Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Chương 3 - Định Giá Tài Sản Vô Hình

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 61

ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

1
CHƯƠNG 3
ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VÔ HÌNH

2
NỘI DUNG CHƯƠNG 3

3.1 Tổng quan về tài sản vô hình

3.2 Nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu

3.3 Các phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình

3.4 Các phương pháp định giá thương hiệu

3
3.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN VÔ HÌNH

3.1.1. Khái niệm về tài sản vô hình

3.1.2. Đặc điểm của tài sản vô hình

3.1.3. Giá trị của tài sản vô hình

4
3.1.1. Khái niệm về tài sản vô hình

❖ Tài sản vô hình:


Tài sản vô hình là tài sản không có cấu tạo vật chất, nó chỉ
tạo ra những quyền và những ưu thế đối với người sở hữu, từ
đó tạo ra các khoản thu nhập cho người sở hữu.

❖ Tài sản cố định vô hình:


Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng
xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng
trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối
tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô
hình (Chuẩn mục kế toán 04).
5
3.1.1. Khái niệm về tài sản vô hình

❖ Các yếu tố cấu thành TSCĐ vô hình:

▪ Tính có thể xác định được: Có thể xác định riêng biệt khi
DN mang tài sản cho thuê, bán, trao đổi hoặc thu được lợi
ích kinh tế từ TS đó trong tương lai.

▪ Khả năng kiểm soát


✓ Có quyền thu lợi ích kinh tế trong tương lai từ tài sản
✓ Có khả năng han chế sự tiếp cận của các đối tượng khác
đối với lợi ích đó

▪ Lợi ích kinh tế trong tương lai


6
3.1.2. Đặc điểm của tài sản vô hình

▪ Có hình thái vật chất không rõ ràng: Nhãn hiệu, bằng sáng
chế, uy tín trên thị trường, lòng trung thành, …

▪ Có tính mới và không trùng lắp

▪ Tồn tại sự hao mòn vô hình

▪ Thời gian sử dụng hữu ích của một TSVH thường là một đại
lượng biến đổi, không cố định nhưng không vô hạn

7
3.1.3. Giá trị của tài sản vô hình

➢ Giá trị của TSVH là đại lượng có thực, thường có giá trị lớn,
và thậm chí còn cao hơn rất nhiều so với TSHH.
➢ Giá trị của tài sản vô hình đóng góp một tỷ lệ đáng kể vào
giá trị doanh nghiệp và có xu hướng tăng.
➢ Một NC được thực hiện bởi Interbrand và J.P. Morgan chỉ ra
rằng thương hiệu chiếm 1/3 giá trị của cổ phiếu.
➢ Nhiều công ty và quốc gia đã có những chiến lược để đầu
tư cho loại tài sản này.
➢ Thế nhưng việc nâng cao giá trị doanh nghiệp từ tài sản vô
hình là rất khó thực hiện và đối mặt với các rủi ro lớn trên thị
trường. 8
3.1.3. Giá trị của tài sản vô hình

Bảng 3.1: Danh sách 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2020
Tên Giá trị Mức thay đổi so
STT Lĩnh Vực
thương hiệu (tỷ USD) với 2019 (%)
1 Apple Công nghệ 241,2 17
2 Google Công nghệ 207,5 24
3 Microsoft Công nghệ 162,9 30
4 Amazon Công nghệ 135,4 40
5 Facebook Công nghệ 70,3 -21
6 Coca-Cola Đồ uống 64,4 9
7 Disney Giải trí 61,3 18
8 Samsung Công nghệ 50,4 -5
9 Louis Vuitton Hàng hóa xa xỉ 47,2 20
10 McDonald’s Chuỗi nhà hàng 46,1 9
5
3.1.3. Giá trị của tài sản vô hình

