Tam giác Bermuda
Tam giác Bermuda | |
---|---|
Tam giác Quỷ | |
Tọa độ | 25°B 71°T / 25°B 71°T |
Tam giác Bermuda, còn được biết đến Tam giác Quỷ, là một khu vực không cố định nằm ở hướng tây của phía Bắc Đại Tây Dương nơi mà một số khí cụ bay và tàu thuyền được cho là đã biến mất trong hoàn cảnh bí ẩn. Nhiều nguồn uy tín cho rằng không có sự bí ẩn ở đây.
Khu vực của tam giác Bermuda là một trong những tuyến đường tấp nập nhất trên thế giới, với tàu thuyền thường xuyên đi qua nó mới đến tới các cảng của châu Mỹ, châu Âu và các hòn đảo thuộc Biển Caribe. Các tàu du lịch và máy bay thường xuyên đi ngang qua khu vực này, và máy bay cá nhân cũng thường hay bay ngang qua khu vực này.
Văn hoá đại chúng cho rằng có một số sự biến mất là do bởi sức mạnh người ngoài hành tinh. Bằng chứng văn kiện chỉ ra đa số các sự kiện biến mất là không đúng sự thật, sự việc được báo cáo sai, hư cấu bởi các tác giả sau này.
Vị trí địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1964, Vincent Gaddis viết trong báo pulp "Argosy" nói về biên giới của tam giác Bermuda,[1] cho những điểm giao của nó là Miami; San Juan, Puerto Rico; và Bermuda. Sau đó nhiều tác giả đã không nhất thiết theo định nghĩa đó.[2] Một số tác giả đưa ra biên giới và những điểm giao tam giác khác, với tổng số diện tích khoảng từ 1.300.000 đến 3.900.000 km2 (500.000 đến 1.510.000 dặm vuông Anh).[2] "Dĩ nhiên, một số tác giả đưa ra diện tích của tam giác Bermuda xa đến mức tới bờ biển Irish."[3] Vì thế, sự quyết định việc tại nạn nào xảy ra bên trong tam giác phụ thuộc vào việc tác giả nào đã báo cáo về chúng.[2]
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Sự đề xuất sớm nhất của nhiều sự biến mất khác thường trong Bermuda xuất hiện vào ngày 17 tháng 9 năm 1950, tờ báo được xuất bản trong Miami Herald (Associated Press) [4] bởi Edward Van Winkle Jones.[5] Hai năm sau, Fate báo chí đã xuất bản "Sea Mystery at Our Back Door",[6][7] một tờ báo ngắn bởi George Sand viết về sự biến mất một số máy bay và tàu thuyền, kể cả sự biến mất của chuyến bay 19, một nhóm năm máy bay thả ngư lôi Grumman TBM Avenger của Hải quân Hoa Kỳ trên một nhiệm vụ thực tập. Tờ báo của Sand là tờ báo đầu tiên định vị khu vực hình tam giác quen thuộc nơi xảy ra những sự việc biến mất. Một mình chuyến bay 19 được viết một lần nữa vào tháng 4 năm 1962 trong tờ báo American Legion.[8] Trong đó, tác giả Allan W.Eckert viết rằng đội trưởng của chuyến bay đã nghe nói, "Chúng tôi đang đi vào vùng nước trắng, có gì đó không đúng. Chúng tôi không biết chúng tôi đang ở đâu, dòng nước màu xanh lá, không phải trắng." Ông ấy còn viết rằng ban điều tra thuộc chính quyền Navy tuyên bố rằng các máy bay "đã bay lên sao Hoả."[9] Tờ báo của Sand là tờ báo đầu tiên đề xuất một yếu tố siêu nhiên cho sự việc chuyến bay 19. Tạp chí Argosy vào tháng 2 năm 1964, tờ báo "tam giác Bermuda chết người" của Vincent Gaddis đã tranh luận rằng chuyến bay 19 và một số sự kiện biến mất là một phần của một chuỗi các sự kiện lạ trong vùng.[1] Năm tiếp theo, Gaddis đã phát triển tờ báo này thành một cuốn sách có tên là Invisible Horizons.[10]
