Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bài Tập Kinh Tế Vĩ Mô

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ

Chương 1
Bài 1: Trong thời kỳ 2000 – 2007, GNP tiềm năng của nền kinh tế một nước tăng 6%
nhưng GNP thực tế không thay đổi. Tỷ lệ thất nghiệp thực tế năm 2000 là 5%. Vận dụng
định luật OKUN tính tỷ lệ thất nghiệp thực tế của nước đó vào năm 2007.
Bài 2: Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong những năm 1990 – 1995 như sau
Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995

Tăng
GDP % 5,1 6,0 8,6 8,1 8,8 9,5

 Hãy nêu ý nghĩa và phương pháp xác định tỷ lệ tăng trưởng .


 Cho biết GDP thực tế của năm 1989 là 24.308 tỷ đồng, tính GDP thực tế của các
năm tiếp theo.
Bài 3: Giả sử GNP tiềm năng tăng 6% một năm, muốn cho tỷ lệ thất nghiệp không thay
đổi thì GNP thực tế phải tăng bao nhiêu phần trăm 1 năm.
Bài 4: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong những năm 1990 – 1995 như sau :
Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995

Lạm phát67,2 67,4 17,5 5,3 14,4 12,7


%

1. Hãy nêu ý nghĩa và phương pháp xác định tỷ lệ lạm phát.


2. Xác định chỉ số giá của từng năm so với mức giá 1989 , với IP1989 = 100% .
3. Sau 6 năm giá cả đã tăng lên bao nhiêu lần ?
Bài 5: Trong thời kỳ 1980 – 1983, GNP tiềm năng của một nước tăng 9% nhưng GNP
thực tế không thay đổi. Năm 1980 tỷ lệ thất nghiệp là 5,8%. Theo định luật Okun thì tỷ lệ
thất nghiệp của nước đó sẽ là bao nhiêu vào năm 1983 ?

Chương 2
Bài 1: Trong năm 2006 có các chỉ tiêu thống kê theo lãnh thổ kinh tế như sau:
Tổng đầu tư 150 Tiêu dùng hộ gia đình 200
Đầu tư ròng 50 Chi tiêu của chính phủ 100
Tiền lương 230 Tiền lãi cho vay 25
Tiền thuê đất 35 Thuế gián thu 50
Lợi nhuận 60 Thu nhập tài sản ròng -50
Xuất khẩu 100 Chỉ số giá năm 2005 1,2
Nhập khẩu 50 Chỉ số giá năm 2006 1,5
Yêu cầu:
1. Tính GDP danh nghĩa theo giá thị trường bằng phương pháp chi tiêu và phương
pháp thu nhập
2. Tính GNP theo giá thị trường
3. Tính GNP thực tế và tỷ lệ lạm phát năm 2006
Bài 2: Trong hệ thống họach tóan quốc gia của nước A năm 2007 có các khoản mục
như sau:
Đầu tư ròng 50 Tiêu dùng của hộ gia đình 500
Khấu hao 150
Tiền lương 650 Chi tiêu của chính phủ 300
Tiền thuê đất 50 Tiền lãi cho vay 50
Lợi nhuận 150 Chi chuyển nhượng 50
Nhập khẩu 300 Thuế thu nhập doanh nghiệp 40
Xuất khẩu 400 Lợi nhuận doanh nghiệp giữ lại 60
Thuế gián thu 50 Thuế thu nhập cá nhân 30
Thu nhập yếu tố từ 100 Thanh tóan cho nước ngòai về yếu tố 50
nước ngòai sản xuất và tài sản
Yêu cầu:
1. Tính chỉ tiêu GDPn theo giá thị trường theo phương pháp luồng sản phẩm(chi
tiêu), phương pháp thu nhập.
2. Tính chỉ tiêu GNP theo giá thị trường
3. Tính các chỉ tiêu NNP, NI, PI, Yd
Bài 3: Có số liệu sau:
Chỉ tiêu 2000 2006 2007
GNP danh nghĩa 6.000 6.500
Chỉ số điều chỉnh 1,00 1,2 1,25
theo GNP
Yêu cầu:
1. Tính GNP thực tế năm 2006 và 2007 theo giá năm 2000?
2. Tính tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007?