Bảng 3.2: Danh sách 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2020
Giá trị
STT Tên thương hiệu Lĩnh Vực
(triệu USD)
1 Viettel Viễn thông 2.948
2 Vinamilk Thực phẩm đồ uống 2.443,1
3 VNPT Viễn thông 509,8
4 Sabeco Thực phẩm đồ uống 476
5 Vinhomes Bất động sản 413
6 MobiFone Viễn thông 397,8
7 Massan Consumer Thực phẩm đồ uống 323,7
8 Vietcombank Ngân hàng 251,1
9 FPT Công nghệ 217,6
10 Vincom Retail Bất động sản 168,8
10
3.2. NHÃN HIỆU HÀNG HÓA VÀ THƯƠNG HIỆU

3.2.1. Nhãn hiệu (trade mark)

3.2.2. Thương hiệu (brand)

11
3.2.1. Nhãn hiệu (trade mark)

❖ Khái niệm về nhãn hiệu hàng hóa

➢ Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO):


Nhãn hiệu là các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa,
dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh khác nhau.

➢ Theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005:


Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ
của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

12
3.2.1. Nhãn hiệu (trade mark)

❖ Yêu cầu của một nhãn hiệu hàng hóa

▪ Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ,
hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các
yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

▪ Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu
nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

13
3.2.1. Nhãn hiệu (trade mark)

❖ Khái niệm về nhãn hàng hóa

Nhãn hàng hóa là nhãn chứa


các thông tin cần thiết, chủ yếu
về hàng hóa nhằm cung cấp cho
người tiêu dùng những thông tin
cơ bản để nhận biết hàng hóa,
làm căn cứ để chọn mua và giúp
cơ quan chức năng thực hiện
việc kiểm tra, giám sát.

14
3.2.1. Nhãn hiệu (trade mark)

❖ Các yếu tố bắt buộc phải có trong nhãn hàng hóa


▪ Tên hàng hóa
▪ Tên và địa chỉ của thương nhân
▪ Định lượng của hàng hóa
▪ Thành phần cấu tạo
▪ Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu
▪ Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng
▪ Hướng dẫn bảo quản, sử dụng
▪ Xuất xứ của hàng hóa (đối với hàng hóa XNK)

15
3.2.1. Nhãn hiệu (trade mark)

❖ Phân biệt nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hàng hóa

➢ Nhãn hiệu hàng hóa có thể được dùng chung cho toàn bộ
hoặc từng loại hàng hóa của một nhà sản xuất.

➢ Nhãn hàng hóa dùng cho từng loại hàng hóa.

16
3.2.2. Thương hiệu (brand)

❖ Khái niệm về thương hiệu


Thương hiệu là thuật ngữ thường được sử dụng trong
thương mại, tiếp thị, và quảng cáo để chỉ những dấu hiệu
hoặc nhóm dấu hiệu đặc trưng biểu hiện uy tín của một
doanh nghiệp hoặc một sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
Thương hiệu thường là một trong những TS giá trị nhất của
doanh nghiệp trong kinh doanh, đóng góp rất lớn vào giá trị cổ
phiếu, chuyển nhượng TS hay chuyển giao quyền sử dụng.
→ Một công ty thường được đặc trưng bởi một thương
hiệu, nhưng công ty có thể sở hữu nhiều nhãn hiệu hàng
hóa khác nhau.
17
3.2.2. Thương hiệu (brand)

❖ Các yếu tố cấu thành nên thương hiệu


▪ Từ ngữ đặc trưng
▪ Biểu trưng (Logo)
▪ Khẩu hiệu (Slogan)
▪ Màu sắc
▪ Kiểu dáng
▪ Âm thanh
▪ Mùi, vị
▪ Phương thức phục vụ, chăm sóc khách hàng.