Một số tác giả khác tạo ra những tác phẩm riêng của họ lấy ý tưởng từ Gaddis: John Wallace Spencer (Limbo of the Lost, 1969, repr. 1973);[11] Charles Berlitz (The Bermuda Triangle, 1974);[12] Richard Winer (The Devil's Triangle, 1974),[13] và nhiều tác phẩm khác, tất cả đều có dàn ý giống nhau bao gồm những yếu tố siêu nhiên được viết bởi Eckert.[14]
Những lời chỉ trích
[sửa | sửa mã nguồn]Larry Kusche
[sửa | sửa mã nguồn]Larry Kusche, tác giả của The Bermuda Triangle Mystery: Solved (1975)[15] đã tranh luận rằng một số tuyên bố của Gaddis và các tác giả sau là phóng đại, những điều không đáng tin, và không kiểm chứng được. Nghiên cứu của Kusche đã tiết lộ một số điều không chính xác và sự không nhất quán giữa những điều kể lại của Berlitz và những câu nói từ các nhân chứng, người trong cuộc và những người có liên quan đến những sự kiện biến mất. Kusche lưu ý những trường hợp thông tin có liên quan chưa được báo cáo, ví dụ như là sự biến mất của nhà tài phiệt sở hữu yacht du hành thế giới Donald Crowhurst, điều mà Berlitz cho là một điều bí ẩn, mặc dù có bằng chứng rõ ràng chứng minh điều ngược lại. Một ví dụ khác là sự kiện tàu vận chuyển quặng được kể lại bởi Berlitz được cho là đã mất tích không dấu vết trong ba ngày tại một cảng ở Đại Tây Dương trong khi thật ra nó bị mất tích được ba ngày tại một cảng biển trùng tên tại Thái Bình Dương. Kusche đã tranh luận rằng đa số các sự kiện nói lên sự bí ẩn của tam giác Quỷ thật ra xảy ra ngoài nó. Thường nghiên cứu của ông ấy rất đơn giản: ông ấy kiểm tra lại những bài báo cũ trong những ngày những sự kiện biến mất được báo cáo và tìm những báo cáo trong những sự kiện có liên quan đến thời tiết khác thường, những điều đó không bao giờ được nhắc đến trong những câu chuyện biến mất.
Kusche đã kết luận rằng:
- Một số tàu thuyền và máy bay được báo cáo là đã mất tích trong khu vực nhiều hơn không đáng kể so với những phần khác của đại dương tính theo tỉ lệ.
- Trong một khu vực thường xuyên có nhiều xoáy thuận nhiệt đới, con số sự kiện biến mất là không quá nhiều và cũng không có bí ẩn nào cả.
- Hơn nữa, Berlitz và các tác giả khác thường không đề cập đến những cơn bão hoặc còn kể lại sự kiện biến mất đã xảy ra trong những điều kiện thời tiết yên tĩnh khi những bản tin thời tiết đưa ra thông tin trái ngược.
- Các con số đã được phóng đại lên bởi sự nghiên cứu cẩu thả. Ví dụ, một tàu thuyền được báo cáo là biến mất nhưng khi cuối cùng nó trở về thì lại không được báo cáo.
- Một số sự biến mất thật ra không bao giờ xảy ra. Một chiếc máy bay bị rơi xuống vào năm 1937 gần Bãi biển Daytona, Florida trước hàng trăm nhân chứng; nhưng khi kiểm tra các tờ báo địa phương thì không có sự kiện gì.
