Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH.2

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

1. Cạnh tranh về sản phẩm thương hiệu


Ngành hàng thức ăn là ngành hàng có sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều thương
hiệu lớn, trong đó các hoạt động trên social media (truyền thông xã hội) được các thương
hiệu rất chú trọng.
Thống kê của Buzzmetrics cho thấy KFC, Lotteria và McDonald’s là 3 thương
hiệu thức ăn nhanh tạo được nhiều thảo luận nhất trên social media (không tính các
thương hiệu pizza), trong đó KFC chiếm ưu thế hơn hẳn với thị phần thảo luận là gần

50%:

Phần lớn các thảo luận của các thương hiệu thức ăn nhanh thường đến từ trang Facebook
fanpage, đây cũng là lý do khiến KFC đạt được số lượng thảo luận lớn hơn so với các đối thủ
cạnh tranh.
Nhìn chung, ngành hàng thức ăn nhanh là ngành hàng có tỷ lệ khách hàng chuyển từ một
thương hiệu sang một thương hiệu khác cao, hoặc có thể chọn cùng lúc nhiều thương hiệu là
đối thủ cạnh tranh của nhau để thay đổi.
Tuy nhiên, khi so sánh giữa 3 thương hiệu thức ăn nhanh được thảo luận nhiều nhất hiện
nay trên social media là KFC, Lotteria và McDonald’s, chúng ta có thể thấy những vấn đề
mà các thương hiệu này đang gặp phải với người tiêu dùng Việt Nam.
2. Cạnh tranh về giá cả
Thực đơn của KFC được thiết kế với
màu sắc hài hòa, màu sắc các món ăn khi
nhìn vào tạo cảm giác hấp dẫn. Bên cạnh đó
giá cả hợp với túi tiền của người đi làm,
những người làm việc văn phòng bận rộn
không có thời gian thì đây là một sự lựa chọn
hợp lí, bởi giá cả làm khách hàng rất hài
lòng. Tuy nhiên, nếu so với mặt bằng chung
như học sinh, sinh viên thì vẫn còn khá cao.

Thực đơn với đa dạng các


món ăn hơn khiến khách hàng
cảm thấy bị lôi cuốn, hấp dẫn và
có nhiều sự lựa chọn. Nhưng màu
sắc món ăn không được bắt mắt
như KFC. Tuy nhiên, mức giá
trung bình thì lại cao hơn so với
KFC. Việc này khiến cho một số
khách hàng sẽ không chọn
Lotteria mà thay vào đó sẽ chọn
đối thủ cạnh tranh của họ là KFC.

Đều có bán các thức ăn nhẹ, nước uống kèm theo với giá cả rất phù hợp và khiến
khách hàng vô cùng hài lòng khi lựa chọn.
3. Cạnh tranh về chất lượng
KFC là một trong những thương hiệu thức ăn nhanh được yêu thích nhất hiện nay
với món gà rán đặc trưng, làm từ công thức bí mật với 11 loại gia vị và thảo mộc. Món ăn
đã tạo nên một cộng đồng mê gà rán KFC, coi gà KFC như món ăn quen thuộc hàng
ngày.
Ngoài thực đơn gà rán, KFC còn đa dạng hóa sản phẩm tạo nên thực đơn vô cùng
phong phú dành cho người tiêu dùng trên toàn thế giới có thể thưởng thức hơn 300 món
ăn khác nhau từ món gà nướng tại thị trường Việt Nam cho tới sandwich cá hồi tại Nhật
Bản. Bên cạnh những món ăn truyền thống như gà rán và Bơ-gơ, đến với thị trường Việt
Nam, KFC đã chế biến thêm một số món để phục vụ những thức ăn hợp khẩu vị người
Việt như: Gà Giòn Không Xương, Cơm Gà KFC, Bắp Cải Trộn … Một số món mới cũng
đã được phát triển và giới thiệu tại thị trường Việt Nam, góp phần làm tăng thêm sự đa
dạng trong danh mục thực đơn, như: Bơ-gơ Tôm, Lipton, Bánh Egg Tart.
Giá gà rán KFC không quá mắc nhưng chất lượng gà rán được đảm bảo chuẩn “gà
rán Mỹ”, vừa giòn vừa thơm ngon.
Gà rán KFC được biết đến với công thức thịt gà tươi được ướp chung với nhiều
loại gia vị, thảo mộc đa dạng, mang đến cảm giác giòn, tươi khi ăn.

