Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Thảo luận Thành viên:Meotrangden/Lưu3

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Sholokhov trong đề tài Thảo luận: Siberi

Cám ơn bác về bài cây sồi nhá. Thỉnh thoảng lại nhờ bác tiếp.--123.27.186.28 (thảo luận) 05:23, ngày 14 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thảo luận:Đế Minh

[sửa mã nguồn]

Mời bạn vào đọc và cho ý kiến về zhwiki nhé. 222.252.8.34 (thảo luận) 02:25, ngày 15 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hoàng hôn

[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ mục từ Hoàng hôn nên có liên kết với Sunset bên tiếng Anh. Đi sâu vào nội dung tôi không hiểu nhiều lắm, nhưng trong ngôn ngữ bình thường thì có lẽ đúng như vậy. Tương đương với Duck nên dùng tên khác, ví dụ Chạng vạng.--Paris (thảo luận) 17:09, ngày 22 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cám ơn bạn đã trả lời. Mong bạn sớm hoàn thành và nêu những giải thích kỹ hơn trong các bài đó.--Paris (thảo luận) 11:48, ngày 24 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mời bạn vào Thảo luận:Thung lũng Tượng đài.--Cướp biển Vịnh Hà Tiên (thảo luận) 02:25, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Triều đại

[sửa mã nguồn]

Wikipedia tiếng Việt có các bài nhà Achaemenid, nhà Seleucid, nhà Sassanid, v.v... Theo tôi nên đổi tên thành nhà Achaemenes, Seleukos, Sassan, v.v... Bạn nghĩ sao?Hakhamanish (Thảo luận) 08:38, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ nếu đổi tên là Achaemenes thì không có gì ,nhưng nếu đổi là Seleukos ,Sassan thì nghe chả hay chút nào .Trong sách lịch sử của việt nam dịch từ nước ngoài cũng vẫn để tên như thế đấy thôi .ledinhthang,(thảo luan).

Nhục Chi = Scythia ?

[sửa mã nguồn]

Đó là lỗi dịch của Thành viên:MohamedSaheed, tôi đã sửa trong bài nhà Achaemenes.Hakhamanish (Thảo luận) 12:55, ngày 27 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cho hỏi

[sửa mã nguồn]

Nên dùng tiếng Hy Lạp hay tiếng Latinh cho tên các bài viết về các nhân vật lịch sử Hy Lạp hoặc vua người Hy cai trị trên các vùng Á, Phi thời Hy Lạp hóa?Hakhamanish (Thảo luận) 13:33, ngày 28 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lại triều đại

[sửa mã nguồn]

Khổ cái là bây giờ tài liệu tiếng Việt bây giờ thường gọi các triều đại ấy là Achaemenid, Arsacid, Sassanid, v.v... mặc dù có từ 'chiến tranh Napoleon' thay vì 'chiến tranh Napoleonic'.--Hakhamanish (Thảo luận) 14:27, ngày 28 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Câu trả lời của tôi

[sửa mã nguồn]

Như vậy thì nên để nguyên dạng tiếng Anh, tên các nhân vật lịch sử và triều đại này phần lớn được viết kiểu này trong các tài liệu tiếng Việt.--Hakhamanish (Thảo luận) 03:47, ngày 29 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Rõ ràng là Ptolemy (vua, ko nói nhà bác học) thông dụng hơn Ptolemaios hay Ptolemaeus mà! Đồng thời Sassanid cũng thông dụng hơn Sassan, và Safavid thông dụng hơn Safavi.--Hakhamanish (Thảo luận) 04:17, ngày 29 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời
Xin nói lại là tôi nói Vua Ptolemy chứ không phải nhà thiên văn trùng tên. Đồng thời xin hỏi rằng, có nên đổi Sassanid, Safavid thành Sassan hay Safavi ko?--Hakhamanish (Thảo luận) 08:16, ngày 29 tháng 8 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thư Dự án Mạn họa

[sửa mã nguồn]
Thư mời tham gia dự án Mạn họa:
Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng Dự án Mạn họa của Wikipedia với một hệ thống hướng dẫn cụ thể và tổng quát đối với các loạt bài thuộc các lĩnh vực Manga, Anime,... Để tham gia cộng tác, bạn có thể sửa đổi chủ đề mình yêu thích, hoặc đến trang dự án đăng ký làm thành viên mới, hoặc góp ý đề xuất trực tiếp tại trang thảo luận.

--minhhuy*=trò chuyện-đóng góp 10:56, ngày 1 tháng 9 năm 2009 (UTC) Trả lời

Thần Nông

[sửa mã nguồn]

Mời bạn xem Thảo luận:Thần Nông.--Hakhamanish (Thảo luận) 06:46, ngày 12 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ministry of Finance

[sửa mã nguồn]

Chuyện là thế này: Ti2008 không biết là phải dịch "ministry of Finance" của đế quốc Osman như thế nào (dịch thành "bộ trưởng bộ Tài chính" thì nghe "hiện đại" quá). Ti đề xuất dịch là "thượng thư bộ Hộ", Minh Tâm đề xuất là "thượng thư bộ Công". Còn đây là ý kiến của Trungda:

