Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Thao Luan Hop Dong

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 20

CHƯƠNG IV

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Tài liệu tham khảo:


- Bộ luật Lao động 2012;
- Nghị định 44/2013/NĐ-CP;
- Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH;
- Nghị định 05/2015/ND-CP;
- Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH;
- Trần Hoàng Hải (chủ biên), Giáo trình Luật Lao động, Đại học Luật Tp. HCM,
2011.
- Phạm Công Trứ, “Hợp đồng lao động” trong Giáo Trình Luật Lao động Việt
Nam, Phạm Công Trứ (chủ biên).Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1999;
- Lê Thị Hoài Thu, “Hợp đồng lao động” trong Một số vấn đề lí luận và thực tiễn
về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay, Nguyễn Như Phát (chủ biên). Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội, 2003;
- Nguyễn Hữu Chí, “Hợp đồng lao động” trong Giáo trình luật lao động Việt
Nam, Lưu Bình Nhưỡng (chủ biên), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009;
- Nguyễn Hữu Chí, Pháp luật hợp đồng lao động Việt Nam – Thực trạng và phát
triển. Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội, 2003;
- Đặng Kim Chung, “Hợp đồng lao động và tình hình thực hiện tại các doanh
nghiệp”/Tạp chí Lao động và Xã hội số 161/2000;
- Đào Thị Hằng, “Mấy ý kiến về hợp đồng lao động vô hiệu”/Tạp chí Luật học
số 5/1999;
- Lưu Bình Nhưỡng, “Mấy ý kiến xung quanh việc thụ lý, giải quyết tranh chấp
lao động có liên quan tới hợp đồng lao động”/Tạp chí Tòa án nhân dân số
6/2004;
- Đinh Thị Chiến, “Bàn về trợ cấp thôi việc theo luật lao động Việt Nam”/Tạp
chí khoa học pháp lý số 3/2005.

I. LÝ THUYẾT
1. Tại sao nói hợp đồng lao động là căn cứ pháp lý để xác lập nên quan hệ lao
động làm công ăn lương.
2. Anh (chị) hãy lý giải tại sao việc thực hiện hợp đồng lao động phải do chính
người lao động giao kết hợp đồng thực hiện.
3. So sánh hợp đồng lao động với hợp đồng dịch vụ.
4. Bình luận các quy định pháp luật hiện hành về loại hợp đồng lao động.
5. So sánh trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thất nghiệp.
1
II. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
1. Tình huống số 1
Nguyên đơn: ông Lê Minh Quân, sinh năm 1976.
Địa chỉ: 26 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TPHCM.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Luật sư Nguyễn
Văn A -Luật sư văn phòng luật sư Việt Hòa – Đoàn luật sư TPHCM.
Bị đơn: Công ty TNHH Wartsila Việt Nam
Địa chỉ: 20 Hàm Nghi, Quận 1, TP.HCM.
Người đại diện hợp pháp: Bà Lê Thị Huyền, đại diện theo văn bản ủy quyền ngày
6/1/2015 của Tổng giám đốc.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: Luật sư Nguyễn Tấn H - Luật sư
văn phòng luật sư Lê Thị Huyền- Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh.
Ông Lê Minh Quân – nguyên đơn trình bày như sau:
Ông làm việc tại công ty TNHH Wartsila Việt Nam từ ngày 21/7/1999 và đã ký kết
HĐLĐ không xác định thời hạn 2009/03-HĐLĐ ngày 3/2/2009 với chức danh là giám
đốc dịch vụ. Tiếp theo, ngày 1/7/2015 hai bên ký kết phụ lục hợp đồng lao động số
01-07-2015/13-ANEX xác định mức thu nhập của ông Quân là 2.650 USD/tháng bao
gồm lương và trợ cấp với chức danh Giám đốc dịch vụ. Ngày 7/3/2017, công ty thông
báo đề nghị thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ vì lý do hoạt động kinh doanh khó khăn
nhưng ông không đồng ý. Ngày 2/5/2017, công ty ban hành QĐ số 001/2014 chấm
dứt HĐLĐ với lý do khó khăn kinh tế buộc ông phải bàn giao công việc và rời khỏi
nhiệm sở. để không ảnh hưởng đến công ty ông đã bàn giao công việc nhưng ghi rõ ý
kiến là không đồng ý với việc giải quyết cho nghỉ việc của công ty trong biên bản bàn
giao.
Ông khẳng định việc công ty cho ông nghỉ việc là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái
pháp luật bởi vì công ty không gặp khó khăn nào về kinh tế, thực tế tình hình hoạt
động của công ty vẫn bình thường. Theo sơ đồ tổ chức công ty áp dụng từ ngày
3/5/2017, công ty vẫn có chức danh Giám đốc dịch vụ.
Ông Quân yêu cầu khởi kiện buộc công ty TNHH Wartsila Việt Nam:
- Tuyên bố việc Công ty quyết định chấm dứt HĐLĐ với ông là trái pháp luật và
phải nhận ông trở lại làm việc theo HĐLĐ đã ký.
- Công ty có trách nhiệm thanh toán tiền lương và các chế độ theo quy định cho
ông đầy đủ tính đến ngày ông trở lại làm việc và phục hồi mọi quyền lợi và chế độ
cho ông như HĐLĐ đã ký từ ngày 2/5/2017 đến ngày xét xử.
- Bồi thường cho ông ít nhất 2 tháng tiền lương theo HĐLĐ.
- Trong trường hợp công ty không nhận ông trở lại làm việc thì ông chỉ đồng ý
thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ nếu ngoài chế độ theo quy định thì công ty phải hỗ trợ
thêm cho ông 18 tháng tiền lương theo mức lương của HĐLĐ.

2
- Bồi thường cho ông 1 khoản tiền vì lý do công ty chấm dứt HĐ không thong
báo trước 45 ngày cho ông Quân.
Bà Lê Thị Huyền - đại diện của bị đơn trình bày như sau.
Đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, công ty có ý kiến như sau:
- Do ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu và việc công ty Wartsila
Việt Nam đã kinh doanh thua lỗ trong nhiều năm liền, ngày 29/1/2017, Tập đoàn
Wartsila trụ sở chính tại Phần Lan đã ban hành thông báo về kế hoạch sắp xếp lại cơ
cấu tổ chức của tập đoàn trên toàn cầu trong đó có công ty Wartsila Việt Nam. Theo
thông báo này, Tập đoàn Wartsila sẽ ngay lập tức thu hẹp hoạt động sản xuất kinh
doanh đến mức thấp nhất và tiến tới đánh giá việc chấm dứt hoạt động của công ty
Wartsila Việt Nam vào cuối năm 2017. Thông báo về kế hoạch sắp xếp lại cơ cấu tổ
chức của tập đoàn trên toàn cầu trong đó công ty Wartsila Việt Nam đã được phổ biến
cho toàn thể nhân viên công ty Wartsila Việt Nam vào ngày 7/02/2017. Theo kế hoạch
này, nhân sự của công ty Wartsila Việt Nam trong giai đoạn sau thu hẹp hoạt động chỉ
còn có 4 chức danh: Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Đại diện bán hàng và Kỹ sư dịch
vụ. Theo kế hoạch, Tổng giám đốc đương nhiệm cũng sẽ bị giảm biên sau ngày
1/9/2017. Căn cứ vào kế hoạch của tập đoàn Wartsila, Công ty Wartsila Việt Nam đã
làm thủ tục cho NLĐ nghỉ việc căn cứ vào khoản 10 điều 36 BLLĐ 2012 “NSDLĐ
cho NLĐ thôi việc vì lý do kinh tế”. Công ty cũng đã làm đầy đủ các thủ tục theo quy
định của pháp luật VN về giải quyết chế độ nghỉ việc cho NLĐ. Cụ thể:
Ngày 7/3/2017, Công ty Wartsila Việt Nam đã có cuộc họp toàn thể với NLĐ (vì
công ty không có tổ chức công đoàn) để thông báo danh sách giảm biên chế, chế độ
của nhân viên bị giảm biên được hưởng cũng như chế độ hỗ trợ của công ty và các
cuộc họp riêng với các nhân viên bị giảm biên chế để giải thích thêm.
Trên cơ sở các thỏa thuận với NLĐ, Công ty lập bản liệt kê kết thúc quá trình làm
việc trong đó có ghi rõ quá trình làm việc, các chế độ được hưởng của NLĐ khi chấm
dứt HĐLĐ vào ngày 2/5/2017. Các chế độ nghỉ việc của NLĐ được công ty thanh
toán bằng chuyển khoản vào tài khoản của NLĐ trong tháng 5/2014, trong đó có cả
chế độ của ông Lê Minh Quân với số tiền là 727.412.352 đồng sau khi đã trừ thuế thu
nhập cá nhân.
Công ty không vi phạm quy định báo trước 45 ngày cho NLĐ vì trên thực tế ngày
7/3/2017, ông Quân có nhận được thông báo chấm dứt HĐLĐ với nội dung “Thỏa
thuận chấm dứt HĐLĐ với công ty Wartsila VN trong kế hoạch giảm biên”. Đến ngày
3/5/2017, công ty Wartsila Việt Nam ra Quyết định chấm HĐLĐ là hơn 45 ngày.
Mọi chế độ nghỉ việc cũng như quá trình giải quyết cho NLĐ nghỉ việc Công ty
đã tuân thủ đầy đủ các quy định của Pháp luật Việt Nam. Nên việc ông Quân yêu cầu
Công ty nhận ông Quân trở lại làm việc là không có cơ sở và không thể thực hiện
được. Công ty đã vận dụng các quy định của pháp luật VN và khả năng của công ty
Wartsila Việt Nam để giải quyết chế độ nghỉ việc một cách có lợi nhất cho NLĐ như
giải quyết chế độ nghỉ phép năm 2017, tiền thưởng lương tháng thứ 13 theo tỷ lệ số
tháng đã làm việc, hỗ trợ thêm 3 tháng lương…..Công ty đã thanh toán đầy đủ các chế
độ trợ cấp thôi việc và có thêm một số hỗ trợ khác ngoài quy định của pháp luật VN
cho ông Quân.

