Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Final Review

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỔ ĐIỂN

1. HỌC THUYẾT TRỌNG THƯƠNG


1.1. Hoàn cảnh lịch sử
 Sự phát triển của khoa học giúp nâng tầm hiểu biết của con người
 Phát triển của ngành hàng hải và khám phá các vùng đất và châu lục mới
 Sự gia tăng dân số tạo nên sự gia tăng trên thị trường lao động và tiêu thụ
 Đại diện: Tomas Mun, Charles Davenant, Jean Baptiste Colbert, Sir William Petty
1.2. Ưu điểm
 Nhận thức được vai trò của thương mại quốc tế
 Xem thương mại quốc tế là chìa khóa cho sự phát triển của các quốc gia
1.3. Nhược điểm
 Đánh giá quá cao vai trò của vàng bạc, quý kim
 Nguyên tắc chung trong thương mại là xuất siêu
 Hiểu sai về lợi ích của mậu dịch quốc tế: tổng lợi ích của mậu dịch bằng không
 Chính phủ can thiệp quá mức vào thương mại quốc tế
 Quan điểm sai lệch về thù lao và dân số
2. LÝ THUYẾT LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI
2.1. Quan điểm Adam Smith
 Nhà nước không can thiệp vào hoạt động ngoại thương
 Thị trường mở cửa và tự do thương mại quốc tế
 Xuất khẩu là yếu tố tích cực, cần thiết cho phát triển
 Cơ sở, mô hình và lợi ích từ mậu dịch dựa trên lý thuyết lợi thế tuyệt đối
2.2. Lợi thế tuyệt đối
2.2.1. Khái niệm
“ Lợi thế tuyệt đối là sự khác biệt tuyệt đối về năng suất lao động (hay chi phí lao động) giữa
các quốc gia về một sản phẩm nào đó.”
Năng suất/chi phí lao động QG 1 QG 2 - Quốc gia 1 có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm
Năng suất sản phẩm A a1 a2 A
Chi phí lao động của sản phẩm A α1 =1/a1 α2= 1/a2
- Quốc gia 2 có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm
Năng suất sản phẩm B b1 b2 B
Chi phí lao động của sản phẩm B β1=1/b1 β2 =1/b2
2.2.2.
Nếu a1>a2 (hoặc α1<α2 ) và b1<b2 (hoặc
β1>β2) thì:
2.2.3. Nội dung (mô hình mậu dịch)
“Nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà họ có lợi thế tuyệt
đối và nhập khẩu sản phẩm mà các quốc gia khác có lợi thế tuyệt đối, thì tất cả các quốc gia
đều có lợi.”
2.2.4. Phân tích lợi ích
Ví dụ: Năng suất lao động của Mỹ và Anh

Cơ sở mậu dịch: Mỹ có lợi thế tuyệt đối về lúa mỳ, Anh có lợi thế tuyệt đối về vải
Mô hình mậu dịch: Mỹ xuất khẩu lúa mỳ nhập vải, Anh xuất khẩu vải nhập khẩu lúa mỳ
Giả thuyết
Có 2 quốc gia và trao đổi 2 mặt hàng
Sở thích tiêu dùng giống nhau
Lao động là yếu tố sx duy nhất và tự do di chuyển trong khuôn khổ một quốc gia nhưng
không di chuyển giữa các quốc gia
Thương mại quốc tế tự do

Khung tỷ lệ trao đổi: Lấy tỷ lệ trao đổi: 6W = 6C


Mỹ trao đổi khi: 6W > 2C - Mỹ lợi được 4C hay tiết
kiệm được 2h
Anh trao đổi khi: 4C > 1W
- Anh lợi được 18C (4*6-
 2C < 6W < 24C 6=18) hay tiết kiệm được
1W < 4C < 12W 4h30’
2.2.5. Ưu điểm
- Bước đầu chỉ ra được cơ sở của mậu dịch quốc tế
- Khẳng định mậu dịch quốc tế mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia
- Nhà nước không nên can thiệp vào thương mại quốc tế
2.2.6. Hạn chế
- Chưa giải thích được mậu dịch quốc tế xảy ra khi một quốc gia không có lợi thế
tuyệt đối về bất cứ sản phẩm nào
3. LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH (Ricardo)
3.1. Khái niệm
“Lợi thế so sánh là sự khác biệt tương đối về năng suất lao động (hay chi phí lao động) giữa 2
quốc gia về một sản phẩm nào đó”
a1 b1 α1 α 2
Nếu >  <
a2 b2 β1 β 2
- Quốc gia 1 có lợi thế so sánh về sản phẩm
A
- Quốc gia 2 có lợi thế so sánh về sản phẩm
B
3.2. Nội dung lý thuyết
“Nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà mình có lợi thế so
sánh và nhập khẩu sản phẩm mà các quốc gia khác có lợi thế so sánh, thì tất cả các quốc gia
đều có lợi.”
Mô hình mậu dịch: Xuất khẩu sp có LTSS và nhập khẩu sp không có LTSS
3.3. Phân tích lợi ích

Cơ sở mậu dịch: Mỹ có lợi thế so sánh về vải, Anh có lợi thế so sánh về lúa mỳ (4/2 < 5/1)
Mô hình mậu dịch: Mỹ xuất khẩu vải, nhập lúa mỳ; Anh xuất khẩu lúa mỳ, nhập khẩu vải
Khung tỷ lệ trao đổi
Mỹ trao đổi khi: 5C > 4W
Anh trao đổi khi: 2W > 1C
 2C < 4W < 5C
4W < 5C < 10W
Lấy tỷ lệ trao đổi: 5C= 5W
- Mỹ lợi được 1W hay tiết kiệm được 1/4h
- Anh lợi được 5W (thay vì 1C/h và đc 5C, thì dùng 1h đc 2W đc 10W trong 5h, đổi
5W=5C) hay tiết kiệm được 2h30’
3.4. Dưới góc nhìn tiền tệ
1h (US) = 20$, 1h (UK) = 6£. Xác định khung tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền để mậu dịch
xảy ra ?


