Tuyến Tōkyū Tōyoko
Tuyến Tokyu Toyoko | |
---|---|
TY | |
Một tàu điện dòng 5050 của Tuyến Toyoko vào năm 2010 | |
Tổng quan | |
Sở hữu | Tập đoàn Tokyu |
Vị trí | Vùng Kantō |
Ga đầu | Shibuya |
Ga cuối | Yokohama |
Nhà ga | 21 |
Dịch vụ | |
Kiểu | Commuter rail |
Số lượt khách hàng ngày | 1.119.453 (Năm tài chính 2010)[1] |
Lịch sử | |
Hoạt động | Ngày 14 tháng 2 năm 1926 |
Thông tin kỹ thuật | |
Chiều dài tuyến | 24,2 km (15,0 mi) |
Khổ đường sắt | 1.067 mm (3 ft 6 in) |
Điện khí hóa | 1.500 V DC overhead catenary |
Tốc độ | 110 km/h (70 mph) |
Tuyến Tokyu Toyoko (東急東横線 (Đông Cấp Đông Hoành Tuyến) Tōkyū Tōyoko-sen) là một tuyến đường sắt quan trọng kết nối thủ đô Tokyo (Shibuya) với thành phố Yokohama, Nhật Bản. Tuyến được sở hữu và vận hành bởi một công ty đường sắt tư nhân là Tập đoàn Tokyu. Tên của tuyến, Tōyoko (東横 - Đông Hoành), là sự kết hợp của hai chữ cái đầu tiên của Tōkyō (東京 - Đông Kinh) và Yokohama (横浜 - Hoành Banh).
Các dịch vụ
[sửa | sửa mã nguồn]- L = Local (各駅停車 (Các Dịch Đình Xa) Kakueki-teisha) - tàu thường - dừng ở tất cả các ga
- Ex = Tốc hành (急行 (Tốc Hành) Kyūkō)
- CE = Tốc hành (phục vụ đi làm) (通勤特急 (Thông Cần Đặc Cấp) Tsūkin Tokkyū)
- LE = Tốc hành đặc biệt (特急 (Đặc Cấp) Tokkyū)
- ST = S-Train (vận hành bởi Seibu; chỉ vào các ngày cuối tuần)
Các ga của tuyến
[sửa | sửa mã nguồn]Ký hiệu:
- O: dừng; |: không dừng
Mã số | Tên ga | Hán tự | Khoảng cách
tính từ ga đầu (km) |
L | Ex | CE | LE | ST | Có thể chuyển tuyến | Vị trí | |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
↑ Nối tiếp tới/từ Shinrinkōen và Hannō bằng F Tuyến Tokyo Metro Fukutoshin, TJ Tuyến Tobu Tojo, và Tuyến Seibu Ikebukuro ↑ | |||||||||||
TY01 | Shibuya | 渋谷 | 0,0 | O | O | O | O | O | Shibuya, Tokyo | ||
TY02 | Daikan-yama | 代官山 | 1,5 | O | | | | | | | | | |||
TY03 | Naka-Meguro | 中目黒 | 2,2 | O | O | O | O | | | H Tuyến Tokyo Metro Hibiya | Meguro, Tokyo | |
TY04 | Yūtenji | 祐天寺 | 3,2 | O | | | | | | | | | |||
TY05 | Gakugeidaigaku | 学芸大学 | 4,2 | O | O | | | | | | | |||
TY06 | Toritsudaigaku | 都立大学 | 5,6 | O | | | | | | | | | |||
TY07 | Jiyūgaoka | 自由が丘 | 7,0 | O | O | O | O | O | OM Tuyến Tokyu Oimachi | ||
TY08 | Den-en-chōfu | 田園調布 | 8,2 | O | O | | | | | | | MG Tuyến Tokyu Meguro | Ōta, Tokyo | |
TY09 | Tamagawa | 多摩川 | 9,0 | O | O | | | | | | | |||
TY10 | Shin-Maruko | 新丸子 | 10,3 | O | | | | | | | | | MG Tuyến Tokyu Meguro | Nakahara-ku, Kawasaki | tỉnh Kanagawa |
TY11 | Musashi-Kosugi | 武蔵小杉 | 10,8 | O | O | O | O | | | |||
TY12 | Motosumiyoshi | 元住吉 | 12,1 | O | | | | | | | | | MG Tuyến Tokyu Meguro | ||
TY13 | Hiyoshi | 日吉 | 13,6 | O | O | O | | | | |
|
Kōhoku-ku, Yokohama | |
TY14 | Tsunashima | 綱島 | 15,8 | O | O | | | | | | | |||
TY15 | Ōkurayama | 大倉山 | 17,5 | O | | | | | | | | | |||
TY16 | Kikuna | 菊名 | 18,8 | O | O | O | O | | | JH Tuyến Yokohama | ||
TY17 | Myōrenji | 妙蓮寺 | 20,2 | O | | | | | | | | | |||
