Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Thảo luận:Pháp Luân Công/Lưu 3

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi بنفش من شما را دوست دارم trong đề tài Đề nghị đưa đoạn viết tiếp theo vào bài chính
Lưu 1 Lưu 2 Lưu 3 Lưu 4 Lưu 5

Phát hiện trên 10.000 tài liệu tuyên truyền Pháp luân công trái phép tại công ty Nhơn Hoà

23h45' ngày 7/5, các phòng nghiệp vụ phối hợp với Công an quận 10, TP HCM tiến hành kiểm tra hộ khẩu định kỳ tại Công ty Nhơn Hoà, số 366 đường Cao Thắng, phường 12, quận 10, TP HCM. Qua kiểm tra, lực lượng phối hợp làm nhiệm vụ phát hiện tại trụ sở Công ty Nhơn Hòa đang tàng trữ trái phép trên 10.000 bản tin, sách báo tuyên truyền về Pháp luân công, hàng chục áo thun màu vàng có dòng chữ "Pháp Luân Công" phía trước, phía sau có chữ "Falun Dafa is good" và 3 chữ Chân-Thiện-Nhẫn bằng tiếng hoa; 60 CD, VCD có nội dung giới thiệu về Pháp luân công và các bài tập Pháp luân công; hàng chục cuốn lịch của Pháp luân công phát hành….

Lực lượng làm nhiệm vụ đã lập biên bản vi phạm, niêm phong số tài liệu tàng trữ trái phép này. Vụ việc chuyển giao Công an quận 10 xử lý. [1]

Tham khảo

Phát tán trái phép tài liệu "Pháp Luân Công" trên QL1A

Ngày 18/2, Đại tá Nguyễn Đức Tiệp - Trưởng Công an huyện Núi Thành (Quảng Nam) cho biết: Trong những ngày Tết Nguyên đán Quý Tỵ, qua công tác tuần qua kiểm soát, Công an huyện phát hiện nhiều tài liệu phát hành trái phép của phái "Pháp Luân Công" rải trên QL1A, đoạn từ khối phố 3, thị trấn Núi Thành trở ra phía Tam Kỳ. Công an huyện phối hợp cùng Công an tỉnh điều tra sự việc và đã xác định bắt giữ 2 đối tượng phát tán trái phép tài liệu này. Sự việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.[1]

Mang tài liệu tà đạo từ TP Hồ Chí Minh xuống Vĩnh Long phát tán

Ngày 22/8, Công an TP Vĩnh Long (Vĩnh Long) cho biết, đang đề nghị UBND TP Vĩnh Long ra quyết định xử phạt hành chính 14 triệu đồng đối với Trần Quốc Sơn (26 tuổi, tạm trú TP Hồ Chí Minh) về hành vi vi phạm pháp luật trên lĩnh vực hoạt động báo chí, xuất bản và tuyên truyền tà đạo. Trước đó, các trinh sát Phòng An ninh xã hội Công an tỉnh Vĩnh Long phối hợp cùng Đội An ninh Công an TP Vĩnh Long tiến hành kiểm tra và bắt quả tang Trần Quốc Sơn đang phát tán tờ rơi và băng đĩa tuyên truyền tà đạo “Pháp Luân Công” tại Khoa Nhi BV Đa khoa Vĩnh Long.

Tại cơ quan Công an, đối tượng thừa nhận, đã tải số tài liệu nói trên từ mạng Internet, sau đó photocoppy thành nhiều bản rồi di chuyển từ TP Hồ Chí Minh xuống Vĩnh Long phát tán thì bị bắt giữ. Qua xác minh, cơ quan điều tra cũng làm rõ, trước đó Sơn đã bị Công an quận 8 (TP Hồ Chí Minh) xử phạt hành chính về hành vi tương tự [2]

Cũng tại phường Cửa Nam còn có một số đối tượng theo tổ chức Pháp luân công. Nhóm này gồm có Trần Ngọc Hoan (sinh năm 1957, trú tại khối 6B), Nguyễn Nam Phương (sinh năm 1978, trú tại khối 11), Vũ Văn Tình (sinh năm 1983, trú tại khối 11). Đây là những đối tượng tổ chức tập luyện Pháp luân công, nhưng mục đích chính là tụ tập nói xấu chính quyền. Thời gian tụ tập của nhóm này thường từ 4h30 - 6 giờ sáng; 19h45- 20g45 tại Vườn hoa Cửa Nam với khoảng 50 người tham gia. Mỗi người tham gia được phát sách giới thiệu về Pháp luân Đại pháp và một đĩa hình VCD. Cá nhân nào có nhu cầu thì được giới thiệu và bán cho các loại sách Kinh văn Pháp luân, Đại pháp viên mãn và truyền Pháp luân công. UBND phường Cửa Nam đã chỉ đạo Công an phường triệu tập các đối tượng liên quan lên làm việc, thu giữ đĩa hình, sách kinh đồng thời cùng các tổ chức đoàn thể tuyên truyền vận động nhưng nhóm này vẫn chưa từ bỏ hoạt động.

Nghị định 92/2012/NĐ-CP ngày 8/11/2012 đã quy định rõ các chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tôn giáo và tín ngưỡng. Theo đó, những cá nhân, tổ chức hoạt động tôn giáo khi chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận, chưa đăng ký sinh hoạt, đăng ký hoạt động... đều vi phạm pháp luật. Và đối với những đối tượng này, cơ quan thẩm quyền cần sớm đưa ra những biện pháp, hình thức xử lý vi phạm cụ thể để các địa phương cơ sở có đủ căn cứ thực hiện.

[3] --Chí5Phèo (thảo luận) 03:56, ngày 26 tháng 11 năm 2016 (UTC)Trả lời

Tuyên truyền đấu tranh xóa bỏ tà đạo

Theo Công an tỉnh, thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh xuất hiện 3 tà đạo (hoạt động tín ngưỡng với các hiện tượng mê tín, dị đoan; chưa được pháp luật công nhận...) hoạt động như Thanh Hải Vô Thượng Sư có 11 đối tượng tham gia, Hoàng Thiên Long có 83 đối tượng tham gia và Pháp Luân Công tuy chưa có đối tượng tham gia nhưng đã phát hiện việc phát tán tài liệu bất hợp pháp.

Nhằm ngăn chặn những tác động xấu của các tà đạo đến đời sống kinh tế, tinh thần của một bộ phận người dân, qua công tác đấu tranh, tuyên truyền để người dân nhận thức đúng về vấn đề này đã góp phần làm cho những tà đạo trên đang từng bước được loại trừ khỏi đời sống xã hội.

Cụ thể, các cơ quan chức năng đã vận động được 8 đối tượng tự nguyện từ bỏ tà đạo Thanh Hải Vô Thượng Sư; 132 đối tượng từ bỏ tà đạo Hoàng Thiên Long; thu giữ một số vật dụng liên quan; 5 cuốn đại pháp đoàn tràng tu gia; 1 cuốn thông tin về tâm linh và thiên tài đặc biệt trong giai đoạn hiện nay; 8 câu đối “Tam thiên kỳ hội đã đến; y nhất trong nhà kính tổ tiên”; 3 cuốn đại pháp cầu an… liên quan đến tà đạo này.

Đối với tà đạo Pháp Luân Công, sau khi phát hiện việc phát tán tài liệu trên địa bàn Gia Nghĩa, Đắk R’lấp, cơ quan chức năng đã vận động người dân giao nộp được 72 cuốn tài liệu liên quan. Hiện nay, cơ quan chức năng đang tiếp tục đấu tranh, xác định hành vi của các đối tượng cốt cán cầm đầu các tà đạo để có hình thức xử nghiêm theo pháp luật. Chí5Phèo (thảo luận) 04:06, ngày 26 tháng 11 năm 2016 (UTC)[1]Trả lời

Công an Ninh Thuận khuyến cáo người dân cảnh giác trước những thủ đoạn tuyên truyền trái phép của Pháp luân công, gây phức tạp tình hình trật tự xã hội địa phương.