18
3.2.2. Thương hiệu (brand)

❖ Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu


➢ Có nhiều quan điểm khác nhau về nhãn hiệu hàng hóa và
thương hiệu
▪ Nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu là một.
▪ Nhãn hiệu hàng hóa khác với thương hiệu.
➢ Nếu chỉ xét đơn thuần về khía cạnh vật chất (tên gọi, logo)
thì nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu rất khó phân biệt.
➢ Sự khác biệt là khi nói đến thương hiệu người ta thường
nói đến cả khẩu hiệu, nhạc hiệu mà điều này gần như
không được đề cập trong nhãn hiệu hàng hóa.
19
3.2.2. Thương hiệu (brand)

❖ Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu


➢ Hai thuật ngữ được dùng trong ngữ cảnh khác nhau
▪ Nhãn hiệu sử dụng trong các quy định của luật pháp.
▪ Thương hiệu thường được sử dụng trong quản trị doanh
nghiệp và marketing.
➢ Việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu đã được quy định
trong Luật Sở hữu trí tuệ, nhưng thương hiệu lại không
được luật hóa nên việc bảo hộ thương hiệu thường phức
tạp hơn và đòi hỏi các biện pháp tổng hợp.

20
3.2.2. Thương hiệu (brand)

❖ Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu


➢ Nói đến thương hiệu không chỉ là nói đến các dấu hiệu
như trong nhãn hiệu hàng hóa mà quan trọng hơn là nói
đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu
dùng.
➢ Thương hiệu là khái niệm mang tính chất “bản chất”, còn
nhãn hiệu mang tính chất “hình thức”.
➢ Nhãn hiệu được tạo ra chỉ trong thời gian đôi khi là rất
ngắn, trong khi để tạo dựng được thương hiệu thường
phải mất rất nhiều thời gian và công sức.
21
3.2.2. Thương hiệu (brand)

❖ Sức mạnh của thương hiệu


➢ Giá trị quyền năng thị trường
▪ Giúp doanh nghiệp đạt được vị thế dẫn đầu;
▪ Tạo được sự bền vững về vị thế cạnh tranh;
▪ Giúp doanh nghiệp dễ dàng phát triển thành công sản
phẩm của mình trên trường quốc tế;
▪ Giúp cho nhân viên làm việc tự hào, phấn khởi và đóng góp
nhiệt thành hơn cho sự thành công của doanh nghiệp;
▪ Giúp doanh nghiệp vượt qua những thời kỳ khó khăn với
tổn thất thấp nhất.
22
3.2.2. Thương hiệu (brand)

❖ Sức mạnh của thương hiệu


➢ Giá trị tài chính của thương hiệu
▪ Sản phẩm của công ty được bán với mức giá cao (premium
price) so với những sản phẩm bình thường;
▪ Số lượng sản phẩm tiêu thụ nhiều hơn;
▪ Chi phí sản phẩm thấp hơn nhờ lợi thế quy mô trong sản
xuất (economics of scale);
▪ Nhu cầu về sản phẩm được duy trì và tăng trưởng ổn định.

23
3.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
GIÁ TRỊ TÀI SẢN VÔ HÌNH

Phương pháp tiếp cận thị trường

Phương pháp tiếp cận từ chi phí

Phương pháp tiếp cận từ thu nhập

24
3.3.1. Phương pháp tiếp cận từ thị trường

❖ Nguyên tắc
Căn cứ vào việc so sánh, phân tích thông tin của các
TSVH tương tự có giá giao dịch trên thị trường.
❖ Điều kiện áp dụng
▪ Cần có cơ sở hợp lý để so sánh với các TSVH tương tự.
▪ Dữ liệu của các TSVH so sánh phải chính xác.
▪ Dữ liệu giá của TS so sánh phải còn hiệu lực và đại diện
cho thị trường tại thời điểm định giá.
▪ Tiến hành những điều chỉnh phù hợp để TS so sánh và TS
mục tiêu tương đồng hơn để so sánh.
25
3.3.1. Phương pháp tiếp cận từ thị trường

❖ Việc lựa chọn TS so sánh dựa trên các yếu tố:


▪ Các quyền liên quan đến sở hữu TSVH;
▪ Các điều khoản về tài chính liên quan đến việc mua bán,
hoặc chuyển giao quyền sử dụng;
▪ Lĩnh vực ngành nghề mà TSVH đang được sử dụng;
▪ Yếu tố địa lý, khu vực ảnh hưởng đến việc sử dụng TSVH;
▪ Các địa điểm ảnh hưởng đến tuổi đời kinh tế còn lại của
TSVH;
▪ Các đặc điểm khác của TSVH.