Gà rán làm từ công thức bí mật với 11 loại gia vị và thảo mộc.
4. Cạnh tranh về chiến lược Marketing
Điểm mạnh trong chiến lược Marketing Mix của KFC đó chính là truyền thông
bán hàng và quảng cáo. Hãng đã sử dụng những kênh khác nhau trong Promotion như
khuyến mãi, quảng cáo và các hoạt động PR. Thông qua những hoạt động quảng cáo và
PR tại Việt Nam hãng muốn truyền tải những thông tin về KFC tới khách hàng và quảng
bá những sản phẩm nổitrội của hãng.
Có thể thấy KFC tung ra những TVC quảng cáo thương hiệu của mình hướng tới
nhận thức của khách hàng về thương hiệu nước ngoài nhưng lại “rất Việt Nam”! KFC
muốn làm rõ thông điệp trong câu Slogan của mình “vị ngon trên từng ngón tay”, “So
Good” với hình ảnh thơm ngon khó cưỡng lại được của món gà rán KFC. Hay gần đây
nhất, hãng đã thực hiện chiến lược truyền thông KFC hiệu quả khi dùng âm thanh để kích
thích vị giác. Khi mà mục tiêu trong chiến lược Marketing Mix của KFC là những người
trẻ và họ có tâm lý kích thích bởi thính giác, nên vì vậy hãng tập trung vào mặt âm thanh
để có thể hấp dẫn họ đến trải nghiệm ăn uống tại KFC. Chiến lược quảng cáo của KFC là
tập trung xây dựng hình ảnh thương hiệu, tạo sự quen thuộc cho người tiêu dùng về một
cách ăn mới lạ nhưng nổi tiếngtrên thế giới đó là : fastfood.
Quảng cáo: xuất hiện trên báo chí, TV. Có cả quảng cáo ngoài trời bằng các pano,
áp phích,bảng hiệu và phát tờ rơi. Không dừng lại ở đó, trong thời đại Social Media phát
triển mạnh mẽ, hãng cũng không nằm ngoài cuộc chơi khi sử dụng Facebook, Instagram,
Twitter… hay những banner quảng cáo để quảng bá độ phủ của mình với công chúng.
5. Cạnh tranh khác (khuyến mãi)
Nắm được thị hiếu của thanh niên Việt Nam nói riêng cũng như người Việt Nam
nói chung, KFC thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mãi không chỉ trong ngày
lễ mà còn trong ngày thường

Những chiến dịch của KFC thu lại được lượng phản hồi tích cực và tương tác rất
lớn. Thêm vào đó khách hàng có thể phản ánh nhận xét của họ trên trang Fanpage của
KFC cho nên từđó KFC thông qua chiến lược truyền thông mạnh mẽ trên cả TVC và
mạng xã hội truyền thông đã cho thấy lượng nhận biết của hãng tại thị trường Việt Nam.
6. Cạnh tranh tiềm ẩn
Các thương hiệu mới muốn gia nhập và tạo được chỗ đứng trong ngành công
nghiệp thức ăn nhanh đòi hỏi một mức độ đầu tư lớn về nguồn lực, marketing và sản
phẩm chủ lực để tăng khả năng cạnh tranh của mình với những thương hiệu tên tuổi trong
ngành. KFC và McDonald có hình ảnh thương hiệu mạnh đến mức họ đã xây dựng được
một lượng khách hàng trung thành khổng lồ trên phạm vi toàn thế giới. Những khách
hàng này không lựa chọn nơi nào khác ngoài những thương hiệu cụ thể này.
Các thương hiệu mới muốn giành lấy nhóm khách hàng này cần phải thực sự cung
cấp một menu khác biệt, độc đáo hơn những nhà hàng hiện tại. Năm 2008, sự xuất hiện
của Radix Fried Chicken tạo nên một sự “đe dọa” đáng kể đến KFC khi thương hiệu này
đã thành công trong việc giành thị phần và thu hút khách hàng nhờ thực đơn mang lại sự
tươi ngon. Tuy nhiên, với lợi thế là một tên tuổi nổi tiếng trong ngành, KFC nhanh chóng
giành lại được sự chú ý của người tiêu dùng. Vì vậy, mối đe dọa từ những đối thủ cạnh
tranh tiềm ẩn đối với KFC nằm ở mức trung bình.

You might also like