Xử phạt 2 đối tượng tuyên truyền trái phép tài liệu Pháp luân công (CAO) Ngày 24-6, nguồn tin Báo Điện tử Công an TP.HCM cho biết Công an TP.Phan Rang - Tháp Chàm quyết định xử phạt hành chính Phạm Văn Mới (SN 1980, ở huyện Long Mỹ, Hậu Giang) và Nguyễn Thị Sen (SN 1974, trú Sơn Tây, Hà Nội) về hành vi tuyên truyền trái phép tài liệu Pháp luân công. Theo đó, vào chiều 21-6, 2 đối tượng bị lực lượng công an bắt quả tang khi đang phát tán những tài liệu nói trên mà không được cơ quan chức năng cho phép. Ít nhất có khoảng 100 ấn phẩm, tài liệu, kinh văn tuyên truyền về Pháp Luân công bị công an thu giữ. Tại cơ quan Công an, ban đầu, các đối tượng ngoan cố biện hộ cho việc làm của mình, nhưng sau đó thành khẩn nhận lỗi.

Pháp luân công là môn phái sử dụng thiền, các bài tập sinh lực và các bài giảng đạo đức làm phương tiện tu luyện tâm và thân. Pháp luân công không phải là một tôn giáo.

Tuy nhiên, bên cạnh việc rèn luyện sức khỏe, trong nội dung tuyên truyền của Pháp Luân Công có một số quan điểm phản khoa học như: người tập Pháp luân công khi đạt đến khai công, khai ngộ thì linh hồn sẽ bất diệt; nguyên nhân của bệnh tật là do những việc làm xấu của kiếp trước, nếu tin tưởng vào luyện công thì không cần uống thuốc, chữa trị, bệnh tự nhiên khỏi…

Công an Ninh Thuận khuyến cáo người dân cảnh giác trước những thủ đoạn tuyên truyền trái phép của Pháp luân công, gây phức tạp tình hình trật tự xã hội địa phương. Chí5Phèo (thảo luận) 04:09, ngày 26 tháng 11 năm 2016 (UTC)[1]Trả lời

Pháp Luân Công là tà đạo, với vỏ bọc là một môn luyện công rèn luyện sức khỏe, những người truyền bá tà đạo Pháp Luân Công đã lôi kéo nhiều người dân tham gia, tổ chức sinh hoạt mà không xin phép, khi bị phát hiện thì có hành vi chống đối. Nguy hiểm hơn, tà đạo này còn được các thế lực thù địch ở nước ngoài hậu thuẫn để chống phá Đảng, Nhà nước ta. Vì thế người dân cần cảnh giác để không bị mắc mưu kẻ xấu. Chí5Phèo (thảo luận) 04:14, ngày 26 tháng 11 năm 2016 (UTC)[2]Trả lời

 Đồng ý Đã đưa vào bài từ trước đó rồi. Tuanminh01 (thảo luận) 07:38, ngày 26 tháng 11 năm 2016 (UTC)Trả lời

Cần bổ sung thêm nguồn

Về bài Pháp Luân Công trên wiki Việt

Tôi cho rằng bài viết về Pháp Luân Công trên wiki hiện nay vẫn chưa trung lập do bài viết mới chỉ đề cập đến phần đàn áp, nhân quyền, những thông tin do phía có liên quan đến Pháp Luân Công cung cấp......mà chưa đề cập đến đến phần giáo Lý và hoạt động của Pháp Luân Công, mà chính phần giáo lý và hoạt động của Pháp Luân Công mới là nguyên nhân giải thích mọi vấn đề liên quan đến Pháp Luân Công. Do vậy bài viết này đang thiếu một phần quan trọng mà cần được các bạn bổ sung.

Một bạn của tôi trên lĩnh vực báo chí mới cung cấp cho tôi một số nguồn liên quan đến Pháp Luân Công, tôi rất mong được các bạn tìm hiểu và bổ sung vào bài Pháp Luân Công trên wiki tiếng Việt cho thật Trung Lập để cho wiki đáp ứng tốt nhất về khía cạnh khoa học và lợi ích cộng đồng.

http://www.china-embassy.org/eng/zt/ppflg/t36564.htm

https://factsoffalun.wordpress.com/tag/falun-gong-li-hongzhi/

http://www.facts.org.cn/Views/200801/t76805.htm

https://www.quora.com/How-is-Falun-Gong-funded

http://thediplomat.com/2016/06/china-the-us-and-extrajudicial-abductions/

http://tongiaovadantoc.com/c1049/20160928110412854/phap-luan-cong-mot-con-ky-sinh-trung-cua-phat-giao.htm

http://phatgiao.org.vn/y-kien/201611/Vi-sao-Phap-luan-cong-tot-cho-suc-khoe-nhung-bi-xem-la-ta-dao-24999/

http://www.icsahome.com/articles/what-falun-gong-really-teaches

http://app1.chinadaily.com.cn/highlights/falungong/storydb/truth/cult.htm

http://app1.chinadaily.com.cn/highlights/falungong/


Cái này mà là link trung lập gì hả bạn ? Toàn bên công kích Pháp Luân Công theo quan điểm cá nhân của mỗi bên tự đưa ra, chả có gì gọi là trung lập cả .

Trung lập

Bài này đúng là có vấn đề, đọc bài toàn tôi có cảm giác đang "dìm hàng" Pháp Luân Công thì phải. Loạt bài liên quan cũng tương tự, chẳng khác gì loạt bài Đồng tính trước đây.  A l p h a m a  Talk 14:23, ngày 8 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

@Alphama: bạn có hiểu thế nào là Trung Lập không? Trung lập là phản ánh đúng những cái nó đang diễn ra. Nói sai sự thật là thiếu trung lập. Đối tượng cần nói như nào, phản ánh đúng như vậy thì không gọi là thiếu trung lập. Đối tượng xấu mà khen nó tốt thì là thiếu trung lập và ngược lại. --Eightcirclestheorem 14:58, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tôi thấy bài này quá thiếu trung lập vì bản chất Pháp Luân Công là rất xấu xa lừa đảo, dối trá, tảy não tín đồ không thể nói tốt cho nó như trong bài được. Ai muốn thảo luận với tôi về vấn đề này xin mời. Bảo quản viên dung túng cho bài này --Eightcirclestheorem 15:00, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)

Khóa bài

Do có tranh cãi về nội dung, tôi tạm khóa bài bqv. Các bạn @Sptuanvu: @Eightcirclestheorem: vào đây thảo luận trước đã nhé. Cảm ơn. Tuanminh01 (thảo luận) 13:02, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bài viết của tôi có hai nguồn, trong đó có một nguồn từ Minh Huệ xác nhận nội dung Thái Lan cấm Pháp Luân Công, một nguồn khác từ trang tôn giáo và dân tộc, vậy mà bạn @Sptuanvu: xóa bài của tôi.Eightcirclestheorem 14:53, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nội dung này thiếu Trung lập ở chỗ nào?????????

