Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Wikipedia:Chú lùn Wiki

Trang này chứa tài liệu mang tinh hài hước. Nó cũng có thể chứa lời khuyên.
Thành viên này là một chú lùn Wiki.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Smallus editus
Thói quen thường ngày của một chú lùn Wiki
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Primates
Họ (familia)Hominidae
Chi (genus)Smallus
Loài (species)S. editus
Danh pháp hai phần
Smallus editus
Phân bổ ở những vùng màu trắng.
Phân bổ ở những vùng màu trắng.
đã phát hiện một chú lùn Wiki đang núp ở đây :)))))))))))))))
Một chú lùn Wiki rụt rè thích lẩn trốn

Chú lùn Wiki (danh pháp khoa học: Smallus editus), hay thần lùn Wiki, là những sinh vật chuyên thực hiện những sửa đổi hoàn thiện hóa Wikipedia mà không gây ra sự chú ý. Chú lùn wiki hoạt động đằng sau hậu trường Wikipedia, họ buộc chặt những mối nối bị lỏng và làm cho mọi thứ vận hành trơn tru. Ví dụ cho những hành vi kiểu chú lùn Wiki có thể kể đến: sửa cách đặt dấu câu, sửa lỗi chính tả, sửa lỗi ngữ pháp, tạo các trang đổi hướng, thêm thể loại, sửa liên kết hỏng, và hằng hà sa số những thao tác lặp đi lặp lại khác. Thói quen điển hình của họ là luôn luôn đánh dấu vào ô "Sửa đổi nhỏ" trước khi lưu mọi thay đổi, và không bao giờ để lại tóm lược sửa đổi. Chú lùn Wiki là một trong những giống loài wiki cổ xưa nhất, đã sớm có mặt từ thời WikiWikiWeb đầu tiên.[1]

Những chú lùn Wiki mẫn cán nhất bộc lộ rõ đặc tính sửa đổi của mình như một phần trong công việc thường nhật, trong khi một số khác chỉ giới hạn bản thân ở những đặc tính này. Chú lùn Wiki được biết đến là có tính cách hòa đồng, giống tiên tử Wikitinh linh Wiki. Đối nghịch với những đặc tính của chú lùn Wiki chính là chằn Wiki.

Chú lùn Wiki thích làm việc trong bóng tối để tạo ra những thứ được gọi là "sửa đổi nhỏ" trong mọi ngóc ngách của Wikipedia. Cứ săm soi vườn thú thay đổi gần đây mà xem, bạn sẽ sớm phát hiện ra những thành quả họ để lại thôi.

Những chú lùn Wiki mong muốn có gia đình hoặc khao khát một mục tiêu sâu xa hơn thường sẽ nhận nuôi một lỗi chính tả, và từ đó sẽ chỉ tắm mình hoàn toàn trong không gian bách khoa, xóa nhòa tất thảy mọi sự hiện diện. Tất nhiên, chúng ta luôn khuyến khích các biên tập viên táo bạo lên và bước ra ngoài ánh sáng bằng một cử chỉ thân thiện cởi mở và thẳng thắn thực hiện các sửa đổi của mình mà không lo sợ người khác nghĩ gì về mình.

Quan tâm và nuôi dưỡng những chú lùn Wiki

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản tính của chú lùn Wiki là sự khiêm tốn và rụt rè quá mức, tuy nhiên các thành viên Wikipedia cần nhận thức tầm vai trò của việc nói cho chú lùn Wiki biết, rằng những đóng góp của họ mang lại giá trị theo thời gian. Nếu chú lùn Wiki không cảm nhận được sự yêu thương từ những người hưởng lợi trên thành quả của mình, họ chỉ còn biết đợi đêm xuống rồi lẻn vào gian bếp và ngồi lên những nhu yếu phẩm của những thành viên đó mà thôi. Tuy nhiên, nhu cầu của họ về tình thương cũng hết sức khiêm tốn, và thi thoảng chỉ cần một nút bấm "cảm ơn" là đủ để tránh được một tình huống đáng tiếc như vậy.

Hành vi thông thường

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là một số ví dụ về công việc của một chú lùn Wiki:

Nhận diện một chú lùn Wiki

[sửa | sửa mã nguồn]

Những người dùng Wikipedia muốn tuyên bố với mọi người rằng họ là một chú lùn Wiki có thể thêm Thể loại:Chú lùn Wikipedia vào trang thành viên.

Người dùng cũng có thể giới thiệu các đặc tính kiểu chú lùn Wiki của họ bằng cách thêm mã sau đây vào trang thành viên:

{{Thành viên Wikipedia/Chú lùn Wiki}}, kết quả sẽ cho ra bản mẫu dưới đây
Thành viên này là một chú lùn Wiki.


Một cách khác để ai đó tự nhận mình là một chú lùn Wiki: thêm biểu tượng cây nấm tí hon ở góc trên bên phải trang người dùng, bằng cách chèn mã sau vào trang thành viên:

{{Wikipedia:Chú lùn Wiki/topicon}}

Nếu biên tập viên không muốn công khai bản thân quá mức, họ chỉ cần viết vài dòng sơ lược về các công việc kiểu chú lùn Wiki của mình.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “WikiGnome on the WikiWikiWeb”. C2.com. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2012.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Giống loài Wikipedia