Meotrangden rành chữ Hán phiền giúp bọn mình tra cứu trường hợp này với. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:49, ngày 29 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mà bất cứ 1 loại quan nào của Đế quốc Ottoman cũng hoàn toàn ko có ánh xạ với một loại quan nào của Đế quốc Trung Hoa xưa. Đó là ý kiến riêng của tôi. Tôi tra & dịch bài về vua Thổ Nhĩ Kỳ Suleiman I bên Wikipedia tiếng Trung thì thấy họ dịch "ministry of finance" là "tài chính đại thần". Trong bài này nói đến 1 người giữ chức ấy là Chelebi, đã xung đột với quan thái tể và bị vua giết hại.--Huyền thoại Lý Tiểu Long (Thảo luận) 09:41, ngày 8 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tuy nhiên, ta cũng có thể dịch là "Thượng Thư Bộ Hộ" cho hay hơn, vì TTBH tương đương với Bộ trưởng tài chính (ministry of finance) mà.--Antiokhos III Đại đế (Thảo luận) 05:16, ngày 20 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hỏi thăm

[sửa mã nguồn]

Dạo này chắc bác bận việc lắm hả, lâu quá không thấy bác lên mạng.--King Fahd/Dammam (thảo luận) 10:17, ngày 5 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tạ tội với bác vì viết bài sai! GV (thảo luận) 04:45, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sultan

[sửa mã nguồn]

Mời Meotrangden tham gia thảo luận ở bài Thảo luận:Sultan. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 18:02, ngày 22 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đại Cồ Việt

[sửa mã nguồn]

Tôi không biết chữ Hán, nhưng cho rằng cứ lấy theo mặt chữ ghi trong sử sách (Việt Sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư...) là đúng vì xưa vua chúa Việt Nam cùng chữ đó chỉ quốc hiệu của mình. Nhờ bác quan tâm về sửa đổi của Lam Hao Sinh và tra cứu giúp trong sách sử xưa các cụ viết ra sao để chỉnh lý cho phù hợp, vì đã có sự hồi sửa trong bài.--Trungda (thảo luận) 17:50, ngày 23 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thảo luận: Sultan 2

[sửa mã nguồn]

Lại có thảo luận đấy.--Antiokhos III Đại đế (Thảo luận) 04:19, ngày 24 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thánh chế La Mã

[sửa mã nguồn]

Đang có thảo luận rùng beng trong đây, mời Meotrangden tham gia.--Akbar-e-Azam (Thảo luận) 06:04, ngày 27 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Liệt quốc

[sửa mã nguồn]

Mấy dạo bác vắng nên tôi vẫn bị lúng túng khi phiên âm chữ Hán, bên en.wiki mà chỉ ghi phiên âm không ghi nguyên văn là tôi dễ bị luận chệch.

Nhờ bác quan tâm nốt cho 1 vài nước chư hầu nhà Chu, đáng kể nhất trong các nước chỉ còn nước Tào.--Trungda (thảo luận) 11:08, ngày 28 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Xin hỏi Meotrangden là trong bài Điền Tề có nhắc đến Vương Bí (zh:王賁), ông này hình như trong sách sử vẫn được dịch là Vương Bôn, vậy đây có phải là do các tác giả Việt Nam phiên âm sai không (kể cả Phan Ngọc trong Sử ký cũng phiên thành Bôn thì phải) vì thấy bên zh vẫn đề Bính âm của ông này là Bí? GV (thảo luận) 00:41, ngày 29 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Cái Úy Liêu/Liễu Tử theo bên zh (zh:尉缭子) là có thể do Úy Liễu (zh:尉缭) người Đại Lương nước Ngụy viết, ông này xưa nay trong sách tiếng Việt vẫn được dịch là Úy Liêu, vậy có phải một trường hợp tương tự Vương Bôn như tôi đề cập ở trên không? GV (thảo luận) 01:22, ngày 30 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi cũng biết là từ điển dịch vậy, nhưng mà từ trước đến nay tôi vẫn thấy ông này được phiên thành Úy Liêu (Đông Chu Liệt Quốc, 5000 năm lịch sử Trung Hoa, không rõ Sử ký có như vậy không) chứ lại chưa bao giờ thấy người ta phiên thành Úy Liễu, không hiểu tại sao, Meotrangden có thể google thử để xem kết quả. GV (thảo luận) 02:29, ngày 30 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thảo luận:Khu vực văn hóa chữ Hán#Name discussion

[sửa mã nguồn]

Hello, Please take a look at here: Thảo luận:Khu vực văn hóa chữ Hán#Name discussion, welcome to add your comments! Cảm ơn bạn! --서공/Tây Cống/セイコゥ (thảo luận) 14:36, ngày 30 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thảo luận: Binh pháp Tôn Tử

[sửa mã nguồn]

Đang có tranh cãi rất lớn, mà người này là 1 con troll tinh vi. Meotrangden thấy tình hình thế nào thì "tuỳ cơ ứng biến" mà góp ý nhé.--Akbar-e-Azam (Thảo luận) 06:10, ngày 6 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cảm ơn

[sửa mã nguồn]

Xin cảm ơn Meotrangden đã giúp đỡ ở các bài vua Triều Tiên. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:08, ngày 13 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Uhm, tôi đã nhầm khi lùi lại sửa đổi của IP, nhưng cũng ko hoàn toàn sai, trong nguồn có ghi đề án nâng cấp Buôn Mê Thuột thành đô thị trực thuộc trung ương, mà đã là thuộc trung ương thì sẽ ngang với tỉnh. Sẽ chỉnh lại câu trên cho phù hợp. Còn khóa trang thi tôi không chỉ căn cứ vào những sửa đổi của ngày hôm nay mà là lịch sử trang của bài này, liên tiếp mấy tháng nay các thành viên lùi lại sửa đổi của nhau mà ko thảo luận, và đa số là IP sai. Tôi hy vọng khi khóa bài thì sẽ ngăn dc tình trạng này. Eternal Dragon (thảo luận) 11:05, ngày 13 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re:Kim Trướng Hãn Quốc