Bộ Nội vụ Thái Lan và tòa án tại Thái Lan đã cấm Pháp Luân Công hoạt động tại nước này. Cũng có thông tin ngày 4 tháng 8 năm 2015, tòa án Hành chính tối cao Thái Lan đã hủy bỏ quyết định trên. [1] [2] Eightcirclestheorem 14:54, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)

@Eightcirclestheorem: Để tăng độ tin cậy cho nội dung đưa ra, bạn có thể đưa nguồn báo chí chính thức (tiếng Việt, Thái hoặc Anh) cho tin này không? Minhui ko đc tính là nguồn. Tuanminh01 (thảo luận) 06:56, ngày 10 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời
Đã tìm ra nguồn cho phần 2 tại đây. Tuanminh01 (thảo luận) 06:59, ngày 10 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tôi viết với nội dung Thái Lan cấm (Tôn Giáo Và Dân Tộc), sau đó bỏ cấm (Minh Huệ); logic nếu có bỏ cấm thì trước đó đã phải cấm. Và tôi đưa cả thông tin cấm và bỏ cấm vào có gì sai mà bạn @Sptuanvu: xóa bài của tôi? @Tuanminh01: Eightcirclestheorem 07:05, ngày 10 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

  Đã đưa thông tin vào bài với nguồn báo chí mạnh (Bangkok Post và The Nation). Tuanminh01 (thảo luận) 07:09, ngày 10 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời
Đã bỏ khóa bài do mâu thuẫn đã được giải quyết. Các bạn thêm nội dung sau đó hãy tìm nguồn mạnh, báo chí quốc tế, không dùng các nguồn thứ cấp dễ gây tranh cãi. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 07:17, ngày 10 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bài viết thiếu trung lập

1. Hiện tại trên wiki bài về Pháp Luân Công chủ yếu về vấn đề mổ cướp nội tạng, nhân quyền, những mặt tốt đẹp của Pháp Luân Công.....hoàn toàn không nói đến các vấn đề như tổ chức, giáo lý, hoạt động của Pháp Luân Công. Như vậy là hoàn toàn thiếu khách quan, thiếu trung lập để có cái nhìn đa chiều.

2. Các nguồn cho bài viết từ các nước Phương Tây, đối thủ về ý thức hệ với Chế Độ Cộng Sản,trong khi Pháp Luân Công lại Phát niệm tiêu diệt tà linh của đảng cộng sản [1] nên rõ ràng nếu dùng bài từ các nước Phương tây là rất thiếu Trung Lập.

3. Pháp Luân Công tự cho là Phật Gia nhưng không liên quan đến Phật Giáo [2] nhưng lại bài xích hạ thấp Phật Giáo,....một cách rất tinh vi nên các nước Phương Tây cũng ít quan tâm về vấn đề này, họ không đủ trình độ hoặc họ không quan tâm đến vấn đề này.

4. Hiện này giáo lý, kinh sách của Pháp Luân Công đã được dịch đầy đủ sang tiếng Việt nên chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được để phản biện, không cần dựa vào nguồn phương Tây

6. Pháp Luân Công tuyên bố phi kinh tế, phi chính trị, phi tôn giáo nhưng các hoạt động của Pháp Luân Công hoàn toàn liên quan đến kinh tế như lập ra hàng trăm trang web quảng cáo, ví dụ đại kỷ nguyên, các đoàn nghệ thuật (vé xem thần vận 1,6-3 triệu/1 vé), phát niệm tiêu diệt tà linh của cộng sản [1], sám hối trước pháp tượng của Lý Hồng Chí và xóa sổ văn hóa tôn giáo tín ngưỡng truyền thống [3]

Do vậy đánh giá khách quan bài Viết về Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí hoàn toàn thiếu nội dung và không đa chiều, và không trung lập, nên đề nghị Bảo Quản Viên để tôi sửa để tôi bổ sung các ý kiến trái chiều, với các nguồn kiểm chứng được, với các thông tin đã được công bố, đưa nguồn từ chính các bài viết của Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công cũng như nguồn từ một số báo của Phật Giáo. Nếu như các bạn không có ý kiến gì đối với nội dung tôi định đưa vào wiki bài Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí thì hãy để hai trang này theo chế độ có thể sửa bài vì có rất nhiều nội dung cần phải đưa vào. بنفش من شما را دوست دارم (thảo luận) 09:42, ngày 9 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bổ sung các lý do cho rằng bài viết này thiếu trung lập và không toàn diện

Bài viết Pháp Luân Công Thiếu Trung Lập chỉ lấy nguồn từ các trang web của Phương Tây, trang web của Pháp Luân Công hoặc là của các tổ chức đứng đằng sau đang giúp Pháp Luân Công chống Trung Quốc. Với một phong trào Pháp Luân Công đang nổi và truyền bá mạnh mẽ vào Việt Nam mà viết thiếu Trung Lập chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cộng đồng sử dụng wiki. Bài viết Pháp Luân Công thiếu trung lập tập trung vào mấy điểm sau.

1, Sự tự thần thánh hóa bản thân của Lý Hồng Chí không được đề cập đến

2, Tuyên truyền mê tín dị đoan, lừa đảo không được đề cập đến

3, Tuyên truyền bài xích các tôn giáo văn hóa tín ngưỡng truyền thống, dẫn đến xóa sổ văn hóa tín ngưỡng truyền thống không được đề cập đến

4, Phát chính niệm tiêu diệt tà linh của Đảng Cộng Sản không được đề cập đến

5, Các ý kiến từ một số trang web phản biện về Pháp Luân Công không được đề cập đến

6, Còn rất nhiều nội dung khác không được đề cập đến,

Tại đây tôi chưa đưa ra các nguồn cho các ý trên, nhưng tôi sẽ đưa ra các nguồn chứng minh cho các ý kiến trên trong các comment tiếp theo. Nếu các bạn không đồng tình thì xin mời phản biện! بنفش من شما را دوست دارم (thảo luận) 09:42, ngày 9 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Ví dụ các bằng chứng cung cấp về sự tự thần thánh hóa bản thân của Lý Hồng Chí

Pháp Luân Công tuyên bố phi tôn giáo [1][2], nhưng Lý Hồng Chí người sáng lập Pháp Luân Công lại tự nhận bản thân mình có khả năng siêu nhiên qua thuật ngữ Pháp Thân của Phật giáo [2]. Khái niệm Pháp Thân này vốn là một thuật ngữ quen thuộc của Phật Giáo thể hiện là một trong ba thân của Phật [3]. Tuy nhiên khái niệm Pháp Thân được Lý Hồng Chí sử dụng có ý nghĩa với khái niệm Phân Thân của Phật Giáo Đại thừa được đề cạp trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, kinh Hoa Nghiêm, kinh Địa Tạng...... Chỉ riêng trong quyển sách Chuyển Pháp Luân Lý Hồng Chí đã sử dụng 67 lần khái niệm Pháp Thân để thần thánh hóa bản thân minh [3][2]

Một số trong 67 lần Lý Hồng Chí sử dụng thuật ngữ Pháp Thân để thần thánh hóa bản thân:[2]

Trích: Trong tư tưởng chư vị nghĩ gì, [thì] tại không gian khác những Pháp thân của tôi đều biết hết. (Chuyển Pháp Luân, trang 38)
Trích: Nếu chư vị đi coi bệnh cho người ta, thì tất cả những gì tu luyện được cài trên thân thể chư vị, Pháp thân của tôi sẽ thu hồi toàn bộ. (Chuyển Pháp Luân, trang 42)

Thậm chí Lý Hồng Chí còn thần thánh hóa cả quyển sách của bản thân mình:

Trích: Có người không nâng ngộ tính lên được; có người lấy cuốn sách này của tôi mà tuỳ tiện vẽ vẽ vạch vạch vào đó. Những ai đã khai [mở] thiên mục trong chúng ta đều thấy rằng, cuốn sách này nhìn là thấy ngũ quang thập sắc, lấp lánh ánh vàng kim, mỗi chữ đều là hình tượng Pháp thân của tôi. Nếu tôi nói lời giả thì chính là lừa đảo mọi người; đường vẽ kia từ bút của chư vị là đen thui, chư vị dám tuỳ tiện vẽ lên đó là sao? Chúng tôi đang làm gì tại nơi đây? Chẳng phải đưa chư vị tu lên trên là gì? Có những sự việc chư vị cũng cần suy nghĩ một chút; cuốn sách này có thể chỉ đạo chư vị tu luyện; chư vị có nghĩ rằng nó trân quý hay không? Chư vị bái Phật có thể làm cho chư vị tu luyện chân chính không? Chư vị rất thành kính, chẳng dám chạm khẽ vào tượng Phật, hàng ngày đốt hương cho tượng; vậy mà chư vị dám làm hư hại Đại Pháp vốn thật sự có thể chỉ đạo chư vị tu luyện (Chuyển Pháp Luân, trang 174)

Chẳng những tự thần thánh hóa bản thân mình mà Lý Hồng Chí còn tự đề cao, tâng bốc bản thân mình hạ thấp toàn bộ các giáo chủ tôn giáo khác, đặc biệt là tôn giáo phương đông như hạ thấp Nguyên Thủy Thiên Tôn, hạ thấp Phật Thích Ca Mâu Ni, thậm chí Lý Hồng Chí hạ thấp cả Chúa Jesus....Lý Hồng Chí còn hạ thấp cả triết lý tu tập của các trường phái trong Phật Giáo, Đạo Giáo, thậm chí hạ thấp cả thuyết tiến hóa và các học thuyết khoa học khác [4][5][6]. Lý Hồng Chí khẳng định Phật Thích Ca Mâu Ni không nhận thức được Thiên Thể vì nó quá to lớn, Phật Thích Ca Mâu Ni không nhận thức được chân thực của Phật Pháp, không thể dùng Phật giáo để đo lường Đại Pháp của Lý Hồng Chí [4][7]. Lý Hồng Chí cho rằng bản thân mình thuyết pháp tại Cao Tầng, còn Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ mới đạt tầng Như Lai, Thiền Tông là Pháp môn dùi sừng bò, Pháp Luân Công là môn phái tu luyện cao cấp của Phật Gia.....Những điều này là hoàn toàn xuyên tạc các quan điểm truyền thống của Phật giáo [4][5]. Lý Hồng Chí tự cho rằng những gì mình nói giống như vàng 24K còn những gì Phật Thích Ca Mâu NiChúa Jesus thuyết chỉ như vàng 18K và 16K [4][5][8]. Lý Hồng Chí cho rằng bản thân ông ta không phải là Phật Thích Ca Mâu NiChúa Jesus, nhưng Pháp Luân Công đã tạo ra hàng triệu triệu người như Phật Thích Ca Mâu Ni và Chúa Jesus [5][9].

Trong khi các môn khí công khác như Bát đoạn cẩm, Ngũ cầm hý, dịch cân kinh, Thái cực quền 24 thức thời gian tập chỉ kéo dài từ 5-7 phút, thời gian tập Pháp Luân Công kéo dài 120 phút[10], thời gian mà tổ chức Pháp Luân Công nói là phát chính niệm tiêu diệt tà linh của Đảng Cộng Sản và tà ác phá hoại Pháp Luân Công hết từ 40 đến 60 phút thì Lý Hồng Chí cho rằng việc nâng cao sức khỏe nhờ tập luyện đó là do Pháp Thân của Lý Hồng Chí làm tịnh hóa cơ thể, Lý Hồng Chí gắn cái Pháp Luân vào bụng học viên tại vị trí huyệt Đan điền. Trong khi Đạo giáo khẳng định rằng huyệt Đan điền là huyệt tự nhiên của cơ thể con người [2][11]. Một số bằng chứng mà các bài báo này[2][11] đưa ra như sau:

Trích: Bệnh chư vị do tôi trực tiếp chữa cho chư vị; [học viên] ở điểm luyện công là do Pháp thân của tôi chữa; [học viên] đọc sách tự học cũng do Pháp thân của tôi chữa. (Chuyển Pháp Luân, trang 61)
Trích: Trong lớp học, trước tiên tôi sẽ điều chỉnh cơ thể của quý vị lên một trạng thái thích hợp cho việc tu luyện ở cấp cao, sau đó tôi sẽ gắn Pháp Luân và khí cơ (bộ máy khí) vào trong cơ thể của quý vị. Tôi cũng sẽ dạy các bài động tác cho quý vị. Ngoài ra tôi cũng có các Pháp thân sẽ theo bảo vệ quý vị. (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 1)
Trích: “Sau khi Pháp Luân được thành hình, nó tồn tại dưới dạng một linh thể, nó luôn luôn quay tự động không ngừng nghỉ nơi vùng bụng dưới của người luyện công, liên tục thu hút và chuyển hóa năng lượng từ vũ trụ, và cuối cùng là biến đổi nó thành ra công trong bản thể của người luyện công, vì vậy nó đạt được hiệu quả của pháp luyện người” (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 20)
Trích: V: Lúc đầu Pháp Luân nằm ở đâu? Sau đó vị trí của nó ở chỗ nào? Đ: Tôi thật sự chỉ cho quý vị một Pháp Luân. Nó được đặt trong bụng dưới, cùng chỗ với Đan, mà chúng ta đã nói tới, được luyện thành và được giữ nơi đó. Vị trí của nó không thay đổi.Vài người có thể thấy nhiều Pháp Luân đang xoay chuyển.Những cái đó được Pháp thân của tôi sử dụng ở phía ngoài để điều chỉnh cơ thể của quý vị. (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 70)

Tham khảo

Đề nghị đưa đoạn viết tiếp theo vào bài chính

Kính gửi các bảo quản viên @Alphama, Conbo, Hoang Dat, Viethavvh, Quenhitran, Trungda, và Tuanminh01:, Kính gửi các bạn sử dụng wiki,

Câu hỏi đặt ra là: Pháp Luân Công có tổ chức như thế nào? Hàng ngày những người theo Pháp Luân Công làm những gì? và Giáo lý của Pháp Luân Công ra làm sao thì bài viết chính chưa được đề cập đến.

Hiện nay khi Pháp Luân Công đã truyền bá vào Việt Nam rất lâu từ năm 2001 cho đến nay 2017 đã được gần 17 năm, các bài giảng tác phẩm của ông Lý Hồng Chí, và các hoạt động nội bộ của Pháp Luân Công đã được dịch hết ra tiếng Việt, trên các trang nội bộ; học viên của Pháp Luân Công xuất hiện khắp các tỉnh thành trên nơi trên cả nước, các fanpage được lập ra rất nhiều. Do vậy việc tìm hiểu về Pháp Luân Công không còn khó khăn nữa, điều đó có nghĩa là chúng ta có thể căn cứ trực tiếp vào các bài giảng sách vở của ông Lý Hồng Chí, các tài liệu của Pháp Luân Công, và một số ít ỏi tài liệu phản biện của báo chí Việt Nam để viết rõ hơn về Pháp Luân Công mà không cần quá lệ thuộc vào các nguồn English, vì đâu cứ là english mới là giỏi nhất? Bởi vì có những thứ mà một người phương Tây sẽ không hiểu về văn hóa phương đông, về Phật Giáo, Đạo Giáo, họ không hiểu được tất cả mọi vấn đề liên quan đến Pháp Luân Công, đặc biệt phần giáo lý!