Gọi e = R $/£
Để Mỹ xuất vải thì 4 < 6.e Khung tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền
Để Anh xuất lúa thì 3.e < 5 0.667 < e < 1.667
 4 < 6.e < 10
Ứng dụng qui luật lợi thế so sánh trong thực tiễn
Phương pháp xác định lợi thế so sánh của một quốc gia với một sản phẩm
E1 E 2 E1: Giá trị xuất khẩu sp X của quốc gia 1
RCA = ÷
Ec Ew E2: Giá trị xuất khẩu sp X của thế giới
RCA: Hệ số biểu thị lợi thế so sánh Ec: Tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia 1
Ew: Tổng giá trị xuất khẩu của thế giới
RCA ≤ 1 : Sp X không có lợi thế so sánh
1 < RCA < 2.5 : Sp X có lợi thế so sánh cao
2.5 ≤ RCA : Sp X có lợi thế so sánh rất cao
3.5. Ưu điểm
- Giải thích được mậu dịch quốc tế xảy ra khi một quốc gia không có lợi thế tuyệt
đối về bất cứ sản phẩm nào
- Lý thuyết lợi thế so sánh có tính “tổng quát hóa” cao hơn
- Lý thuyết tuyệt đối là trường hợp ĐẶC BIỆT của LT so sánh
3.6. Hạn chế
- Xác định lao động là yếu tố duy nhất của sản xuất
- Tính giá trị bằng lao động
4. LÝ THUYẾT CHI PHÍ CƠ HỘI (HABERLER)
4.1. Khái niệm
“Chi phí cơ hội của một sản phẩm là số lượng của một sản phẩm khác cần phải cắt giảm, để
sản xuất thêm 1 đơn vị sản đó”
∆ Qc
Công thức: CPCHw = ∆ Qw

4.2. Nội dung lý thuyết


“Nếu mỗi quốc gia chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà mình có chi phí cơ
hội thấp hơn và nhập khẩu sản phẩm mà mình có chi phí cơ hội cao hơn thì tất cả các quốc
gia đều có lợi.”
Cơ sở mậu dịch: Chi phí cơ hội
Mô hình mậu dịch: xuất khẩu sp có CPCH thấp hơn và nhập khẩu sp có CPCH cao hơn
4.3. Phân tích lợi ích
- CPCH không đổi: Là chi phí cơ hội không thay đổi theo qui mô sản lượng
- Khi CPCH không đổi thì đường PPF là đường thẳng

- (CPCHw)US = 2/3 - (CPCHw)UK = 2/1


- (CPCHc)US = 3/2 - (CPCHc)UK = 1/2
 Mỹ xuất khẩu lúa mỳ và nhập khẩu vải vì 2/3 < 2/1
 Anh xuất khẩu vải và nhập khẩu lúa mỳ vì 1/2 <2/3
Ví dụ: Sản lượng sản xuất của Mỹ và Anh
- 1 năm Mỹ sản xuất được 180 tấn lúa mỳ hoặc 120 triệu m vải
- 1 năm Anh sản xuất được 60 tấn lúa mỳ hoặc 120 triệu m vải
- Với (CPCHw)us = 2/3
(CPCHw)uk = 2/1
Sử dụng giá cả sản phẩm so sánh làm cơ sở trao đổi
(CPCHw)us = (𝑃𝑤/𝑃𝑐) US = 2/3 (CPCHc)us = (𝑃𝑐/𝑃𝑤) US = 3/2
(CPCHw)uk = (𝑃𝑤/𝑃𝑐) UK =2 2 Pw 2
< <
3 Pc 1
(CPCHc)uk = (𝑃𝑐/𝑃𝑤) UK =1/2
1 Pc 3
< <
 Khung tỉ lệ trao đổi 2 Pw 2
Khối lượng mậu dịch
Giả sử:
- Tự cung tự cấp của Mỹ
(90W ; 60C)
- Tự cung tự cấp của Anh
(40W ; 40C)
- Tỷ lệ trao đổi :Pw/Pc=1
- Khối lượng mậu dịch
70W=70C
Phân tích lợi ích qua mô hình
- Điểm A, A’: Khi chưa có mậu dịch quốc tế. Hai quốc gia tự cung, tự cấp tại A và
A’
- Điểm B, B’: Hai quốc gia sản xuất chuyên môn hóa hoàn toàn sản phẩm mà mình
có giá cả so sánh thấp hơn
- Điểm E,E’: Hai quốc gia gia tăng được sản lượng trong nước vượt và tiêu dùng
vượt ra ngoài đường PPF nhờ vào mậu dịch quốc tế
4.4. Ưu điểm
- Thấy được mối quan hệ giữa CPCH và lợi thế so sánh
- Không quan tâm đến nguồn gốc tạo ra sản phẩm, khắc phụ được nhược điểm của lý
thuyết lợi thế so sánh
4.5. Hạn chế
- Giả định CPCH không đổi là không đúng với thực tế
- Chưa tìm ra căn nguyên của cái tạo nên lợi thế so sánh trong sản xuất của các
quốc gia.
CHƯƠNG 3: CÁC CÔNG CỤ THUẾ QUAN TRONG CHÍNH
SÁCH THƯƠNG MẠI
1. Giới thiệu chung về thuế quan
1.1. Khái niệm
Thuế quan là loại thuế đánh lên sản phẩm nhập khẩu hay xuất khẩu đi qua biên giới quốc gia
Thuế quan bao gồm: thuế xuất khẩu (đánh lên hàng hóa xuất khẩu) và thuế nhập khẩu (đánh
lên hàng hóa nhập khẩu)
1.2. Các dạng thuế quan
 Thuế quan tính theo giá trị
Là thuế quan được tính bằng tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng hoá.
 Thuế quan tính theo số lượng
Là thuế tính bằng tiền đánh trên mỗi đơn vị hàng hoá xuất nhập khẩu, không phụ
thuộc vào giá trị hàng hoá. (mỗi tivi bắt buộc đóng 20K, TV giá nào cũng vậy).
 Thuế quan hỗn hợp
Là hình thức tính thuế kết hợp cả Ví dụ: Thuế quan nhập khẩu tivi là thuế quan
hai cách tính thuế theo giá trị và hỗn hợp, bao gồm: thuế theo giá trị 10% và
thuế theo số lượng 40USD /cái
theo số lượng.
Tivi trị giá 500 USD phải chịu thuế nhập
khẩu là: 10% x 500 + 40 = 90 USD

