Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Sao dãy chính loại O

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Các tính chất của các sao dãy chính loại O điển hình[1][2]
Loại quang

phổ

Khối

lượng (M)

Bán

kính (R)

Độ

sáng (L)

Nhiệt độ

hiệu dụng (K)

Chỉ mục

màu (B − V)

O3V 120,00 15,00 1.400.000 44.900 −0,330
O4V 85,31 13,43 1.073.019 42.900 −0,326
O5V 60,00 12,00 790.000 41.400 −0,323
O6V 43,71 10,71 540.422 39.500 −0,321
O7V 30,85 9,52 317.322 37.100 −0,318
O8V 23,00 8,50 170.000 35.100 −0,315
O9V 19,63 7,51 92.762 33.300 −0,312

Một sao dãy chính loại O (O V) là một ngôi sao dãy chính (đốt hydro lõi) với loại quang phổ O và lớp độ sáng V. Các sao này có khối lượng từ 15 đến 90 lần khối lượng của Mặt Trờinhiệt độ bề mặt giữa 30.000 và 50.000 K. Chúng có độ sáng gấp 40.000 đến 1.000.000 lần so với Mặt Trời.

Thuộc tính

[sửa | sửa mã nguồn]
Quang phổ của một sao O5V

Các sao này là những đối tượng hiếm; ước tính không có nhiều hơn 20 nghìn sao loại O trong toàn bộ Ngân Hà,[3] hay khoảng 1 trong số 10.000.000 sao. Các sao dãy chính loại O có khối lượng từ 15 đến 90 M và có nhiệt độ bề mặt từ 30.000 đến 50.000 K. Độ sáng đo được của chúng nằm giữa 30.000 tới 1.000.000 L. Bán kính của chúng ở cỡ trung bình hơn khoảng 10 R. Trọng trường bề mặt khoảng 10.000 lần so với Trái Đất, tương đối thấp với một sao dãy chính. Cấp sao tuyệt đối quan sát nằm trong khoảng −4 tới −5,8, hay sáng hơn Mặt Trời 3.400 tới 18.000 lần.[4][5]

Các sao loại O rất trẻ, với số tuổi không vài triệu năm, và trong thiên hà của chúng ta, đều có độ kim loại cao (quần thể I) khoảng gấp đôi so với Mặt Trời.[4] Các sao dãy chính loại O trong Đám mây Magellan Lớn, với độ kim loại thấp hơn, có nhiệt độ cao hơn đáng kể, với nguyên nhân rõ ràng nhất là do tốc độ mất khối lượng thấp hơn.[6] Các sao sáng nhất của loại O có tốc độ mất khối lượng nhiều hơn một phần triệu M mỗi lần, trong khi các sao kém sáng nhất mất ít hơn nhiều. Gió sao của chúng có vận tốc cuối khoảng 2.000 km/s.[7]

Các sao dãy chính loại O nổi bật

[sửa | sửa mã nguồn]
Sao sáng nhất trong cụm sao Hình Thang là ngôi sao θ1 Orionis C loại O7V. Ba ngôi sao kia là các sao dãy chính loại B0.5 và B1.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Pecaut, Mark J.; Mamajek, Eric E. (1 tháng 9 năm 2013). “Intrinsic Colors, Temperatures, and Bolometric Corrections of Pre-main-sequence Stars”. The Astrophysical Journal Supplement Series. 208 (1): 9. arXiv:1307.2657. Bibcode:2013ApJS..208....9P. doi:10.1088/0067-0049/208/1/9. ISSN 0067-0049. S2CID 119308564.
  2. ^ Mamajek, Eric (2 tháng 3 năm 2021). “A Modern Mean Dwarf Stellar Color and Effective Temperature Sequence”. University of Rochester, Department of Physics and Astronomy. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2021.
  3. ^ “Scientists Begin To Tease Out A Hidden Star's Secrets]”. ScienceDaily. 27 tháng 7 năm 1998. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2018.
  4. ^ a b Tables 1 and 4, Fabrice Martins; Daniel Schaerer & D. John Hiller (2005). “A new calibration of stellar parameters of Galactic O stars”. Astronomy & Astrophysics. 436 (3): 1049–1065. arXiv:astro-ph/0503346. Bibcode:2005A&A...436.1049M. doi:10.1051/0004-6361:20042386. S2CID 39162419.
  5. ^ Table 5, William D. Vacca; Catharine D. Garmany & J. Michael Shull (tháng 4 năm 1996). “The Lyman-Continuum Fluxes and Stellar Parameters of O and Early B-Type Stars”. Astrophysical Journal. 460: 914–931. Bibcode:1996ApJ...460..914V. doi:10.1086/177020. hdl:2060/19970023476.
  6. ^ Massey, Philip; Bresolin, Fabio; Kudritzki, Rolf P; Puls, Joachim; Pauldrach, A. W. A (2004). “The Physical Properties and Effective Temperature Scale of O-Type Stars as a Function of Metallicity. I. A Sample of 20 Stars in the Magellanic Clouds”. The Astrophysical Journal. 608 (2): 1001–1027. arXiv:astro-ph/0402633. Bibcode:2004ApJ...608.1001M. doi:10.1086/420766. S2CID 119373878.
  7. ^ Martins, F (2004). New atmosphere models for massive stars: Line-blanketing effects and wind properties of O stars (Luận văn). Bibcode:2004PhDT........21M.