Nhằm trả lời cho câu hỏi Pháp Luân Công có tổ chức như thế nào? Hàng ngày những người theo Pháp Luân Công làm những gì? và Giáo lý của Pháp Luân Công ra làm sao thì bài viết chính chưa được đề cập đến, và đặc biệt bài viết sau phần lớn tôi lấy nguồn từ trang nội bộ của Pháp Luân Công, ngoài ra trong bài viết tôi cũng cung cấp bổ sung một số ý kiến phản biện mà Pháp Luân Công nói đến Phật Giáo, thì Phật Giáo cũng có những tiếng nói lại từ giáo hội Phật Giáo. Do vậy tôi xin đề nghị đưa đoạn viết sau vào bài viết chính, nếu như các bạn cho rằng nó không trung lập tại đoạn nào thì xin chỉ rõ hoặc sửa đổi. Hoặc nếu như các bạn không có ý kiến phản biện có sức thuyết phục và cũng không có ý kiến gì, không đưa vào mục chính, thì tôi sẽ lập bài mới và mong các bạn đừng xóa @Alphama, Conbo, Hoang Dat, Viethavvh, Quenhitran, Trungda, và Tuanminh01:. بنفش من شما را دوست دارم (thảo luận) 14:38, ngày 11 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tổ chức và các hoạt động của Pháp Luân Công

Pháp Luân Công được Lý Hồng Chí và các trang web của Pháp Luân Công giới thiệu đây là một môn khí công dưỡng sinh thuộc Phật Gia [1][2][3] gồm năm bài tập [4] thời gian tập khoảng 2 tiếng [5]. Lý Hồng Chí yêu cầu những người theo Pháp Luân Công hàng ngày làm ba việc, mà tổ chức Pháp Luân Công gọi là phát chính niệm, giảng chân tướng, học kinh văn [6][7]. Có một số ý kiến nhận định việc này dường như không liên quan gì đến các bài tập Pháp Luân Công [3].

Về tổ chức Pháp Luân Công

Không như nhiều người, thậm chí là học viên Pháp Luân Công cũng nhầm lẫn rằng Pháp Luân Công không có tổ chức. Trên thực tế Pháp Luân Công có tổ chức, được gọi là tổng hội và các hiệp hội Pháp Luân Công, các trạm và tổng trạm, trong đó có những người có các chức danh gọi là điều phối viên, phụ đạo viên, trạm trưởng....vvv... [8] [9][10]

Hoạt động phát chính niệm

Học viên Pháp Luân Công được tổ chức Pháp Luân Công hướng dẫn thực hành với nội dung sau được gọi là Nghi Thức Phát Chính Niệm: Tĩnh tâm xuống, thanh lý bản thân trong 5 phút rồi phát chính niệm tiêu diện tà linh hắc thủ lạn quỷ, tiêu diệt tà linh của Đảng Cộng Sản tại tất cả mọi không gian (theo tiếng Trung gọi là vô sở bất bao, vô sở di lậu) phát niệm cường lực trong đầu một chữ Diệt (tiếng Trung). Cũng có thể nhắm vào một trong hai nội dung là Pháp Chính càn khôn, tà ác toàn diệt” [法正乾坤、邪恶全灭] — cũng có thể tuỳ nhu cầu bản thân mà niệm thêm “Pháp Chính thiên địa, hiện thế hiện báo” [法正天地、现世现报], điều đáng chú ý là phải nói bằng tiếng Trung Quốc [6][3][11]. Trang Minghui.org được coi là một trang web chính của tổ chức Pháp Luân Công [9] yêu cầu học viên Phát Chính Niệm đồng bộ hàng ngày thời gian theo giờ Trung Quốc vào 6h sáng, 6h tối, 12h trưa, 12h đêm [6]. Các trang web của Pháp Luân Công giới thiệu Pháp Luân Công không liên quan đến tôn giáo [12]. Nhưng một số bài báo trên trang giáo hội Phật Giáo cho rằng đây là một hoạt động mang tính tự kỷ ám thị có tác dụng tẩy não tín đồ, và có liên quan đến tôn giáo và chính trị mang tính chất chống phá các nước theo chế độ cộng sản [11][3]. Có bài báo cho rằng việc phát chính niệm tiêu diệt tà linh của Đảng Cộng Sản càng khiến cho sự đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc tăng lên vì họ cho rằng đây là nguy cơ gây bất ổn xã hội của Trung Quốc [3].

Hoạt động giảng chân tướng

Có một số hoạt động mà tổ chức Pháp Luân Công gọi là giảng chân tướng, điều này được tổ chứ Pháp Luân Công giải thích rằng vì các phương tiện truyền thông Trung Quốc liên tục tung ra các thông tin sai sự thật về Pháp Luân Công, nên những người theo Pháp Luân Công hàng ngày thực hiện nghiêm túc việc giảng chân tướng nói rõ về cuộc bức hại [7]. Tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới hoạt động này thông qua việc lập các trang web, phát tờ rơi, nhiều điểm luyện công được mở ra trên khắp cả nước [13]. Có hàng trăm trang web truyền bá Pháp Luân Công bằng tiếng Việt nhưng không có một trang chính thống phản đối Pháp Luân Công bằng tiếng Việt [9]. Theo như bài giảng của Lý Hồng Chí việc lôi kéo được nhiều người tham gia sẽ giúp những người theo Pháp Luân Công tăng thêm công đức vô lượng [6][3][14]. Lý Hồng Chí cũng cho rằng những người theo Pháp Luân Công là các chư thần theo Lý Hồng Chí xuống thế gian để hoàn thành các công việc tại hạ giới. [15]. Theo Lý Hồng Chí các hoạt động giảng chân tướng này sẽ giúp con người trong thế gian được lưu lại. Theo ông Lý Hồng Chí vì Pháp Luân Công muốn cứu thế giới nên loài người mới được sống đến ngày nay nếu không sẽ bị tiêu hủy từ năm 1999. [16][17]. Có một số bài báo quảng cáo Pháp Luân Công tuyên bố hiện nay đã có 2 triệu người bị mổ cướp nội tang[18]. Trang web của Trung Quốc cho rằng mới chỉ có hơn 3305 người bị chết vì các lý do liên quan đến việc đàn áp Pháp Luân Công [19]. Hoạt động giảng chân tướng cũng bao gồm việc ký đơn thỉnh nguyện để giảm mổ cắp nội tạng [20].

Hoạt động học kinh văn

Học kinh văn là một trong ba việc mà Lý Hồng Chí yêu cầu những người theo Pháp Luân Công phải nghiêm túc thực hiện hàng ngày [7]. Kinh văn của Lý Hồng Chí gồm nhiều sách như sách Chuyển Pháp Luân, Pháp Luân Công.....[21][22].

Lý Hồng Chí và trang web của tổ chức Pháp Luân Công giới thiệu Pháp Luân Công là một môn khí công dưỡng sinh, theo Lý Hồng Chí đây là một môn khí công thuộc Phật Gia, hoàn toàn không liên quan đến Phật Giáo [23]. Pháp Luân Công có nguồn gốc từ Phật gia. Một số bài báo trên trang giáo hội Phật Giáo cung cấp nhiều bằng chứng cho thấy không có khái niệm Phật gia được hiểu theo nghĩa các pháp môn của Phật pháp như Lý Hồng Chí sử dụng. Các bằng chứng mà họ đưa ra là Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công không đưa ra được bất kỳ khái niệm nào về sự tồn tại này trong các trước tác kinh sử, hay việc sử dụng các câu truyện triết lý phổ biến của Phật Giáo sau đó thay bằng chữ Phật Gia.[24][25][26]. Một số bài báo trên trang giáo hội Phật Giáo cũng cho rằng Phật Gia đơn thuần là những gì liên quan đến, hoặc có nguồn gốc từ Phật Giáo, vì nó có nghĩa là nhà phật từ điển Hán Nôm cũng có nghĩa như phản ánh của giáo hội phật giáo [27].