[sửa mã nguồn]

Không phải một mình tôi dịch nó thành Lũ rợ Vàng đâu. Mà nguyên nghĩa trong các thứ tiếng ở đoạn đầu bài đều như vậy.NTT (thảo luận) 01:55, ngày 16 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhờ

[sửa mã nguồn]

Xin nhờ bác Meotrangden đọc giùm Tam quốc chí, quyển 28, phần Đặng Ngải truyện xem Gia Cát Chiêm có hàng Đặng Ngải không? Đọc sơ sơ thấy có những câu: 蜀卫将军诸葛瞻自涪还绵竹,列陈待艾。艾遣子惠唐亭侯忠等出其右,司马师纂等出其左。忠、纂战不利,并退还,曰:“贼未可击。”艾怒曰:“存亡之分,在此一举,何不可之有?”乃叱忠、纂等,将斩之。忠、纂驰还更战,大破之,斩瞻及尚书张遵等首,进军到雒。刘禅遣使奉皇帝玺绶,为笺诣艾请降。(Thục vệ tướng quân Gia Cát Chiêm tự phù hoàn Miên Trúc, liệt trần đãi Ngải. Ngải khiển Tử Huệ Đường đình hầu Trung đẳng xuất kỳ hữu, Tư mã Sư Toản đẳng xuất kỳ tả. Trung, Toản chiến bất lợi, tịnh thoái hoàn, viết: "Tặc vị khả kích". Ngải nộ viết: "Tồn vong chi phân, tại thử nhất cử, hà bất khả chi hữu?" Nãi sất Trung, Toản đẳng, tướng trảm chi. Trung, Toản trì hoàn cánh chiến, đại phá chi, trảm Chiêm cập Thượng thư Trương Tuân đẳng thủ, tiến quân đáo lạc. Lưu Thiện khiển sứ phụng Hoàng đế tỷ thụ, vi tiên nghệ Ngải thỉnh hàng). Phần Chung Hội truyện cũng có nói: 进攻剑阁,不克,引退,蜀军保险拒守。艾遂至绵竹,大战,斩诸葛瞻。(Tiến công Kiếm Các, bất khắc, dẫn thoái, Thục quân bảo hiểm cự thủ. Ngải toại chí Miên Trúc, đại chiến, trảm Gia Cát Chiêm). Nếu vậy thì Tam quốc chí của Trần Thọ chép rằng Gia Cát Chiêm bị chém chết tại trận chứ đâu phải hàng Đặng Ngải nhỉ? Vậy mà sách Tam quốc bình giảng của Nguyễn Tử Quang, NXB Tổng hợp An Giang, 1989 lại dẫn nguồn Tam quốc chí của Trần Thọ nói rằng Gia Cát Chiêm đã hàng Đặng Ngải??? Chẳng biết đúng sai thế nào, bác giỏi chữ Hán làm ơn đọc giúp với. Tranminh360 (thảo luận) 10:48, ngày 18 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Minh Tâm xin phép góp chuyện một chút:

  1. Không có chuyện Gia Cát Chiêm đầu hàng Đặng Ngải. Lý do rất đơn giản. Đặng Ngải cũng là người trọng nghĩa khinh tài. Gia Cát Chiêm nguyện nối nghiệp cha. Suy ra, con đường của hai ngươi này không thể gặp nhau do tư duy "ai phò chủ nấy". Cả Mao Tôn Cương và La Quán Trung đều giải thích rõ việc này. Do đó không thể có chuyện suy diễn thô thiển như vậy.
  2. Người đọc sách nhầm lẫn. Người hàng Đặng Ngải là Khương Duy, không phải là Gia Cát Chiêm. Ông này định cùng với Chung Hội (cũng là một tướng của nhà Nguỵ) lật đổ Đặng Ngải nhưng việc không thành (do có kẻ đồng mưu nhưng phản bội) và cả hai đều bị chém.
  3. Sách Tam quốc bình giảng của Nguyễn Tử Quang đi sau lịch sử trên dưới 2000 năm. Cùng với thời gian, giá trị sử liệu ngày càng giảm, gá trị bình sử theo ý kiến chủ quan của tác giả càng tăng lên; thậm chí lên đến mức đem quy luật của hiện tại áp đặt vào lịch sử để giải thích lịch sử theo ý chủ quan của mình. Trong trường hợp này. Tôi thấy tốt nhất nến áp dụng cách hành sử của Ngô Sĩ Liên: "tin sâch chẳng bằng không tin sách. Tốt nhất là cứ ghi lại để tồn nghi". --Двина-C75MT 12:32, ngày 18 tháng 11 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Tôn Bất Nhị

[sửa mã nguồn]

Bạn có thể cho biết nguồn nào nói rằng Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt sau này phong bà là Thanh tĩnh uyên chân thuận đức chân nhân, đến thời Nguyên Vũ Tông phong thêm thành Thanh tịnh uyên trinh huyền hư thuận hóa nguyên quân. Bà là người sáng lập ra Thanh Tịnh phái được không? Newone (thảo luận) 09:15, ngày 21 tháng 11 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bạn có tin nhắn mới
Bạn có tin nhắn mới
Xin chào, Meotrangden. Bạn có tin nhắn mới tại Thảo luận:Mạt chược.
Bạn có thể xóa thông báo này bằng cách xóa bỏ bản mẫu {{Hồi âm}} hoặc {{ha}}.
Bạn có tin nhắn mới
Bạn có tin nhắn mới
Xin chào, Meotrangden. Bạn có tin nhắn mới tại Thảo luận:Mạt chược.
Bạn có thể xóa thông báo này bằng cách xóa bỏ bản mẫu {{Hồi âm}} hoặc {{ha}}.

