Khu vực Đông Nam Á được xem là nơi có tốc độ phát triển nhanh về kinh tế - văn hoá – xã hội. Cũng vì thế mà hàng loạt các công trình cao ốc mọc lên qua mỗi năm để theo kịp thời đại. Dưới đây là top 15 toà nhà cao nhất Đông Nam Á mà Batdongsanonline.vn đã tổng hợp lại để bạn tham khảo, đừng bỏ lỡ!
Merdeka 118 – Toà nhà cao nhất khu vực Đông Nam Á
Merdeka 118 là toà nhà đã vượt qua Landmark 81 và tháp đôi Petronas để trở thành toà nhà cao nhất Đông Nam Á. Đây cũng là kiến trúc cao thứ 2 thế giới, được hoàn thiện vào năm 2022 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Merdeka 118 là toà nhà đầu tiên tại Malaysia nhận được xếp hạng 3 bạch kim từ các chứng nhận về tính bền vững trên toàn thế giới, bao gồm Lãnh đạo về thiết kế năng lượng và môi trường (LEED).
Chiều cao của toà tháp là 678,9m với 118 tầng rất ấn tượng. Trong tiếng Mã Lai, Merdeka có nghĩa là độc lập. Sở dĩ toà tháp lấy tên này là bởi vị trí xây dựng gần với 2 địa danh lịch sử là sân vận động Merdeka và sân vận động Negara
Cuối tháng 11/2021 phần chóp của toà nhà được hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2022 với nhiều dịch vụ hấp dẫn như: Khu mua sắm, văn phòng, khu căn hộ, khách sạn và đài quan sát.
Landmark 81 – Một trong những toà nhà cao nhất Đông Nam Á
Vincom Landmark 81 là toà nhà được xây dựng bởi tập đoàn Vingroup và toạ lạc tại khu Tân Cảng, quận Bình Thạnh, dọc sông Sài Gòn. Toà tháp này nằm bên trong tổ hợp dự án Vinhomes Central Park với chiều cao 461,3m; gồm 81 tầng và được hoàn thiện vào năm 2018.
Tổng vốn đầu tư cho Landmark 81 là 300 triệu USD. Bên trong toà nhà được bố trí cụ thể như sau:
Tầng 6 – 40: Khu căn hộ sang trọng tiêu chuẩn 5 sao và 6 sao.
Tầng 41 – 77: Khách sạn Vinpearl 5 sao.
Tầng 79 đến 81: Đài quan sát.
Tầng 21, 46H và 78: tầng kỹ thuật.
Tháp đôi Petronas – Tòa nhà biểu tượng của Malaysia
Quốc gia: Kuala Lumpur, Malaysia.
Số tầng: 88 tầng
Độ cao: 451.9m
Năm hoàn thành: 1998
Trước khi toà tháp Merdeka 118 được hoàn thiện thì tháp đôi Petronas được mệnh danh là toà tháp cao nhất của Malaysia. Toà tháp đôi này có thiết kế rất hiện đại với cảm hứng từ kiến trúc nhà thờ Hồi Giáo. Đây cũng là biểu tượng mà bất cứ du khách nào khi đến Malaysia du lịch cũng không nên bỏ lỡ.
Tháp 1 được sử dụng làm trụ sở làm việc của tổng công ty Petronas – nhà đầu tư chính. Trong khi đó tháp 2 sẽ được sử dụng để cho thuê là văn phòng. Hai toà tháp được kết nối với nhau tại tầng 41 và 42 thông qua chiếc cầu Skybridge cao 170m, dài 158m. Có thể nói đây là một trong số những toà nhà cao nhất Đông Nam Á cực ấn tượng.
Toà nhà The Exchange 106
Quốc gia: Kuala Lumpur.
Số tầng: 108 tầng
Độ cao: 451.9m
Năm hoàn thành: 2018
Tên gọi khác của toà nhà Exchange 106 là TRX Signature Tower. Vị trí xây dựng nằm ở khu tài chính mới của thủ đô Kuala Lumpur là Tun Razak (TRX). Điểm đặc biệt trong thiết kế của toà nhà chính là trên đỉnh tháp có gắn một chiếc vương miện phát sáng cao 65 mét rất độc đáo.
Không chỉ là một địa điểm du lịch nổi tiếng, nhiều dịch vụ hấp dẫn cho du khách trải nghiệm; toà nhà The Exchange 106 cho các doanh nghiệp thuê làm văn phòng. Hiện nay hơn một nửa diện tích sàn của toà nhà được các tổ chức tài chính địa phương thuê.
Toà tháp Four Seasons Place Kuala Lumpur
Quốc gia: Kuala Lumpur, Malaysia.
Số tầng: 65 tầng
Độ cao: 343m
Năm hoàn thành: 2018.
Nhắc đến top những toà nhà cao nhất Đông Nam Á chắc chắn không thể bỏ qua Four Seasons Place. Toà nhà này được xây dựng với mục đích trở thành tổ hợp khu thương mại và căn hộ cao cấp cho cư dân.
Four Seasons Place Kuala Lumpur được đầu tư bởi ông trùm Singapore gốc Ipoh, Ong Beng Seng, và chủ tịch của Venus Assets – ông Tan Sri Syed Yusof Tun Syed Nasir. Toà nhà có thiết kế mặt kính rất độc đáo mang lại sự trải nghiệm tuyệt vời.
Toà nhà Keangnam Hà Nội
Quốc gia: Hà Nội, Việt Nam
Số tầng: 72 tầng
Độ cao: 336m
Năm hoàn thành: 2011
Keangnam Hanoi Landmark Tower được xây dựng để trở thành tổ hợp khách sạn – văn phòng – trung tâm thương mại – căn hộ. Toà nhà nằm trên mặt tiền đường Phạm Hùng, Quận Nam Từ Liêm và do tập đoàn đa quốc gia Keangnam Hàn Quốc xây dựng.
Quy mô của toà tháp gồm 2 toà chung cư cao 48 tầng và 1 tháp cao 72 tầng. Nhiều tiện ích hiện đại được tích hợp bên trong toà nhà đó là:
Fitness center, bể bơi.
Khu trung tâm thương mại.
Rạp chiếu phim.
Khu vực văn phòng hạng A view thành phố.
Khách sạn Intercontinental hàng đầu thế giới nằm từ tầng 62 – 70.
Khu tổ chức các sự kiện sức chứa hơn 2000 người.
Đài quan sát ở tầng 72.
Telekom Tower – Một trong những toà nhà cao nhất Đông Nam Á
Quốc gia: Kuala Lumpur, Malaysia.
Số tầng: 55 tầng
Độ cao: 310m
Năm hoàn thành: 2001.
Malaysia là quốc gia sở hữu số lượng toà nhà cao nhất Đông Nam Á nhiều nhất hiện nay. Telekom Tower là trụ sở chính của tập đoàn Telekom Malaysia với 55 tầng, cao 310m. Thiết kế của toà nhà được lấy cảm hứng từ búp măng tre độc đáo rất ấn tượng. Bên trong toà nhà có một nhà hát lớn với sức chứa 2.500 người, 1 phòng cầu nguyện đạo Hồi và hệ thống 22 vườn lộ thiên tuyệt đẹp.
Toà nhà The River South Tower
The River South là một trong những toà nhà cao nhất của Thái Lan, nằm ở thủ đô Bangkok (tên mới Krung Thep Maha Nakhon). Quy mô toà nhà gồm 2 tháp, trong đó tháp A cao 71 tầng và tháp B cao 41 tầng. Bên trong toà tháp cung cấp đa dạng các dịch vụ từ giải trí, trung tâm thể dục thể thao, ẩm thực cho đến vườn áp mái.
Hoàn thành: 2012
Số tầng: 71 (Tháp A) và 41 (Tháp B)
Kiến trúc sư: Steven J. Leach, Jr. + Associates Limited
Toà nhà Bitexco Financial Tower tại TP Hồ Chí Minh
Bitexco Financial Tower hay Tháp Tài chính Bitexco là toà nhà được xây dựng ở trung tâm Quận 1, TP Hồ Chí Minh với diện tích gần 6.100m2. Chủ đầu tư xây dựng là tập đoàn Bitexco Group với trụ sở chính tại Hà Nội. Toà nhà có 68 tầng, trong đó 37.000m2 được sử dụng cho khu văn phòng, hơn 8.000m2 cho khu thương mại bố trí tầng 1 đến tầng 6. Ngoài ra còn có các khu như: khu nhà hàng ẩm thực, khu nhà hàng cao cấp, khu vực riêng tư cho các doanh nhân…
Tại tầng 49 của toà nhà có một đài quan sát dành cho công chúng giúp khách thăm quan có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố và sông Sài Gòn. Đặc biệt toà nhà Bitexco cũng là dự án đầu tiên cho xây dựng sân đậu trực thăng trên tầng 52 tại Việt Nam.
Toà nhà cao nhất Đông Nam Á – Iconsiam
Iconsiam là toà nhà được xây dựng cạnh bờ sông Chao Phraya ở Bangkok – Thái Lan với chiều cao 318m, 70 tầng và được hoàn thiện vào năm 2018. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD và do tập đoàn Siam Piwat làm chủ đầu tư. Có thể nói đây là toà tháp sở hữu view đẹp nhất của đất nước Thái Lan.
Bên trong toà nhà được sử dụng đa mục đích, bao gồm: trung tâm thương mại quy mô lớn nhất châu Á, khu nhà ở, khu văn phòng, dịch vụ… Nhờ đó không chỉ mang đến những dịch vụ tuyệt vời cho du khách mà còn tạo nên một nơi làm việc chất lượng bậc nhất.
Baiyoke Tower II – Toà nhà cao nhất Đông Nam Á
Tháp Baiyoke II được xây dựng ở đường Raprarop, quận Ratchathewi của Bangkok, Thái Lan. Đây là toà nhà sở hữu khách sạn Baiyoke Sky cao nhất ở Đông Nam Á và cao thứ 3 thế giới với 673 phòng.
