Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Indiana

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiểu bang Inđiana
State of Indiana
Cờ Indiana Huy hiệu Indiana
Cờ Huy hiệu
Biệt danh: The Hoosier State (Tiểu bang Hoosier), Crossroads of America (Giao lộ của nước Mỹ)
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Anh
Địa lý
Quốc gia Hoa Kỳ
Thủ phủIndianapolis
Thành phố lớn nhấtIndianapolis
Diện tích94.321 km² (hạng 38)
• Phần đất92.897 km²
• Phần nước1.424 km² (1,5 %)
Chiều ngang225 km²
Chiều dài435 km²
Kinh độ84°49′W – 88°4′W
Vĩ độ37°47′N – 41°46′N
Dân số (2018)6.691.878 (hạng 14)
• Mật độ65,46 (hạng 16)
• Trung bình210 m
• Cao nhấtĐồi Hoosier, 383 m
• Thấp nhất98 m
Hành chính
Ngày gia nhập11 tháng 12 năm 1816 (thứ 19)
Thống đốcEric Holcomb (Cộng hòa)
Thượng nghị sĩ Hoa KỳTodd Young (CH)
Mike Braun (CH)
Múi giờCST¹–EST (UTC−6/−5)
• Giờ mùa hèCDT¹–EDT (UTC−5/−4)
Viết tắtIN Ind. US-IN
Trang webwww.in.gov
¹ Xem phần "Múi giờ".

Indiana là một tiểu bangmiền Trung Tây Hoa Kỳ.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ các quận Indiana được tô đậm theo miền

Indiana giáp với hồ Michigan và tiểu bang Michigan về phía bắc, với Ohio về phía đông, với Kentucky về phía nam theo đường chảy của sông Ohio, và với Illinois về phía tây. Indiana thuộc về vùng Ngũ Đại Hồ.

Sông Wabash, một nhánh của sông Ohio dài 764 kilômét (475 dặm), cắt đôi tiểu bang từ phía đông bắc tới phía tây nam, và nó đã dẫn đến hai bản nhạc tiêu biểu cho Indiana, tiểu bang ca On the Banks of the Wabash ("Trên bờ sông Wabash") và The Wabash Cannonball ("Đạn trọng pháo Wabash"). Sông Trắng (White River), một nhánh của sông Wabash, chảy theo đường ngoằn ngoèo qua miền trung Indiana. IndianapolisMuncie là hai thành phố lớn nằm trên sông này. Evansville, thành phố lớn thứ ba của Indiana, nằm trên sông Ohio.

Phần nhiều của miền bắc Indiana là đất chăn nuôi; tuy nhiên, góc tây bắc của tiểu bang thuộc về khu vực đô thị lớn của Chicago nên nó đông người hơn. Gary, một thành phố trên bờ hồ Michigan, thực sự là một ngoại ô của Chicago, tuy nó thuộc về Indiana.

Phần lớn của miền bắc Indiana là đất chăn nuôi bằng phẳng, có vài thị trấn nhỏ, ví dụ Bắc Manchester.

Các thành phố South Bend, Mishawaka, Elkhart, và Goshen đã mở mang thành một khu vực đô thị trải qua hai quận trong vòng 20 năm nay. Sông Kankakee uốn qua miền bắc Indiana và đại khái là đường biên giới giữa vùng nông thôn và vùng ngoại ô của miền tây bắc Indiana.

Miền nam Indiana pha trộn đất chăn nuôi và rừng. Rừng Quốc gia Hoosier là khu vực cấm săn trải qua 80.900 hecta (200.000 mẫu Anh) gần Bedford. Nói chung, miền nam Indiana có nhiều đồi và biến đổi địa mạo hơn miền bắc.

Các vùng dưới quyền sở hữu và bảo vệ của Dịch vụ Vườn Quốc gia (NPS) bao gồm:

Các thành phố quan trọng

[sửa | sửa mã nguồn]

Thủ phủ:

Các thành phố ở trung tâm của khu vực đô thị:

Các thành phố ở trung tâm của khu vực tiểu đô thị (micropolitan area):

Múi giờ

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ các múi giờ được áp dụng ở Hoa Kỳ, với Indiana được tô đậm do mới bắt đầu áp dụng quy ước giờ mùa hè cả tiểu bang gần đây.

Trước năm 2006, phần lớn của Indiana chưa áp dụng quy ước giờ mùa hè (DST). Tuy nhiên, một số quận ở tiểu bang này, nhất là Floyd, Clark, và Harrison gần Louisville, Kentucky, và hai quận OhioDearborn gần Cincinnati, vẫn áp dụng quy ước giờ mùa hè không chính thức và bất hợp pháp theo tục lệ địa phương.

Ngoài ra, các quận Lake, Porter, LaPorte, Newton, và Jasper ở miền tây bắc và các quận Gibson, Posey, Vanderburgh, Warrick, và Spencer ở miền tây nam thuộc về giờ Trung Mỹ nên họ áp dụng quy ước giờ mùa hè.

Vì những người ở tiểu bang khác bị lẫn lộn hễ khi thăm Indiana, chính phủ tiểu bang thông qua một đạo luật [1] vào năm 2005, bắt đầu áp dụng quy ước giờ mùa hè ở cả tiểu bang, bắt đầu từ tháng 4 năm 2006.

Vào ngày 2 tháng 4 năm 2006, Bộ Vận tải Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng giờ Trung Mỹ ở các quận Starke, Pulaski, Knox, Daviess, Martin, Pike, Dubois, và Perry, nhưng các quận Martin, Dubois, Daviess, và Knox đã biểu quyết áp dụng giờ Đông Mỹ không chính thức và yêu cầu trở lại múi giờ đó chính thức, trong khi những người ở Quận Pulaski vẫn sử dụng giờ Đông Mỹ không chính thức, họ gọi giờ đó là "giờ thương mại". [2] Lưu trữ 2006-03-26 tại Wayback Machine[3] Lưu trữ 2007-08-31 tại Wayback Machine[4] Lưu trữ 2006-06-13 tại Wayback Machine

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng Indiana đã được người đến ở mãi trước thời Văn hóa Hopewell (vào khoảng 100400 CN). Nó là một phần của văn hóa Mississippi từ khoảng năm 1000 đến kết thúc truyền thống của văn hóa Mississippi, khi gặp người Âu Châu. Các nhóm thổ dân chính ở vùng này vào lúc đó là MiamiShawnee. Đất này bị Pháp đòi quyền cho Tân Pháp vào thế kỷ 17, được sang tay Vương quốc Anh là một phần của hiệp ước vào cuối Chiến tranh Pháp và người Da đỏ, và được sang tay Hoa Kỳ sau Cách mạng Mỹ. Gần sau đó, nó được trở thành một phần của Lãnh thổ Tây Bắc, sau đó được chia thành Lãnh thổ Indiana và gia nhập Liên bang vào năm 1816 là tiểu bang thứ 19.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]