1.3. Chức năng


- Bảo hộ sản xuất trong nước (chức năng quan trọng nhất của thuế NHẬP KHẨU)
- Chức năng thu thuế
- Điều tiết xuất khẩu (chức năng quan trọng nhất của thuế XUẤT KHẨU)
- Điều tiết tiêu dùng
- Điều tiết cán cân thanh toán
- Phân biệt đối xử trong chính sách thương mại

2. Thuế nhập khẩu và các tác động


2.1. Thặng dư tiêu dùng
2.1.1. Khái niệm
“Thặng dư tiêu dùng biểu thị lợi ích của người tiêu dùng trên thị trường, là khoản
chênh lệch giữa giá tối đa mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả và giá mà họ thực trả theo giá
thị trường”.
2.1.2. Cách xác định
Thặng dư tiêu dùng là phần diện tích nằm dưới đường cầu và trên giá thị trường.
Thặng dư tiêu dùng ở mức giá Po: Thặng dư tiêu dùng ở mức giá P1:
CS =ABC CS =AB’C’ (giảm BB’C’C)
2.2. Thặng dư sản xuất
2.2.1. Khái niệm
“Thặng dư sản xuất biểu thị lợi ích của nhà sản xuất trên thị trường,là khoản chênh
lệch giữa giá bán của nhà sản xuất theo giá thị trường và giá tối thiểu mà nhà sản xuất sẵn
sàng bán”.
2.2.2. Cách xác định
Thặng dư sản xuất là phần diện tích nằm dưới giá thị trường và trên đường cung
Vi

Thặng dư sản xuất ở mức giá Thặng dư tiêu dùng ở mức giá
Po: PS =ABC P1: CS =AB’C’ (tăng BB’C’C)
2.3. Tác động của thuế quan NHẬP khẩu
Ví dụ:
- Quốc gia 1 nhỏ so với thế giới trên thị trường
- Quốc gia 1 nhập khẩu sản phẩm X
- Hàm cung nội địa sản phẩm X: S = 10P – 20
- Hàm cầu nội địa sản phẩm X : D = – 10P + 80
- Giá thế giới sản phẩm X: Pw = 3 usd

 Khi thương mại không có thuế quan


- Quốc gia 1 chấp nhận mức giá thế
giới P=Pw = 3 usd
- Lượng cầu trong nước : Qd = 50
- Lượng cung trong nước: Qs = 10
- Lượng nhập khẩu: 40
 Khi áp dụng thuế quan
- Mức thuế quan nhập khẩu áp dụng: T
= 1usd/sp X
- Giá thế giới không thay đổi: Pw = 3
usd
- Giá trong nước khi có thuế nhập khẩu
là P = 4 usd
 Khi không có thương mại
- Lượng cầu trong nước : Qd = 40
Trạng thái cân bằng cung cầu nội địa (Sd = - Lượng cung trong nước: Qs = 20
Dd) - Lượng nhập khẩu: 20
Giá cân bằng: Pcb= 5 usd
Lượng cân bằng: Qcb = 30
 Tác động của thuế quan nhập khẩu
- Thặng dư tiêu dùng giảm (người tiêu dùng thiệt hại do giá tăng):
ΔCS = – (a+b+c+d)
- Thặng dư sản xuất tăng( nhà sản xuất được lợi)
ΔPS = a
- Ngân sách tăng (tiền thuế thu được) : c
- Quốc gia 1 chịu tổn thất ròng: – (b+d)
- Phần b: tác động sản xuất, tổn thất do dịch chuyển sản xuất nội địa theo hướng tốn chi
phí hơn
- Phần d : tác động tiêu dùng, tổn thất từ việc giảm khả năng tiêu dùng

3. Thuế xuất khẩu và các tác động


Quốc gia 1 nhỏ so với thế giới trên thị trường
Quốc gia 1 xuất khẩu sản phẩm X
Hàm cung nội địa sản phẩm X: Sd = 20P – 20
Hàm cầu nội địa sản phẩm X : Dd = – 10P + 70
Giá thế giới sản phẩm X: Pw = 5 usd
 Khi thương mại không có thuế quan
- Quốc gia 1 chấp nhận mức giá thế giới
P=Pw = 5 usd
- Lượng cầu trong nước : Qd = 20
- Lượng cung trong nước: Qs = 80
- Lượng xuất khẩu: 60
 Khi có thuế quan
- Mức thuế quan xuất khẩu áp dụng: T =
1usd/sp X
- Giá thế giới không thay đổi: Pw = 5
 Khi không có thương mại usd
- Trạng thái cân bằng cung cầu nội địa - Giá trong nước khi có thuế xuất khẩu
(Sd = Dd) là P = 4 usd
- Giá cân bằng: Pcb= 3 usd - Lượng cầu trong nước : Qd = 30
- Lượng cân bằng: Qcb = 40 - Lượng cung trong nước: Qs = 60
- Lượng xuất khẩu: 30
 Tác động của thuế quan xuất khẩu
- Thặng dư tiêu dùng tăng (người tiêu dùng được lợi do giá giảm): ΔCS = a
- Thặng dư sản xuất giảm( nhà sản xuất bị thiệt hại)
ΔPS = -(a+b+c+d)
- Ngân sách tăng (tiền thuế thu được) : c
- Quốc gia 1 chịu tổn thất ròng: – (b+d)
- Phần b: tổn thất do tiêu thụ gạo qua mức
- Phần d: tổn thất do sản xuất dưới khả năng