26
3.3.1. Phương pháp tiếp cận từ thị trường

❖ Ưu điểm
▪ Mang tính khách quan.
▪ Có độ tin cậy cao.

❖ Nhược điểm
▪ Khó tìm được TS vô hình tương tự để so sánh.
▪ Thiếu thông tin về các giao dịch của tài sản vô hình
tương tự.

27
3.3.2. Phương pháp tiếp cận từ chi phí

❖ Nguyên tắc
Dựa trên cở sở chi phí tạo ra TSVH giống nguyên mẫu
với TS cần định giá hoặc chi phí thay thế để tạo ra một
TSVH tương tự có cùng chức năng, công dụng theo giá trị thị
trường hiện hành.
Giá trị tài sản vô hình được tính bằng công thức sau:
V=E–D+P
Trong đó: V: Giá trj ước tính của TSVH;
E: Chi phí tái tạo (chi phí thay thế) của TSVH;
D: Hao mòn luỹ kế của tài sản cần định giá;
P: Lợi nhuận của nhà sản xuất. 28
3.3.2. Phương pháp tiếp cận từ chi phí

❖ Phương pháp chi phí tái tạo

➢ Giá trị của tài sản cố định vô hình được xác định dựa vào
việc tính toán chi phí tạo ra một tài sản khác tương
đồng với tài sản vô hình cần định giá theo giá thì trường
hiện hành.

29
3.3.2. Phương pháp tiếp cận từ chi phí

❖ Phương pháp chi phí thay thế

➢ Giá trị của một tài sản vô hình được xác định thông qua việc
tính toán chi phí thay thế tài sản đó bằng một tài sản
khác có chức năng, công dụng tương tự theo giá thị
trường hiện hành.

30
3.3.3. Phương pháp tiếp cận từ thu nhập

❖ Nguyên tắc
▪ Ước tính dòng tiền ròng (NCF) thu được từ tài sản vô
hình.
▪ Chiết khấu dòng tiền này về hiện tại với một tỷ lệ thích
hợp.

❖ Nhược điểm: Dòng tiền ròng thu được từ tài sản vô hình
trong tương lai rất khó xác định và độ tin cậy không cao.

31
3.3.3. Phương pháp tiếp cận từ thu nhập

Phương pháp tiền sử dụng TSVH

Phương pháp lợi nhuận vượt trội

Phương pháp thu nhập tăng thêm

32
3.3.3. Phương pháp tiếp cận từ thu nhập

❖ Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình

➢ Phương pháp này dựa trên giả định rằng tổ chức hoặc cá
nhân không sở hữu TSVH phải trả tiền để sử dụng nó.
Vì vậy, phương pháp này xác định giá trị TSVH thông qua
việc tính các khoản tiền sử dụng TSVH tiết kiệm được
nếu tổ chức hoặc cá nhân đó sở hữu TSVH.

➢ Phương pháp này được thực hiện bằng cách chiết khấu
dòng tiền trong tương lai là khoản tiền sử dụng TSVH tiết
kiệm được đã trừ thuế (nếu có).

33
3.3.3. Phương pháp tiếp cận từ thu nhập

❖ Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình

➢ Thông tin cần có để áp dụng:

▪ Mức tiền sử dụng TSVH;

▪ Có các thông tin giao dịch của các tài sản tương tự về các
quyền được luật pháp bảo hộ, các thông tin trên hợp đồng
nhượng quyền sử dụng TSVH;

▪ Báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan.