Thái tể

[sửa mã nguồn]

Rất cảm ơn bác đã giải thích rõ về vấn đề này. Vì ít gặp chức vụ này (như thừa tướng) trong các sách sử được tiếp cận (chủ yếu là tiếng Việt) nên tôi khá mơ hồ về vị trí của chức vụ này trong triều đình, đại khái chỉ biết quan chế các đời có sự thay đổi nào đó (kiểu như trước đây ở ta Bộ Công an thì gọi là Bộ Nội vụ, còn Bộ nội vụ bây giờ thì khác) nhưng cụ thể từng đời thì có rất ít thông tin.--Trungda (thảo luận) 07:42, ngày 3 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bạn có tin nhắn mới
Bạn có tin nhắn mới
Xin chào, Meotrangden. Bạn có tin nhắn mới tại trang thảo luận của Ti2008.
Bạn có thể xóa thông báo này bằng cách xóa bỏ bản mẫu {{Hồi âm}} hoặc {{ha}}.

Vấn đề là Meo tiên sinh muốn bài Grand Vizier sẽ là Đại Vizia, Grand Vizier hay Sadrazan ...? Cháu thấy để Đại Vizia hợp lý nhất.--Akbar-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 11:59, ngày 3 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mấy hôm nay cứ nghĩ từ "vua" thường trung hoà hơn "hoàng đế" và "quốc vương", có phải bên Tàu thì từ trung hoà là "quân" ko bác nhỉ?--Akbar-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 12:17, ngày 3 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hán Linh Đế

[sửa mã nguồn]

Tôi muốn bổ sung cho bài về ông vua này nhưng có 1 tình tiết chưa thông tỏ. Sách VN tôi có trong tay ghi ông này bán quan tước lấy tiền và mẹ ông này là Đổng thái hậu xui con bán cả cung điện để có nhiều tiền tiêu xài.

Bên bản về Linh Đế bên en.wikiĐổng thái hậu bên en.wiki chỉ đề cập việc bán quan chức (sales of offices for money) - nhưng cả 2 bài bên đó đều không ghi nguồn tham khảo nào cả. Nhờ bác tra giúp sách tiếng Hán về việc này. Phải chăng soạn giả VN đã qua 1 bản sách tiếng Anh nào đó và lầm office theo nghĩa "quan tước" sang nghĩa "văn phòng" = "công trình xây dựng" => "cung điện"?--Trungda (thảo luận) 16:39, ngày 3 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Còn việc bán cung điện chắc là ko có chứ bác?--Trungda (thảo luận) 07:15, ngày 4 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời
Cảm ơn bác nhiều.--Trungda (thảo luận) 09:50, ngày 4 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sultanat

[sửa mã nguồn]

Một số tài liệu và bài trên wiki dịch là "Hồi quốc", cháu nghĩ nên giữ luôn là "sultant" hoặc dịch thành "vương quốc"/"vương triều" (VD: Vương triều Delhi, Vương quốc Seljuk ở Rûm, Vương quốc Ai Cập...). Bác nghĩ nên xử lý ra sao?--Akbar-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 11:27, ngày 7 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Lưu Bồn Tử

[sửa mã nguồn]

Tôi muốn phủ xanh bản mẫu:Vua nhà Hán, còn lại trường hợp Kiến Thế Đế Lưu Bồn Tử. Đoạn ông nhỏ chăn trâu này làm vua Xích Mi thì đã rõ nhưng sau khi quy hàng Lưu Tú thì kết cục không rõ ra sao. Nhờ bác tra giúp trong các sách chữ Hán về các thông tin này. Cảm ơn bác.--Trungda (thảo luận) 04:18, ngày 8 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi đã ra bài. Cảm ơn bác.--Trungda (thảo luận) 10:25, ngày 9 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Yêu Ly

[sửa mã nguồn]

Tôi viết loạt bài sử nước Ngô và nhớ đến nhân vật Yêu Ly. Đông Chu Liệt Quốc viết về ông này nhưng trong Sử ký không thấy Ngô Thái Bá thế gia (bản dịch bổ sung của Phan Ngọc) và Thích khách liệt truyện nhắc đến. Vì vậy tôi cũng có băn khoăn như một số thành viên trong thảo luận này.