4. Tỷ lệ bảo hộ thực tế
4.1. Khái niệm
Tỷ lệ bảo hộ thực tế mức độ bảo hộ đối với sản phẩm cuối cùng của một ngành, được đo
bằng tỷ lệ phần trăm tăng lên của giá trị gia tăng trong ngành đó nhờ tác dụng của cả hệ thống
thuế quan
4.2. Công thức
( V ' −V ) V : Giá trị tăng trước khi có thuế
ERP = quan
V
V’: Giá trị tăng sau khi có thuế
Trong đó: quan
ERP : Tỷ lệ bảo hộ thực tế
(Efective rate of protection)
Ví dụ: VN sản xuất Tivi
• Khi tự do thương mại:
- Giá Tivi tại VN bằng với thế giới: P=Pw=500 usd
- Giá linh kiện nhập khẩu để sản xuất:400 usd
- Giá trị gia tăng trong nước V = 100 usd
• Khi bị đánh thuế nhập khẩu lên Tivi và linh kiện:
- Thuế đánh lên Tivi nhập khẩu : 20%
- Thuế đánh lên linh kiện nhập khẩu: 15%
- Giá Tivi tại Việt Nam: P = 600 usd
- Giá linh kiện nhập khẩu: 460 usd
- Giá trị gia tăng sau khi có thuế: V’= 140 usd
• Tỷ lệ bảo hộ thực tế:
ERP = (140 – 100 )/100 = 40%

KẾT LUẬN
- Có 3 dạng thuế quan thường gặp là: thuế quan tính theo giá trị, số lượng và
thuế quan hỗn hợp.
- Thuế xuất hay nhập khẩu trong từng trường hợp có thể gây thiệt hại hay gia
tăng lợi ích cho người tiêu dùng, cho nhà sản xuất, tăng thu ngân sách nhưng
cuối cùng đều gây tổn thất cho nền kinh tế.
- So với mức thuế danh nghĩa, tỷ lệ bảo hộ thực tế phản ánh chính xác hơn độ
bảo hô đối với ngành
CHƯƠNG 4: CÁC CÔNG CỤ PHI THUẾ QUAN
1. Hạn ngạch nhập khẩu
1.1. Khái niệm
Hạn ngạch (Quota) là biện pháp hạn chế số lượng, giới hạn số lượng tối đa của một sản phẩm
được phép xuất khẩu hay nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định
Hạn ngạch được thực hiện bằng biện pháp cấp giấy phép. Giấy phép hạn ngạch có thể
được cấp có thu phí (đấu giá hạn ngạch) hoặc không thu phí (ai đến trước thì được cấp)
Hạn ngạch bao gồm hạn ngạch nhập khẩu và hạn ngạch xuất khẩu
1.2. Tác động
Ví dụ:
- Quốc gia 1 nhỏ so với thế giới trên thị trường
- Quốc gia 1 nhập khẩu sản phẩm X
- Hàm cung nội địa sản phẩm X: Sd = 10P – 20
- Hàm cầu nội địa sản phẩm X : Dd= – 10P + 80
- Giá thế giới sản phẩm X: Pw = 3 usd

 Khi áp dụng hạn ngạch


- Hạn ngạch nhập khẩu áp dụng: Q =
20
- Giá thế giới không thay đổi:
Pw = 3 usd
- Cung trong nước:
Sd’ = Sd + Q =10P–20 + 20 = 10P
- Cân bằng cung cầu :
- Sd’ = Dd -10P + 80 = 10P
 Khi không có thương mại
- Giá trong nước khi có hạn ngạch
- Trạng thái cân bằng cung cầu nội
nhập: P = 4
địa (Sd = Dd)
- Lượng cầu trong nước :
- Giá cân bằng: Pcb= 5 usd
Qd = 40
- Lượng cân bằng: Qcb = 30 - Lượng cung trong nước:
 Khi thương mại không có hạn Qs = 20
ngạch - Lượng nhập khẩu: 20
- Quốc gia 1 chấp nhận mức giá thế
giới P=Pw = 3 usd
- Lượng cầu trong nước :
Qd = 50
- Lượng cung trong nước:
Qs = 10
- Lượng nhập khẩu: 40

1.3. Sự khác biệt giữa hạn ngạch và thuế nhập khẩu


- Nếu chính phủ thu phí cấp hạn ngạch bằng với mức thuế nếu áp dụng thuế quan thì
tác động giữa hạn ngạch và thuế nhập khẩu là như nhau.
- Số tiền không thu được khi cấp hạn ngạch không thu phí có thể là lợi nhuận của nhà
nhập khẩu nội địa, xuất khẩu nước ngoài hoặc người tiêu dùng.
- Hạn ngạch có tính bảo hộ chắc chắn hơn thuế quan nhập khẩu.

2. Hạn ngạch xuất khẩu


2.1. Khái niệm
Hạn ngạch xuất khẩu là lượng hàng hóa được chính phủ ấn định cho phép xuất khẩu trong
khoảng thời gian nhất định.
Hạn ngạch xuất khẩu có thể có tác động giống như thuế xuất khẩu
2.2. Tác động

2.3. Sự khác biệt giữa hạn ngạch và thuế nhập khẩu


- Nếu chính phủ thu phí cấp hạn ngạch bằng với mức thuế nếu áp dụng thuế quan thì
tác động giữa hạn ngạch và thuế xuất khẩu là như nhau.
- Số tiền không thu được khi cấp hạn ngạch không thu phí có thể là lợi nhuận của nhà
xuất khẩu nội địa, hoặc nhà nhập khẩu nước ngoài.
- Hạn ngạch xuất khẩu có tính hạn chế xuất khẩu chắc chắc hơn thuế quan xuất khẩu.

3. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện


3.1. Khái niệm
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là việc quốc gia nhập khẩu gây áp lực bằng cách đe dọa sử
dụng các rào cản thương mại lên hàng nhập khẩu để quốc gia xuất khẩu tự nguyện cắt giảm
lượng xuất
3.2. Tác động
- Tác động của hạn chế xuất khẩu tự
nguyện đối với quốc gia nhập khẩu
gần giống tác động của hạn ngạch
nhập khẩu.
- Phần thuế thu tương ứng thu được
sẽ thuộc về nhà xuất khẩu nước
ngoài (tại vì nước ngoài sẽ tăng giá
lên)

3.3. Hạn chế


- Chỉ có những quốc gia cung ứng chính mới có đủ điều kiện áp dụng
- Các quốc gia bị áp dụng có thể tăng giá xuất khẩu để tăng lợi nhuận
- Các quốc gia bị áp dụng có thể đặt nhà máy sản xuất ở quốc gia không bị hạn chế để
né tránh

4. Trợ cấp xuất khẩu


4.1. Khái niệm
Trợ cấp xuất khẩu là hình thức chính phủ trực tiếp xuất ngân sách bù đấp chi phí cho doanh
nghiệp xuất khẩu hàng hóa hoặc gián tiếp hỗ trợ bằng các biện pháp ưu đãi như: trợ giá tín
dụng, hỗ trợ kỹ thuật, vận chuyển quốc tế…
4.2. Tác động
Ví dụ
- Quốc gia 1 nhỏ so với thế giới trên
thị trường
- Quốc gia 1 xuất khẩu sản phẩm X
- Hàm cung nội địa sản phẩm X: Sd
= 20P – 20
- Hàm cầu nội địa sản phẩm X : Dd
= – 10P + 70
- Giá thế giới sản phẩm X: Pw = 4
usd

 Khi không có trợ cấp - Lượng cầu trong nước : Qd = 30


- Trạng thái cân bằng cung cầu nội - Lượng cung trong nước: Qs = 60
địa (Sd = Dd) - Lượng xuất khẩu: 30
- Giá cân bằng: Pcb= 3 usd  Khi áp dụng trợ cấp
- Lượng cân bằng: Qcb = 40 - Mức trợ cấp xuất khẩu: 1usd/sp X
 Khi thương mại không có trợ cấp - Giá trong nước khi có trợ cấp là P
- Quốc gia 1 chấp nhận mức giá thế giới = 5 usd
P=Pw = 4 - Lượng cầu trong nước : Qd = 20
- Lượng cung trong nước: Qs = 80  Tác động của trợ cấp xuất khẩu
- Lượng xuất khẩu: 60 - Giá trong nước tăng từ 4 usd tới 5
usd
- Thặng dư sản xuất tăng: PS = +
(a+b+c)
- Thặng dư tiêu dùng giảm: CS = –
(a + b)
- Ngân sách giảm: – (b+c+d)
- Tổn thất ròng của quốc gia 1: –
(b+d)
- Quốc gia 1 áp dụng trợ cấp xuất
khẩu luôn gánh chịu thiệt hại

5. Bán phá giá


5.1. Khái niệm
Bán phá giá là việc nhà xuất khẩu định giá một sản phẩm ở nước ngoài thấp hơn giá thông
thường ở trong nước. (VD: Giá thông thường = CP sx + CP quản lý + lợi nhuận thông
thường)
 Giá thông thường: có thể lấy giá nội địa tại quốc gia xuất khẩu hay giá tại một quốc
gia thứ 3 có nền kinh tế thị trường, có điều kiện sản xuất tương đương quốc gia xuất
khẩu để so sánh và tính biên độ phá giá
 Biên độ phá giá: Chênh lệch giữa giá thông thường và giá xuất khẩu bán phá giá
5.2. Các dạng bán phá giá
- Bán phá giá không thường xuyên (Sporadic dumping): phá giá khi dư thừa trong tiêu
thụ nội địa, khi thâm nhập thị trường mới…
- Bán phá giá chớp nhoáng (Predatory dumping): phá giá tạm thời có chủ ý nhằm loại
đối thủ cạnh tranh. (phá giá sâu hơn)
- Bán phá giá bền bỉ (persistent dumping): luôn định giá bán hàng xuất khẩu thấp hơn
giá nội địa nhằm tối đa hoá lợi nhuận. (nước đang pt dùng)

6. Các công cụ phi thuế quan khác


 Rào cản kỹ thuật và hành chính  Phí đối với hàng hóa nhập khẩu
- Tiêu chuẩn chất lượng, an toàn - Thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt
- Các yêu cầu bao bì, nhãn mác - Các loại phí: hải quan, phí bảo vệ
- Các qui định về y tế môi trường
- Các tiêu chuẩn về môi trường  Chính sách mua sắm chính phủ
- Thủ tục hải quan  Yêu cầu về tỉ lệ nội địa hóa

CHƯƠNG 5: LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ


1. Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế
1.1. Câu lạc bộ mậu dịch ưu đãi
- Hình thức liên kết thấp nhất
- Cắt giảm thuế quan với các nước thành viên
- Tự do chọn chính sách thương mại với các nước bên ngoài
1.2. Khu vực mậu dịch tự do
- Tự do thương mại trong nội bộ
- Tự do chọn chính sách TM với bên ngoài
NAFTA: khu vực mậu dịch tự do bắc mỹ
1.3. Liên hiệp thuế quan
- Tự do thương mại trong nội bộ. Chính sách chung với bên ngoài
- Yếu tố sản xuất không tự do di chuyển trong nội bộ
1.4. Thị trường chung
- Tự do thương mại trong khối
- Chung chính sách với bên ngoài
- Tự do di chuyển yếu tố sản xuất trong nội bộ
- Thi trường chung (ví dụ EU)
1.5. Liên minh kinh tế (liên kết cao nhất)
- Thống nhất chính sách tài chính
- Thống nhất chính sách xã hội
- Tự do di chuyển ÝTSX
- Chung chính sách với bên ngoài
- Tự do thương mại trong khối