Các tác phẩm của Lý Hồng Chí sử dụng nhiều thuật ngữ của Phật Giáo như Pháp Luân, Chuyển Pháp Luân, Pháp Thân, Phật, Phật Tính, Thích Ca Mâu Ni.....và Lý Hồng Chí giới thiệu rằng Pháp Luân Công là một trong tám vạn bốn ngàn pháp môn của Phật Pháp được đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói đến. Có nhiều bài báo trên các trang Phật giáo phân tích cho rằng các thuật ngữ của Lý Hồng Chí sử dụng không giống với nghĩa vốn có của Phật Giáo. Hai ví dụ được các bài báo trên trang Phật Giáo nhắc đến điển hình là khái niệm Pháp Thân vốn là một khái niệm thuật ngữ của Phật Giáo đây là một trong Tam thân[26][28]. Khái niệm Pháp Thân được Lý Hồng Chí sử dụng có ý nghĩa với khái niệm Phân Thân của Phật Giáo đặc biệt Phật giáo đại thừa vì nó đã được đề cập với các nội dung tuơng tự trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, kinh Hoa Nghiêm, kinh Địa Tạng...... Chỉ riêng trong quyển sách Chuyển Pháp Luân Lý Hồng Chí đã sử dụng 67 lần khái niệm Pháp Thân để mô tả bản thân có các khả năng siêu nhiên [28][26]. Một phản biện thứ hai mà trên trang giáo hội Phật giáo đưa ra là mở đầu quyển sách sách Chuyển Pháp Luân phiên bản cũ Lý Hồng Chí viết rằng Phật Pháp tinh thâm nhất nhưng hiện nay đã được sửa thành Đại Pháp là trí tuệ của sáng thế chủ[29]. Các trang web của giáo hội Phật Giáo cũng cho rằng việc sử dụng các khái niệm vốn là của Phật Giáo có tác dụng gây nhầm lẫn cho tín đồ Phật Giáo và nó có tác dụng trong việc cải đạo tín đồ của tôn giáo này. [24][25]بنفش من شما را دوست دارم (thảo luận) 19:53, ngày 10 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tham khảo

  1. ^ http://vi.falundafa.org/book/flg-2013-a4.pdf Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 10
  2. ^ http://vi.falundafa.org/faqs.html#difference
  3. ^ a b c d e f http://phatgiao.org.vn/y-kien/201703/Phap-Luan-Cong-buon-than-ban-thanh-kinh-doanh-da-cap-lua-dao-26224/ Pháp Luân Công buôn thần bán thánh, kinh doanh đa cấp, lừa đảo
  4. ^ http://vi.falundafa.org/introduction.html
  5. ^ http://vi.falundafa.org/faqs.html#eachday
  6. ^ a b c d http://vn.minghui.org/news/1013-yeu-linh-phat-chinh-niem-va-thoi-gian-phat-chinh-niem-dong-bo-toan-cau.html
  7. ^ a b c http://vn.minghui.org/news/274-tra-cuu-tu-vung.html#ba_viec
  8. ^ http://vi.falundafa.org/faqs.html#activity
  9. ^ a b c http://phatgiao.org.vn/y-kien/201703/Phap-Luan-Cong-la-khi-cong-don-thuan-hay-co-to-chuc-26316/
  10. ^ http://vi.falundafa.org/book/dymf_html/appendix.html Phụ lục I: Yêu cầu đối với trạm phụ đạo Pháp Luân Đại Pháp
  11. ^ a b http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-tam/201703/Phap-Luan-Cong-lua-dao-am-muu-xoa-bo-van-hoa-truyen-thong-cua-dan-toc-26056/
  12. ^ http://vi.falundafa.org/faqs.html#religios
  13. ^ https://thuvienhoasen.org/a26975/phap-luan-cong-thuc-su-day-nguoi-ta-cai-gi-
  14. ^ http://vn.minghui.org/news/63458-giang-phap-tai-phap-hoi-bac-my-lan-dau-1998.html Lý Hồng Chí, ngày 5 tháng 11, 2005, Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu 1998
  15. ^ http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html Đệ tử Đại Pháp là chư thần hạ thế có trách nhiệm trợ Sư cứu chúng sinh, gánh vác trách nhiệm cứu độ chúng sinh ở hạ giới" trong Lý Hồng Chí, 15 tháng Năm, 2016, Brooklyn, New York, Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016
  16. ^ http://vn.minghui.org/news/23139-giang-phap-tai-phap-hoi-quoc-te-new-york-2004.html Thật sự rất xuất sắc, các sinh mệnh tương lai, con người thế gian tương lai sẽ đều cảm tạ chư vị, là vì ai có thể được lưu lại trong tương lai đều nhờ chư vị nên mới được lưu lại. (vỗ tay) Hiện nay con người thế gian ở trong mê, còn ở trong cái gọi là khảo nghiệm là các đệ tử Đại Pháp, chúng sinh đều ở trạng thái mê. Con người tương lai đều sẽ biết đệ tử Đại Pháp là ai, đều sẽ biết các đệ tử Đại Pháp rất xuất sắc, hơn nữa những người được lưu lại sẽ cảm kích các đệ tử Đại Phá.” Trích: Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York 2004, Lý Hồng Chí, 21 tháng Mười Một
  17. ^ http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html Chư vị biết chăng? Chư Thần nhìn nhận rằng nhân loại vốn từ lâu đã không được nữa rồi và vốn nên bị huỷ diệt, nhân loại vốn là không qua được năm 1999 đâu, bởi vì Đại Pháp muốn cứu chúng sinh, [nên] kéo dài thời gian nhân loại.
  18. ^ http://www.daikynguyenvn.com/trung-quoc/ket-luan-da-duoc-xac-thuc-tren-2-trieu-nguoi-da-bi-chinh-quyen-trung-quoc-mo-lay-noi-tang-song.html
  19. ^ http://www.clearwisdom.net/emh/special_column/death_cases/death_list.html
  20. ^ http://thinhnguyen.org/
  21. ^ http://vi.falundafa.org/falun-dafa-recent-writings.html
  22. ^ http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-tam/201703/17-dau-hieu-lua-dao-cua-Ly-Hong-Chi-va-to-chuc-Phap-Luan-Cong-26333/
  23. ^ http://vi.falundafa.org/book/flg-2013-a4.pdf Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 10
  24. ^ a b http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-tam/201705/Nhung-dieu-phat-tu-nguoi-dan-can-biet-ve-Ly-Hong-Chi-Phap-Luan-Cong-26763/
  25. ^ a b http://phatgiao.org.vn/nghien-cuu/201704/Phap-Luan-Cong-danh-trao-khai-niem-cai-dao-tin-do-phat-tu-26364/
  26. ^ a b c https://thuvienhoasen.org/a26996/ly-hong-chi-nguoi-sang-lap-phap-luan-cong-da-than-thanh-hoa-ban-than-thong-qua-thuat-ngu-phap-than-cua-phat-giao
  27. ^ http://hvdic.thivien.net/hv/ph%E1%BA%ADt%20gia
  28. ^ a b http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-tam/201704/Ly-Hong-Chi-than-thanh-hoa-ban-than-no-le-hoa-nguoi-tap-26599/
  29. ^ http://vn.minghui.org/news/60483-luan-ngu.html

Không trung lập

Trong bài viết: Pháp Luân Công nỗ lực giúp học viên tăng tiến tâm linh theo tinh thần đạo đức và thực hành các bài tập khí công và thiền định. Ba nguyên lý trung tâm của môn phái này là Chân (真, Zhēn), Thiện (善, Shàn) và Nhẫn (忍, Rěn)[1][2]. Các nguyên lý này được coi như là bản chất cơ bản của vũ trụ, tiêu chí để phân biệt đúng sai, và được coi là biểu hiện cao nhất của Đạo hay Phật pháp.[3][4][5][6] Tuân thủ và tu luyện những đức tính này được coi là một phần cơ bản của tập luyện Pháp Luân Công[7]. Trong Chuyển Pháp Luân (转法轮), cuốn sách cơ bản của giáo phái xuất bản năm 1995, Lý Hồng Chí viết "Dù tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại có thay đổi thế nào... Bản chất của vũ trụ là không thay đổi, và nó là tiêu chuẩn duy nhất để xác định ai là người tốt và ai là người xấu, để trở thành một người tu luyện, bạn phải để bản tính của vũ trụ hướng dẫn bạn để tự cải thiện bản thân mình."[3][8]

