Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Nấm ma

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nấm ma
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Fungi
Ngành (divisio)Basidiomycota
Lớp (class)Agaricomycetes
Bộ (ordo)Agaricales
Họ (familia)Marasmiaceae
Chi (genus)Omphalotus
Loài (species)O. nidiformis
Danh pháp hai phần
Omphalotus nidiformis
(Berk.) O.K. Mill. (1994)
Danh pháp đồng nghĩa
Species synonymy
  • Agaricus nidiformis Berk. (1844)
  • Agaricus lampas Berk. (1845)
  • Agaricus phosphorus Berk. (1848)
  • Agaricus noctilucus Berk. (1872)
  • Panus incandescens Berk. & Broome (1883)
  • Pleurotus lampas (Berk.) Sacc. (1887)
  • Pleurotus nidiformis (Berk.) Sacc. (1887)
  • Pleurotus phosphorus (Berk.) Sacc. (1887)
  • Dendrosarcus lampas (Berk.) Kuntze (1898)
  • Dendrosarcus berkeleyi Kuntze (1898)
  • Dendrosarcus nidiformis (Berk.) Kuntze (1898)
  • Lentinus incandescens (Berk. & Broome) Henn. (1898)
  • Pocillaria incandescens (Berk. & Broome) Kuntze (1898)
Omphalotus nidiformis
View the Mycomorphbox template that generates the following list
float
Các đặc trưng nấm
nếp nấm trên màng bào
mũ nấm infundibuliform
màng bào decurrent
thân nấm trần
vết bào tử màu white
sinh thái học là saprotrophic hoặc parasitic
khả năng ăn được: poisonous

Nấm ma hay nấm độc ma (Danh pháp khoa học: Omphalotus nidiformis) là một loài nấm độc có chứa hợp chất illudin là một chất phát quang hay còn gọi là chất lân tinh (phát sáng trong bóng tối) gây ngộ độc cho con người khi ăn phải. Loài nấm này thường gặp ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam và đã gây ra nhiều vụ ngộ độc tại các tỉnh Bắc Kạn, Sơn La…[1]

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Nấm ma là dạng nấm thể quả, mũ nấm hình quạt hoặc hình phễu, màu trắng hoặc màu kem hoặc xám hoặc hơi vàng (phụ thuộc vào nấm mọc trên loài cây gỗ mục nào), giữa mũ nấm thường có màu thậm hơn, khi già mép mũ nấm thường cuốn xuống, đường kính mũ 2–10 cm (tùy theo nấm non hay trưởng thành và tùy theo chất dinh dưỡng trong gỗ mục), phiến nấm màu trắng đến hơi vàng, hơi xám; cuống nấm thường đính lệch vào mũ, dài 2 – 4 cm, thịt nấm màu trắng.[2][3] Nấm thường mọc trên cây gỗ mục trong rừng thành từng đám lớn. Đặc biệt, loài nấm này phát sáng trong đêm khi trời ẩm, sau cơn mưa.[4]

Cơ chế tác động

[sửa | sửa mã nguồn]

Loài nấm này gây rối loạn tiêu hóa và không gây chết người. Sau khi ăn nấm khoảng 30 phút đến ba giờ sẽ có biểu hiện buồn nôn, nôn mửa, đau bụng,[1] tiêu chảy, nôn ra máu.[4]

Khi bị ngộ độc nấm cần sơ cứu, gây nôn, rửa dạ dày (tại tuyến y tế cơ sở hoặc ở tuyến bệnh viện nếu bệnh nhân đến sớm). Cho bệnh nhân uống than hoạt (1g/kg thể trọng) kèm 4 gói sorbitol (5g/gói); truyền dịch hoặc uống oresol; điều trị triệu chứng. Thông thường bệnh nhân sẽ khỏi trong vòng 3 – 5 ngày.[5]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b http://plo.vn/suc-khoe/gan-20-nguoi-bi-ngo-doc-vi-an-nam-ma-508325.html
  2. ^ “Nhận diện "nấm ma" gây ngộ độc”. Báo điện tử của Báo Gia đình và Xã hội. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  3. ^ “Cách nhận biết độc tố của nấm ma”. Báo điện tử VnMedia - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  4. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2014.
  5. ^ http://xahoi.com.vn/suc-khoe/nam-doc-khien-19-nguoi-nhap-vien-la-loai-nam-ma-189556.html

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]