3
Yêu cầu: Với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn
và bị đơn, bạn hãy chuẩn bị bài luận cứ để bảo vệ cho thân chủ của mình.
2. Tình huống số 21: Tranh chấp giữa ông Ngô Thắng (nguyên đơn) và Công
ty TNHH Liên doanh T (“Công ty T”) (bị đơn)
 Trình bày của nguyên đơn
Sau thời gian thử việc 02 tháng, ông Thắng đã ký HĐLĐ số 12/HĐLĐ-T./2015
với Công ty T, thời hạn của HĐLĐ là 02 năm, kể từ ngày 27/12/2015, chức danh Giám
đốc bán hàng khu vực Miền Bắc, mức lương chính là 15.000.000 đồng/tháng. Cùng
ngày, 27/11/2015, Công ty T đã bổ sung phụ lục HĐLĐ số 12/HĐLĐ-T./2015 quy định
khoản trợ cấp là 14.640.000 đồng/tháng. Theo giải thích của Công ty T, mức lương ghi
như vậy là để giảm các khoản chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp… Ngoài việc trả trả lương không đầy đủ, Công ty T cũng chưa đóng bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế cho ông Thắng.
Ngày 20/2/2017, Tổng Giám đốc có quyết định bổ nhiệm ông Thắng giữ chức
vụ Giám đốc huấn luyện và kiểm soát toàn quốc, quyền lợi khác vẫn không thay đổi.
Ngày 3/5/2017, Công ty T ra quyết định tái cấu trúc Công ty nhằm giải thể bộ phận
hành chính bán hàng và bộ phận đào tạo huấn luyện kinh doanh, đồng thời phân cho
ông Thắng vị trí quản lý vùng – khối bán hàng GT khu vực Mê – Kông và đưa ông
Thắng đi đào tạo những kỹ năng làm việc trong phòng kinh doanh từ ngày 09/5/2017
đến ngày 08/6/2017 tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Ông Thắng rất bức xúc đã gửi email đề nghị người có thẩm quyền cho biết chi
tiết về nội dung và chế độ đào tạo nhưng đến nay vẫn không nhận được phản hồi. Kể
từ ngày nhận được quyết định điều động đi học đến nay, ông Thắng đến làm việc tại
Công ty và không được giao bất kỳ công việc gì thuộc về chuyên môn và trách nhiệm
của ông Thắng nữa.
Nay ông Thắng yêu cầu Công ty T phải sắp xếp cho ông đúng với chức danh
Giám đốc bán hàng khu vực miền Bắc.
 Trình bày của bị đơn
Công ty T thừa nhận đã có ký HĐLĐ và phụ lục HĐLĐ như trình bày của ông
Thắng.
Đến ngày 20/2/2017, Công ty ra quyết định số 03/QĐ-TDCT-T...17 về việc thay
đổi chức danh nhân sự là Giám đốc huấn luyện và kiểm soát đối với ông Thắng. Do
tình hình kinh tế khó khăn và căn cứ vào Điều …..của BLLĐ, ngày 3/5/2017, Công ty
T ra quyết định số 24/QĐ-T..17 về việc tái cấu trúc Công ty là sáp nhập và giải thể bộ
phận hành chính bán hàng và bộ phận đào tạo huấn luyện kinh doanh có nội dung như
sau:
Điều 1: Công ty sẽ sáp nhập, giải thể và sắp xếp lại nhân sự cho phù
hợp với tính hình kinh doanh hiện tại ở những bộ phận sau:
1. Bộ phận hành chính bán hàng
2. Bộ phận đào tạo huấn luyện kinh doanh.

1
Tham khảo: Bản án số 08//LĐ-ST của Tòa án nhân dân Quận 7, Tp.HCM V/v Tranh chấp hợp đồng lao động.
4
Điều 2: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định, phòng hành
chính nhân sự và các bộ phận có liên quan có trách nhiệm đào tạo
những nhân viên thuộc Bộ phận hành chính bán hàng, Bộ phận đào tạo
huấn luyện kinh doanh để điều chuyển nhân sự của hai bộ phận trên
sang những bộ phận khác trong Công ty theo tình hình sử dụng nhân lực
hiện tại.
Ngày 4/5/2017, Công ty ra quyết định số 25/QĐ-T..17 và quyết định số 27/QĐ-
T...17 cử 05 cán bộ nhân viên đi đào tạo để tiếp tục sử dụng những cán bộ nhân viên
này vào vị trí công tác mới trong đó có ông Thắng, trong thời gian đào tạo mức lương
và các khoản trợ cấp không thay đổi. Tất cả cán bộ nhân viên khác đều chấp hành
quyết định, riêng ông Thắng không thực hiện.
Ngày 4/6/2017, sau khi hết thời gian đào tạo, Tổng Giám đốc Công ty ra quyết
định số 001/2017/QĐ-DCCT bổ nhiệm ông Thắng đảm nhiệm chức vụ Quản lý kinh
doanh vùng mức lương không thay đổi theo HĐLĐ nhưng ông Thắng không chấp
nhận. Đến ngày 23/6/2017, Công ty T ra quyết định số 34/QĐ-T...17 yêu cầu ông
Thắng nhận nhiệm vụ nhưng ông Thắng không đồng ý mà buộc Công ty vẫn để chức
vụ Giám đốc huấn luyện đào tạo.
Yêu cầu:
- Một nhóm đưa ra lập luận bảo vệ ông Thắng
- Một nhóm đưa ra lập luận bảo vệ công ty
- Một nhóm đưa ra quan điểm về việc giải quyết tranh chấp.

3. Tình huống số 3:
1. Nguyên đơn: Ông Lê Thắng
Địa chỉ: 40 Bạch Đằng, Phường 04, Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh;
2. Bị đơn: Công ty TNHH Truyền thông và giải trí Sáng Tạo
Địa chỉ: 12 Bùi đình Túy, Phường 05, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
Người đại diện hợp pháp của bị đơn: ông Đặng Hoàng Bảo, trú tại 30 Lâm Văn
Bền, phường Tân Kiểng, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh và ông Trần Trung Trực, trú
tại: 240 Trần Hưng Đạo, Phường 02, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh là người đại
diện theo uỷ quyền của bị đơn (Giấy uỷ quyền số 102017/UQ-ĐQ ngày 01/6/2017).
3. Những người tham gia tố tụng khác:
Người làm chứng:
Ông Đỗ Văn Bửu Điền
Địa chỉ: 100 Nguyễn Hữu cầu, Phường 03, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí
Minh.
Ông Nguyễn Quốc Toản:
Địa chỉ: Cư xá 307, đường Điện Biên Phủ, Phường 25, quận Bình Thạnh, thành
phố Hồ Chí Minh.