Chương 3
Bài 1: Giả sử xu hướng tiêu dùng biên là 0,6 và đầu tư biên là 0. Nền kinh tế đơn
giản.
a. Giá trị của số nhân?
b. Nếu đầu tư gia tăng thêm 25, sản lượng gia tăng bao nhiêu?
c. Nếu tiêu dùng tự định là 60 và đầu tư tự định là 90. Mức sản lượng cân bằng là
bao nhiêu?
Bài 2: Giả sử xu hướng tiêu dùng biên là 0,6, xu hướng đầu tư biên là 0,2. Nền kinh
tế đơn giản.
a. Xác định giá trị của số nhân
b. Nếu tiêu dùng tự định gia tăng thêm 25, sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào?
c. Nếu tiêu dùng tự định là 60 và đầu tư là 90. Mức sản lượng cân bằng là bao
nhiêu?
Bài 3: trong nền kinh tế đơn giản chỉ có hai khu vực các hộ gia đình và các hãng có
các hàm số:
C= 120 + 0,7Yd
I = 50 + 0,1Y
Yp = 1000
Un = 5%
a. Xác định sản lượng cân bằng, tính mức tiêu dùng và đầu tư
b. Tính tỷ lệ thất nghiệp tại điểm cân bằng
c. Giả sử tiêu dùng tự định tăng thêm là 20. Vậy mức sản lượng cân bằng mới bao
nhiêu?
d. Từ kết quả của câu c để đạt được sản lượng tiềm năng, đầu tư phải tăng thêm bao
nhiêu?
Bài 4: Trong nền kinh tế đóng cửa và không chính phủ có các hàm số sau:
C = 30 + 0,7Yd
I = 10 + 0,1Y
a. Xác định sản lượng cân bằng
b. Số nhân chi tiêu trong trường hợp này là bao nhiêu?
c. Nếu tiêu dùng tăng thêm 10 và đầu tư tăng thêm 5 thì sản lượng cân bằng mới là
bao nhiêu?
Bài 5: Cho biết khuynh hướng tiêu dùng biên là 0,7, khuynh hướng đầu tư biên là 0,1,
tiêu dùng tự định của hộ gia đình là 800, đầu tư tự định của doanh nghiệp là 200, sản
lượng tiềm năng Yp = 5500, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là Un = 5%
a. Xác định số nhân chi tiêu
b. Tính sản lượng cân bằng của nền kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp tương ứng
c. Nếu sản lượng thực tế là 5200, tình trạng nền kinh tế?

Chương 4
Bài 1: Trong một nền kinh tế đóng có các số liệu được cho như sau:
Tiêu dùng tự định là 400, đầu tư tự định là 450, chi tiêu của chính phủ về hàng hóa và
dịch vụ là 300, thuế tự định là 400, tiêu dùng biên là 0,75, thuế suất ròng là 0, đầu tư
biên là 0.
Yêu cầu:
a. Nếu mức sản lượng là 4200 thì tiêu dùng là bao nhiêu?
b. Nếu mức sản lượng là 4200 thì tiết kiệm là bao nhiêu?
c. Mức đầu tư thực tế là bao nhiêu, mức đầu tư tồn kho là bao nhiêu?
d. Nền kinh tế có nằm trong thế cân bằng hay không khi sản lượng là 4200. Nếu
không thì mức sản lượng cận bằng của nền kinh tế được mô tả trong câu hỏi này
là bao nhiêu?
Bài 2: Một nền kinh tế đóng giả sử có các hàm số sau:
Hàm tiêu dùng: C = 45 + 0,75Yd
Hàm đầu tư: I = 60 + 0,15Y
Chi tiêu của chính phủ: G = 90
Hàm thuế ròng: T = 40 + 0,2Y
Sản lượng tiềm năng: Yp = 740
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên: Un = 5%
Yêu cầu:
a. Xác định mức sản lượng cân bằng. Hãy nhận xét về tình hình ngân sách của chính
phủ. Tính tỷ lệ thất nghiệp thực tế.
b. Giả sử chính phủ tăng các khỏan đầu tư là 10. Tính mức sản lượng cân bằng mới.
Số tiền thuế chính phủ thu thêm được.
c. Từ kết quả câu b, để đạt được sản lượng tiềm năng chính phủ sử dụng chính sách
tài khóa như thế nào trong các trường hợp:
- Chỉ sử dụng công cụ G
- Chỉ sử dụng công cụ T
Bài 3: Trong một nền kinh tế có các số liệu được cho như sau:
Tiêu dùng tự định: Co = 300, đầu tư tự định: Io = 400, chi tiêu của chính phủ về hàng
hóa và dịch vụ: G = 500, Thuế ròng tự định: To = 200, xuất khẩu: Xo = 500, Nhập
khẩu tự định: Mo = 100, tiêu dùng biên: Cm = 0,5, thuế ròng biên: Tm = 0,3, đầu tư
biên: Im = 0, nhập khẩu biên: Mm = 0,1.
Yêu cầu:
a. Hãy xác định mức sản lượng cân bằng, tính mức tiêu dùng, tiết kiệm và thuế ròng.
b. Tại mức sản lượng cân bằng, tình hình ngân sách của chính phủ như thế nào?
c. Tại mức sản lượng cân bằng, cán cân thương mại như thế nào?
d. Nếu chính phủ tăng chi tiêu hàng hóa dịch vụ là 30, mức sản lượng mới là bao
nhiêu. Số tiền thuế chính phủ thu thêm được?
Bài 4: Trong một nền kinh tế đóng có các hàm số sau:
C = 100 + 0,8Yd
I = 100
G = 40
T = 20
a. Xác định sản lượng cân bằng
b. Nếu đầu tư tăng thêm 20 thì số nhân của đầu tư là bao nhiêu? Sản lượng cân bằng
mới?
c. Nếu chi ngân sách mua hàng hóa và dịch vụ tăng thêm 20 thì số nhân của chi ngân
sách là bao nhiêu? Sản lượng cân bằng mới?
d. Nếu thuế ròng tăng thêm 5 thì số nhân của thuế ròng là bao nhiêu? Sản lượng cân
bằng mới?
e. Nếu chi ngân sách mua hàng hóa và dịch vụ tăng thêm 20 và được tài trợ bởi thuế
ròng tương ứng thì số nhân của ngân sách cân bằng là bao nhiêu?