34
3.3.3. Phương pháp tiếp cận từ thu nhập

❖ Phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình

➢ Trường hợp áp dụng:

▪ Khi có thông tin, số liệu cần thiết về tiền sử dụng TSVH của
các TSVH tương tự trên thị trường.

▪ Khi cần tính mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp có
tranh chấp.

▪ Có thể dùng làm một phương pháp bổ sung cho các


phương pháp định giá khác.

35
3.3.3. Phương pháp tiếp cận từ thu nhập

❖ Phương pháp lợi nhuận vượt trội

➢ Phương pháp lợi nhuận vượt trội ước tính giá trị của TSVH
trên cơ sở chênh lệch giữa các khoản lợi nhuận có
được của một doanh nghiệp khi sử dụng và khi không
sử dụng TSVH này.

➢ Trong phương pháp này, giá trị TSVH được ước tính trên cơ
sở chênh lệch của giá trị hiện tại của hai dòng tiền chiết
khấu trong trường hợp TSVH cần định giá được sử
dụng để tạo ra thu nhập vượt trội cho chủ thể và trong
trường hợp chủ thể không sử dụng TSVH cần thẩm
định giá.
36
3.3.3. Phương pháp tiếp cận từ thu nhập

❖ Phương pháp lợi nhuận vượt trội

➢ Thông tin cần có để áp dụng:

▪ Lợi nhuận kỳ vọng, chi phí tiết kiệm được và các dòng thu
nhập trong tương lai tạo ra cho một doanh nghiệp khi sử
dụng TSVH và không sử dụng TSVH;

▪ Tỷ suất chiết khấu phù hợp để tính hiện giá của các khoản
thu nhập trong tương lai.

37
3.3.3. Phương pháp tiếp cận từ thu nhập

❖ Phương pháp lợi nhuận vượt trội

➢ Trường hợp áp dụng:

▪ Phương pháp này có thể áp dụng với cả TSVH tạo ra các


khoản thu nhập tăng thêm và TSVH giúp tiết kiệm chi phí.

▪ Có thể sử dụng như là một phương pháp bổ sung cùng với


các phương pháp định giá khác.

38
3.3.3. Phương pháp tiếp cận từ thu nhập

❖ Phương pháp thu nhập tăng thêm

➢ Phương pháp thu nhập tăng thêm xác định giá trị của TSVH
thông qua giá trị hiện tại của các dòng tiền được cho là
phát sinh từ đóng góp của TSVH cần định giá sau khi
loại trừ phần dòng tiền phát sinh từ đóng góp của các
tài sản khác.

39
3.3.3. Phương pháp tiếp cận từ thu nhập

❖ Phương pháp thu nhập tăng thêm

➢ Thông tin cần có để áp dụng:


▪ Dòng tiền của doanh nghiệp tạo ra bởi TSVH cần định giá,
bao gồm cả dòng thu nhập và các chi phí gắn liền với
TSVH cần định giá;
▪ Chi phí sử dụng các tài sản phụ trợ cần thiết và gắn liền
với việc sử dụng hiệu quả TSVH cần định giá;
▪ Tỷ suất chiết khấu phù hợp để chuyển đổi về giá trị hiện tại
của TSVH cần định giá;
▪ Các chi phí hoặc lợi ích liên quan, ví dụ mức thuế áp dụng
với việc sử dụng TSVH cần định giá.
40
3.3.3. Phương pháp tiếp cận từ thu nhập

❖ Phương pháp thu nhập tăng thêm

➢ Trường hợp áp dụng:

▪ Khi định giá các TSVH có sự kết hợp với các tài sản khác
trong một nhóm tài sản để tạo ra dòng tiền, trong đó, TSVH
cần định giá tác động chính yếu tới dòng thu nhập, phần
đóng góp từ các tài sản khác là không chính yếu.

▪ Có thể dùng làm phương pháp bổ sung cho các phương


pháp định giá khác.