5
Theo đơn khởi kiện ngày 09/5/2017, Đơn sửa đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện
ngày 12/7/2017, Đơn sửa đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện ngày 11/8/2017, các bản tự
khai và các biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ,
nguyên đơn- ông Lê Thắng trình bày:
Ông được tuyển dụng vào làm việc cho công ty TNHH truyền thông và giải trí
Sáng Tạo (dưới đây gọi tắt là Công ty Sáng Tạo) và bắt đầu thử việc từ ngày
13/02/2017 theo thư mời nhận việc đề ngày 20/12/2016.
Trong quá trình làm việc, ông thấy có nhiều bất cập trong việc xác định tiền
lương thử việc, chi trả lương ngoài giờ và đóng bảo hiểm bắt buộc tại công ty Sáng
Tạo, ông có yêu cầu công ty cung cấp cho ông các nội quy, quy định, các chính sách
của công ty về lao động, tiền lương, các quy định về trả lương làm việc ngoài giờ, chi
tiết chấm công hàng tháng để tham khảo nhưng công ty không chấp nhận.
Theo quy định của pháp luật lao động thì: “Tiền lương trong thời gian thử việc do
hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó”, tuy
nhiên công ty TNHH truyền thông và giải trí Sáng Tạo lại xác định tiền lương trong
thời gian thử việc của ông bằng 85% của thu nhập chính thức sau thuế (thu nhập sau
thuế sau thời gian thử việc) 30.000.000 đồng, như vậy không phù hợp với quy định
của pháp luật.
Ngoài ra, pháp luật có quy định: “Đối với người lao động không thuộc đối
tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất
nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách
nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động
tương đương mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất
nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định”, nhưng Công ty Sáng Tạo không
chi trả cho ông khoản tiền này.
Theo quy định của pháp luật, làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài
giờ làm việc bình thường theo quy định trong pháp luật, thoả ước lao động tập thể
hoặc theo nội quy lao động. Người lao động làm thêm giờ được trả lương làm thêm
giờ theo quy định. Theo thoả thuận trong thư mời nhận việc, thời giờ làm việc từ thứ
hai đến thứ sáu hàng tuần, bắt đầu từ 8g30 đến 12g00, chiều từ 13g đến 17g30. Ngoài
ra, do tính chất công việc, ông phải đáp ứng một số yêu cầu công tác đặc biệt theo
tiến độ dự án hoặc khi nhận được yêu cầu từ phía người quản lý trực tiếp. Vì vậy, ông
yêu cầu công ty Sáng Tạo cung cấp bảng chấm công để xác định thời gian làm việc
ngoài giờ và trả lương ngoài giờ cho ông nếu công ty trả lương cho ông theo hình
thức trả lương theo thời gian là hoàn toàn phù hợp nhưng không được đáp ứng.
Vì quyền và lợi ích hợp pháp về tiền lương của ông bị xâm phạm, do đó ông đã
quyết định hủy bỏ thỏa thuận thử việc với Công ty Sáng Tạo kể từ ngày 01/04/2017.
Nay ông khởi kiện yêu cầu Công ty Sáng Tạo phải có nghĩa vụ:
Thứ nhất: Yêu cầu Công ty Sáng Tạo trả cho ông tiền lương còn thiếu là
18.489.000 đồng. Theo ông Thắng:
+ Bị đơn trả lương cho ông số tiền 25.500.000 đồng/ tháng bằng 85% của số
tiền lương chính thức sau thời gian thử việc 30.000.000 đồng theo quy định trong Thư
mời nhận việc là không đúng mà tiền lương thử việc của ông phải được xác định là
6
30.000.000 đồng/tháng sau khi đã trừ thuế thu nhập cá nhân. Vì theo quy định của Bộ
luật lao động lương thử việc ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc ông
đang làm, mức lương phải dựa vào thang lương, bảng lương nhưng tại thời điểm ông
đang làm thì Công ty Sáng Tạo không có thang lương, bảng lương nên phải xác định
tiền lương thử việc của ông trước thuế là 30.000.000 đồng/ tháng. Theo đó, tiền lương
trước thuế là 33.333.333 đồng vì thuế thu nhập người lao động phải nộp là 10%.
+ Bên cạnh đó, Công ty Sáng Tạo xác định hình thức trả lương cho ông theo
thời gian là không đúng mà phải trả lương theo hình thức khoán. Vì theo thoả thuận
tại Thư mời nhận việc, thời giờ làm việc từ thứ hai đến thứ sáu, sáng bắt đầu từ 8g30
đến 12 giờ, chiều từ 13g đến 17g30, ông thường xuyên làm việc ngoài giờ nhưng theo
bảng chấm công và lương ông thực nhận từ công ty thì ông không được trả lương
ngoài giờ. Tại buổi phỏng vấn ông, ông và Công ty Sáng Tạo đã thống nhất với nhau
về việc trả lương theo hình thức khoán, điều này phù hợp với quy định tại mục 15 của
Thư mời nhận việc “trong tháng đầu tiên công ty sẽ đơn phương chấm dứt nếu anh
không đạt được hiệu quả công việc hoặc mức độ không hoàn thành công việc từ 20%
trở lên…” nhưng trong Thư mời nhận việc lại không ghi hình thức trả lương. Do
không được trả lương ngoài giờ và Thư mời nhận việc không ghi hình thức trả lương
nên ông đề nghị Hội đồng xét xử công nhận hình thức trả lương mà Công ty Điền
Quân áp dụng trả lương cho ông là hình thức khoán.
Từ những cơ sở trên, ông Thắng yêu cầu xác định lại thu nhập trước thuế của
ông là:
Tháng 2 : (33.333.333 đồng + 120.000 đồng) = 33.453.333 đồng
Tháng 3: (33.333.333 đồng + 230.000 đồng) = 33.563.333 đồng
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo mức tiền lương đã được xác định lại:
Tháng 2: 33.453.333 đồng x 10% = 3.345.333 đồng
Tháng 3: 33.563.333 đồng x 10% = 3.356.333 đồng
Thu nhập sau thuế của ông theo mức tiền lương đã được xác định lại:
Tháng 2: 33.453.333 đồng – 3.345.333 đồng = 30.108.000 đồng
Tháng 3: 33.563.333 đồng – 3.356.333 đồng = 30.207.000 đồng
Theo phiếu lương tháng 2 và tháng 3, bị đơn đã chi trả cho ông (sau thuế):
Tháng 2: 16.142.000 đồng
Tháng 3: 25.684.000 đồng
Thuế thu nhập cá nhân bị đơn đã khấu trừ từ tiền lương của ông:
Tháng 2: 515.800 đồng
Tháng 3: 2.108.600 đồng
Tiền lương (sau thuế) bị đơn phải chi trả bổ sung cho ông 18.489.000 đồng, trong
đó:
Tháng 2: 30.108.000 đồng – 16.142.000 đồng = 13.966.000 đồng
Tháng 3: 30.207.000 đồng – 25.684.000 đồng = 4.523.000 đồng