- Truyền thuyết của tam giác Bermuda là một bí ẩn được sản xuất, được tuyên truyền bởi những tác giả cố tình hoặc không biết sử dụng của những sự sai khái niệm, sự tự duy sai, và tin giật gân.[15]
Trong một cuộc nghiên cứu năm 2013, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên xác định được 10 đất nước nguy hiểm nhất đối với tàu thuyền, nhưng tam giác Bermuda lại không nằm trong 10 vùng đất nước đó.[16][17]
Những lời chỉ trích khác
[sửa | sửa mã nguồn]Khi ti vi kênh 4 xuất hiện chương trình Tam giác quỷ (1992)[18] được sản xuất bởi John Simmons của hãng phim Geofilms với tên những bộ phim Equinox, thị trường bảo hiểm đại dương Lloyd của London được hỏi nếu có một số lượng lớn khác thường những chiếc thuyền đã chìm trong khu vực tam giác Bermuda. Lloyd của London đã tuyên bố không có số lượng lớn những chiếc thuyền đã chìm trong khu vực này.[19] Lloyd của London không tính mức giá bảo hiểm cao hơn khi đi qua khu vực này. Những tài liệu của Tuần duyên Hoa Kỳ xác nhận kết luận của Lloy của London là đúng. Thực ra, con số những việc biến mất là tương đối không đáng kể khi so sánh với số lượng những chiếc thuyền và máy bay đi ngang qua nó một cách thường xuyên.[15]
Hiệp hội Bảo vệ bờ biển nghi ngờ công khai về khu vực tam giác này, họ có tìm hiểu, thu thập và xuất bản nhiều tài liệu gây mâu thuẫn với nhiều sự kiện được viết bởi những tác giả của tam giác Bermuda. Trong một sự kiện liên quan đến việc nổ tung và chìm của tàu chở dầu SS V. A. Fogg đã xảy ra vào năm, Hiệp hội Bảo vệ bờ biển đã chụp ảnh đống đổ nát của chiếc tàu và thu hồi tàn tích của con tàu,[20] Ngược lại với một tác giả viết về khu vực tam giác, tác giá đó viết rằng tất cả tàn tích của con tàu đã biến mất, với trường hợp ngoại lệ là người chỉ huy được tìm thấy ngồi trong cabin tại cái bàn của ông ấy, trên tay cầm chặt một ly café.[11] Thêm nữa, V. A. Fogg chìm tại bờ biển thuộc Texas, không nơi nào gần ranh giới được công nhận là của khu vực tam giác.
Tập Trường hợp của tam giác Bermuda được đánh giá cao trong chương trình TV NOVA/Horizon được phát sóng vào ngày 27 tháng 6 năm 1976, trong tập đó có lời tuyên bố rằng "Khi chúng ta trở lại từ những tài liệu gốc ban đầu và những người liên quan, những bí ẩn bốc hơi. Khoa học không có những câu trả lời về tam giác Bermuda bởi vì những câu hỏi đó đã không hợp lý ngay từ ban đầu... Những con thuyền và máy bay có cách vận hành trong khu vực tam giác cũng giống như cách chúng vận hành ở khắp mọi nơi khác trên thế giới."[3]
Những nhà nghiên cứu, chẳng hạn như Ernest Taves[21] và Barry Singer,[22] đã nói rằng những điều bí ẩn và siêu nhiên được nhiều người thích và có lợi nhuận. Điều này dẫn đến việc sản xuất một lượng lớn sản phẩm liên quan đến chủ đề bí ẩn dạng như tam giác Bermuda. Những nhà nghiên cứu đã có thể chỉ ra một số điều bất thường làm độc giả hiểu sai sự thật hoặc không chính xác, nhưng những nhà sản xuất vẫn tiếp tục quảng bá về sự bí ẩn của tam giác Bermuda. Theo đó, những nhà nghiên cứu chỉ trích rằng thị trường rất thiên vị những cuốn sách, những tập phim đặc biệt trên TV, và những phương tiện truyền thông khác nếu như chúng kể về sự bí ẩn của tam giác Bermuda, và không ủng hộ các tài liệu được nghiên cứu kỹ càng nếu các nghiên cứu này tung tin theo một lập trường đối lập.
Các lý giải
[sửa | sửa mã nguồn]Những nhà nghiên cứu thừa nhận tam giác Bermuda như một hiện tượng có thật đã đưa ra một số cách lý giải.