Commment: Tôi chỉ hỏi đơn giản là: Chân Thiện Nhẫn có phải là ba nguyên lý hay là ba đức tính của con người, nó liên quan gì đến đặc tính cơ bản (thậm chí Lý Hồng Chí cho rằng nó là đặc tính tối cao) của Vũ Trụ?? Và làm sao nó lại là tiêu chuẩn duy nhất để xác định ai là người tốt người xấu???? Tại sao chỉ nêu những từ ngữ hoa mỹ để PR cho Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí? nếu muốn đưa ra các nội dung phản khoa học, xuyên tạc phật giáo, tự nâng bi mình thì có rất nhiều. Vậy nên nếu chỉ trích dẫn mặt tốt, comment mang tính nâng bi, PR thì hoàn toàn là thiếu trung lập. Phải trích dẫn cả các nội dung (từ chính sách, tài liệu bài giảng của Lý Hồng Chí) có chiều hướng ngược lại để thấy được hai mặt. بنفش من شما را دوست دارم (thảo luận) 01:30, ngày 10 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Comment: Nếu cho rằng báo chí của Trung Quốc không trung lập thì lấy nguồn trực tiếp từ các bài giảng của Lý Hồng Chí, và các sách vở, cũng như trang web nội bộ, các phân tích trên các trang Phật Giáo thì sẽ thấy đằng sau Pháp Luân Công là cái gì?بنفش من شما را دوست دارم (thảo luận) 02:47, ngày 10 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tham khảo

  1. ^ Li Hongzhi, Zhuan Falun, p 7. Quote: "The most fundamental characteristic of this universe, Zhen-Shan-Ren, is the highest manifestation of the Buddha Fa. It is the most fundamental Buddha Fa."
  2. ^ David Ownby, Falun Gong and the Future of China, pp 93, 102.
  3. ^ a b Li Hongzhi, Zhuan Falun, (New York, NY: The Universe Publishing Company, 1999).
  4. ^ Noah Porter, Falun Gong in the United States: An Ethnographic Study, p 29. Quote: "According to the Falun Gong belief system, there are three virtues that are also principles of the universe: Zhen, Shan, and Ren (真, 善, 忍). Zhen is truthfulness and sincerity. Shan is compassion, benevolence, and kindness. Ren is forbearance, tolerance, and endurance. These three virtues are the only criteria that truly distinguish good people and bad people. Human society has deviated from these moral standards. All matter in the universe contains Zhen- Shan-Ren. All three are equally important."
  5. ^ David Ownby, Falun Gong and the Future of China, p 93. Quote: "The very structure of the universe, according to Li Hongzhi, is made up of the moral qualities that cultivators are enjoined to practice in their own lives: truth, compassion, and forbearance."
  6. ^ Benjamin Penny, "The Religion of Falun Gong," p 133. Quote: "For Li, as he often repeats in Zhuan Falun, the special characteristic or particular nature of the cosmos is the moral triumvirate of zhen (truth), shan (compassion), and ren (forbearance). He does not mean this metaphorically; for him zhen, shan, and ren are the basic organizing principles of all things ... it is embedded in the very essence of everything in the universe that they adhere to the principles of truth, compassion, and forbearance."
  7. ^ Benjamin Penny, "The Religion of Falun Gong," p 124. Quote: "In addition, in Falun Gong cultivation adherence to the code of truth, compassion, and forbearance is not just regarded as the right and responsible course of action for practitioners; it is an essential part of the cultivation process. Lapsing from it will render any other efforts in cultivation worthless."
  8. ^ Benjamin Penny, "The Religion of Falun Gong," p 125.

Không trung lập toàn diện vì những sự thật sau không được đưa vào wiki cho bạn đọc biết

1. Nguyên văn "Tôi hỏi cô ấy nếu chúng ta không hoàn thành sứ mệnh thì có bị hình thần toàn diệt không, sẽ bị trừng phạt như thế nào? Cô ấy nói rằng thiên cơ không được phép tiết lộ, nhưng cô ấy biết rằng nếu không hoàn thành sứ mệnh thì toàn bộ chúng sinh trong thế giới của tôi sẽ bị tiêu hủy, cũng như tất cả thế giới và chúng sinh trong tầng tầng [vũ trụ] mà tôi đã kết duyên trong quá trình hạ xuống từ cao tầng cũng sẽ bị tiêu hủy."

http://vn.minghui.org/news/65265-nhin-thay-trong-mo-hoi-han-khon-nguoi-vi-da-khong-hoan-thanh-su-menh-cua-minh.html

2. Nguyên văn: "Không chỉ đệ tử Đại Pháp tới thế gian này là từng ký [thệ] ước với Sư phụ, mà tất cả con người, sinh mệnh tới thế gian này, chư Thần tới từ thiên thượng, đều có ước với tôi."

http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html

3. Thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, bệnh AIDS biến mất sau một tháng

http://vn.minghui.org/news/43228-thanh-tam-niem-phap-luan-dai-phap-hao-benh-aids-bien-mat-sau-mot-thang.html

rất nhiều, rất nhiều, những điều đó, tại sao không được đưa vào wiki để cho bạn đọc biết được sự thật ?بنفش من شما را دوست دارم (thảo luận) 10:21, ngày 10 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Người dân phải biết sự thật, không có gì trung lập hơn sự thật, không đưa sự thật vào sao gọi là Trung Lập?

NGƯỜI DÂN VIỆT NAM PHẢI BIẾT SỰ THẬT

Hãy xem PLC bắt dân ta một ngày phát chính niệm tiêu diệt tà linh của Đảng Cộng Sản 4 lần mỗi lần từ 5 đến 10 phút

http://vn.minghui.org/news/1013-yeu-linh-phat-chinh-niem-va-thoi-gian-phat-chinh-niem-dong-bo-toan-cau.html

Pháp Luân Công tuyên bố phi kinh tế, phi chính trị phi tôn giáo:

http://vi.falundafa.org/faqs.html#religios

Cuối cùng lại xóa bỏ mọi tôn giáo đang theo sám hối trước Pháp Tượng của Lý Hồng Chí

http://vn.minghui.org/news/68001-dac-biet-chu-y-van-de-bat-nhi-phap-mon.html

Pháp Luân Công tuyên bố phi kinh tế phi chính trị phi tôn giáo, cuối cùng lại phong THẦN cho đệ tử, và chư thần ở trên trời xuống đều phải ký thệ ước với Lý Hồng Chí:

"Đệ tử Đại Pháp là chư Thần hạ thế có trách nhiệm trợ Sư cứu chúng sinh, gánh vác trách nhiệm cứu độ chúng sinh ở hạ giới."

http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html

Ai xuống thế gian này cũng phải ký thệ ước với Chí

"Không chỉ đệ tử Đại Pháp tới thế gian này là từng ký [thệ] ước với Sư phụ, mà tất cả con người, sinh mệnh tới thế gian này, chư Thần tới từ thiên thượng, đều có ước với tôi"

http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html

Rồi biểu hiện thực tế của các học viên:

tôi phát chính niệm. phá hủy mạng internet có dc ko?