7
- Thứ hai, yêu cầu Công ty Sáng Tạo trả cho ông Thắng số tiền bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cùng kỳ với kỳ trả lương tháng 02 và 3/2017 (sau
thuế) theo quy định tại khoản 3 Điều 186 Bộ luật Lao động, tương đương 5.324.000
đồng/tháng, sau khi đã trừ thuế thu nhập số tiền này là 9.583.000 đồng, cụ thể:
Thuế thu nhập: 5.324.000 x 10% = 532.400 đồng /tháng
Tháng 2: 5.324.000 đồng – 532.400 đồng (thuế thu nhập) = 4.791.600 đồng
Tháng 3: 5.324.000 đồng – 532.400 đồng (thuế thu nhập) = 4.791.600 đồng
- Thứ ba, Đề nghị Công ty Sáng Tạo phải trả thêm tiền lãi chậm trả trên tổng số
tiền 28.072.200 đồng, từ ngày 01/04/2017 đến ngày xét xử sơ thẩm (27/09/2017),
theo mức lãi suất do pháp luật quy định (10%/năm – tạm tính) là 1.384.521 đồng, chi
tiết như sau:
Từ 01/04/2017 – 27/09/2017: 180 ngày (30 + 31 + 30 + 31 + 31 + 27);
Lãi suất chậm trả 10%/năm, lãi suất 1 ngày: 0.0274% (10% ÷ 365 ngày)
Tổng số tiền lãi chậm trả : 0.0274% x 180 x 28.072.200 đồng = 1.384.521 đồng.
Tại bản tự khai, bản trình bày ý kiến và các biên bản phiên họp kiểm tra việc giao
nộp, tiếp cận công khai chứng cứ, ông Đặng Hoàng Bảo và ông Trần Trung Trực là
đại diện của bị đơn trình bày:
Trong suốt thời gian thử việc của ông Thắng từ ngày 13/02//2017 đến ngày
31/3/2017, công ty Sáng Tạo đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ trả lương cho ông Thắng
với tổng số tiền là 41.826.600 đồng (sau khi đã trừ thuế thu nhập cá nhân). Chứng từ
khấu trừ thuế cũng đã được công ty gửi tới địa chỉ nhà ông Thắng ngày 10/4/2017.
Công ty Sáng Tạo không đồng ý với các yêu cầu khởi kiện của ông Lê Thắng vì
Công ty đã thanh toán đủ tiền lương cho ông Thắng theo quy định của pháp luật và đã
gửi Chứng từ khấu trừ thuế và thư xác nhận thu nhập đầy đủ cho ôngThắng.
Tại bản tự khai ngày 08/9/2017, người làm chứng- Ông Đỗ Văn Bửu Điền trình
bày: Theo yêu cầu làm chứng của ông Thắng, ông có ý kiến như sau:
Thời gian ông phỏng vấn trực tiếp ông Thắng là ngày 15/12/2016, ông có ghi lại
đánh giá và kết quả phỏng vấn như trong danh sách phỏng vấn (danh sách phỏng vấn
đính kèm nộp Toà án). Tất cả thông tin trao đổi khi phỏng vấn ông đều chuyển cho bộ
phận nhân sự công ty và đều được thể hiện như trong thư mời nhận việc. Yêu cầu Toà
án và các bên có liên quan căn cứ vào Thư mời nhận việc để xử lý vụ án. Do bận công
việc nên ông xin vắng mặt tham gia tố tụng, ông cam kết bản tự khai của ông là hoàn
toàn đúng sự thực, nếu gian dối và sai trái ông xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Ông cam kết giữ nguyên lời khai trên và không có ý kiến bất kỳ nào khác.
Tại bản tự khai ngày 08/9/2017, người làm chứng- Ông Nguyễn Quốc Toản trình
bày: Theo yêu cầu làm chứng của ông Thắng, ông có ý kiến như sau:
Ông không tham gia trực tiếp phỏng vấn ông Thắng, việc ký vào thư mời nhận
việc là theo thủ tục của công ty và dựa trên báo cáo của Phòng hành chính nhân sự.
Ông yêu cầu Toà án và các bên có liên quan căn cứ vào Thư mời nhận việc để xử lý
vụ án. Do bận công việc nên ông xin vắng mặt tham gia tố tụng, ông cam kết bản tự
khai của ông là hoàn toàn đúng sự thực, nếu gian dối và sai trái ông xin chịu trách

8
nhiệm trước pháp luật. Ông cam kết giữ nguyên lời khai trên và không có ý kiến bất
kỳ nào khác.
Hỏi:
(1) Thư mời nhận việc có được xem là hợp đồng thử việc không? Gỉai thích?
(2) Với tư cách là luật sư của nguyên đơn, bị đơn, hãy bảo vệ quyền lợi cho thân
chủ.

4. Tình huống số 4:
Nguyên đơn: Ông Trần Văn Thanh
Địa chỉ: 87 đường Trường Sơn, phường Sơn Kỳ, Quận Tân Phú, TP. HCM
Bị đơn: Trung tâm dạy nghề Quận X.
Trụ sở: Số 4, Vạn Kiếp, quận X, TP.HCM.
Người đại diện hợp pháp của bị đơn: ông Nguyễn Văn Kiệm, địa chỉ: 35/5
đường Lê Trọng Tấn, quận Tân Bình, TP.HCM; là người đại diện theo ủy quyền (văn
bản ủy quyền số 64/QĐ-TTDN ngày 30/3/2016).
Nguyên đơn trình bày: Tháng 11/2013, ông Thanh được nhận vào làm việc tại
Trung tâm dạy nghề quận X (sau đây viết tắt là TTDN), ông Thanh và TTDN đã ký
lien tiếp 04 HĐLĐ xác định thời hạn 12 tháng từ ngày 1/11/2013 đến ngày
31/12/2017, công việc của ông Thanh là nhân viên bảo vệ. HĐLĐ đầu tiên mức lương
của ông Thanh là 1.400.000 đồng/tháng, HĐLĐ thứ 2 mức lương là 1.600.000
đồng/tháng, hai HĐLĐ tiếp theo mức lương là 1.800.000 đồng/tháng.
Sau ngày 31/12/2017 (ngày kết thúc HĐLĐ thứ 4), ông Thanh vẫn đi làm bình
thường. Đến ngày 28/1/2018, TTDN mới thông báo cho ông Thanh biết là HĐLĐ đã
hết hạn từ ngày 31/12/2017 và TTDN không tiếp tục ký HĐLĐ với ông Thanh nữa,
đồng thời giao QĐ số 41/QĐ-TTDN ngày 28/1/2018 về việc chấm dứt HĐLĐ với ông
Thanh.
TTDN đã có những vi phạm trong quá trình ký kết và thực hiện HĐLĐ. Mức
lương theo HĐLĐ thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.
Trong quá trình làm việc tại TTDN, ông Thanh không có vi phạm kỷ luật và
không bị xử lý KLLĐ nên việc TTDN chấm dứt HĐLĐ đối với ông Thanh là trái
pháp luật. Do đó, ông Thanh có các yêu cầu đối với TTDN như sau:
- Hủy bỏ QĐ số 41/QĐ-TTDN ngày 28/1/2018 của Trung tâm dạy nghề về việc
chấm dứt HĐLĐ đối với ông Thanh.
- Buộc TTDN phải thanh toán tiền chênh lệch lương so với lương tối thiểu do
Chính phủ quy định.
- Buộc Trung tâm dạy nghề phải trả các khoản tiền do đơn phương chấm dứt
HĐLĐ trái pháp luật, cụ thể:
 Tiền lương trong những ngày ông Thanh không được làm việc là 05 tháng
cộng với 02 tháng tiền lương là 07 tháng;

9
 Trả tiền do vi phạm thời hạn báo trước đối với HĐLĐ không xác định thời
hạn là 45 ngày.
Đại diện bị đơn ông Nguyễn Văn Kiệm trình bày:
Ông Thanh tái ký HĐLĐ với TTDN, công việc làm bảo vệ thời hạn đến hết ngày
31/12/2017 nhưng trong quá trình làm nhiệm vụ, ông Thanh thường xuyên bỏ vị trí
gác. Tổ bảo vệ đã họp và nhắc nhở ông Thanh nhiều lần nhưng ông Thanh không
những chậm khắc phục mà còn vi phạm nhiều hơn, do đó các nhân viên bảo vệ khác
đã có ý kiến và yêu cầu ban giám đốc giải quyết.
Sau đó lãnh đạo trung tâm dạy nghề đã họp và đi dến thống nhất không ký tiếp
HĐ với ông Thanh trong năm 2018 và giao cho phòng Hành chính - Tổ chức thực
hiện thủ tục chấm dứt HĐLĐ đối với ông Thanh theo đúng quy định pháp luật. Theo
đó ngày 28/11/2017, giám đốc đã ký thong báo số 319/TB-TTDN về việc không ký
lại HĐLĐ đối với nhân viên bảo vệ ông Thanh. Sau khi nhận được thong báo, ông
Thanh biết mình sẽ bị chấm dứt HĐLĐ nên đã viết cam kết ngày 5/1/2018 hứa khắc
phục những thiếu sót với mong muốn được tiếp tục làm việc trong năm 2015. Tuy
nhiên, lãnh đạo trung tâm đã quyết định và ban hành QĐ số 41/QĐ-TTDN ngày
28/01/2018 về việc chấm dứt HĐLĐ đối với ông Thanh.
Như vậy, căn cứ điểm a,b khoản 1 điều 38 BLLĐ 2012, Trung tâm dạy nghề đã
thực hiện đúng quy định của pháp luật về chấm dứt HĐLĐ. Vì vậy các yêu cầu của
ông Thanh sẽ không được chấp thuận.
Yêu cầu:
(1) Hãy chuẩn bị bài luận cứ của mình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
nguyên đơn và bị đơn.
CHƯƠNG VI
THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

