Vi Trang
Vi Trang | |
---|---|
Tên chữ | Đoan Kỷ |
Thụy hiệu | Văn Tĩnh |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | tháng String Module Error: String subset indices out of order, 836 |
Quê quán | huyện Đỗ Lăng |
Mất | |
Thụy hiệu | Văn Tĩnh |
Ngày mất | 910 |
Nơi mất | Thành Đô |
Giới tính | nam |
Gia quyến | |
Thân phụ | Vi Uẩn |
Anh chị em | Wei Ai |
Gia tộc | họ Vi Kinh Triệu |
Nghề nghiệp | nhà thơ, thư pháp gia, nhà văn, chính khách |
Quốc tịch | nhà Đường |
Vi Trang (chữ Hán: 韋莊, 836-910)[1], tự Đoan Kỷ (端已), là nhà thơ, nhà từ nổi danh trong khoảng Đường mạt-Ngũ Đại ở Trung Quốc.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Vi Trang là người Đỗ Lăng, quận Kinh Triệu (nay thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc)[2]; dòng dõi Tể tướng Vi Kiến Tổ đời Đường.
Năm 880 đời Đường Hy Tông, Hoàng Sào dẫn quân vào Trường An, đúng lúc ông đang đi thi. Trông thấy cảnh loạn lạc, ông đau lòng, sau này làm ra bài thơ dài Tần phụ ngâm rất nổi tiếng.
Năm 883, ông đến Lạc Dương (nay thuộc Hà Nam, Trung Quốc), rồi phiêu bạt xuống Giang Nam.
Năm 894 đời Đường Chiêu Tông, Vi Trang thi đỗ Tiến sĩ, được bổ làm chức Hiệu thư lang.
Sau đó, ông đến Tứ Xuyên, làm Phán quan cho Vương Kiến, là một đại quân phiệt đang hùng cứ một phương.
Năm 907, khi hay tin vua Đường Ai Đế bị quyền thần Chu Toàn Trung phế truất, Vương Kiến bèn lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Tiền Thục (thời Ngũ Đại Thập Quốc), cử Vi Trang lên làm Tể tướng.
Tại Thành Đô (nay là tỉnh lỵ tỉnh Tứ Xuyên), ông làm nhà trên nền cũ thảo đường của Đỗ Phủ ở Hoàn Hoa khê [2]
Năm 910, Vi Trang mất ở đất Thục.
Tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Tác phẩm của Vi Trang có Cán hoa tập và Cán hoa từ.
Về thơ, ông thường nói về nỗi buồn riêng của khách vương tôn gặp phải "cảnh lưu ly phiêu bạt" và "những cái mắt thấy tai nghe"... Thơ ông phần nhiều là thơ luật, tình tha thiết, ý mới mẻ [3].
Về từ của ông, không kém từ của Ôn Đình Quân [4], từng được Chu Tế khen là "thanh diễm tuyệt vời".
Song, đáng coi là "kiệt tác"[5], đó là bài thơ tự sự có tên là Tần Phụ Ngâm, dài hơn 1.700 chữ [6]. Trong bài, tác giả mượn lời một phụ nữ đã sống ba năm trong quân đội của Hoàng Sào, phản ánh tình hình sau khi đội quân này vào Trường An, và mấy lần giao chiến với quan quân nhà Đường. Qua đó, ông kể lại tình trạng hủ bại, bất lực, lúng túng, sợ hãi của giai cấp thống trị khi phải đối phó với vụ biến động; đồng thời ông cũng mô tả những gì gọi là "tàn bạo", "dã man" của đội quân nổi dậy... Về mặt nghệ thuật, bài thơ có bố cục và kết cấu khá chặt chẽ, tự thuật khéo, miêu tả sinh động, hình tượng cũng rất sắc nét...[7]
Giới thiệu tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Dưới đây là ba trong số bài thơ và từ tiêu biểu của Vi Trang.
|
|
Sách tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Sở nghiên cứu văn học thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc biên soạn (1993), Lịch sử văn học Trung Quốc (Tập II), Bản dịch do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành, 1993.
- Dịch Quân Tả, Văn học sử Trung Quốc (Quyển I, GS. Huỳnh Minh Đức dịch). Nhà xuất bản Trẻ, 1992.
- Nguyễn Hiến Lê (1997), Đại cương văn học Trung Quốc (trọn bộ). Nhà xuất bản Trẻ.
- Trần Trọng San, Thơ Đường. Tủ sách Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, 1990.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Năm sinh, năm mất Vi Trang chép theo Lịch sử văn học Trung Quốc (Tập 2, tr. 292).
- ^ a b Theo Trần Trọng San, Thơ Đường, tr. 181.
- ^ Theo Lịch sử văn học Trung Quốc, tr. 293.
- ^ Nguyễn Hiến Lê, tr. 494.
- ^ Theo Nguyễn Hiến Lê, tr. 494.
- ^ Con số chép theo Lịch sử văn học Trung Quốc (Tập 2, tr. 292).
- ^ Lược theo Lịch sử văn học Trung Quốc (Tập 2, tr. 292-293).
- ^ Chép theo Lịch sử văn học Trung Quốc (Tập II), tr. 893-894.
- ^ Chép theo Nguyễn Hiến Lê, tr. 494-495.