Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

November Rain

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
"November Rain"
Đĩa đơn của Guns N' Roses
từ album Use Your Illusion I
Mặt B"Sweet Child o' Mine" (ấn bản LP)
Phát hành18 tháng 2 năm 1992 (Anh)
2 tháng 6 năm 1992 (Mỹ)
Thể loạiHard rock, heavy metal, symphonic rock
Thời lượng8:57
Hãng đĩaGeffen
Sáng tácAxl Rose
Sản xuấtMike Clink, Guns N' Roses
Thứ tự đĩa đơn của Guns N' Roses
"Knockin' on Heaven's Door"
(1992)
"November Rain"
(1992)
"Yesterdays"
(1992)
Video âm nhạc
"November Rain" trên YouTube

"November Rain" là ca khúc power ballad của ban nhạc rock người Mỹ Guns N' Roses. Được sáng tác bởi ca sĩ Axl Rose, ca khúc được phát hành dưới dạng đĩa đơn cho album phòng thu thứ ba của họ có tên Use Your Illusion I (1991). Ca khúc bao gồm nhiều đoạn hòa âm bởi dàn nhạc cổ điển, và là một trong những ca khúc dài nhất sự nghiệp của ban nhạc.

"November Rain" đạt vị trí số 3 tại Billboard Hot 100 và đây cũng là ca khúc có độ dài lớn nhất lịch sử có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng này.

Hoàn cảnh ra đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Tracii Guns, Rose đã có ý tưởng về ca khúc này từ năm 1983. Trong một bài phỏng vấn, anh nói về hoàn cảnh ra đời của "November Rain":

"Chúng tôi làm bản EP cho L.A. Guns vào khi nào nhỉ, khoảng 1983? Cậu ấy đã chơi "November Rain" – phải, lúc đó nó đã có tên "November Rain" rồi – trên chiếc piano. Đoạn guitar solo thật sự tuyệt hảo. Nhớ lại lúc đó, đó có lẽ là thứ duy nhất mà cậu ấy biết cách chơi, nhưng quan trọng đó là của cậu ấy. Cậu ấy nói "Rồi có ngày nó sẽ trở nên rất tuyệt." Tôi bảo "Giờ nó đã tuyệt rồi" nhưng cậu ấy trả lời "Nhưng nó chưa hoàn chỉnh". Và cứ mỗi khi chúng tôi ở khách sạn hay bất cứ đâu có piano, cậu ấy lại chơi nó. Tôi liền hỏi "Khi nào thì cậu hoàn thiện nó vậy?" và cậu ta lại trả lời "À thực ra tôi cũng không rõ phải xử lý nó như thế nào.""

Năm 1985, Waggle Records (Pty.) Ltd. cho phát hành tại Úc LP có tên "November Rain"/ "In Concert and Beyond" thu âm trực tiếp ấn bản thô dạng mộc của ca khúc[1]. Ấn bản này bao gồm phần chơi guitar acoustic, Rose phụ trách phần hát và hòa âm hợp ca ở phần nền giống như trong Use Your Illusion sau này, nhưng không có những đoạn solo guitar điện cũng như phân đoạn dài kết thúc. Cũng vì vậy, ấn bản trình diễn trực tiếp này chỉ có độ dài 4:43.

Slash có nhắc tới trong cuốn tự truyện của mình ấn bản dài tới 18 phút của "November Rain" với sự góp mặt của nghệ sĩ khách mời Manny Charlton (của nhóm Nazareth) vào năm 1986, ngay trước khi album Appetite for Destruction được thu âm[2].

Theo nội dung buổi trò chuyện với khán giả trong tour diễn Chinese Democracy (2006), không có một thành viên nào muốn tham gia vào việc sản xuất ca khúc này (ngoài ra còn có ca khúc "Estranged"). Slash và McKagan đều phản đối đoạn guitar bè để dẫn vào đoạn ballad với dàn nhạc, và cảm giác rằng lựa chọn của họ trong việc biến đây thành ca khúc rock hơn đều bị Rose ngăn cản. Tuy nhiên, Rose đã thảo luận kỹ lưỡng với họ trong thời gian ở phòng thu Can-Am (nơi mà một số album của nhóm được trộn âm). Những quan điểm âm nhạc khác nhau đã được tranh luận dữ dội, và chúng đều được ghi lại trong cuốn tự truyện của Slash[3]. Slash cũng nói rằng đoạn solo mà mình chơi trong ấn bản album (không rõ là đoạn nào) chính là giai điệu mà ông chơi khi nghe ca khúc lần đầu tiên[4].