I. CÂU HỎI LÝ THUYẾT


1. Hãy giải thích ngắn gọn các câu hỏi sau:
1.1. Người sử dụng lao động có vi phạm pháp luật hay không khi quy định
thời giờ làm việc tiêu chuẩn của người lao động trong một ngày là 12
giờ?
1.2. Nếu người lao động đồng ý, người sử dụng lao động có quyền sử dụng
người lao động làm thêm giờ vượt mức 300 giờ/ năm hay không?
1.3. Người lao động làm việc trên 8 giờ/ngày có được xem là làm thêm giờ
không?
1.4. Người sử dụng lao động có bắt buộc phải bố trí cho người lao động nghỉ
ít nhất một ngày cố định trong tuần trong tuần hay không?
2. Phân tích những biểu hiện của nguyên tắc bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp
của NSDLĐ trong các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi.

10
3. Phân tích những biểu hiện của nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh
tế với chính sách xã hội trong các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi.
4. Phân tích cơ sở xây dựng và ý nghĩa của các quy định về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi.
5. Đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về thời giờ làm thêm
giờ?
6. Đánh giá thực trạng thực hiện chế độ nghỉ hàng năm của NSDLĐ?

II. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG


1. Tình huống 1:
Chị B làm việc trong điều kiện lao động bình thường, với thâm niên làm việc tính đến
ngày 31/12/2017 là 11 năm 9 tháng. Hãy tính số ngày nghỉ hàng năm của chị B trong
năm 2017?

2. Tình huống 2:
Ông A là người làm việc theo hợp đồng lao động tại Doanh nghiệp Z. Ông có quá trình
công tác như sau:

 Từ 1/1/1980 đến 31/12/1992 : làm việc tại Xí nghiệp quốc doanh X;


 Từ 1/1/1992 đến 31/12/1999 : làm việc tại Doanh nghiệp tư nhân Y;
 Từ 1/1/2000 trở đi : làm việc tại Doanh nghiệp Z.

Hãy xác định số ngày nghỉ phép của ông A trong năm 2017. Biết rằng:
 Ông A làm việc trong điều kiện lao động bình thường;
 Trong năm 2017, ông đã nghỉ ốm 4 tháng.

3. Tình huống 3: Tư vấn xây dựng phần TGLV-TGNN trong NQLĐ sau:
Điều x. Thời gian làm việc và thời gian nghỉ giải lao
Thời gian làm việc không vượt quá 48 giờ một tuần. Thời gian biểu làm việc của
người lao động sẽ được công bố hàng năm và thông báo cho tất cả người lao động
trong Công ty.
Hiện tại, thời gian làm việc của Công ty được quy định như sau:

11
Thời Gian Làm Việc Theo Ca

Thời gian biểu làm việc Giờ làm việc Giờ nghỉ giải lao
theo tuần

Tổng số ngày làm việc Ca ngày: Mỗi ca làm việc bao gồm
trong 2 tuần liên tiếp: 7 3 lần nghỉ giải lao do
ngày. Trong đó: trưởng ca sắp xếp. Trong
6.00 – 18.00 đó:

Tuần thứ nhất: 4 ngày


Ca đêm:
làm việc, 3 ngày nghỉ; Lần nghỉ thứ nhất: 15
phút;
18.00 – 6.00
Tuần thứ hai: 3 ngày
làm việc, 4 ngày nghỉ. Lần nghỉ thứ hai: 30
phút;

Tổng số ngày làm việc


trong một tháng: 14–15 Lần nghỉ thứ ba: 15
ngày. phút.

Thời Gian Làm Việc Bình Thường (Không Theo Ca)

Ngày làm việc bình Giờ làm việc Giờ nghỉ


thường

Thứ Hai đến Thứ Sáu 8.00 – 17.00 12.00 – 13.00

Điều (x+1). Thời giờ làm thêm giờ (chỉ áp dụng cho công nhân làm việc theo ca)
1. Thời giờ làm thêm giờ được hiểu là thời gian làm việc theo yêu cầu của người
sử dụng lao động vượt quá mức 48 giờ/tuần. Đối với công nhân làm việc theo
ca, thời giờ làm thêm giờ có thể bao gồm các ca làm thêm có độ dài lên đến 12
giờ với điều kiện là công nhân sẽ không bị yêu cầu làm thêm quá 2 ca trong một
tuần …
Điều y. Nghỉ Hàng Năm
1. Công ty quy định thời gian nghỉ hàng năm có hưởng lương cho Người Lao Động
có đủ 12 tháng làm việc trong một năm dương lịch, tính từ đầu năm như sau:

Từ năm làm việc thứ nhất đến năm thứ ba 14 ngày làm việc

Từ năm làm việc thứ tư đến năm thứ bảy 16 ngày làm việc

12
Từ năm làm việc thứ tám trở lên 20 ngày làm việc

2. Ngay khi vào làm việc, tất cả người lao động mới được tuyển dụng có thể nghỉ
hàng năm theo tỷ lệ tương ứng với thời gian làm việc trong năm đó. Tuy nhiên,
Công ty rất khuyến khích những người lao động như vậy hạn chế nghỉ hàng
năm trong 3 tháng làm việc đầu tiên để tập trung cho việc hòa nhập với môi
trường làm việc.
3. Công ty không cho phép chuyển ngày nghỉ hàng năm của năm này sang năm
khác. Những ngày chưa nghỉ hàng năm của mỗi năm sẽ bị mất vào cuối năm
dương lịch đó. Người lao động sẽ không được trả lương cho những ngày chưa
nghỉ hàng năm, trừ trường hợp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tự chấm
dứt hợp đồng lao động mà chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm tính đến ngày
làm việc cuối cùng, và trong trường hợp này, người lao động sẽ được trả một
khoản tiền tương đương với tiền lương thông thường của người lao động trong
những ngày chưa nghỉ hàng năm đó …
CHƯƠNG VIII
KỶ LUẬT LAO ĐỘNG – TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT

Tài liệu tham khảo


- Bộ luật Lao động năm 2012;
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP;
- Giáo trình Luật Lao động - Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, 2013.

I. LÝ THUYẾT
1. Phân tích ý nghĩa của kỷ luật lao động trong quan hệ lao động? Tại sao
nói kỷ luật lao động có ý nghĩa quan trọng để tổ chức quá trình lao động
trong doanh nghiệp?
2. Phân biệt giá trị pháp lý của nội dung Nội quy lao động với nội dung
Thỏa ước lao động tập thể.
3. Vai trò của nội quy lao động trong việc quản lý, điều hành lao động và
thực trạng ban hành nội quy lao động tại các doanh nghiệp.
4. Phân tích các căn cứ xử lý KLLĐ.
5. Nêu và phân tích các nguyên tắc xử lý KLLĐ. Phân biệt nguyên tắc xử
lý KLLĐ với nguyên tắc xử lý kỷ luật hành chính.
6. Phân tích các hình thức kỷ luật lao động. Phân biệt các hình thức KLLĐ
với các hình thức kỷ luật công chức, viên chức.
7. Phân tích các quy định pháp luật về thẩm quyền xử lý KLLĐ. Vận dụng
hiểu biết để xác định thẩm quyền xử lý KLLĐ trong một số tình huống
cụ thể.
13
8. Bình luận quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục xử lý KLLĐ.
9. Phân tích ý nghĩa quy định về giảm, xóa KLLĐ.
10. Phân tích và đánh giá biểu hiện của nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người lao động trong chế định kỷ luật lao động – trách
nhiệm vật chất.
11. Khi xử lý kỷ luật đối với người lao động, người sử dụng lao động phải
lưu ý những vấn đề gì để quyết định kỷ luật được coi là hợp pháp.
Trường hợp ban hành những quyết định xử lý kỷ luật trái pháp luật,
người sử dụng lao động sẽ phải giải quyết những hậu quả pháp lý như
thế nào?
12. Phân tích các căn cứ xử lý TNVC và so sánh với các căn cứ xử lý
KLLĐ.
13. Phân tích và đánh giá tính hợp lý của các quy định về trách nhiệm vật
chất.
14. Khi ra quyết định yêu cầu người lao động bồi thường trách nhiệm vật
chất, người sử dụng lao động phải lưu ý những vấn đề gì? Việc yêu cầu
bồi thường trách nhiệm vật chất theo luật lao động có gì khác so với việc
bồi thường trách nhiệm vật chất theo luật dân sự (Cho ví dụ chứng
minh)?

II. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG


1. Tình huống 1:
Chị T. ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với Công ty X, hợp đồng có hiệu
lực từ ngày 01/01/2008. Trong tháng 7/2017, chị T. nghỉ việc 6 ngày liền mà không có
lý do chính đáng. Cũng tại thời điểm này, chị T. đang nuôi con nhỏ 8 tháng tuổi.
Hỏi:
(1) Giám đốc Công ty X. có quyền sa thải chị T. không?
(2) Để ra quyết định sa thải hợp pháp, Giám đốc Công ty X. phải tuân theo những
quy định nào?
(3) Nếu bị sa thải, chị T. có thể được hưởng những chế độ nào?
2. Tình huống số 2:

Nguyên đơn: Ông Huỳnh Công Thiên, sinh năm 1955 (có mặt).

Bị đơn: Công ty cổ phần công trình giao thông 68.2

Căn cứ đơn khởi kiện ngày 16/3/2017 và các bản khai trong quá trình giải quyết
vụ án, nguyên đơn ông Huỳnh Công Thiên trình bày như sau: Ông Thiên làm việc tại
Công ty cổ phần Công trình giao thông 68 từ ngày 23 tháng 9 năm 2005 theo loại hợp
đồng lao động không xác định thời hạn. Đến ngày 01/01/2015, ông được đề bạt làm
quyền trưởng phòng vật tư. Lúc đó, ông Nguyễn Ngọc Luận đã là Phó phòng phụ trách

2
Bản án số: 556/2014/LĐPT, ngày: 25/4/2014 TAND Tp.HCM.
14
vật tư luân chuyển, theo dõi vật tư tại các kho trong đó có kho Rạch Chiếc của Công ty
trong nhiều năm trước. Sau đó, vào tháng 5/2015, ông Luận chuyển sang công tác
khác nhưng không có bàn giao công việc và chứng từ sổ sách cho ông Thiên. Cuối
năm 2015, sau khi tổ chức kiểm kê, ông Thiên phát hiện ở kho Rạch Chiếc mất 94 tấn
sắt thép và có báo cáo lãnh đạo Công ty 68 và Tổng Công ty 6. Sau đó, Công ty cho
biết chỉ còn mất 33,572 tấn sắt thép và quy chụp ông Thiên phải chịu trách nhiệm nói
phải chứng minh được là không phải lỗi của ông. Tháng 12/2015, Công ty ra Quyết
định buộc ông bàn giao phòng vật tư cho ông Luận và ra quyết định đình chỉ công tác
của ông. Khi bị đình chỉ công tác ông bị trừ lương và chỉ được hưởng 70% lương cơ
bản, hông được hưởng các chế độ thưởng lễ. Ngày 05/6/2016, Công ty ra Quyết định
số 102/QĐ-TCCB cách chức Quyền trưởng phòng và yêu cầu ông phải bồi thường vật
chất về việc mất vật tư nói trên. Ngày 21/02/2017, Công ty đã ra Quyết định số 23 điều
động ông Thiên sang làm bảo vệ đội xe, nhưng sau đó phải thu hồi do ông Thiên
không đồng ý. Sau đó, ngày 27/6/2017, Công ty lại ra quyết định số 117/QĐ – TCCB
điều động ông từ nhân viên phòng vật tư làm bảo vệ đội xe máy, đồng thời cắt lương
của ông từ tháng 5/2017. Trước khi ra quyết định điều động sang làm bảo vệ đội xe,
Công ty không thông báo trước và cũng không thương lượng gì với ông về quyết định
này dù trước đó ông không đồng ý nên có xin nghỉ phép để khiếu nại các quyết định
trên nhưng Công ty không cho.
Sau này, khi vụ việc đưa ra Toà án giải quyết, ông mới biết Công ty đã ban hành
thêm quyết định số 142/QĐ-TCCB ngày 15/9/2017 xoá tên nhân viên vô kỷ luật đối
với ông, mà ông không hề được Công ty thông báo và được hay biết gì về quyết định
này trước đó.
Ngoài ra, Công ty còn gửi Giấy báo về địa phương nơi ông cư trú nói ông đã bỏ
nhiệm sở, xúc phạm đến danh dự, uy tín và nhân phẩm của ông. Khi vụ việc mất vật tư
xảy ra ông có yêu cầu truy cứu trách nhiệm của ông Luận là người phụ trách theo dõi
vật tư và nhiều lần đề nghị đưa vụ việc ra cơ quan điều tra để làm rõ nhưng Công ty
làm ngơ; Ông đã gửi đơn khiếu nại đến lãnh đạo Công ty, Ban chấp hành Công đoàn,
Hội đồng hòa giải cơ sở và nhiều cơ quan chức năng nhưng Công ty lánh mặt không
tiếp, nay ông Huỳnh Công Thiên yêu cầu:
 Huỷ các quyết định kỷ luật sau vì các quyết định này được tùy tiện ban hành
trái pháp luật, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao
động:
 Quyết định số 102/QĐ – TCCB ngày 05/6/2016 V/v thi hành kỷ luật lao
động và bồi thường vật chất: Cách chức Quyền Trưởng Phòng vật tư. Bồi
thường vật chất liên quan đến việc thất thoát tại Kho Cầu Rạch Chiếc.
 Quyết định số 117/QĐ – TCCB – Cty ngày 27/6/2017 V/v Điều động
CB.CNV: Điều động ông Thiên nhân viên Phòng vật tư đến nhận công tác
nhân viên bảo vệ thuộc Đội xe máy.
 Quyết định số 142/QĐ – TCCB ngày 15/9/2017 xoá tên nhân viên vô kỷ
luật đối với ông Thiên.
 Yêu cầu nâng bậc lương đúng hạn theo quy định vì từ khi bị kỷ luật đến nay
ông không được nâng lương.

15
 Yêu cầu trả lại tiền lương đã bị trừ không đúng quy định, thanh toán tiền
thưởng, tiền khám chữa bệnh và trả đủ tiền lương từ trước cho đến nay theo
đúng chế độ kèm lãi chậm trả.
 Yêu cầu bồi thường theo Bộ luật dân sự về thiệt hại tinh thần với số tiền
bằng 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy đinh tại thời điểm giải quyết
bồi thường, do Công ty đã gửi Giấy báo về địa phương nói ông bỏ nhiệm sở,
gây thiệt hại đến danh dự, nhân phẩm, làm cho ông trong một thời gian dài
phải khổ sở, không xin được việc làm.
Tổng số tiền ông Huỳnh Công Thiên yêu cầu thanh toán và bồi thường là:
395.136.489 đồng, gồm tiền thanh toán, bồi thường: 322.673.967 đồng và tiền lãi
chậm trả là: 72.462.522đồng, tính theo lãi suất bình quân là 14%/năm, tức
l,16667%/tháng (Theo quy định của Bộ Luật Lao động).
Bị đơn Công ty Cổ phần Công trình giao thông 68, do ông Nguyễn Ngọc Luận
làm đại diện trình bày:
Ông Huỳnh Công Thiên được giao nhiệm vụ quyền trưởng phòng vật tư từ ngày
01/01/2015 nhưng đã không hoàn thành nhiệm vụ. Cụ thể là đã không tổ chức làm thẻ
kho cho các loại vật tư, không làm thủ tục xuất với vật tư, không cập nhật sổ sách nên
không có số liệu để theo dõi xuất nhập kho. Ông Thiên không có tinh thần hợp tác với
các phòng nghiệp vụ. Khi phát hiện mất vật tư, ông Thiên không tích cực chỉ đạo nhân
viên trong phòng để giải quyết, ý thức lao động kém. Do đó, Hội đồng kỷ luật ra quyết
định cách chức quyền trưởng phòng vật tư với ông Thiên và yêu cầu ông phải bồi
thường vật chất. Việc bồi thường này sẽ yêu cầu giải quyết sau.
Do ông Thiên không có bằng cấp chuyên môn nên việc bố trí lại công việc rất
khó khăn nên vào ngày 30/6/2017, Công ty đã điều động ông Thiên đến nhận nhiệm vụ
làm nhân viên tổ bảo vệ đội xe máy, nay là Xưởng cơ khí. Tuy nhiên, ông Thiên không
chịu chấp hành và đã tự ý nghỉ việc 75 ngày mà không có lý do chính đáng. Công ty
đã nhiều lần mời ông lên để giải quyết những công việc, hậu quả còn tồn đọng cũng
như khắc phục những thiệt hại, ông Thiên vẫn cố tình không thực hiện.
Về lương và các quyền lợi ông Thiên được trả theo kết quả sản xuất kinh doanh
cũng như quy chế của công ty, theo đó: Tới tháng 10/2015, ông Thiên vẫn được trả
nguyên lương.
Từ tháng 11/2015 đến 04/2016, ông Thiên được trả 70% lương cơ bản, do thời
gian này ông Thiên không hợp tác với Hội đồng kiểm kê, không bàn giao công việc
của phòng vật tư cho người phụ trách mới, không tuân thủ thời giờ làm việc.
Về khoản tiền thưởng Tết theo quy định của Công ty những cán bộ công nhân
viên nào trong năm bị khiển trách trở lên hoặc có quyết định tạm đình chỉ ngưng công
tác để giải trình chờ xử lý thì được nhận ½ số tiền được tính thưởng. Riêng số tiền
2.000.000 đồng ông Thiên nói Công ty trừ tiền của ông là không đúng.
Tại bản án lao động sơ thẩm, Tòa án nhân dân quận Thủ Đức, tuyên xử:
- Chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn :

16
 Hủy Quyết định số 102/QĐ – TCCB ngày 05/6/2016 V/v thi hành kỷ luật
lao động và bồi thường vật chất: Cách chức Quyền Trưởng Phòng vật tư.
Bồi thường vật chất liên quan đến việc thất thoát tại Kho Cầu Rạch Chiếc.
 Quyết định số 117/QĐ – TCCB – Cty ngày 27/6/2017 V/v Điều động
CB.CNV: Điều động ông Thiên nhân viên Phòng vật tư đến nhận công tác
nhân viên bảo vệ thuộc Đội xe máy.
 Quyết định số 142/QĐ – TCCB ngày 15/9/2017 xoá tên nhân viên vô kỷ
luật đối với ông Thiên.
- Buộc Công ty phải nâng mức lương cho ông Huỳnh Công Thiên theo quy định
về nâng lương áp dụng đối với người lao động tại Công ty.
- Buộc bị đơn Công ty Cổ phần công trình giao thông 68 phải thanh toán tiền
lương bị trừ, tiền lương chưa trả, tiền thưởng, tiền khám chữa bệnh, bồi thường
tiền lương và phụ cấp trong thời gian người lao động không được làm việc và
tiền bồi thường thiệt hại tinh thần theo quy định và tiền lãi suất chậm trả tổng số
tiền là: 395.136.489 đồng.
- Không chấp nhận yêu cầu của Công ty cổ phần Công trình giao thông 68 chỉ
đồng ý trả cho ông Huỳnh Công Thiên số tiền là: 15.804.967 đồng (Mười lăm
triệu, tám trăm lẻ bốn ngàn, chín trăm sáu mươi bảy đồng).
- Không chấp nhận yêu cầu của ông Huỳnh Công Thiên về việc buộc Công ty cổ
phần Công trình giao thông 68 công khai xin lỗi trên các phương tiện thông tin
đại chúng.
Hỏi:
Căn cứ vào các quy định của pháp luật lao động hiện hành, hãy cho biết quan
điểm của mình về quyết định của Tòa án nhân dân quận Thủ Đức tại bản án lao động
sơ thẩm.

3. Tình huống số 3:
Nguyên đơn: ông Đỗ Quốc Thái
Bị đơn: công ty TNHH Ricco Việt Nam (công ty)
Theo đơn khởi kiện và trong quá trình tố tụng, nguyên đơn trình bày:
Ông Thái làm việc tại công ty TNHH Ricco Việt Nam từ ngày 22/12/2016 đến
ngày 23/3/2017 thì được ký HĐLĐ có thời hạn 01 năm, công việc là lái xe, lương cơ
bản là 6.000.000 đồng/tháng. Ngoài ra, công ty còn phụ cấp thêm cho ông điện thoại,
xăng, tiền nhà tổng cộng 600.000 đồng/tháng. Đến ngày 29/7/2017, công ty có Quyết
định kỷ luật sa thải ông với lý do ông trộm cắp tài sản của công ty. Không đồng ý với
việc kỷ luật của công ty Ricco, ông khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết:
- Huỷ quyết định kỷ luật sa thải của công ty TNHH Ricco Việt Nam đối với ông
và buộc công ty nhận ông trở lại làm việc.
- Buộc công ty phải bồi thường cho ông các khoản tiền gồm: hai tháng lương
13.200.000 đồng (do sa thải trái luật); tiền lương trong những ngày không được
làm việc từ ngày 30/7/2017 cho đến khi Toà án xét xử: 07 tháng 17 ngày với số
17
tiền 50.515.384 đồng; Chi phí thưa kiện 5.000.000 đồng; bồi thường danh dự
06 tháng lương là 60.000.000 đồng và công khai xin lỗi trên báo người lao động
03 kỳ liên tiếp; Tiền nợ lương tháng 07 là 1.797.461 đồng; trả các khoản tiền về
BHYT, BHXH, trợ cấp thất nghiệp theo quy định 9.643.846 đồng.
Ông Thái thừa nhận vào ngày 27/7/2017, khi ông ra về lúc 16 giờ 40 phút tải
cổng bảo vệ công ty có tiến hành kiểm tra và phát hiện trong cốp xe máy của ông có
một điều khiển từ xa của máy lạnh hiệu TRANE của công ty, nên lập biên bản nhưng
ông không đồng ý ký vào biên bản vì ông không lấy trộm, còn vì sao lại có tài sản của
công ty trong xe của ông thì không biết.
Theo bản tự khai, biên bản hoà giải và tại phiên toà, bị đơn trình bày:
Ông Đỗ Quốc Thái vào làm việc tại công ty TNHH Ricco Việt Nam về thời
gian ký HĐLĐ, công việc, mức lương chính và phụ cấp đúng như ông Thái trình bày.
Đến ngày 27/7/20167, ông Thái có hành vi trộm cắp tài sản của công ty là một
điều khiển từ xa của máy lạnh hiệu TRANE bị phát hiện quả tang. Ngày 29/7/2017,
công ty có Quyết định kỷ luật sa thải và cho ông Thái nghỉ việc tại công ty. Sauk hi
cho ông Thái nghỉ việc, công ty đã thanh toán đầy đủ tiền lương và các khoản khác
cho ông Thái đúng theo quy định của pháp luật. Vì vậy công ty TNHH Ricco Việt
Nam không đồng ý với toàn bộ yêu cầu của ông Thái.
Câu hỏi:
(1) Giả sử hành vi trộm cắp tài sản nêu trên của ông Thái được công ty chứng minh
là có thật thì đã đủ căn cứ để công ty tiến hành các bước để xử lý kỷ luật lao
động đối với ông Thái hay chưa?
(2) Hãy tư vấn để công ty tiến hành xử lý kỷ luật ông Thái đúng quy định pháp
luật?
4. Tình huống số 4:

Nguyên đơn: Ông Nguyễn Quý Đức, sinh năm 1971.

Địa chỉ: 19/15, khu phố 17, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, thành
phố Hồ Chí Minh.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn ông luật sư Bùi
Khắc Toản – Văn phòng luật sư Trương Thị Hòa thuộc Đoàn luật sư thành phố
Hồ Chí Minh .

Bị đơn: Công ty cổ phần bao bì nhựa Sài Gòn

Trụ sở: đường số 10 lô II – 2B, cụm V, khu công nghiệp Tân Bình, phường Tây
Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh.
Người đại diện theo pháp luật: Ông Dương Quốc Thái – Tổng giám đốc.
Người đại diện theo ủy quyền: Ông Ngô Trọng Hoàng, sinh năm 1979 (có mặt),
Địa chỉ: 295 Tân Sơn Nhì, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, thành phố Hồ
Chí Minh.