2. Lý thuyết về liên hiệp thuế quan


2.1. Tạo lập mậu dịch
2.1.1. Khái niệm
Tạo lập mậu dịch trong liên hiệp thuế quan là sự gia tăng thương mại giữa các nước thành
viên. Theo đó, sản phẩm nội địa với chi phí sản xuất cao hơn được thay thế bằng các sản
phẩm nhập khẩu tương tự có chí sản xuất thấp hơn.
Ví dụ
- Anh và Pháp trước khi hình thành cộng đồng Châu Âu: Cùng sản xuất lúa mỳ. Chi
phí sản xuất lúa mỳ tại Anh cao hơn. Anh không nhập khẩu lúa mỳ vì thuế nhập khẩu.
- Khi Anh và Pháp là thành viên của Cộng đồng Châu Âu: Anh sẽ nhập khẩu lúa mỳ
từ Pháp vì không có thuế quan.
2.1.2. Ví dụ minh họa:
Mô hình - Hàm cầu nội địa sản phẩm X : D =
- Có 3 quốc gia tham gia thị trường. – 10P + 80
Quốc gia 1 và 2 thành lập liên hiệp - Giá X tại quốc gia 2: P2=3, quốc
thuế quan. Quốc gia 3 là quốc gia gia 3: P3=3.5 usd
bên ngoài
- Quốc gia 1 nhỏ so với quốc gia 2
và 3
- Quốc gia 1 nhập khẩu sản phẩm X
- Hàm cung nội địa sản phẩm X: S =
10P – 20
 Trước khi hính thanh liên hiệp thuế quan
- Quốc gia 1 áp dụng mức thuế quan nhập khẩu T=1 usd/1 spX không phụ thuộc xuất
xứ
- Quốc gia 1 chọn nhập khẩu nhập khẩu từ quốc gia 2 với giá sau khi nhập khẩu P = P2
+ 1 = 4 usd
- Lượng cầu trong nước : Qd = 40
- Lượng cung trong nước: Qs = 20
- Lượng nhập khẩu: 20
 Sau khi hình thành liên hiệp thuế quan
- Thuế suất giữa quốc gia 1 và 2 là : T=0
- Quốc gia 1 chọn nhập khẩu nhập khẩu từ quốc gia 2 với giá sau khi nhập khẩu P = P2
= 3 usd
- Lượng cầu trong nước : Qd = 50
- Lượng cung trong nước: Qs = 10
- Lượng nhập khẩu: 40
 Tác động lên các quốc gia
- Người tiêu dùng tại quốc gia 1 được lợi
- TDTD↑: ΔCS = (a+b+c+d)
- Nhà sản xuất: thiệt hại do TDSX↓: ΔPS =( –a)
- Ngân sách: giảm : (–c)
- Quốc gia 1 được lợi (lợi ích ròng): +(b+d)
b là lợi ích nhờ tiết kiệm chi phí nội địa nhờ NK
d là lợi ích nhờ gia tăng tiêu thụ
- Quốc gia 2: gia tăng lợi ích từ việc gia tăng sản lượng xuất khẩu

2.1.3. Tác động:


- Tạo lập mậu dịch luôn giúp gia tăng lợi ích nhờ di chuyển sản xuất từ nơi có chi phí
sản xuất cao đến nơi có chi thấp
- Giúp gia tăng lợi ích của người tiêu dùng thông qua việc làm giảm giá sản phẩm
- Gia tăng lợi ích ròng cho quốc gia
- Tác động của tạo lập mậu dịch càng lớn khi thuế quan ban đầu càng cao và độ co giản
cung cầu tại quốc gia nhập khẩu càng lớn
2.2. Chuyển hướng mậu dịch
2.2.1. Định nghĩa
Chuyển hướng mậu dịch là sự thay thế NK từ một nước bên ngoài LHTQ bằng nhập khẩu từ
nước thành viên có chi phí sản xuất cao hơn
2.2.2. Ví dụ
Anh NK lúa mỳ tại Mỹ khi chưa hinh thành LHTQ với Pháp. Khi có LHTQ với Pháp thì
chuyển sang NK từ Pháp dù chi phí sx tại Pháp cao hơn. (do giá NK rẻ hơn vì không có
thuế)
2.2.3. Tác động
Chuyển hướng mậu dịch có thể mang lại lợi ích hoặc tổn thất ròng cho xã hội tùy vào từng
trường hợp.
Ví dụ minh họa
 Mô hình
- Có 3 quốc gia tham gia thị trường. Quốc gia
1 và 3 thành lập liên hiệp thuế quan. Quốc
gia 2 là quốc gia bên ngoài
- Quốc gia 1 nhỏ so với quốc gia 2 và 3
- Quốc gia 1 nhập khẩu sản phẩm X
- Hàm cung nội địa sản phẩm X: S = 10P – 20
- Hàm cầu nội địa sản phẩm X : D = – 10P +
80
- Giá X tại quốc gia 2: P2=3, quốc gia 3:
P3=3.5 usd
 Trước khi hình thành liên hiệp thuế quan
- Quốc gia 1 áp dụng mức thuế quan nhập khẩu T=1 usd/1 spX không phụ thuộc xuất
xứ
- Quốc gia 1 chọn nhập khẩu nhập khẩu từ quốc gia 2 với giá sau khi nhập khẩu P = P2
+ 1 = 4 usd
- Lượng cầu trong nước : Qd = 40
- Lượng cung trong nước: Qs = 20
- Lượng nhập khẩu: 20
 Sau khi hình thành liên hiệp thuế quan
- Thuế suất giữa quốc gia 1 và 3 là : T=0
- Quốc gia 1 chọn nhập khẩu nhập khẩu từ quốc gia 3 với giá sau khi nhập khẩu P = P3
= 3.5 usd
- Lượng cầu trong nước : Qd = 45
- Lượng cung trong nước: Qs = 15
- Lượng nhập khẩu: 30
 Tác động lên các quốc gia
- Người tiêu dùng tại quốc gia 1 được lợi
TDTD↑: ΔCS = (a+b+c+d)
- Nhà sản xuất: thiệt hại
TDSX↓: ΔPS =( –a)
- Ngân sách: giảm : –(c + e)
- Quốc gia 1 thay đổi lợi ích ròng = (b+d) - e
- Nếu b+d > e  quốc gia 1 có lợi ích ròng
- Nếu b+d <e  Quốc gia 1 bị tổn thất ròng