Các lý giải siêu nhiên
[sửa | sửa mã nguồn]Những tác giả của khu vực tam giác đã sử dụng một số những khái niệm siêu nhiên để giải thích những sự kiện. Một lý giải đổ lỗi cho phần công nghệ còn sót lại từ lục địa huyền thoại Atlantis bị biến mất. Đôi khi Atlantis được liên kết đến tảng đá chìm được biết đến với cái tên đường Bimini kế bên hòn đảo Bimini nằm trong Bahamas, nơi thuộc khu vực tam giác với một số định nghĩa. Những người tin theo nhà tâm linh Edgar Cayce cho rằng tiên đoán của ông về bằng chứng của Atlantis sẽ được tìm thấy vào năm 1968, là nói về sự khám phá ra con đường Bimini. Những tín đồ của Edgar Cayce miêu tả di tích Atlantis như một con đường, bức tường, hoặc điêu khắc khác, nhưng con đường Bimini có nguồn gốc tự nhiên.[23]
Những tác giả khác gắn những sự kiện biến mất bí ẩn cho UFO.[24][25] Charles Berlitz, tác giả của những cuốn sách nói về hiện tượng siêu nhiên, đưa ra một số lý thuyết cho là sự biến mất trong khu vực tam giác là do hiện tượng siêu nhiên hoặc sức mạnh không thể giải thích rõ.[12] Tôi có một giả thuyết có thể giải thích cho sự bí ẩn của khu vực tam giác này theo các lý giải siêu nhiên: Con người chúng ta không đơn độc trong vũ trụ bao la này, chỉ là khoa học chúng ta chưa đủ tân tiến để phát hiện ra các nền văn minh khác ngoài vũ trụ. Đối với các nền văn minh khác họ có sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật hơn con người Trái đất chúng ta rất nhiều thế kỷ. Do vậy vùng Tam giác này có thể là khu vực mà các nền văn minh khác ngoài vũ trụ chiếm đóng để họ đang thăm dò hoặc khai thác sự sống trên Trái đất của chúng ta. Từ những câu chuyện được báo chí và các nhà giả thuyết đến các nhà khoa học thêu dệt, giải thích càng tạo thêm sự kỳ bí cho vùng Tam giác này. Tuy nhiên, để vén màn sự thật của vùng tam giác này không khó với trình độ khoa học công nghệ của con người trái đất chúng ta hiện nay hoàn toàn đủ khả năng để vén màn bí ẩn này. Ngoài ra, tôi còn một giả thuyết lý giải theo thuyết âm mưu nữa. Các bạn có thể đọc ở phần bên dưới.
Các giải thích tự nhiên
[sửa | sửa mã nguồn]Độ biến thiên
[sửa | sửa mã nguồn]Vấn đề liên quan đến la bàn là một trong những vấn đề thường xuyên xảy ra nhất trong những sự kiện trong tam giác Bermuda. Trong khi một số người đã đưa ra lý thuyết rằng khu vực này có từ trường khác thường,[26] nhưng chưa ai tìm thấy được bằng chứng cho sự khác thường ấy. La bàn có độ từ thiên tự nhiên liên quan tới Bắc cực và Nam cực, điều mà những nhà hàng hải đã biết trong nhiều thế kỷ. Trong la bàn, hướng Cực Bắc từ và Phía bắc thực giống nhau chỉ trong một số nơi trong thế giới - ví dụ vào năm 2000, trong Hoa Kỳ, chỉ những nơi trên tuyến đường chạy từ Wisconsin đến Vịnh Mexico có hướng Cực Bắc từ và Phía Bắc thực giống nhau.[27] Nhưng công chúng có thể không có kiến thức chuyên môn, và nghĩ rằng có một bí ẩn gì đó về la bàn bị "biến thiên" trên một khu vực rộng lớn trong tam giác Bermuda. Trên thực tế sự biến thiên của la bàn là quá trình tự nhiên.[15]
Dòng Vịnh
[sửa | sửa mã nguồn]Dòng Vịnh là một trong những Hải lưu chính, chủ yếu được tạo ra bởi Luân chuyển nhiệt muối bắt đầu từ Vịnh Mexico và sau đó chảy qua Eo biển Florida rồi vào Bắc Đại Tây Dương. Về bản chất, nó là một con sông trong đại dương và giống như một con sông, nó có thể cuốn những vật nổi theo. Vận tốc bề mặt tối đa của nó là 2 m/s.[28] Một chiếc máy bay nhỏ khi đang hạ cánh trên nước hoặc một chiếc thuyền có động cơ trục trặc có thể bị cuốn đi bởi dòng Vịnh từ vị trí được báo cáo.
Những con sóng độc
[sửa | sửa mã nguồn]Sóng độc [29] hay còn được gọi là sóng quái vật, sóng sát thủ thường cao khoảng 30m. Những con sóng này thường xuất hiện ở những vùng nước mở (không bị bao vây bởi núi, đất liền) một cách bất ngờ. Vấn đề là vẫn chưa có ai biết chính xác nguyên nhân làm xuất hiện những con sóng độc này. Nhiều nhà khoa học gần đây cho rằng chính những con sóng quái vật này là nguyên nhân khiến cho tàu thuyền đi qua đây và mất tích một cách bí ẩn.