41
3.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ
THƯƠNG HIỆU

Phương pháp chi phí

Phương pháp so sánh

Phương pháp dựa vào giá trị khác biệt

Phương pháp dựa vào vốn hóa thị trường

Phương pháp định giá thương hiệu của InterBrand


42
3.4.1. Phương pháp chi phí

❖ Nguyên tắc
Giá trị thương hiệu là tổng tất cả các chi phí phát sinh
hoặc chi phí thay thế để đưa thương hiệu đến tình trạng
hiện tại.

➢ Chi phí phát sinh


▪ Tổng hợp toàn bộ chi phí hợp lý trong quá khứ dùng để xây
dựng thương hiệu: quảng cáo, khuyến mại, xây dựng hệ
thống phân phối, …
▪ Tính các khoản chi phí này về giá trị hiện tại.

43
3.4.1. Phương pháp chi phí

➢ Chi phí thay thế


▪ Ước tính phải đầu tư bao nhiêu tiền, mất bao nhiêu thời
gian để xây dựng một thương hiệu mới đạt đến mức độ như
thương hiệu đang hiện hữu.
▪ Tính các khoản chi phí này về giá trị hiện tại.

❖ Tính hợp lý: Các khoản đầu tư tài chính là một phần quan
trọng trong việc xây dựng giá trị thương hiệu.

❖ Nhược điểm: Phương pháp này được cho là không chính


xác vì có thể không có mối tương quan nào giữa chi phí đầu
tư tài chính và GTGT của thương hiệu. 44
3.4.2. Phương pháp so sánh

❖ Nguyên tắc
Giá trị thương hiệu được xác định trên cơ sở so sánh với
giá trị của một thương hiệu khác được xem là tương
đương.

❖ Nhược điểm: Khó có thể tìm được một thương hiệu được
xem là tương đương.

=> Phương pháp này chỉ có thể được sử dụng như là một
phương pháp bổ sung cùng với các phương pháp định giá
khác.

45
3.4.3. Phương pháp dựa vào
giá trị khác biệt do thương hiệu tạo ra

❖ Cách tiếp cận khác biệt về giá (premium price)

➢ Ước tính sự “khác biệt” về giá của sản phẩm có thương


hiệu và sản phẩm không có thương hiệu hoặc có thương
hiệu kém hơn.

➢ Xác định dòng tiền “khác biệt” này.

➢ Chiết khấu dòng tiền này về hiện tại với một lãi suất
chiết khấu phù hợp => Đây chính là giá trị của thương
hiệu.

46
3.4.3. Phương pháp dựa vào
giá trị khác biệt do thương hiệu tạo ra

❖ Cách tiếp cận khác biệt về lương

➢ Ước tính sự “khác biệt” về doanh số bán (số lượng bán


ra) của sản phẩm có thương hiệu và sản phẩm không có
thương hiệu hoặc có thương hiệu kém hơn.

➢ Xác định dòng tiền “khác biệt” này.

➢ Chiết khấu dòng tiền này về hiện tại với một lãi suất
chiết khấu phù hợp => Đây chính là giá trị của thương
hiệu.

47
3.4.4. Phương pháp dựa vào
vốn hóa thị trường

➢ Phương pháp này giả định TTCK là “hiệu quả” tức là giá
của cổ phiếu phản ánh đúng giá trị của công ty.

➢ Xác định giá trị vốn hóa thị trường = Giá thị trường của
cổ phiếu x Số cổ phiếu đã phát hành.

➢ Xác định giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu

➢ Sự khác biệt = GT vốn hóa – GT sổ sách của VCSH

= Giá trị của thương hiệu

48
3.4.5. Phương pháp định giá thương hiệu
của InterBrand

❖ Giới thiệu chung về InterBrand

➢ Interbrand là một tổ chức có uy tín hàng đầu về định giá


thương hiệu. Kết quả đánh giá thương hiệu của Interbrand
được tạp chí Business Week công nhận và phát hành
chính thức.