Nhờ bác kiểm tra giúp: đây là nhân vật có thật hay hư cấu? Kể cả nhân vật Khánh Kỵ (con của Ngô vương Liêu) cũng vậy, vì 2 nhân vật này không thấy Sử ký (bản dịch tiếng Việt) nhắc tới, trong khi đó Tam quốc diễn nghĩa lại nhắc tới tích "Khánh Kỵ mất cánh tay vẫn đâm được Yêu Ly" mà Giả Quỳ cảnh báo Tào Hưu chớ nghe Chu Phường (tướng Đông Ngô) lừa. Đành rằng Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết nhưng không mấy khi dùng điển tích giả, mà như tôi thấy một số điển tích nhắc tới là thật, như "Ngu Hủ giảm bếp" (Tư Mã Ý than khi bị Khổng Minh lừa) hay "công tử Trùng Nhĩ trốn ra ngoài thoát chết" (Gia Cát khuyên Lưu Kỳ)... Không lý nào trường hợp Khánh Kỵ-Yêu Ly, Tam quốc diễn nghĩa lại để cho nhân vật đối đáp nhau bằng điển tích không có thật?--Trungda (thảo luận) 09:33, ngày 18 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Như vậy là 2 nhân vật này có thật. Đông Chu liệt quốc có hư cấu khác nhiều so với chính sử về họ không bác?--Trungda (thảo luận) 04:04, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời
Rất cảm ơn bác. Vậy là có thể bổ sung nốt cho những nhân vật liên quan như Ngô Hạp Lư, Ngô Liêu; còn bài Yêu Ly có thể xóa nguồn Sử ký mà thay bằng Ngô Việt xuân thu.--Trungda (thảo luận) 17:27, ngày 19 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hoàng Đế

[sửa mã nguồn]

Hình như Thiên Hoàng (tenno) còn có ánh xạ với Hoàng Đế hơn Emperor, đúng ko bác Meo nhỉ?--Maharaja Shah (Thảo luận) 10:30, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vậy nếu dịch Emperor of Japan là Hoàng đế Nhật Bản thì cũng ko sai hả bác, khá nhiều sách báo dịch vậy, và nói gắn thành Nhật hoàng. Ngoài ra, sẵn hỏi bác luôn là thành viên Solokhov muốn đổi bài Danh sách Nhật hoàng thành Danh sách Thiên hoàng, bác nghĩ sao?--Maharaja Shah (Thảo luận) 10:46, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Solokhov cũng nói kiểu "bạn đổi ko là tuỳ". Thật ra các vua Nhật đầu ko là Thiên hoàng, nhưng vì huyền thoại và hoàng gia Nhật hiện nay vẫn xem họ là Hoàng đế nên chắc Danh sách Nhật hoàng ko sai, khỏi đổi. Cái nữa, wiki cũng ghi các vua Nhật đầu là Thiên hoàng Thầ Vũ, Thiên hoàng Tuy Tĩnh,... mà.--Maharaja Shah (Thảo luận) 10:50, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Úy Trì Quýnh

[sửa mã nguồn]

Theo tôi hiểu thì 迥 dịch là huýnh, quýnh chỉ là cách đọc chệch hay cũng có từ quýnh nghĩa tương tự là 敻. Uất cũng tương tự chỉ là cách đọc chệch vì 尉 là úy. Kể cả từ điển bạn giới thiệu tôi thấy cũng dịch như thế. Còn uất có các trường hợp 郁 (buồn), 熨 (là phẳng), 狸 (mùi hôi thối), 黦 (bạc màu). Hoặc bạn có thể tìm người khác am hiểu về tiếng Hán vì tôi cũng không dám khẳng định 100% ý kiến mình là đúng (tạm khoảng 80%). Bongdentoiac (thảo luận) 10:53, ngày 28 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Không đánh nhau làm sao quen. Tự nhiên tại ra việc mới có cái để làm chứ! Ngồi lâu thấy chán quá mà.
Nhưng, đúng sai không quan trọng, quan trọng là giữ hòa khí. Tôi không nhầm đâu. Chỉ bởi tôi nghĩ mình không sai: Thảo luận. Bongdentoiac (thảo luận) 05:29, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đại học

[sửa mã nguồn]

Tôi có chung quan điểm như bác. Vấn đề là một số thành viên lẫn lộn tên chính thức của tổ chức/người theo văn bản pháp quytên bài về họ tại wiki này. Tên bài không thể ra ngoài quy tắc tại wikipedia:tên bài mà xưa này wiki vẫn vận hành như thế, không chờ tới ngày Zaahuu vạch ra thì mới là chân lý.--Trungda (thảo luận) 17:17, ngày 29 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Happy New Year

[sửa mã nguồn]
Ngôi sao Socrates
Xin chúc Meotrangden một năm mới mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn và thành công. Xin tặng Meotrangden một Ngôi sao Socrates vì những nhận xét rất có giá trị của Meotrangden cho các bài viết của wikipedia. Chubeo (thảo luận) 19:32, ngày 30 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ti đề cử bác làm BQV đấy, mời bác xem!--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 13:21, ngày 2 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bạn có tin nhắn mới
Bạn có tin nhắn mới
Xin chào, Meotrangden. Bạn có tin nhắn mới tại Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên.
Bạn có thể xóa thông báo này bằng cách xóa bỏ bản mẫu {{Hồi âm}} hoặc {{ha}}.

--Павел Корчагин (thảo luận) 15:12, ngày 2 tháng 1 năm 2010 (UTC) Trả lời

attempt

[sửa mã nguồn]

Nhờ bác cách dịch một từ: "an attempted outing" trong ngữ cảnh sau (en:Wikipedia:Harassment)

Outing should usually be described as "an attempted outing" or similar, to make it clear that the information may or may not be true, and it should be made clear to the users blocked for outing that the block log and notice does not confirm the information.