 TÁC ĐỘNG
- Chuyển hướng mậu dịch luôn gây ra một khoảng tổn thất do hiệu ứng chuyển hướng
từ nơi sản xuất có chi phí thấp đến nơi có chi phí cao
- Chuyển hướng mậu dịch cũng tạo ra hiệu ứng tạo lập mậu dịch và lợi ích (phần b+d)
- Chuyển hướng mậu dịch có thể gây tổn thất hoặc thu được lợi ích phụ thuộc vào độ co
giản của cung cầu tại quốc gia nhập khẩu, chênh lệch giá trong LHTQ với bên ngoài
3. Các ảnh hưởng khác của liên kết kinh tế quốc tế

Tự do thương mại làm gia tăng đối thủ cạnh


tranh, thị trường độc quyền bị đặt trong áp
lực cạnh tranh từ bên ngoài
Tăng cạnh tranh
Quốc gia bên ngoài tăng đầu tư
vào nước trong liên hiệp để
hưởng ưu đãi thuế quan
Kích thích đầu tư
Cạnh tranh thúc đẩy nghiên
cứu đổi mới kỹ thuật, tạo ra
sản phẩm mới Kích thích thay đổi kỹ thuật
Tận dụng công suất
Phát triển một tần
lớp công nhân, nhà
Tiết kiệm chi phí trên qui mô
quản lý
CHƯƠNG 6: DI CHUYỂN NGUỒN LỰC QUỐC TẾ
1. Di chuyển vốn quốc tế
Khái niệm
Di chuyển vốn quốc tế là sự di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác, nhằm
tìm kiếm lợi nhuận tối ưu hoặc các mục đích chính trị.
Các hình thức di chuyển vốn quốc tế
 Theo hình thức đầu tư
- Đầu tư trực tiếp: cấp tín dụng hay mua cổ phiếu của công ty nước ngoài, quyền kiểm
soát vốn thuộc về nhà đầu tư
- Đầu tư gián tiếp: cấp tín dụng hay mua cổ phiếu của công ty nước ngoài, quyền kiểm
soát vốn không thuộc về nhà đầu tư
 Theo thời hạn đầu tư
- Tín dụng trung hạn và dài hạn: Có thời hạn đầu tư, cho vay dài hơn 1 năm. Chủ yếu là
đầu tư trực tiếp, vốn vay nhà nước, một phần đầu tư gián tiếp.
- Tín dụng ngắn hạn: thời hạn dưới 1 năm.Chủ yếu là tín dụng thương mại và đầu tư
gián tiếp.
 Theo nguồn gốc sở hữu
- Tín dụng nhà nước: là nguồn vốn chuyển ra nước ngoài có nguồn gốc từ ngân sách
nhà nước và các tổ chức IMF, WB, ADB.... Chủ yếu là vốn vay, viện trợ, vốn ODA
- Tín dụng tư nhân: là nguồn vốn của các công ty, ngân hàng thương mại và các tổ chức
phi chính phủ…, Thực hiện dưới dạng vay tín dụng, đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp
1.1. Tác động kinh tế
 Giá trị sản phẩm cận biên của vốn (VMPK) :
- Giá trị sản phẩm cận biên của vốn là mức gia tăng GDP khi lượng vốn sử dụng tăng
thêm một đơn vị.
- Đường VMPK là đường cầu vốn. GDP là phần diện tích nằm dưới đường VMPK ứng
với lượng vốn sử dụng.
 Mô hình phân tích
- 2 quốc gia: Quốc gia 1 và quốc gia 2
- Quốc gia 1: Dư thừa vốn, cơ hội đầu tư trong nước kém
- Quốc gia 2: thiếu vốn, cơ hội đầu tư hấp dẫn
 Trước khi có di chuyển vốn quốc tế
- Giả sử tổng nguồn vốn của 2 quốc gia là OO’
- Quốc gia 1 có nguồn vốn đầu tư là OB  thu về GDP là OBMC, giá vốn = 2
- Quốc gia 2 có nguồn vốn đầu tư là O’B  thu về GDP là O’BNC’, giá vốn = 6
 Quá trình di chuyển vốn quốc tế
- Quốc gia 1 sẽ di chuyển một lượng vốn sang quốc gia 2 cho đến khi hình thành giá
vốn= 4 cân bằng ở cả 2 quốc gia
- Lượng vốn đầu tư là AB
- Vốn đầu tư tại quốc gia 1 còn lại: OB- AB = OA
- Vốn đầu tư tại quốc gia 2: O’B + AB = O’A
 GDP các nước sau khi có di chuyển vốn quốc tế
- Quốc gia 1: Tổng thu nhập thu về là OBMC + (c).
OAIC: GDP do vốn trong nước đầu tư
(a) + (b) +(c) : thu nhập do đầu tư sang quốc gia 2
(c) : thu nhập tăng thêm do đầu tư sang quốc gia 2
- Quốc gia 2: Tổng thu nhập thu về là OBNC’ + (d)
O’BNC’: GDP có được do vốn trong nước đầu tư
(d) : thu nhập tăng thêm do nhận đầu tư từ quốc gia 1
1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.1. Khái niệm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là bất kỳ hình thức cấp tín dụng hay
mua cổ phiếu, tài sản của công ty nước ngoài mà quyền kiểm soát vốn thuộc về
nhà đầu tư.
1.2.2. Tác động giống như tác động của di chuyển vốn quốc tế
1.2.3. Nguyên nhân của việc đầu tư tối đa hóa lợi nhuận và quản lý rủi ro
1.2.4. Các hình thức
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Liên doanh
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
1.2.5. Ưu điểm
- Đối với quốc gia đầu tư: tăng GNP, GNP, kiểm soát được nguồn vốn, tận dụng được
nguồn tài nguyên, tránh được hàng rào bảo hộ của nước nhận đầu tư…
- Đối với quốc gia nhận đầu tư: tăng GDP, tăng lượng cung vốn trong nền sản xuất,
tăng khả năng tiếp cận khoa học công nghệ, khai thác tốt tiềm năng sẵn có…
1.2.6. Nhược điểm
- Đối với quốc gia đầu tư: rủi ro cao nếu môi trường tại nước nhận đầu tư bất ổn
- Đối với nước nhận đầu tư: cơ cấu ngành và vùng lãnh thổ phát triển không đồng đều,
nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, chuyển giá, tiếp nhận thiết bị công nghệ lạc hậu…
2. Di chuyển lao động quốc tế
Khái niệm Di chuyển lao động quốc tế là sự di chuyển lao động từ quốc gia này sang
quốc gia khác kèm theo sự thay đổi về chỗ ở và cư trú
Nguyên nhân
- Lý do kinh tế là lý do chủ yếu: chênh lệch tiền lương, môi trường làm việc
- Lý do phi kinh tế: áp lực tôn giáo, chiến tranh, chính trị
2.1. Tác động kinh tế
Giá trị sản phẩm cận biên của lao động (VMPL) :
- Giá trị sản phẩm cận biên của lao động là mức gia tăng GDP khi lượng lao động sử
dụng tăng thêm một đơn vị.
- Đường VMPL là đường cầu lao động. GDP là phần diện tích nằm dưới đường VMPL
ứng với lượng lao động sử dụng.
Mô hình: tương tự mô hình di chuyển vốn quốc tế
- 2 quốc gia: Quốc gia 1 và quốc gia 2
- Quốc gia 1: Dư thừa lao động
- Quốc gia 2: thiếu lao động, cơ hội việc làm hấp dẫn