18
 Nguyên đơn ông Nguyễn Quý Đức trình bày: Ông Nguyễn Quý Đức vào làm
việc tại Công ty Cổ phần Bao bì nhựa Sài Gòn (viết tắt là Công ty) từ ngày 31/7/2010.
Đến ngày 01/01/2015, hai bên ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công
việc là Phó quản đốc, mức lương là 5.120.000 đồng/tháng. Ngày 01/01/2016, Công ty
và ông Đức ký kết phụ lục hợp đồng thay đổi mức lương lên thành 5.911.000
đồng/tháng, các nội dung khác của hợp đồng lao động vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên,
trong quá trình làm việc, tiền lương thực lãnh hàng tháng của ông là 10.000.000 đồng
(trong đó bao gồm tiền lương là 6.000.000 đồng; các khoản tiền phụ cấp là 4.000.000
đồng), ông luôn hoàn thành nhiệm vụ và không có gì vi phạm. Nhưng đến ngày
02/01/2017, bà Nguyễn Thị Tố Trinh (Trưởng phòng Hành chính Nhân sự Công ty)
mời ông lên phòng và thông báo miệng là: Ban Tổng Giám đốc buộc ông thôi việc từ
ngày 05/01/2017 và bắt ông phải làm đơn xin nghỉ việc mà không có lý do.
Ông được nghỉ Tết từ ngày 24/01/2017 đến ngày 03/02/2017. Từ ngày 04/02/2017
đến hết ngày 10/02/2017, ông được nghỉ phép theo đơn xin nghỉ phép. Ngày
11/02/2017, ông đến Công ty làm việc nhưng Công ty không cho ông vào làm việc.
Ngày 14/02/2017, ông làm đơn khiếu nại yêu cầu Công ty giải quyết cho ông về sự
việc ông bị bà Nguyễn Thị Tố Trinh thông báo cho thôi việc từ ngày 05/01/2017 như
nêu trên. Ngày 25/02/2017, tổng Giám đốc Công ty mời ông tham gia cuộc họp ngày
05/03/2017. Nội dung cuộc họp gồm: Phía Công ty yêu cầu ông giải trình về việc ông
tự ý nghỉ việc từ ngày 22/02/2017 và việc ông chưa hoàn thành công việc. Tuy nhiên
ông không giải trình vì thực tế ông không tự ý nghỉ việc, quá trình làm việc ông cũng
không có vi phạm gì. Do đó, ông có tham gia cuộc họp nhưng do biên bản lập không
chính xác, gây thiệt hại cho quyền lợi của ông nên ông không ký tên vào biên bản.
Ngày 10/03/2017, Chủ tịch công đoàn của Công ty mời ông tham dự cuộc họp
vào ngày 11/03/2017. Ông không tham gia cuộc họp vì lý do:
- Chủ tịch Công đoàn không có quyền tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật lao động.
- Nội dung thư mời không nêu rõ người bị xử lý kỷ luật là ai?
- Thư đề ngày 10/03/2017, cuộc họp tổ chức vào lúc 09 giờ 30 phút ngày
11/03/2017, ông nhận thư vào trưa ngày 11/03/2017 nên không thể sắp xếp thời gian
tham gia cuộc họp.
Đến ngày 30/03/2017, ông nhận được Quyết định số 018/SPL ngày 18/03/2017 xử
lý kỷ luật lao động sa thải ông (nhận quyết định qua đường bưu điện).
Nay ông khởi kiện yêu cầu cụ thể như sau:
- Yêu cầu Công ty Cổ phần Bao Bì Nhựa Sài Gòn hủy bỏ quyết định kỷ
luật sa thải số 018/SPL ngày 18/03/2017 và phải nhận ông vào Công ty làm việc lại.
- Yêu cầu Công ty trả cho ông tiền lương những ngày không được làm
việc kể từ ngày 18/03/2017 cho đến khi Công ty nhận ông vào làm việc lại với mức
lương thực lãnh hàng tháng là 10.000.000 đồng.
- Yêu cầu Công ty cổ phần Bao bì Nhựa Sài Gòn bồi thường cho ông 02
tháng tiền lương do sa thải trái pháp luật là 10.000.000 đồng x 2 tháng = 20.000.000
đồng.

19
Ông Đức xác nhận đã nhận đủ lương tháng 01/2017, nhận sổ bảo hiểm xã hội, sổ
bảo hiểm y tế và có xác nhận nên ông không có tranh chấp về vấn đề này.
 Công ty Cổ phần Bao bì Nhựa Sài Gòn do bà Nguyễn Thị Tố Trinh làm đại diện
theo ủy quyền trình bày: Ông Nguyễn Quý Đức vào làm việc tại Công ty từ tháng 07
năm 2010. Đến ngày 01/01/2015, hai bên ký hợp đồng lao động không xác định thời
hạn với mức lương cơ bản là 5.120.000 đồng/tháng, sau đó vào ngày 01/01/2016 hai
bên ký phụ lục hợp đồng tăng mức lương của ông Đức lên là 5.911.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên mức lương thực lãnh hàng tháng của ông Đức không ổn định vì bao gồm
nhiều khoản: tiền lương cơ bản, tiền thưởng KPI (hiệu quả công việc) với mức cơ bản
là 4.000.000 đồng, tiền năng suất lao động, tiền phụ cấp chức vụ phó quản đốc là
1.000.000 đồng/tháng, tiền cơm, tiền làm thêm giờ. Công ty có nhận được đơn khiếu
nại của ông Đức về việc yêu cầu Công ty giải quyết cho ông về sự việc ông bị bà
Nguyễn Thị Tố Trinh thông báo cho thôi việc từ ngày 05/01/2017. Vào ngày
22/02/2017, Công ty nhận được đơn khiếu nại của ông Đức về việc Ban tổng giám đốc
buộc ông phải thôi việc. Sau khi nhận được đơn khiếu nại, Công ty đã 03 lần gửi thư
mời ông lên công ty để làm việc (Lần 1 mời vào ngày 25/02 đến Công ty vào ngày
05/03/2017 để làm việc về nội dung khiếu nại; Lần 2 mời vào ngày 10/03/2017 đến
Công ty ngày 11/03/2017 để làm việc về nội dung khiếu nại; Lần 3 mời vào ngày
12/03/2017 đến Công ty vào ngày 18/03/2017 để xử lý kỷ luật). Tuy nhiên ông Đức
chỉ có mặt một lần vào ngày 05/03/2017 để họp nhưng Biên bản họp ngày 05/03/2017
không có hiệu lực vì ông Đức không ký tên vào biên bản. Trước đó Công ty chưa ký
một biên bản hay quyết định nào về việc buộc ông Đức thôi việc. Đến ngày
12/03/2017, Công ty có mời ông Đức tham gia họp xử lý kỷ luật lao động nhưng ông
Đức vắng mặt. Tại cuộc họp tiến hành xử lý kỷ luật đối với ông Đức có sự tham gia
chủ trì của phó tổng giám đốc Công ty; Đại diện công đoàn; Đại diện phòng hành
chính nhân sự và giám đốc sản xuất. Hội đồng kỷ luật đồng ý ra quyết định kỷ luật sa
thải lao động đối với ông Đức vì các lý do: Ông Đức tự ý nghỉ việc quá 05 ngày (từ
11/02/2017 đến 05/03/2017); Có sai phạm trong sản xuất (có xác nhận của công nhân
bộ phận do ông Đức quản lý). Ngày 12/03/2017, Công ty có báo cơ quan quản lý lao
động về việc xử lý kỷ luật đối với ông Đức và Ban quản lý các khu chế xuất và Công
nghiệp Hồ Chí Minh (Hepza) không có ý kiến. Ngày 18/03/2017, Công ty ra quyết
định xử lý kỷ luật sa thải đối với ông Đức và gửi quyết định qua đường bưu điện cho
ông Đức. Nay với những yêu cầu như bên phía nguyên đơn đã trình bày, Công ty
không đồng ý vì Công ty đã tiến hành xử lý kỷ luật đúng qui định của pháp luật.
Hỏi: Theo quy định pháp luật lao động hiện hành, bạn đánh giá như thế nào về quyết
định xử lý kỷ luật sa thải của Công ty đối với ông Đức?

20

You might also like