Tôi tạm dịch "outing" là "làm lộ thông tin cá nhân", nhưng "attempted" (nhấn mạnh ý "không rõ có thành công hay không") thì nên dùng thuật ngữ nào? "Mưu đồ làm lộ thông tin cá nhân"?

Cảm ơn bác. Ctmt (thảo luận) 13:33, ngày 6 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Giờ chắc bác giã rượu rồi, không biết bác có thể giúp thêm một cách dịch nữa được không? Tôi nghĩ là chúng ta cần dịch thoát thêm chút nữa (lấy ý thôi, không cần sát từng từ), để một người bất kỳ đọc cụm từ dịch sẽ hiểu ngay được nghĩa "thông tin bị đăng có thể đúng có thể sai". Tiếng Việt tôi kém, nghĩ mãi chưa ra.
Ctmt (thảo luận) 11:27, ngày 7 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời
Vâng, cảm ơn bác. Ctmt (thảo luận) 13:02, ngày 7 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

nhờ dịch nữa

[sửa mã nguồn]

Nhờ bác dịch hộ câu nhận định này: 漢末,天下大亂,雄豪並起,而袁紹虎視四州,彊盛莫敵。太祖運籌演謀,鞭撻宇內,攬申、商之法術,該韓、白之奇策,官方授材,各因其器,矯情任算,不念舊惡,終能總御皇機,克成洪業者,惟其明略最優也。抑可謂非常之人,超世之傑矣。, trong đó không biết 申,商,韓,白 là những ai. Tranminh360 (thảo luận) 17:41, ngày 6 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Mời giúp cuộc biểu quyết về tên cơ sở giáo dục Đại học

[sửa mã nguồn]

Xin chào. Tôi thấy bạn là người tham gia thảo luận tích cực tại Wikipedia:Thảo luận/Đại học nên muốn nhờ bạn một ít việc. Cuộc thảo luận của chúng ta đã rất dài, vì vậy một cuộc biểu quyết để lấy ý kiến cộng đồng và tạo một quy ước chung là một điều cần thiết cho sự ổn định của Wikipedia tiếng Việt. Để có một cuộc biểu quyết thật sự hiệu quả, những người bỏ phiếu sẽ cần được cung cấp thông tin một cách ngắn gọn về lý lẽ của mỗi bên để từ đó ra quyết định. Mời bạn tóm tắt lý lẽ chung của mỗi bên tại Wikipedia:Thảo luận/Đại học#Tóm tắt lý lẽ cho cuộc biểu quyết, nếu lý luận của bạn thiên về một bên cụ thể, bạn nên hợp tác với những người cùng quan điểm để việc soạn thảo được tốt hơn. Thời gian soạn là hết ngày 11 tháng 1, giới hạn tối đa 500 chữ, viết ở dạng gạch đầu dòng. Thông tin thêm có tại Thảo luận Wikipedia:Biểu quyết/Cơ sở giáo dục bậc Đại học. Xin cảm ơn. Tân (thảo luận) 03:25, ngày 8 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thuật ngữ

[sửa mã nguồn]

Tôi thấy trong bài Renato Dulbecco có thuật ngữ reverse transcriptase ở phần "Sự nghiệp khoa học" bác Việt Chi để nguyên, chưa rõ nên dịch là gì. Nhờ bác xem giúp nên dịch là gì trong y học. Cảm ơn bác.--Trungda (thảo luận) 18:48, ngày 9 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bác. Tôi đưa cụm từ đó vào. Tạm công nhận enzym là một thuật ngữ chuyên môn.--Trungda (thảo luận) 11:40, ngày 11 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thảo luận:Sùng Hiền hầu

[sửa mã nguồn]

Mời bác tham gia Thảo luận:Sùng Hiền hầu. Có ý kiến của thành viên DragonBalls cho rằng Sùng Hiền hầu được sử (Cương mục) ghi "hoàng đệ" chưa hẳn là em trai ruột của Nhân Tông mà có thể chỉ là em họ. Tôi không thông thuộc nghĩa chữ Hán nên chưa hiểu thấu đáo điều này, vì có vài thông tin khác từ sử sách khá nghi vấn. Nhờ bác xem và lý giải giúp.--Trungda (thảo luận) 16:40, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nhờ giúp

[sửa mã nguồn]

Nếu bác có thời gian, nhờ bác kiểm tra giúp thông tin trong bản mẫu này so với bản mẫu tiếng Anh en:Template:Commercial fish topics. Cảm ơn bác trước.--Tranletuhan (thảo luận) 03:56, ngày 1 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hỏi ý kiến

[sửa mã nguồn]

Lưu Ly vừa mới tạo ra bản đồ động này Tập tin:Chongquannguyenlan2-thử.gif, nếu rỗi xin nhờ Meotrangden xem qua để xem nó đã chính xác chưa, và nếu có vấn đề thì xin góp ý với Lưu Ly để Wikipedia chúng ta có một bản đồ có chất lượng thông tin tốt nhất. Chubeo (thảo luận) 17:40, ngày 10 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Họ

[sửa mã nguồn]