TY18 | Hakuraku | 白楽 | 21,4 | O | | | | | | | | | Kanagawa-ku, Yokohama | ||
TY19 | Higashi-Hakuraku | 東白楽 | 22,1 | O | | | | | | | | | |||
TY20 | Tammachi | 反町 | 23,2 | O | | | | | | | | | |||
TY21 | Yokohama | 横浜 | 24,2 | O | O | O | O | O | Nishi-ku, Yokohama | ||
↓ Nối tiếp tới/từ Motomachi-Chūkagai bằng Tuyến Minatomirai ↓ |
Các thế hệ toa xe
[sửa | sửa mã nguồn]- Dòng Tokyu 5050 8 toa
- Dòng Tokyu 5050-4000 10 toa
- Dòng Y500 8 toa
- Dòng Tokyo Metro 7000 8/10 toa (từ tháng 9 năm 2012)
- Dòng Tokyo Metro 10000 8/10 toa (từ tháng 9 năm 2012)
- Dòng Tobu 9000 10 toa (từ tháng 3 năm 2013)
- Dòng Tobu 50070 10-car EMUs (từ tháng 3 năm 2013)
- Dòng Seibu 6000 10-car EMUs (từ tháng 3 năm 2013)
- Dòng Seibu 40000 10-car EMUs (từ 25 tháng 3 năm 2017)
Các tàu Dòng Tokyo Metro 10000 8 toa đã bắt đầu hoàn vốn và mang lại doanh thu trên Tuyến Tokyu Toyoko và Tuyến Minatomirai từ 7 tháng 9 năm 2012.[2]
-
Dòng Tokyu 5050-4000
-
Dòng Tokyo Metro 7000
-
Dòng Tokyo Metro 10000
-
Dòng Tobu 9000
-
Dòng Tobu 50070
-
Dòng Seibu 6000
-
Dòng Seibu 40000
Các thế hệ toa xe cũ
[sửa | sửa mã nguồn]- Dòng Tokyu 1000 8 toa
- Dòng Tokyu 3000 8 toa[3]
- Dòng Tokyu 8000 8 toa
- Dòng Tokyu 8090 8 toa
- Dòng Tokyu 8500 8 toa
- Dòng Tokyu 9000 8 toa
- Dòng Tokyo Metro 03 (đến 15 tháng 3 năm 2013)
-
Dòng Tokyu 1000
-
Dòng Tokyu 3000
-
Dòng Tokyu 8000
-
Dòng Tokyu 8500
-
Dòng Tokyu 9000
-
Dòng Tokyo Metro 03
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Đoạn đầu tiên của tuyến bắt đầu từ Tamagawa tới Kanagawa (tách ra từ ga Kanagawa hiện tại của Keikyu) được mở cửa vào ngày 14 tháng 2 năm 1926. Tuyến được kéo dài đáng kể đến gần như toàn bộ chiều dài hiện nay từ Shibuya tới Sakuragichō ở Yokohama được mở cửa vào ngày 31 tháng 3 năm 1932. Ngày 29 tháng 8 năm 1964, tuyến bắt đầu được nối tiếp với Tuyến Tokyo Metro Hibiya ở ga Naka-Meguro.[4]
Vào ngày 31 tháng 1 năm 2004, đoạn từ Yokohama tới Sakuragichō bị loại bỏ.[4] Từ ngày 1 tháng 2, các tàu của Tuyến Tokyu Toyoko bắt đầu chạy nối tiếp từ ga Yokohama và trở thành Tuyến Minatomirai.[4]
Ngày 16 tháng 3 năm 2013, đoạn dài 1,4 km giữa Shibuya và Daikan-yama được thay thế bằng đoạn ngầm nhằm nối tiếp với Tuyến Tokyo Metro Fukutoshin ở Shibuya. Hệ thống nhà ga cũ trên mặt đất được đóng cửa sau chuyến tàu cuối cùng vào lúc 1 giờ sáng.[5] Chỉ 4 giờ sau đó, lúc 5 giờ sáng, các tàu đầu tiên của ngày mới bắt đầu sử dụng hệ thống nhà ga ngầm mới, trước đó chỉ để phục vụ ga Tuyến Fukutoshin.[6] Vào thời điểm đó, 1.200 công nhận thực hiện hiệu chỉnh hệ thống đường ray ở ga Daikan-yama dọc theo đoạn đường đã được xây dựng trước, đây là một thành công kỹ thuật đáng nể.[7] Kể từ hôm đó, Các tàu của Tokyu và Đường sắt Đô thị Yokohama có thể chạy nối tiếp phục vụ Tuyến Fukutoshin và xa hơn thế nữa. Tokyo Metro, Tobu, và Seibu thay nhau vận hành các con tàu chạy thông này.