  1. mn góp ý hộ nhau cái#

Tôi đã dùng hết tất cả các tấm lòng vì nhân dân Việt Nam không bị vài chục trang web fanpage của Pháp Luân Công lừa đảo. Tôi không có một mục tiêu cá nhân trong việc này chỉ có một mục tiêu là PHẢI ĐỂ DÂN VIỆT NAM BIẾT ĐƯỢC SỰ THẬT ĐẰNG SAU CÁC QUẢNG CÁO

PS: Các nguồn ở trên tôi đều lấy từ minghui.org và falundafa.org không hề lấy từ một báo chí nào của Việt Nam.بنفش من شما را دوست دارم (thảo luận) 10:37, ngày 10 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Vì bạn đã gửi yêu cầu đến tôi nên tôi sẽ trả lời lần cuối với bạn như sau: tôi biết bạn có tham vọng cho mọi người nhất là người Việt Nam nên biết là PLC xấu xa. Nhưng đối với tôi, việc gì cũng đều có mặt tốt và mặt xấu. Riêng với wikipedia, bạn hãy nhớ rõ điều này Wikipedia không đánh giá bất kỳ ai hoặc tổ chức đó như thế nào, wikipedia chỉ nêu vấn đề bằng các nguồn hàn lâm, chính thống. Còn phần đánh giá là do người đọc tự hiểu. Bạn cũng không được cố định hướng người đọc theo ý mình. Bạn nên bình tĩnh để xem lại cách viết bài cho đúng quy định.Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 12:27, ngày 10 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Hàng ngày Lý Hồng Chí yêu cầu học viên làm cái gì? hay nói cách khác hoạt động hàng ngày của những người theo Pháp Luân Công là gì? Pháp Luân Công có tổ chức không, tổ chức này như thế nào? Giáo Lý của Pháp Luân Công là gì? Hiện nay nó đã được dịch hết ra tiếng Việt rồi, sao các nội dung này không được đưa vào bài? بنفش من شما را دوست دارم (thảo luận) 09:00, ngày 11 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Phân loại

Pháp Luân Công là một môn tu tập đa diện, có ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau, có người coi đó là một bộ bài tập thể dục giúp đạt được sức khoẻ tốt hơn và biến niềm tin thành hành động tự chuyển biến, cũng có người coi là một triết lý đạo đức và một hệ thống kiến thức mới. [1] Các học giả và các nhà báo đã thông qua nhiều thuật ngữ và phân loại khác nhau để miêu tả Pháp Luân Công, một số trong đó chính xác hơn một số khác.

Trong bối cảnh văn hoá Trung Quốc, Pháp Luân Công thường được mô tả như là một hệ thống khí công, hoặc là một loại "tu luyện" (‘’xiulian’’). Tu luyện là một thuật ngữ của Trung Quốc dùng để mô tả quá trình một cá nhân tìm kiếm sự viên mãn, thường là thông qua sự rèn luyện cả về thể chất và tinh thần. Có nhiều môn tu luyện trong lịch sử Trung Quốc, bao gồm các truyền thống Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo truyền thống.[2] Ông Benjamin Penny, giáo sư về lịch sử Trung Quốc tại Đại học Quốc gia Úc, viết rằng "cách mô tả Pháp Luân Công đúng nhất là một hệ thống tu luyện. Các hệ thống tu luyện là một đặc điểm trong đời sống Trung Hoa cách đây ít nhất từ 2.500 năm trước". Các môn khí công cũng có thể được hiểu là một phần trong truyền thống về "tu luyện" rộng lớn hơn.[2]

Ở phương Tây, Pháp Luân Công thường được xếp loại như một tông giáo bởi vì nó có các bài giảng về thần học và luân lý,[3] quan tâm đến sự tu luyện và biến đổi tinh thần, và có số lượng lớn các kinh sách.[2] Các nhóm nhân quyền báo cáo về cuộc bức hại Pháp Luân Công là hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, và vào năm 2001, Pháp Luân Công đã được trao Giải thưởng Tự do Tôn giáo Quốc tế của Freedom House. [2] Tuy nhiên, những người tập Pháp Luân Công đôi khi cũng không chấp nhận sự phân loại này. Sự phản đối này phản ánh một định nghĩa tương đối hẹp về "tôn giáo" (‘’zongjiao’’) ở Trung Quốc đương đại. Theo ông David Ownby, ở Trung Quốc thì tôn giáo mới được định nghĩa kể từ năm 1912 để chỉ "các đức tin có truyền thống lịch sử trên thế giới" có "các tổ chức, giáo sĩ, và kinh sách truyền thống đã được phát triển đầy đủ " – đó là Phật giáo, Đạo giáo, đạo Hồi, đạo Tin Lành và Công giáo. [4] Pháp Luân Công thiếu những đặc điểm này, không có đền thờ, các nghi thức thờ cúng, tăng lữ hay hệ thống cấp bậc chính thức. Hơn nữa, nếu Pháp Luân Công tự xưng là một tôn giáo ở Trung Quốc, có lẽ nó đã chiêu mời đàn áp ngay lập tức.[2] Tuy có những hoàn cảnh lịch sử và văn hoá như vậy, nhưng môn tu luyện này thường được mô tả như một hình thức tôn giáo của Trung Quốc. [5]

Pháp Luân Công không đáp ứng được định nghĩa của một "giáo phái",[6] mặc dù thường được gọi là như vậy trong các tài liệu báo chí. Một giáo phái thường được định nghĩa là một nhánh hoặc một môn phái của một hệ thống tín ngưỡng đã có uy tín hoặc một giáo hội chính thống. Mặc dù Pháp Luân Công gợi đến các tư tưởng và thuật ngữ của Phật Giáo và Đạo Giáo, nhưng nó xác nhận không có mối liên hệ trực tiếp hay quan hệ dòng dõi với các tôn giáo này.[7][8] Các nhà xã hội học coi các giáo phái là các nhóm riêng biệt tồn tại bên trong các ranh giới được xác định rõ ràng, với các tiêu chuẩn khắt khe trong việc thu nạp và lòng trung thành. [9] Tuy nhiên, như ông Noah Porter đã ghi nhận, Pháp Luân Công không có những đặc tính này: nó không có ranh giới rõ ràng, và bất cứ ai cũng có thể thực hành nó.[10] Bà Cheris Shun-ching Chan cũng viết rằng Pháp Luân Công “dứt khoát không phải là một giáo phái”: các học viên không cắt đứt mối quan hệ với xã hội thế tục, nó được "cấu trúc lỏng lẻo với số thành viên luôn dao động và tôn trọng quan điểm của các tổ chức và tín ngưỡng khác" và coi trọng việc thành kính xuất phát từ cá nhân nhiều hơn, chứ không phải theo tập thể.[9]

  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên zhao
  2. ^ a b c d e Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Pennyreligion
  3. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Madsen
  4. ^ David Ownby, "Unofficial Religions in China: Beyond the Party's Rules", Testimony for the Congressional-Executive Commission on China, 23 May 2005.
  5. ^ Benjamin Penny, "The Religion of Falun Gong," p 226. Quote: "Falun Gong is a new form of Chinese religion, even if its adherents themselves may not recognize it as being religion at all."
  6. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Schechter
  7. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Ownbyming
  8. ^ Benjamin Penny, "The Religion of Falun Gong," p 26. Quote: "[Falun Gong] claims no immediate predecessor in the sense of asserting its position in a lineage of religions. Nonetheless, as will be clear throughout this book, many of the terms Li Hongzhi uses and the ideas that underpin Falun Gong teachings are found in Chinese religions of the past."
  9. ^ a b Shun-ching Chan, Cheris (tháng 9 năm 2004). “The Falun Gong in China: A Sociological Perspective”. The China Quarterly. 179.
  10. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên porterthesis