Tôi có một vấn đề khó hiểu muốn hỏi. Trong bản Bách gia tính của wiki tiếng Việt chỗ Chân Khúc Gia Phong thì họ Khúc là 麴, còn bên TQ lại ghi là 曲. Tôi tra từ điển thấy 麴 có mục họ là Khúc còn 曲 thì không. Nhưng bên tiếng Trung lại có bài Khúc tính và 麴姓 là trang đổi hướng của nó (nghĩa là 2 họ này là một). Nếu nó không phải trang đổi hướng thì có thể nói một bên ghi sai (tức là có hai họ Khúc). Bạn có thể giải thích giùm không? Bongdentoiac (thảo luận) 10:37, ngày 19 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn. Như vậy là có 2 họ Khúc. Thế việc họ này là đổi hướng họ kia thì có vấn đề gì không? Tiện thể cho tôi hỏi luôn: họ 隗 phiên âm là Ngôi hay Ngỗi? Bongdentoiac (thảo luận) 08:36, ngày 23 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời
Trong các từ điển trực tuyến chỉ có vietnamtudien có nghĩa cho họ nhưng lại là Ngôi. Tôi đang thực hiện việc ghi Hán tự những họ phương Đông mình sưu tập được trong nhiều năm qua. Khi nào xong, mời bạn tham gia góp ý. Bongdentoiac (thảo luận) 09:44, ngày 23 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Lại làm phiên bạn một chút! Mình xin hỏi họ 宁 là Ninh hay Trữ, họ 褚 là Trữ hay Trử, họ 储 là Trử hay Trừ. Bongdentoiac (thảo luận) 10:33, ngày 24 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Mấy họ trên bạn nói vắn tắt quá, có chắc không? Mình muốn hỏi thêm mấy họ này nữa: 梁 và 凉 phải chăng là 2 họ Lương; họ 蔚 là Uý hay Uất, họ 鬱 là Uất hay Úc; họ 帅 là Suý, Suất hay Soái; 鄢 là Yên hay Yển; 万俟 là Mặc Kì hay Vạn Sĩ; 闻人 là Văn Nhân hay Vấn Nhân và họ 莘 có phải là Sân không? Bongdentoiac (thảo luận) 10:31, ngày 2 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn rất nhiều. Có mấy họ mà phức tạp quá. Bongdentoiac (thảo luận) 09:25, ngày 3 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Xim hỏi thêm về họ: 玉 là họ Ngọc hay Túc (có họ Ngọc nào không?); họ 燕 là Yên hay Yến. Tôi biết có họ Nhất, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Cửu và hình như cả Thập (không biết có phải 十). Vậy không hiểu có họ Nhị, Thất, Bát không? Có họ Đông, Tây, Nam không biết có họ Bắc; Có họ Hạ, Thu, Đông không biết họ Xuân có phải là 春... Bạn có thấy phiền khi tôi hỏi quá nhiều không. Tôi thì muốn gom lại hỏi một mẻ nhưng đang lúc hứng muốn biết. Bongdentoiac (thảo luận) 13:22, ngày 8 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nhân thể bạn chưa trả lời, tôi muốn hỏi tiếp về họ: Triều/Trào (晁), Trào (鼂); cả hai chữ đó đều có giản thể là 鼌 (Trào) hay 朝 (Triêu) gì đó. Không biết họ nào đúng và các họ viết Hán tự đi với phiên âm nào. Bongdentoiac (thảo luận) 01:57, ngày 9 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đông Kinh

[sửa mã nguồn]

Tôi đã nói là các bạn có thể sửa lại đổi hướng nếu nó sai, vì tôi ko cực đoan giữ ý kiến của tôi. Nghĩa là các bạn có thể tạo nó hoặc kiếm cái định hướng nào hợp lý mà đổi đến. Hà Nội có từng là Đông Kinh hay ko, cũng có lời giải đáp tại đây.--Meiji-tennō (Thảo luận, đóng góp) 10:20, ngày 25 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bạn có thể dịch phần chữ Hán mà Ctmt đưa ra ở Thảo luận:Đông Kinh ko? Để thêm thông tin cho bài (có mấy cái thủ đô Triều Tiên nữa).--Meiji-tennō (Thảo luận, đóng góp) 10:50, ngày 25 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Mạc Chính Trung

[sửa mã nguồn]

Nhờ bác thêm chữ Hán cho tên ông này. Cảm ơn bác.--Trungda (thảo luận) 10:54, ngày 25 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tiền/Trung/Hậu - Sớm/Giữa/Muộn

[sửa mã nguồn]

Tôi thấy trong một số bài viết liên quan đến địa chất hoặc cổ sinh vật hay xuất hiện các cụm tiền/trung/hậu + <kỷ địa chất>, trong khi các sách về địa chất thì người ta dùng <kỷ địa chất> + sớm/giữa/muộn. Như vậy, có một số chỗ sẽ gây nhầm lẫn cho người đọc, ví dụ Thời kỳ Tiền Cambri (trong bài viết là Thời kỳ Tiền Cambri hay Tiền kỷ Cambri) và tiền kỷ Cambri. Theo tôi thấy, nếu ghi là Tiền Jura (Early Jurassic) có thể hiểu nhầm là thời kỳ trước kỷ Jura thay vì nó chỉ thời gian đầu của kỷ Jura hay Jura sớm. Tôi có ý định sửa đổi lại với cách viết theo như sách, bác thấy thế nào?--Tranletuhan (thảo luận) 11:06, ngày 25 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tiếng Trung

[sửa mã nguồn]