Chương 5
Bài 1:
Giả sử tiền mặt trong dân cư là 40 tỷ, dự trữ của các ngân hàng thương mại là 20 tỷ,
tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%. Hệ thống ngân hàng không có dự trữ quá mức và tòan
bộ tiền gởi là không kỳ hạn.
a. Xác định tổng số tiền cơ sở H, số nhân tiền tệ KM và lượng cung tiền.
b. Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên là 20% sẽ ảnh hưởng đến lượng tiền H, số nhân
tiền tệ và lượng cung tiền như thế nào?
c. Nếu lượng tền mặt trong dân cư giảm xuống còn 20 tỷ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc vẫn
10%, thì lượng tiền H, số nhân tiền tệ và lượng cung tiền thay đổi như thế nào?
Bài 2:
Một nền kinh tế được mô tả bởi các hàm số:
C = 400 + 0,75Yd
I = 800 + 0,15Y – 80i
T = 200 + 0,2Y
Cg = 700
Ig = 200
X = 400
M = 50 + 0,15Y
SM = M = 400
DM = 800 – 100i
Yp = 5500
Un = 5%
a. Xác định sản lượng cân bằng, tỷ lệ thất nghiệp, tình trạng ngân sách và cán cân
thương mại của nền kinh tế.
b. Để Y = Yp cần phải sử dụng công cụ mua bán chứng khóan như thế nào? Biết tỷ
lệ tiền mặt ngòai ngân hàng c = 60%, tỷ lệ dự trữ của ngân hàng thương mại r =
20%
c. Để Y = Yp cần áp dụng chính sách thuế nào?
Bài 3: Trong một nền kinh tế có các hàm số sau:
C = 400 + 0,9Yd
G = 900
I = 470 – 15i
T = 50 + 0,2Y
M = 120 + 0,12Y
X = 280
DM = 480 -20i
SM = M = 420
Yp = 4750
a. Tính sản lượng cân bằng
b. Tình trạng ngân sách và cán cân thương mại?
c. Nếu chính phủ cần tăng chi cho giáo dục 100 tỷ đồng, chính sách này ảnh hưởng
tốt hay xấu đến nền kinh tế?
d. Nếu ngân hàng trung ương bán trái phiếu chính phủ cho tư nhân một lượng là 5 tỷ
đồng. Chính sách này tác động đến mức sản lượng cân bằng như thế nào? Biết số
nhân tiền là KM = 4
e. Để ổn định nền kinh tế, nghĩa là đưa sản lượng cân bằng về mức sản lượng tiềm
năng, chính sách dự trữ bắt buộc cần thay đổi như thế nào?
Bài 4:
Cho tỷ lệ dự trữ chung là 20%
Tỷ lệ tiền mặt dân chúng nắm giữ so với tiền ký gởi là 60%
Đầu tư biên theo lãi suất là -100
Cầu tiền biên theo lãi suất là – 200
Số nhân tổng cầu là 3
Ngân hàng trung ương thực hiện việc mua chứng khóan trên thị trường mở là 100 tỷ
đồng,
a. Chính sách này tác động như thế nào đến mức sản lượng cân bằng quốc gia?
b. Chính sách như vậy gọi là chính sách gì? Nếu nền kinh tế đang có tỷ lệ lạm phát
cao thì nó có làm trầm trọng thêm tình hình lạm phát không?
Chương 6

