Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Người Khmer

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khmer
ខ្មែរ
Một đôi vợ chồng Khmer
Khu vực có số dân đáng kể
 Campuchia16,189,042[1] đến 17.7 triệu[2]
 Thái Lan> 4.2 triệu[1]
 Việt Nam1.2[1] đến 1.3 triệu[3]
 Hoa Kỳ276,667[4]
 Pháp80,000[1]
 Canada25,245[5]
 Úc25,000[1]
 Malaysia11,381
 Hàn Quốc10,000[6]
 New Zealand6,918[7]
 Đài Loan6,000
 Lào3,900[1]
 Bỉ3,500[cần dẫn nguồn]
 Đức3,000[cần dẫn nguồn]
 Anh Quốc> 1,000[1]
 Nhật Bản?
 Nga?
Ngôn ngữ
Khmer, Phương ngữ Bắc Khmer, Phương ngữ Khmer Krom
Tôn giáo
Phật giáo Theravada
Sắc tộc có liên quan
Môn, Va, và các nhóm Nam Á

Người Khmer (Khơ-me, Khmer, tiếng Khmer: ខ្មែរ, phát âm: [kʰmaːe], [kʰmɛr]) hay Cao Miên (高棉), là một dân tộc cư trú phần lớn ở Campuchia và một số ở nửa phía nam bán đảo Đông Dương.

Người Khmer chiếm khoảng 97% dân số tại Campuchia, số tại Việt Nam, Thái Lan, Lào... Ngôn ngữ của người Khmer là tiếng Khmer, một ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Môn-Khmer trong ngữ hệ Nam Á, có mặt khắp Đông Nam Á.

Tại Campuchia, chính phủ phân loại công dân làm ba nhóm Khmer. Người Khmer đa số được gọi là người Khmer Kandal (Khmer trung tâm), phân biệt với các sắc tộc Khmer thiểu số là Khmer Islam (Khmer Hồi giáo) và Khmer Loeu (Khmer vùng cao).[8] Điều tra dân số năm 2008 của Campuchia không hề đề cập đến sắc tộc của công dân.

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài Campuchia, nhiều người Khmer định cư như người bản địa ở các vùng lân cận tại Thái Lan (Khmer Surin), và đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam (Khmer Krom). Ở Việt Nam, người Khmer cư trú chủ yếu ở tỉnh Sóc Trăng (406.595 khẩu thời điểm 1/7/2015)), Trà Vinh (326.653), và Kiên Giang (210.879).

Di truyền học

[sửa | sửa mã nguồn]

Người Khmer là một phần của Đại Ấn Độ và thường có bề ngoài điển hình của người Đông Nam Á, người Tháingười Lào cũng có vẻ ngoài gần giống với người Khmer nhưng lại không cùng một sắc tộc vì nguồn gốc khác nhau. Người Khmer không thuần chủng, bề ngoài có nhiều nét khác nhau, đó là do kết quả của nhiều thế kỉ pha trộn với người Ấn Độ, người Mã Lai, người Chămngười Trung Quốc[cần dẫn nguồn].

Bản đồ phân bố các nhóm ngôn ngữ ở Campuchia

Tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Đa số người Khmer là tín đồ Phật giáo Khmer - một kiểu Phật giáo hòa trộn nhiều thành phần của Ấn Độ giáo, thuyết vật linh (tục thờ cúng thần sông núi, cây cỏ...), và tục thờ cúng tổ tiên[9]. Cụ thể hơn, Phật giáo của người Khmer là Phật giáo nguyên thủy, tên phổ thông là Phật giáo Nam tông. Phật giáo Nam tông là Phật giáo gốc mà đức Phật Thích ca khai sinh và các quan niệm Phật giáo, giáo lý cũng được người Khmer bảo tồn nguyên vẹn.

Một số lễ hội chính của người Khmer ở Campuchia và Việt Nam là:

Phụ nữ Khmer trong ngày lễ năm mới.
  1. Lễ hội Pchum Ben (tên gọi ở Campuchia) hay lễ hội Đôn ta (tên gọi theo người Khmer Krom ở đồng bằng Mekong). Đây là lễ báo hiếu ông bà, mang ý nghĩa gần giống với lễ Vu Lan ở Việt Nam. Đặc biệt trong lễ Sen Đôn ta ở vùng An Giang, hằng năm diễn ra một hoạt động rất nổi tiếng là lễ hội đua bò Bảy Núi.
  2. Tết Chol Chnam Thmay, tết mừng năm mới ở các nước ảnh hưởng văn hoá Khmer và Phật giáo Ấn: Thái Lan, Lào, Miến Điện. Trong tết có 3 ngày lễ chính, sẽ có 1 ngày gọi là ngày Songkran.
  3. Lễ hội Ok-om-bok (Đút cốm dẹp hay còn gọi là lễ cúng trăng). Trong lễ cúng trăng sẽ diễn ra Hội đua ghe Ngo truyền thống.

Các lễ hội Phật giáo:

  1. Song-ka-tun (Trai Tăng)
  2. Ka-thina (Dâng Y)
  3. Maggha Bochea (Rằm tháng Giêng)
  4. Vesakha Bochea (Rằm tháng Tư)
  5. Vassa (An cư kiết hạ)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g Hattaway, Paul biên tập (2004), “Khmer”, Peoples of the Buddhist World, William Carey Library, tr. 133
  2. ^ CIA FactBook. Lưu trữ 2010-12-29 tại Wayback Machine Accessed July 14, 2008.
  3. ^ “CIA World Factbook: Vietnam”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2014.
  4. ^ “The Asian Population: 2010 Census Briefs” (PDF). United States Census Bureau.
  5. ^ “Ethnocultural Portrait of Canada”. Statistics Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  6. ^ “▒ Cambodia ▒”. Khm.mofat.go.kr. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2011.
  7. ^ “2006 Census: Cambodians- Facts and Figures”. Te Ara: The Encyclopedia of New Zealand .
  8. ^ The Khmer Loeu. Truy cập 02/10/2015.
  9. ^ Faith Traditions in Cambodia Lưu trữ 2006-08-22 tại Wayback Machine; trang 8; truy cập 21-8-2006

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]