Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Urani(III) hydride

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Urani(III) hydride
Tên khácUranium(III) hydride[1]
Uranium trihydride[2][3]
Hypouranous hydride
Nhận dạng
Số CAS13598-56-6
PubChem71308292
Ảnh Jmol-3Dảnh
ảnh 2
SMILES
đầy đủ
  • [UH3]


    [H-].[H-].[H-].[U+3]

InChI
đầy đủ
  • 1S/U.3H
ChemSpider25935465
Thuộc tính
Công thức phân tửUH3
Khối lượng mol241,05273 g mol−1
Bề ngoàichất bột có thể tự bốc cháy ở nhiệt độ thường, có màu xám nâu đến nâu đen
Khối lượng riêng10,95 g cm−3
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướcPhản ứng
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểLập phương, cP32
Nhóm không gianPm3n, No. 223
Hằng số mạnga = 664,3 pm[4]
Các nguy hiểm
Điểm bắt lửaTự bốc cháy ở nhiệt độ thường
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Urani(III) hydride, còn được gọi là uranium trihydride (UH3), là một hợp chất vô cơ của uranihydro.

Tính chất

[sửa | sửa mã nguồn]

Urani(III) hydride là một chất rắn giòn hoặc chất bột có thể tự bốc cháy ở nhiệt độ thường, có độc tính cao, có màu xám nâu đến nâu đen. Mật độ của nó ở 20 ℃ là 10,95 g cm−3, thấp hơn nhiều so với khối lượng riêng của urani (19,1 g cm−3). Nó có tính dẫn điện, ít tan trong acid hydrochloric và phân hủy trong acid nitric.

Urani(III) hydride có hai dạng tinh thể, cả hai đều ở dạng lập phương: dạng α thu được ở nhiệt độ thấp và dạng β thu được khi nhiệt độ hình thành trên 250 ℃[5]. Sau khi thu được, cả hai dạng đều bền ở nhiệt độ phòng trở xuống, nhưng dạng α từ từ chuyển thành dạng β khi gia nhiệt đến 100 ℃[3]. Cả α- và β-UH3 đều là sắt từ ở nhiệt độ dưới ~180 K. Trên 180 K, chúng là chất thuận từ[6].

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Vài slug urani(III) hydride đã được sử dụng trong loạt thí nghiệm "cù vào đuôi rồng" để xác định khối lượng tới hạn của urani[7].

Urani(III) hydride và urani(III) deuteride đã được đề xuất làm vật liệu phân hạch cho bom urani(III) hydride. Tuy nhiên, các thử nghiệm với urani(III) hydride và urani(III) deuteride trong Chiến dịch Upshot – Knothole thật đáng thất vọng. Trong giai đoạn đầu của Dự án Manhattan, vào năm 1943, urani(III) hydride đã được nghiên cứu như một vật liệu chế tạo bom có triển vọng; nó đã bị quên lãng vào đầu năm 1944 vì hóa ra thiết kế như vậy sẽ không hiệu quả[8].

Các ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hydro, deuteritriti có thể được tinh chế bằng cách phản ứng với urani, sau đó phân hủy nhiệt tạo thành hydride/deuteride/tritide[9]. Hydro cực kỳ tinh khiết đã được điều chế từ lớp urani(III) hydride trong nhiều thập kỷ[10]. Đun nóng urani(III) hydride là một cách thuận tiện để đưa hydro vào hệ thống chân không[11].

Quá trình trương nở và nghiền thành bột trong quá trình tổng hợp urani(III) hydride có thể được sử dụng để điều chế kim loại urani rất mịn, nếu hydride dạng bột bị phân hủy bằng nhiệt.

Urani(III) hydride có thể được sử dụng để tách đồng vị của hydro, điều chế bột kim loại urani và làm chất khử.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Carl L. Yaws (2008). Thermophysical properties of chemicals and hydrocarbons. William Andrew. tr. 307–. ISBN 978-0-8155-1596-8. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2011.
  2. ^ Egon Wiberg; Nils Wiberg; Arnold Frederick Holleman (2001). Inorganic chemistry. Academic Press. tr. 239–. ISBN 978-0-12-352651-9. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2011.
  3. ^ a b Gerd Meyer; Lester R. Morss (1991). Synthesis of lanthanide and actinide compounds. Springer. tr. 44–. ISBN 978-0-7923-1018-1. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2011.
  4. ^ Bartscher W., Boeuf A., Caciuffo R., Fournier J.M., Kuhs W.F., Rebizant J., Rustichelli F (1985). “Neutron diffraction study of b-UD3 AND b-UH3”. Solid State Commun. 53: 423–426. doi:10.1016/0038-1098(85)91000-2.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Seaborg, Glenn T. (1968). “Uranium”. The Encyclopedia of the Chemical Elements. Skokie, Illinois: Reinhold Book Corporation. tr. 782. LCCCN 68-29938.
  6. ^ K. H. J. Buschow (2005). Concise encyclopedia of magnetic and superconducting materials. Elsevier. tr. 901–. ISBN 978-0-08-044586-1. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2011.
  7. ^ “Photo – Tickling the Dragon's Tail”. Mphpa.org. 3 tháng 8 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2010.
  8. ^ Moore, Mike (tháng 7 năm 1994). “Lying well”. Bulletin of the Atomic Scientists. 50 (4): 2. Bibcode:1994BuAtS..50d...2M. doi:10.1080/00963402.1994.11456528. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2010.
  9. ^ E. E. Shpil'rain (1987). Thermophysical properties of lithium hydride, deuteride, and tritide and of their solutions with lithium. Springer. tr. 104. ISBN 0-88318-532-6. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2010.
  10. ^ Yuda Yürüm (1995). Hydrogen energy system: production and utilization of hydrogen and future aspects. Springer. tr. 264. ISBN 0-7923-3601-1. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2010.
  11. ^ Fred Rosebury (1992). Handbook of electron tube and vacuum techniques. Springer. tr. 121. ISBN 1-56396-121-0. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2010.

Liên trang ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]