Sai lầm của con người
[sửa | sửa mã nguồn]Trong các cuộc điều tra của chính quyền về các tàu thuyền hoặc máy bay bị biến mất, lý giải được nêu ra nhiều nhất để giải thích cho sự mất tích là do sai lầm của con người.[30] Sự cố chấp của doanh nhân Harvey Conover đã khiến ông mất đi chiếc du thuyền của ông, Revonoc, khi ông cho thuyền đi vào cơn bão phía nam của Florida vào ngày 1 tháng 1 năm 1958.[31]
Thời tiết xấu
[sửa | sửa mã nguồn]Xoáy thuận nhiệt đới là những cơn bão mạnh được hình thành ở vùng biển nhiệt đới và thường gây thiệt hại hàng ngàn người và gây tổn thất hàng tỷ đô la. Vụ đoàn tàu Tây Ban Nha được chỉ huy bởi Francisco de Bobadilla bị chìm vào năm 1502 là trường hợp đầu tiên được ghi nhận về một xoáy thuận nhiệt đới huỷ diệt. Những cơn bão này đã gây ra một số tai nạn trong quá khứ có liên quan đến khu vực tam giác Bermuda.
Một cơn lốc xoáy mặt đất của khí lạnh mạnh mẽ bị nghi ngờ là nguyên nhân trong vụ chìm tàu Pride of Baltimore vào ngày 14 tháng 5 năm 1986. Thủy thủ của tàu bị chìm đã kể đến sự thay đổi đột ngột của gió và sự tăng vận tốc từ 32 km/h đến 97–145 km/h. Một chuyên gia vệ tinh nhân tạo của trung tâm bão quốc gia, James Lushine, cho biết "trong điều kiện thời tiết không ổn định lốc xoay trên mặt đất của khí lạnh từ trên cao đập xuống bề mặt đất như một quả bom, nổ tung ra xung quanh như một cơn gió mạnh khổng lồ của gió và nước."[32] Một sự kiện tương tự đã xảy ra với con tàu Concordia trong năm 2010, kế bên bờ biển của Brazil. Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu liệu các đám mây "hình lục giác" có thể là nguồn gốc của những "bom không khí" có vận tốc 270 km/h.[33]
Methane hydrate
[sửa | sửa mã nguồn]Một lý giải cho những sự kiện mất tích là do sự hiện diện rộng lớn của các mỏ khí methane hydrate (một dạng khí tự nhiên) trên thềm lục địa.[34] Những thí nghiệm của phòng nghiên cứu thực hiện ở Úc đã chứng minh rằng bong bóng có thể làm chìm một chiếc thuyền kiểu mô hình bởi nó làm giảm mật độ nước;[35][36][37] Bất kỳ đống đổ nát nào nổi lên bề mặt nước đều bị phân tán nhanh chóng bởi dòng Vịnh. Có một giả thuyết rằng các vụ nổ methane thường xuyên (trước kia gọi là "núi lửa bùn" có thể tạo ra vùng nước bọt không còn khả năng cung cấp độ nổi cho những con tàu. Trong trường hợp đó, một khu vực như vậy hình thành xung quanh một con tàu có thể khiến nó chìm rất nhanh và không có cảnh báo.
Những nghiên cứu xuất bản bới Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ miêu tả những mỏ hydrate lớn dưới đáy biển trên toàn thế giới, bao gồm rìa lục địa Blake Plateau, kế bên bờ biển phía đông nam Hoa Kỳ.[38] Tuy nhiên theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, không có sự giải phóng khí hydrate lớn nào xảy ra ở khu vực tam giác Bermuda trong 15.000 năm qua.[19]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Gaddis, Vincent (1964), “The Deadly Bermuda Triangle”, Argosy
- ^ a b “The Case of the Bermuda Triangle”. NOVA / Horizon. ngày 27 tháng 6 năm 1976. PBS.
- ^ “E. V. W. Jones AP article”. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2014.
- ^ E.V.W. Jones (ngày 16 tháng 9 năm 1950). “Same Big World, Sea's Puzzles Still Baffle Men In Pushbutton Age”. Associated Press.
- ^ “Has the 'Mystery' of the Bermuda Triangle Finally Been Solved?”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2016.
- ^ George X. San (tháng 10 năm 1952). “Sea Mystery at Our Back Door”. Fate.