Amanda Rootes của Fluffy kể lại câu chuyện từ Bill Price, người từng sản xuất album Black Eye của cô ngay sau album Use Your Illusion: "Khi Axl tập trung cho phần hát của "November Rain", anh ấy yêu cầu tất cả mọi người để anh ấy một mình với một chiếc bô cho tới khi nó hoàn tất. Họ quay lại phòng thu 8 ngày sau đó và thấy Axl ngủ gật trong phòng thu với đống phân và vỏ hộp pizza."[5]

Thông tin ca khúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Với 8:57, đây là ca khúc dài thứ hai của album sau "Coma" (10:16), và là ca khúc dài thứ 3 trong sự nghiệp của ban nhạc sau "Estranged" trong Use Your Illusion II. Thứ hòa âm đặc biệt của ca khúc được thực hiện bởi dàn nhạc cổ điển, biên soạn bởi Rose[6][7]. Hầu hết các buổi trình diễn trực tiếp của ban nhạc trong tour Use Your Illusion đều không có sự xuất hiện của dàn nhạc, và phần trình diễn trong lễ trao giải Video âm nhạc của MTV năm 1992 có thể coi là trường hợp đặc biệt. "November Rain" cũng là ca khúc dài nhất từng lọt vào top 10 bảng xếp hạng Billboard Hot 100[8][9].

"November Rain" từng được xếp hạng 1 trong danh sách The Rock năm 2006 – bảng xếp hạng hàng năm do thính giả New Zealand bầu chọn. Năm 2007, ca khúc có được vị trí thứ 2 tại cùng danh sách trên, chỉ xếp sau "Back in Black" của AC/DC[10].

Ca khúc cũng được xếp thứ 149 trong danh sách "200 ca khúc của thập niên 1990" bởi Pitchfork Media[11]. Ở Chile, ca khúc có được vị trí 73 trong danh sách của đài Rock & Pop[12].

Video âm nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính tự sự rất cao của video âm nhạc đã tạo nên sự hoành tráng của ca khúc. Đạo diễn bởi Andrew "Andy" Morahan[13], video kể lại câu chuyện Rose làm đám cưới với bạn gái lúc đó của mình Stephanie Seymour, xen lẫn là các đoạn trình diễn trên sân khấu. Đặc biệt hơn, video ngốn một khoản kinh phí lên tới 1 triệu $, trong đó có giá thành chiếc váy cưới mà Seymour sử dụng cùng nhiều trang thiết bị tân tiến nhất, giúp nó giành được Giải Video âm nhạc của MTV cho "Nghệ thuật làm phim xuất sắc nhất", và cũng trực tiếp biến đây thành một trong những video ca nhạc tốn kém nhất mọi thời đại[14]. Slash cũng tạo nên một trong những cảnh quay đáng nhớ nhất của video, trong đó có cảnh quay bằng trực thăng khi anh đi ra từ nhà thờ để chơi đoạn solo đầu tiên, ngoài ra còn có đoạn chơi solo kết thúc ca khúc khi anh đứng trên chiếc piano của Rose. Phụ trách sản xuất Mark Roberton nhớ lại: "Quay phim có trách nhiệm vô cùng lớn khi tiền cảnh quá gần với Slash, và thực tế chiếc mũi của đàn piano đã ở mép khung hình. Một cú lia máy sai và tay guitar có thể đứng ở rất xa màn hình!" Video của "November Rain" dùng ấn bản dài nhất của ca khúc. Nhà hát OrpheumLos Angeles được sử dụng để quay từ buổi chiều tới đêm, và khác với thông thường, họ không bắt chước lại bất cứ cảnh quay nào. Giữa khi cảnh sử dụng chiếc camera trên đường ray bổ xuống để quay chi tiết các phím đàn của Slash được nghiên cứu lại và chuẩn bị cho cảnh tiếp theo, ban nhạc tranh thủ tận dụng hơn 1500 lần tập những ca khúc của họ.

Với cảnh quay ngoài trời trong đoạn Slash chơi solo đầu tiên, Rose có đề xuất thực hiện ở một cánh đồng "vô cùng ấn tượng". Tuy nhiên, vì video được thực hiện vào mùa đông, họ không thể tìm được một cánh đồng đủ đẹp để lên hình, buộc tất cả phải tới một nhà thờ hẻo lánh ở bang New Mexico. Tình cờ, đây chính là nhà thờ từng được quay trong bộ phim Silverado[15].