Sự cố và tai nạn
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 15 tháng 2 năm 2014, hai tàu đã trật bánh và va chạm nhau ở ga Motosumiyoshi làm cho 19 người bị thương.[8] Tuyết rơi dày nhưng tàu vẫn hoạt động với tốc độ bình thường được cho là nguyên nhân chính dẫn tới sự cố.[9]
Định hướng phát triển
[sửa | sửa mã nguồn]Hệ thống cửa an toàn ngăn cách sàn chờ và đường ray đang có kế hoặc lắp đặt ở tất cả các ga của tuyến cho đến năm 2020.[10]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Tokyu ridership in 2010 Train Media (sourced from Tokyu) Retrieved ngày 28 tháng 5 năm 2012.
- ^ 東京メトロ10000系が東横線・みなとみらい線で営業運転を開始 [Tokyo Metro 10000 series enters revenue service on Tokyu Toyoko and Minato Mirai Line]. Japan Railfan Magazine Online (bằng tiếng Nhật). Japan: Koyusha Co., Ltd. ngày 8 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2012.
- ^ 私鉄車両年鑑2012 [Japan Private Railways Annual 2012] (bằng tiếng Nhật). Tokyo, Japan: Ikaros Publications Ltd. tháng 2 năm 2012. tr. 144. ISBN 978-4-86320-549-9.
- ^ a b c Terada, Hirokazu (ngày 19 tháng 1 năm 2013). データブック日本の私鉄 [Databook: Japan's Private Railways]. Japan: Neko Publishing. tr. 70–71. ISBN 978-4-7770-1336-4.
- ^ 安井功 (ngày 15 tháng 3 năm 2013). さよなら東横線渋谷駅…大改造計画が始動. MSN Sankei News. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2013.
- ^ “さよなら「ヒビチョク」 副都心線乗り入れの陰で、菊名~北千住が3月15日終幕”. Kanaloco. ngày 14 tháng 3 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2013.
- ^ “1,200 Japanese workers convert above-ground train to subway line in a matter of hours”. SoraNews24. Socio Corporation. ngày 19 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2017.
- ^ 後続電車が追突し脱線 東横線、乗客19人けが一部区間で運転見合わせ [Later train collides and derails on the Tōyoko Line. 19 passengers injured, some services suspended]. Nihon Keizai Shimbun. ngày 15 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014.
- ^ “雪でブレーキ力低下か、ATCは作動 東横線事故” [Tōyoko Line incident. Were the brakes compromised due to the snow? The Automatic Train Control was operational.]. Nihon Keizai Shimbun. ngày 15 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014.
- ^ 2020年を目標に東横線・田園都市線・大井町線の全64駅にホームドアを設置します [Platform edge doors to be installed at all 64 stations on Toyoko Line, Den-en-toshi Line, and Oimachi Line]. News release (bằng tiếng Nhật). Japan: Tokyu Corporation. ngày 9 tháng 1 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2015.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Tokyu Corporation website Lưu trữ 2013-11-05 tại Wayback Machine (tiếng Nhật)