➢ Đi đầu trong việc nghiên cứu và ứng dụng mô hình giá


trị kinh tế của thương hiệu, bao gồm cả yếu tố
marketing và tài chính trong việc định giá thương hiệu.

49
3.4.5. Phương pháp định giá thương hiệu
của InterBrand

❖ Giới thiệu chung về InterBrand

➢ Ở khía cạnh marketing, thương hiêu góp phần tạo ra sức


cầu trong tiêu dùng, được thể hiện qua doanh thu dựa trên
số lượng mua, giá cả và mức độ thường xuyên. Bên cạnh
đó, thương hiệu thu hút được lòng trung thành của người
tiêu dùng trong dài hạn.

➢ Ở khía cạnh tài chính, giá trị thương hiệu là giá trị hiện tại
của các khoản thu thập kỳ vọng trong tương lai có được
nhờ thương hiệu.

50
3.4.5. Phương pháp định giá thương hiệu
của InterBrand

❖ Phương pháp định giá của InterBrand (5 bước)


Bước 1: Xác định phân khúc thị trường
Thương hiệu có tác động khác nhau ở các phân khúc, nên
thương hiệu sẽ được đánh giá trên từng phân khúc và tổng
giá trị của từng phân khúc sẽ tạo nên giá trị thương hiệu.

Bước 2: Phân tích tài chính


▪ Ước tính doanh thu và lợi nhuận của cả DN, tức là lợi
nhuận được tạo ra từ TSHH và TSVH.
▪ Xác định thu nhập từ TSVH được tính bằng cách lấy thu
nhập chung trừ đi chi phí “thuê” TSHH.
51
3.4.5. Phương pháp định giá thương hiệu
của InterBrand

Bước 3: Phân tích nhu cầu


▪ Đo lường sự ảnh hưởng của thương hiệu đến nhu cầu của
khách hàng, từ đó tính “Chỉ số vai trò thương hiệu”.
▪ Xác định thu nhập từ thương hiệu bằng cách nhân “Chỉ số
vai trò thương hiệu” với tổng thu nhập từ TSVH.

Bước 4: Đo lường sức mạnh cạnh tranh


▪ Đo lường khả năng của thương hiệu trong việc duy trì nhu
cầu của khách hàng trong tương lai (sự trung thành) =>
Tính “Chỉ số sức mạnh thương hiệu” dựa vào 7 tiêu chí
với thang điểm 100.
52
3.4.5. Phương pháp định giá thương hiệu
của InterBrand

Các yếu tố cấu thành “Chỉ số sức mạnh thương hiệu”

Yếu tố Điểm tối đa


Tính dẫn đầu 25
Tính ổn định 15
Thị trường 10
Địa lý 25
Xu hướng nhãn hiệu 10
Hoạt động hỗ trợ 10
Bảo hộ nhãn hiệu 5
Tổng cộng 100 53
3.4.5. Phương pháp định giá thương hiệu
của InterBrand

▪ Ước tính rủi ro thương hiệu:


β = −1Τ50 × Điểm số sức mạnh thương hiệu + 2
Điểm số sức mạnh thương hiệu càng cao thì tỷ lệ chiết
khấu càng thấp.

▪ Ước tính tỷ lệ chiết khấu thương hiệu:


R = R f + β × (R m − R f )
R f : Tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro.
R m : Tỷ suất lợi nhuận thị trường

54
3.4.5. Phương pháp định giá thương hiệu
của InterBrand

Bước 5: Xác định giá trị của thương hiệu

▪ Giá trị của thương hiệu là hiện giá của tất cả các khoản
thu nhập kỳ vọng của thương hiệu trong tương lai,
chiết khấu tại mức tỷ lệ chiết khấu thương hiệu.

▪ Việc xác định hiện giá của các khoản thu nhập kỳ vọng
trong tương lai thường được chia ra làm 2 giai đoạn: giai
đoạn xác định và giai đoạn không xác định.