 Trước khi có di chuyển lao động quốc tế


- Giả sử tổng nguồn lao động của 2 quốc gia là OO’
- Quốc gia 1 có nguồn lao động làm việc là OB  thu về GDP là OBMC, giá lao động
=2
- Quốc gia 2 có nguồn lao động làm việc là O’B  thu về GDP là O’BNC’, giá lao
động = 6
 Quá trình di chuyển lao động quốc tế
- Quốc gia 1 sẽ di chuyển một lượng lao động sang quốc gia 2 cho đến khi hình thành
giá lao động cân bằng ở cả 2 quốc gia
- Lượng lao động di chuyển là AB
- Lao động còn lại tại quốc gia 1: OB- AB = OA
- Lao động tại quốc gia 2: O’B + AB = O’A
 GDP các nước sau khi có di chuyển lao động quốc tế
Quốc gia 1: Tổng thu nhập thu về là OBMC + (c).
- OAIC: GDP do lao động trong nước làm việc
- (a) + (b) +(c) : thu nhập do di chuyển lao động sang quốc gia 2
- (c) : phần gia tăng sau khi di chuyển lao động
Quốc gia 2: Tổng thu nhập thu về là O’BNC’ + (d)
- O’BMC’: GDP có được do lao động trong nước làm ra
- (d) : thu nhập tăng thêm do nhận lao động từ quốc gia 1
2.2. Tác động đến người lao động và người sử dụng lao động
 Tác động tại quốc gia 1
- Thu nhập của người lao động tăng: (e)+(b)+(c)
(e) : thu nhập tăng do giá lao động trong nước tăng
(c) +(b) : thu nhập tăng do lao động di chuyển lao động ra nước ngoài có
lương cao hơn
- Thu nhập của người sử dụng lao động giảm: (e) do giá lao động trong nước tăng,
giảm (b) do sản lượng giảm
- Thu nhập ròng tại quốc gia 1: (e)+(b)+(c) - (e)+(b) = (c)
 Tác động tại quốc gia 2
- Thu nhập của người lao động trong nước giảm:(f) do giá lao động giảm
- Thu nhập của người sử dụng lao động tăng: (f)+(d)
(f): thu nhập tăng do giá lao động trong nước giảm
(d): thu nhập tăng do chuyển một phần vốn nhàn rỗi vào hoạt động
- Thu nhập ròng tại quốc gia 2: (f)+(d) - (f) = (d)
2.3. Số liệu
- Số lao động xk hàng năm trên 20 triệu người
- Xu hướng di chuyển lao động: từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc, từ các nước đang
phát triển sang các nước phát triển.
- Trung tâm nhập khẩu lao động lớn: Mỹ; Tây Âu; Đông Bắc Á; Mỹ La tinh; Các quốc
gia xuất khẩu dầu mỏ Trung Đông, Bắc Phi; một số quốc gia Đông Nam Á..
- Các nước xuất xuất khẩu lao động: Các nước đang phát triển, Nam Á, Đông Nam Á,
Châu Phi, Mỹ La tinh..
2.4. Kết luận chương
- Di chuyển nguồn vốn quốc tế làm tăng lên lợi ích của nền kinh tế. Cả quốc gia chuyển
vốn và nhận vốn đều gia tăng thêm thu nhập.
- Di chuyển lao lao động quốc tế giúp phân phối lại lao động trong nền kinh tế. Cả quốc
gia xuất khẩu và nhập khẩu lao động đều gia tăng lợi ích. Tại quốc gia xuất khẩu thu
nhập của người lao động lao động tăng, thu nhập của người sử dụng lao động giảm và
ngược lại đối với quốc gia nhập khẩu lao động.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức di chuyển vốn ra nước ngoài mà quyền kiểm
soát vốn thuộc về nhà đầu tư. Đầu tư quốc tế chiếm tỷ trọng lớn và quan trọng nhất
trong các hính thức di chuyển vốn quốc tế.

You might also like