Bài 1: Giả sử một nền kinh tế đóng cửa có các số liệu được cho như sau:
C = 60 + 0,8Yd
I = 150 – 10i
G = 250
T = 200
SM = 100
DM = 40 + Y – 10i
Yêu cầu:
a. Thiết lập phương trình đường IS và LM
b. Xác định lãi suất và sản lượng cân bằng chung trong mô hình trên.
Bài 2: Trong một nền kinh tế có các hàm số sau:
C = 100 + 0,8Yd
I = 240 + 0,16Y – 80i
G = 500
T = 50 + 0,2Y
X = 210
M = 50 + 0,2Y
SM = 1400
DM = 800 + 0,5Y – 100i
Yêu cầu:
a. Hãy thiết lập phương trình đường IS và LM
b. Xác định lãi suất và sản lượng cân bằng chung
c. Giả sử chính phủ tăng chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ là 80, ngân hàng trung
ương tăng lượng tiền cung ứng là 100. Viết phương trình của đường IS và LM
mới.
d. Xác định lãi suất và sản lượng cân bằng mới.
Bài 3: Trong một nền kinh tế có các số liệu sau:
Co = 100, Cm = 0,7
I = 240 + 0,2Y – 175i
G = 1850, To = 100, Tm = 0,2, X = 400, Mo = 70, Mm = 0,11
H = 750, KM = 2
DM = 1000 + 0,2Y – 100i
Yêu cầu:
a. Thiết lập phương trình đường IS và LM
b. Xác định lãi suất và sản lượng cân bằng
c. Giả sử chính phủ tăng chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ là 175. Viết phương trình
đường IS mới.
d. Xác định lãi suất và sản lượng cân bằng mới
e. Từ điểm cân bằng mới, nếu ngân hàng trung ương thực hiện mở rộng tiền tệ, lãi
suất và sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào?
Bài 4: Trong một nền kinh tế có các hàm số sau đây:
C = 400 + 0,8Yd
I = 1200 + 0,1Y – 200i
G = 800
T = 100 + 0,2Y
X = 530
M = 50 + 0,14Y
DM = 400 + 0,1Y – 50i
Tiền mạnh(Tiền cơ sở) H = 300
Tỷ lệ tiền mặt ngòai ngân hàng so với tiền ký gởi c = 80% và tỷ lệ dự trữ chung r =
10%.
Yêu cầu:
a. Thiết lập phương trình đường IS và LM
b. Xác định lãi suất và sản lượng cân bằng
c. Giả sử chính phủ tăng chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ là 100. Viết phương
trình đường IS mới.
d. Xác định lãi suất và sản lượng cân bằng mới.
e. Từ điểm cân bằng mới, nếu ngân hàng trung ương thực hiện chính sách
tiền tệ thu hẹp, lãi suất và sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào?

Chương 7
Bài tập: Một nền kinh tế có các hàm số sau:
C = 200 + 0,75Yd
I = 100 + 0,2Y – 10i
T = 40 + 0,2Y
X = 300
M = 150 + 0,05Y
SM = 210.000/P
DM = 200 + 0,2Y – 20i
Wr = 2.000/P
DL = 25 – Wr
Hàm sản xuất: Y = 4.600 + 2.000/DL
G = 380
Yp = 5.500
Un = 5%
Yêu cầu:
a. Thiết lập phương trình đường tổng cung, tổng cầu
b. Xác định sản lượng cân bằng và mức giá cân bằng.
c. Tính tỷ lệ thất nghiệp tương ứng
Chương 8
Bài tập: Số liệu về giá cả và số lượng của các lọai hàng hóa trong hai năm 2003 và
2004 được cho như sau:
2003 2004
Sản phẩm
P Q P Q
Gạo 10 2 11 3
Thịt 20 3 22 4
Xi măng 40 4 42 5
Yêu cầu:
a. Tính chỉ số giá hàng tiêu dùng cho gạo và thịt của năm 2004(Năm gốc 2003
chỉ số giá là 100)
b. Tính chỉ số điều chỉnh lạm phát(Chỉ số giảm phát GDP (D%)) của năm 2004
cho cả 3 mặt hàng.
c. Tính tỷ lệ lạm phát của năm 2004 so với năm 2003(sử dụng chỉ số giá hàng
tiêu dùng CPI)

Chương 9

Một nền kinh tế có các số liệu như sau:


C = 200 + 0,75Yd
I = 100 + 0,2Y – 10i
G = 500
T = 40 + 0,2Y
X = 430
M = 200 + 0,05Y
DM = 200 – 20i + 0,2Y
SM = 650
Yêu cầu:
a. Thiết lập phương trình đường IS và LM
b. Xác định lãi suất và sản lượng cân bằng.
c. Tính mức tiêu dùng và đầu tư tại mức sản lượng cân bằng
d. Giả sử nền kinh tế ở điểm sau đây: i = 10. Y = 3.600. Trong tình huống
đó, thị trường tiền tệ như thế nào?
e. Giả sử hàm số K = -1000 + 100i. Hãy viết phương trình của đường BP.
f. Tại mức sản lượng cân bằng ở câu b, tình hình cán cân thanh tóan như thế
nào?

You might also like