- ^ Allen W. Eckert (tháng 4 năm 1962). “The Mystery of The Lost Patrol”. American Legion Magazine. Cited in James R. Lewis (editor), Satanism Today: An Encyclopedia of Religion, Folklore, and Popular Culture, page 72, segment by Jerome Clark (ABC-CLIO, Inc., 2001). ISBN 1-57607-292-4
- ^ Diana Formisano Willett, Paranormal Fright, page 9 (AuthorHouse, 2013), ISBN 978-1-4817-3268-0
- ^ Vincent Gaddis (1965). Invisible Horizons.
- ^ a b Spencer, 1969.
- ^ a b Berlitz, 1974.
- ^ Winer 1974
- ^ “Strange fish: the scientifiction of Charles F. Berlitz, 1913–2003”. Skeptic. Altadena, CA. tháng 3 năm 2004.
- ^ a b c d Kusche, 1975.
- ^ “Study finds shipwrecks threaten precious seas”. BBC News/science. ngày 7 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2013.
- ^ “Bermuda Triangle doesn't make the cut on list of world's most dangerous oceans”. The Christian Science Monitor. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2016.
- ^ “Equinox: The Bermuda Triangle”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2012.
- ^ a b “Bermuda Triangle”. Gas Hydrates at the USGS. Woods Hole. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2012.
- ^ “V A Fogg” (PDF). USCG. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2012.
- ^ Taves, Ernest H. (1978). The Skeptical Inquirer. 111 (1): 75–76.
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ Singer, Barry (1979). The Humanist. XXXIX (3): 44–45.
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ “A Geologist's Adventures with Bimini Beachrock and Atlantis True Believers”. Skeptical Inquirer. tháng 1 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2007.
- ^ “UFO over Bermuda Triangle”. Ufos.about.com. ngày 29 tháng 6 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2009.
- ^ Cochran-Smith, Marilyn (2003). “Bermuda Triangle: dichotomy, mythology, and amnesia”. Journal of Teacher Education. 54 (4): 275. doi:10.1177/0022487103256793. ISSN 0022-4871.
- ^ “Bermuda Triangle”. US Navy. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2002. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2009.
- ^ “National Geomagnetism Program | Charts | North America | Declination” (PDF). United States Geological Survey. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2010.
- ^ Phillips, Pamela. “The Gulf Stream”. USNA/Johns Hopkins. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2007.
- ^ “Bí ẩn về tam giác quỷ Bermuda được sáng tỏ”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2022.
- ^ Mayell, Hillary (ngày 15 tháng 12 năm 2003). “Bermuda Triangle: Behind the Intrigue”. National Geographic News. National Geographic Society. National Geographic Partners, LLC. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2009.
- ^ Scott, Captain Thomas A. (1994). Histories & Mysteries: The Shipwrecks of Key Largo (ấn bản thứ 1). Best Publishing Company. tr. 124. ISBN 0941332330.
- ^ “Downdraft likely sank clipper, The Miami News, ngày 23 tháng 5 năm 1986, p. 6A”. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2014.[liên kết hỏng]
- ^ Kenny Walter (ngày 24 tháng 10 năm 2016). “Bermuda Triangle Mystery Explained”. RandD Magazine. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2016. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) - ^ Gruy, H. J. (tháng 3 năm 1998). “Office of Scientific & Technical Information, OSTI, U.S. Department of Energy, DOE”. Petroleum Engineer International. OTSI. 71 (3). OSTI 616279.
- ^ “Could methane bubbles sink ships?”. Monash Univ.
- ^ Jason Dowling (ngày 23 tháng 10 năm 2003). “Bermuda Triangle mystery solved? It's a load of gas”. The Age.
- ^ Terrence Aym (ngày 6 tháng 8 năm 2010). “How Brilliant Computer Scientists Solved the Bermuda Triangle Mystery”. Salem-News.com.
- ^ Paull, C.K.; W.P., D. (1981). “Appearance and distribution of the gas hydrate reflection in the Blake Ridge region, offshore southeastern United States”. Gas Hydrates at the USGS. Woods Hole. MF-1252. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2012.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Bermuda Triangle
- Bermuda-Triangle.Org
- BECMUĐA tại Từ điển bách khoa Việt Nam
- Tam giác BECMUĐA tại Từ điển bách khoa Việt Nam
- Bermuda Triangle tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
- The loss of Flight 19 FAQ Lưu trữ 2009-04-13 tại Wayback Machine
- Navy Historical Center FAQ Lưu trữ 2002-08-02 tại Wayback Machine