Tôi không biết tiếng Trung nhờ anh xem dùm các Thư Kỳ, Lương Triều Vỹ là i hay y. Cảm ơn Llevanloc (thảo luận) 01:36, ngày 26 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tuy có những điều mà tôi cho là hiểu ko đúng về tôi, nhưng lập luận của bác rất hay. Tôi là người đam mê chứ ko giỏi lịch sử, bất cứ ở 1 lịch sử nào mà so với Meotrangden thì thật khập khiễng vì tôi chỉ biết tìm web đáng tin bằng Google và dịch en.wiki thôi. Mời bác xem cái này, tôi thấy xưa nay người ta ghi Sử ký Tư Mã Thiên, Đại Việt Sử ký Toàn thư, Tây Du Ký, v.v... hoặc mấy cái Ký sự, vậy mà thành viên Bongdentoiac lại đổi y thành i, rõ là ko ổn.--Meiji-tennō (Thảo luận, đóng góp) 07:05, ngày 26 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Mà này, với trường hợp Khang Hy với Khang Hi, tôi thấy Khang Hy có vẻ thông dụng hơn, bác đồng ý tên nào?--Meiji-tennō (Thảo luận, đóng góp) 09:07, ngày 26 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Theo trí nhớ của tôi thì Lí Thái Tổ xuất hiện trong SGK. Nhưng Lý Thái Tổ thông dụng hơn chứ gì nữa, Mĩ, Hi Lạp, v.v... cũng tương tự! Sử ký Tư Mã Thiên cũng mới nghe đã thấy quen! bây giờ Lí Thái Tổ còn là mục màu đỏ, tôi sẽ tạo nó.--Meiji-tennō (Thảo luận, đóng góp) 13:00, ngày 26 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nhờ vả

[sửa mã nguồn]

Nhờ bác quan tâm hộ bài này Chi Lay ơn. Chúc bác vui vẻ.--DMT (thảo luận) 14:54, ngày 26 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Mời bác tham gia Thảo luận:Biển Baltic. Chúc may mắn!--Ti2010 (Thảo luận, đóng góp) 04:34, ngày 27 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Lục Vũ

[sửa mã nguồn]

Bạn có thể bổ sung cho bài tốt hơn. --Duyphuong (thảo luận) 10:49, ngày 27 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Quả là ko thống nhất giữa Y và I. Mời bác xem sự khác biệt cách ghi giữa các trang này, trang nàytrang nàytrang này nữa. Riêng cái này thì tôi cực đoan ủng hộ chữ y.--Ti2010 (Thảo luận, đóng góp) 13:33, ngày 27 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Mã Siêu

[sửa mã nguồn]

Bài này tôi viết đã lâu và sử dụng nguồn hoàn toàn từ Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung. Nếu anh có tư liệu tin cậy hơn, mong anh hãy thay thế.--Prof MK (thảo luận) 10:47, ngày 1 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nguồn Tam Quốc Diễn Nghĩa, rõ là bác Meotrangden phán "bậy bạ" cũng ko sai. Vì nó ko phải là nguồn nói 100% sự thật và đáng tin cậy.--Ti2010 (Thảo luận, đóng góp) 10:50, ngày 1 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Những bài về các nhân vật Tam Quốc tôi viết từ năm 2006 lúc mới gia nhập wiki nên chất lượng kém. Mong ai đó có khả năng sẽ nâng cấp các bài này.--Prof MK (thảo luận) 10:53, ngày 1 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

"Lệnh vua thua lệ làng"

[sửa mã nguồn]

Tôi thấy để 2 bài Nước Nga Sa hoàngĐế quốc Nga là để phân biệt rõ, vì ko phải chế độ Sa hoàng đã "tiệt" năm 1721. Tuy năm đó Pyotr I xưng Hoàng đế, nhân dân Nga vẫn nói từ "Sa hoàng" 1 cách thông dụng. Đó là chuyện thường: "lệnh vua thua lệ làng" đấy bác ạ. Các tài liệu tiếng Việt cũng dùng những từ Sa hoàng/Nga hoàng để chỉ tất cả vua Nga từ năm 1547 đến 1917.--Meiji-tennō (Thảo luận, đóng góp) 12:30, ngày 8 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Bên en.wiki, bài History of Russia để tất cả vua Nga sau năm 1547 là Sa hoàng đấy, bác ạ. Mà này, từ tsar (Sa hoàng) xuất phát từ Caesar (được VN dịch là Hoàng đế), nên Sa hoàng nếu theo cách dịch của VN thì cũng là 1 "kiểu" của Hoàng đế. Nhưng tôi vẫn ko rõ Caesar khác với Imperator như thế nào?--Meiji-tennō (Thảo luận, đóng góp) 12:34, ngày 8 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cao nguyên - Sơn nguyên

[sửa mã nguồn]

Tôi mới dịch bài cao nguyên Armenia. Nhờ Meotrangden xem hộ đặt tên như thế ổn chưa, hay nên đặt là sơn nguyên Armenia. Cảm ơn bạn. --Ashitagaarusa (thảo luận) 15:02, ngày 8 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tsar/Imperator và Kaiser

[sửa mã nguồn]

Bác Meotrangden ơi, tại sao người Đức vẫn giữ danh hiệu Kaiser làm danh hiệu chính cho Hoàng đế mà không đổi lại như người Nga đã làm với Tsar ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:06, ngày 9 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đế quốc Áo-Hung cũng giữ chức Kaiser nữa!--Meiji-tennō (Thảo luận, đóng góp) 05:23, ngày 9 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thảo luận: Siberi

[sửa mã nguồn]

Bác Meotrangden qua đây cho ý kiến giúp với ạ. Xin cảm ơn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:11, ngày 9 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời