Việc đánh giá chi tiết sẽ giúp người xử lý gỗ nắm rõ các thông tin cần thiết và đưa ra phương án tối ưu. Chính vì vậy, gỗ sau khi được thu thập, xưởng sản xuất sẽ phải tiến hành đánh giá, phân loại gỗ để lên kế hoạch đảm bảo cho gỗ được sử dụng an toàn, hiệu quả.
Sau khi đánh giá phân loại xong, chúng ta cần loại bỏ bớt các thành phần dư thừa trên cây gỗ. Ví dụ như vỏ, lá và bộ phần không mong muốn. Kế đó, kiểm tra độ ẩm của gỗ và thực hiện điều chỉnh đến mức phù hợp xử lý để tránh tình trạng cong vênh, nứt nẻ khi hoàn thành.
Đánh giá chuẩn bị và gia công gỗ
Lựa chọn phương pháp gia công gỗ phù hợp với loại gỗ và mục đích sản xuất. Các phương pháp gia công trong quy trình xử lý gỗ thông thường là cắt, mài, khoét, đánh bóng,… Bước này đòi hỏi thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ để đảm bảo độ chính xác và độ bền cho từng chi tiết.
Gỗ sau khi đã gia công cần áp dụng biện pháp bảo quản thích hợp để đảm bảo chất lượng, độ bền và mẫu mã bên ngoài cho sản phẩm. Sơn phủ được xem là phương pháp bảo quản phổ biến nhất mà các xưởng sản xuất đồ gỗ thường áp dụng. Sơn sẽ giúp bảo vệ gỗ khỏi tác động của các nhân tố môi trường bên ngoài như độ ẩm, nước, nắng nóng, trầy xước và côn trùng. Bên canh đó, sơn cũng giúp hoàn thiện diện mạo để sản phẩm trở nên bắt mắt, hài hòa hơn.
Bảo quản gỗ sau khi gia công
Công đoạn cuối cùng của quy trình xử lý chính là thẩm định, đánh giá chất lượng. Chúng ta cần xác định rằng sản phẩm có đạt các tiêu chuẩn về thẩm mỹ và chất lượng hay không. Trong trường hợp cần thiết có thể tiến hành thêm bước hoàn thiện cuối cùng như đánh bóng, mài mịn cho phép sản phẩm sẵn sàng sử dụng ngay hoặc xuất khẩu.
Quy trình xử lý gỗ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động biến đổi gỗ thô thành các sản phẩm hoàn thiện có giá trị sử dụng cao. Việc tìm hiểu kỹ quy trình để áp dụng chính xác sẽ giúp chúng ta bảo đảm hiệu quả thực hiện để tạo ra những sản phẩm gỗ chất lượng cao.
Trên đây là một số các chia sẻ liên quan đến quy trình xử lý gỗ đang được nhiều người quan tâm. Bạn đọc nếu còn bất cứ điều gì thấy thắc mắc, đừng ngại liên hệ ngay hotline 096.849.8888 (Miền Bắc) – 094.714.9999 (Miền Nam) để được Poliva hỗ trợ giải đáp nhanh chóng nhé!
Cột chắn inox là thiết bị chuyên dụng được sử dụng phổ biến hiện nay. Trong đó, có nên in logo thương hiệu trên dây cột chắn không là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Nếu...