Chiều cao của toà tháp là 309m, nếu tính cả cột trên nóc tháp thì chiều cao thực tế là 328m. Baiyoke Tower II có 85 tầng, có 1 đài quan sát ở tầng 77 và một bàn xoay 360 độ trên tầng 84. Có thể nói đây là một trong số những toà tháp lâu đời nhất tại Thái Lan khi được hoàn thiện vào năm 1999.
Lotte Center Hà Nội
Lotte Center Hà Nội hay Hanoi City Complex có chiều cao 272,3m. Đây là tòa nhà chọc trời cao thứ 3 tại Việt Nam và thứ 2 ở thành phố Hà Nội. Toà nhà bao gồm khu văn phòng, giải trí, trung tâm tổ chức hội nghị cao cấp và khu vực mua sắm.
Số tầng của Lotte Center là 65 với phong cách thiết kế lấy cảm hứng từ chiếc áo dài truyền thống của người Việt Nam. Nhà thầu của công trình là công ty kiến trúc Callison đến từ Hoa Kỳ với vốn đầu tư hơn 400 triệu đô la Mỹ. Toà nhà được hoàn thiện năm 2014 với các tầng được bố trí như sau:
Từ tầng hầm 1 là siêu thị Lotte Mart
Từ tầng 1 đến tầng 6 là trung tâm thương mại Lotte
Tầng 7 đến tầng 31 là khu văn phòng hạng A cho thuê
Tầng 33 đến 64 là 233 phòng chung cư và khách sạn với 300 phòng cao cấp
Tầng 65 là đài quan sát và trải nghiệm cầu kính Sky Walk.
MahaNakhon – Toà nhà cao nhất Bangkok
Quốc gia: Bangkok, Thái Lan.
Số tầng: 77 tầng
Độ cao: 314m
Năm hoàn thành: 2016
MahaNakhon là một trong những toà nhà cao nhất Đông Nam Á và được xây dựng tại khu kinh doanh trung tâm Sathorn của Bangkok, Thái Lan. Công trình này được thiết kế bởi Công ty kiến trúc quốc tế Buro Ole Scheeren với tổng 77 tầng.
Có thể nói toà nhà MahaNakhon được xây dựng với kiến trúc rất độc đáo. Khi nhìn vào bạn sẽ có cảm giác như bị khiếm khuyết hoặc bị đổ vỡ. Bên trong toà nhà có nhiều khu trung tâm thương mại, nhà hàng, quán bar và hơn 200 căn hộ condo đắt đỏ bậc nhất Bangkok.
Guoco Tower – Toà nhà cao nhất Đông Nam Á
Guoco Tower là tòa tháp cao nhất Singapore hiện nay với chiều cao hơn 284m. Bên trong không gian của toà nhà được chia thành các khu văn phòng, không gian bán lẻ, công viên, khách sạn và khu dân cư cao cấp. Guoco Tower hoàn thiện năm 2016 và chính thức đi vào hoạt động năm 2018. Vị trí xây dựng của toà nhà ở giữa sông Singapore, vịnh Marina và phố Tàu đầy nhộn nhịp.
Khu dành cho dân cư ở từ tầng 39 – 64. Đây là nơi có căn penthouse đắt nhất Singapore, tỷ phú người Anh James Dyson đã mua gần đây với giá 54,2 triệu đô. Guoco Tower là một địa điểm thăm quan thú vị bạn không nên bỏ qua nếu có dịp được đến Singapore du lịch.
Toà nhà Gama Tower
Tháp Gama (trước đây gọi là Tháp Cemindo) là một tòa nhà chọc trời tại Jalan H R Rasuna Said, Nam Jakarta, Indonesia. Đây cũng là toà nhà cao nhất Indonesia với chiều cao 310m gồm 69 tầng. Gama Tower được xây dựng vào năm 2011 và hoàn thành năm 2015. Tháng 8/2016 chính thức đi vào hoạt động.
Bên trong toà tháp là các khu văn phòng sang trọng, khu nghỉ dưỡng, giải trí. Đặc biệt đội ngũ thiết kế của Gama Tower đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để giúp toà nhà được phát triển theo hướng xanh thân thiện với môi trường.
Trên đây là top 15 toà nhà cao nhất Đông Nam Á để bạn đọc tham khảo. Mỗi một toà nhà lại có những nét thiết kế đặc biệt riêng cùng đa dạng mục đích sử dụng. Nếu có dịp được ghé thăm các quốc gia sở hữu những toà nhà này, hãy trải nghiệm ngay để thấy chúng thật tuyệt vời nhé.
* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng đảm bảo rằng thông tin trong bài viết này là chính xác và đáng tin cậy khi được đăng tải, nhưng chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng không nên dựa vào thông tin trong bài viết này để đưa ra quyết định về tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc vấn đề pháp lý. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho bất kỳ quyết định nào dựa trên thông tin trong bài viết này.