Brad Hartmaier là nhà thiết kế sản xuất cho những cảnh quay ở New Mexico của dự án Silverado trước đây. Khi thực hiện phác thảo tại quầy bar ở khách sạn, Hartmaier thiết kế nên 2 nhà thờ khác nhau với sự hỗ trợ của người dân. Chiếc nhà thờ bên ngoài là một công trình đổ nát bị bỏ lại giữa vùng hoang sơ, sau đó được tân trang sử dụng cho video. Rất nhiều nhân công đã làm việc 24 giờ mỗi ngày để xây dựng lại nhà thờ giống hệt với chiếc nhà thờ trong thành phố với họa tiết trên tường, cửa kính cửa sổ thủ công và nhiều đường nét trang trí đặc trưng của vùng. Hartmaier ở trong nhà thờ với chiếc bộ đàm cùng Slash khi chiếc trực thăng bay bên trên để tìm các góc quay. Slash hỏi ông đang làm gì vậy, ông trả lời: "Tôi là nhà thiết kế sản xuất, "gạch chéo" ("slash") đạo diễn nghệ thuật, "gạch chéo" người quản lý vật trang, "gạch chéo" họa sĩ, "gạch chéo" gã nghiên cứu điên rồ." Slash lập tức cười lớn "Haha,... Tôi đơn giản chỉ là "gạch chéo"." Hartmaier sau này nói về việc thực hiện video "Đây chính là trải nghiệm tuyệt vời nhất sự nghiệp của tôi."

Nigel Phelps vốn ban đầu được chỉ định là nhà thiết kế sản xuất cho video; Hartmaier vốn là đạo diễn nghệ thuật cho cảnh quay ở Los Angeles, rồi được chỉ định luôn là nhà thiết kế sản xuất cho cảnh quay ở New Mexico, còn Phelps chuyển sang hậu kỳ chỉnh sửa cho phần cảnh quay bên lề video.

Vị cha xứ trong ca khúc là người bạn người Ý của Rose có tên Gianantonio. Đây là những ngày cuối cùng phục vụ của vị cha xứ vốn từng làm việc tại nhà thờ này 8 năm trước khi ban nhạc tới quay phim.

"November Rain", "Don't Cry" và "Estranged" là bộ 3 video theo cùng một câu chuyện. Cho dù chưa từng được ban nhạc thừa nhận, song Rose và Del James từng đôi lần nhắc tới ý này[16][17]. Những điểm tương đồng về sản xuất, phong cách cũng như dàn diễn viên là bằng chứng cho nhận định này. Ở đoạn cuốn của video, "November Rain" được ghi là phỏng theo truyện ngắn "Without You" của James, nằm trong cuốn The Language of Fear (1995). Câu chuyện kể về cuộc đời một ngôi sao nhạc rock bị ám ảnh bởi cái chết của người bạn gái qua đời vì tự sát (vốn được lấy cảm hứng từ mối quan hệ của Rose với Erin Everly).

Cho dù trong video chỉ có hình ảnh của Seymour qua đời và kết thúc bởi đám tang, mối liên hệ giữa video và câu chuyện trên có thể khẳng định rằng nhân vật đã tự sát. Cô có vẻ rõ ràng phiền muộn trong nhiều cảnh quay ở đám cưới, và trong đám tang, phần nắp quan tài chỉ che nửa khuôn mặt – một kỹ thuật thường được gia đình người thân sử dụng đối với người mới qua đời vì trầm cảm để mọi người có thể nhìn thấy mặt.

Video của ca khúc vẫn rất nổi tiếng cho tới tận cuối thập kỷ. Năm 1992, MTV xếp "November Rain" ở vị trí quán quân trong danh sách các video của năm. Sau đó, ca khúc cũng có được vị trí số một trong danh sách các video được xem nhiều nhất thập niên 1990. Ngoài ra, album cũng được độc giả tạp chí Metal Edge chọn là "Video xuất sắc nhất" năm 1992[18].

Trình diễn trực tiếp

[sửa | sửa mã nguồn]
Rose trình diễn "November Rain" trên sân khấu Nottingham năm 2012

Trước khi được đưa vào album Use Your Illusion I, ca khúc này từng được trình diễn tại Trung tâm Deer Creek ngày 29 tháng 4 năm 1991. Kể từ đó, "November Rain" trở thành sản phẩm chính của ban nhạc tại các buổi diễn. Ca khúc thường được dẫn dắt bởi Rose sau khi chơi "It's Alright" của Black Sabbath hay "Someone Saved My Life Tonight" của Elton John. Trong tour diễn giới thiệu album Chinese Democracy, mỗi phần chơi guitar solo được thể hiện bởi các nghệ sĩ khác nhau, bao gồm Robin Finck (2001) và Richard Fortus (2002–nay) cho đoạn đầu tiên, DJ Ashba (2009–2015) chơi đoạn thứ 2, còn Buckethead (2001–2002) và Bumblefoot (2006–2014) chơi đoạn kết.

Guns N' Roses từng trình diễn ca khúc này, song ca với Elton John tại buổi lễ Giải Video âm nhạc của MTV năm 1992.

Danh sách ca khúc

[sửa | sửa mã nguồn]
CD maxi
  1. "November Rain" (ấn bản LP) – 8:57
  2. "Sweet Child O' Mine" (ấn bản LP) – 5:55
  3. "Patience" (ấn bản LP) – 5:53
Đĩa đơn casssette
  1. "November Rain" (ấn bản LP) – 8:57
  2. "Sweet Child O' Mine" (ấn bản LP) – 5:55
Đĩa đơn 7"
  1. "November Rain" (ấn bản LP) – 8:57
  2. "Sweet Child O' Mine" (ấn bản LP) – 5:55
12" maxi
  1. "November Rain" (ấn bản LP) – 8:57
  2. "Sweet Child O' Mine" (ấn bản LP) – 5:55
  3. "Patience" (ấn bản LP) – 5:53
Make My Day (album không chính thức phát hành)[19]
  1. "November Rain" (ấn bản piano) - 9:45
  2. "November Rain" (ấn bản guitar) - 4:57

Thành phần tham gia sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]
Guns N' Roses
Nghệ sĩ khách mời
  • Jonathan Merrill – chỉ huy dàn nhạc.
  • Shannon Hoon, Reba Shaw, Stuart Bailey – hát nền, hợp ca.
  • Johann Langlie – synthesizer đồng bộ hóa.

Xếp hạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Guns 'n Roses- November Rain @Discogs.com. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2014.
  2. ^ Bozza, Anthony, & Slash (2007). Slash. New York: Harper Entertainment, tr. 151
  3. ^ Bozza, Anthony, & Slash (2007). Slash. New York: Harper Entertainment, tr. 454
  4. ^ Bozza, Anthony, & Slash (2007). Slash. New York: Harper Entertainment, tr. 316
  5. ^ Select, tháng 11 năm 1996
  6. ^ Guns N' Roses – The Making of 'November Rain' (part 6) trên YouTube
  7. ^ Bozza, Anthony, & Slash (2007). Slash. New York: Harper Entertainment, tr. 318
  8. ^ 2000 Guinness World Records ISBN 0-553-58268-2
  9. ^ 50 Greatest Guitar Solos
  10. ^ The Rock > Jocks > Simon
  11. ^ “Pitchfork Top 200 Tracks of the 90s”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2015.
  12. ^ “Guns N Roses - November Rain - Rock & Pop”. Rock & Pop. Truy cập 27 tháng 10 năm 2015.
  13. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2015.
  14. ^ “SoYouWanna know the ten most expensive music videos? | SoYouWanna.com”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2015.
  15. ^ Guns N' Roses – The Making of 'November Rain' (part 3) trên YouTube
  16. ^ Guns N' Roses – The Making of 'November Rain' (part 4) trên YouTube
  17. ^ Guns N' Roses – The Making of 'November Rain' (part 6) contd trên YouTube
  18. ^ Metal Edge, tháng 4 năm 1993
  19. ^ “Guns N' Roses – Make My Day”. Discogs. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2013.
  20. ^ a b c d e f g "November Rain", in various singles charts Lescharts.com (Retrieved ngày 12 tháng 1 năm 2009)
  21. ^ a b “Single top 100 over 1992” (pdf) (bằng tiếng Hà Lan). Top40. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2010.
  22. ^ German Singles Chart Charts-surfer.de Lưu trữ 2009-05-25 tại Wayback Machine (Retrieved ngày 12 tháng 1 năm 2009)
  23. ^ Irish Single Chart Irishcharts.ie (Retrieved ngày 12 tháng 1 năm 2009)
  24. ^ UK Singles Chart Chartstats.com (Retrieved ngày 12 tháng 1 năm 2009)
  25. ^ a b c Billboard allmusic.com (Retrieved ngày 12 tháng 1 năm 2009)
  26. ^ “1992 Australian Singles Chart”. aria. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2010.
  27. ^ “Billboard Top 100 – 1992”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2010.
  28. ^ “Gold-/Platin-Datenbank ('November+Rain')” (bằng tiếng Đức). Bundesverband Musikindustrie. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2009.
  29. ^ Dutch certifications nvpi.nl Lưu trữ 2009-06-18 tại Wayback Machine (Retrieved ngày 12 tháng 1 năm 2009)
  30. ^ UK certifications [1] Lưu trữ 2017-07-10 tại Wayback Machine (Retrieved ngày 18 tháng 8 năm 2013)
  31. ^ U.S. certifications riaa.com (Retrieved ngày 12 tháng 1 năm 2009)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]