55
3.4.5. Phương pháp định giá thương hiệu
của InterBrand

❖ Ví dụ minh họa
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Độ lớn thị trường (triệu SP) 250,00 258,75 267,81 277,18 286,88
Tốc độ tăng trưởng (%) 3,50 3,50 3,50 3,50 3,50
Thị phần của công ty (%) 15,00 17,00 19,00 21,00 20,00
Số lượng sản phẩm (triệu) 37,50 43,99 50,88 58,21 57,38
Giá bán (USD) 10,00 10,25 10,46 10,67 10,90
Doanh thu (triệu USD) 375,00 450,87 532,24 621,08 625,40
Giá vốn hàng bán (triệu USD) 150,00 180,35 212,90 248,43 250,16
Lãi gộp (triệu USD) 225,00 270,52 319,34 372,65 375,24
Chi phí Marketing (triệu USD) 67,50 81,16 95,80 111,79 112,57
Khấu hao (triệu USD) 28,13 33,82 39,92 46,58 46,91
Chi phí quản ký khác (triệu USD) 18,75 22,54 26,61 31,05 31,27
Chi phí phân bổ cho VP chính 3,75 4,51 5,32 6,21 6,25
(triệu USD)
56
3.4.5. Phương pháp định giá thương hiệu
của InterBrand

Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5


Lợi nhuận trước thuế (triệu USD) 106,88 128,50 151,69 177,01 178,24
Thuế phải nộp (triệu USD) 37,41 44,97 53,09 61,95 62,38
Lợi nhuận hoạt động sau thuế 69,47 83,52 98,60 115,05 115,86
(triệu USD)

Tổng nguồn vốn (triệu USD) 300,00 360,69 425,59 497,07 500,26
Vốn luân chuyển (triệu USD) 112,50 135,26 159,60 186,40 187,60
Tài sản ròng (triệu USD) 187,50 225,43 265,99 310,67 312,66
Chi phí sử dụng vốn (8%) 24,00 28,86 34,05 39,77 40,02
Thu nhập từ tài sản vô hình 45,47 54,67 64,55 75,29 75,83
(triệu USD)

57
3.4.5. Phương pháp định giá thương hiệu
của InterBrand

Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5


Thu nhập từ tài sản vô hình 45,47 54,67 64,55 75,29 75,83
(triệu USD)
Chỉ số vai trò thương hiệu 79%
Thu nhập từ thương hiệu 35,92 43,19 50,99 59,48 59,91
Chỉ số sức mạnh thương hiệu 66%
Lãi suất chiết khấu 7,4%
Giá trị hiện tại của dòng thu 33,45 37,44 41,16 44,70 41,92
nhập do thương hiệu mang lại
Giá trị hiện tại của dòng thu 198,68
nhập trong 5 năm đầu
Giá trị hiện tại của dòng thu 877,00
nhập từ năm thứ 6 trở đi (tăng
trưởng 2,5%)
Giá trị thương hiệu 1.075,68
58
3.4.5. Phương pháp định giá thương hiệu
của InterBrand

❖ Ưu điểm

▪ Có sự kết hợp giữa yếu tố marketing và yếu tố tài chính


trong việc định giá thương hiệu;

▪ Phương pháp tính khoa học, rõ ràng, đặc biệt là ước tính
chỉ số vai trò thương hiệu và chỉ số sức mạnh thương hiệu;

▪ Mô hình được sử dụng phổ biến trên thế giới với nhiều mục
đích khác nhau nên dễ dàng được chấp nhận bởi các bên
liên quan.

59
3.4.5. Phương pháp định giá thương hiệu
của InterBrand

❖ Nhược điểm

▪ Tốn kém vì phải tiến hành khảo sát số lượng lớn các đối
tượng có liên quan (người tiêu dùng, chuyên gia);

▪ Khó khăn trong việc tách dòng tiền đối với những công ty
kinh doanh nhiều dòng sản phẩm khác nhau.

60
KẾT THÚC CHƯƠNG 3

61

You might also like