Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Hiệp Thành (xã)

Hiệp Thành
Xã Hiệp Thành
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhBạc Liêu
Thành phốBạc Liêu
Trụ sở UBNDĐường Tỉnh 31, ấp Giồng Nhãn[1]
Thành lập14/2/1987[2]
Địa lý
Tọa độ: 9°15′35″B 105°44′27″Đ / 9,25972°B 105,74083°Đ / 9.25972; 105.74083
MapBản đồ xã Hiệp Thành
Hiệp Thành trên bản đồ Việt Nam
Hiệp Thành
Hiệp Thành
Vị trí xã Hiệp Thành trên bản đồ Việt Nam
Diện tích37,29 km²[3]
Dân số (31/12/2022)
Tổng cộng9.328 người[3]
Mật độ250 người/km²
Khác
Mã hành chính31840[4]

Hiệp Thành là một thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Hiệp Thành nằm ở phía nam thành phố Bạc Liêu, có vị trí địa lý:

Xã Hiệp Thành có diện tích 37,29 km², dân số năm 2022 là 9.328 người,[3] mật độ dân số đạt 250 người/km².

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Hiệp Thành được chia thành 4 ấp: Giồng Giữa, Giồng Nhãn, Giồng Nhãn A, Xóm Lẫm.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1975, xã Vĩnh Lợi thuộc thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 326-CP.[5] Theo đó, xã Vĩnh Lợi thuộc thị xã Minh Hải, tỉnh Minh Hải.

Ngày 25 tháng 7 năm 1979, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 275-CP[6] về việc chia xã Vĩnh Lợi thành xã Vĩnh Hiệp và xã Vĩnh Thành.

Ngày 17 tháng 5 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 75-HĐBT[7] về việc đổi tên thị xã Minh Hải thành thị xã Bạc Liêu thuộc tỉnh Minh Hải. Khi đó, xã Vĩnh Hiệp và xã Vĩnh Thành thuộc thị xã Bạc Liêu.

Ngày 14 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 33B-HĐBT[2] về việc thành lập xã Hiệp Thành trên cơ sở xã Vĩnh Hiệp và xã Vĩnh Thành.

Xã Hiệp Thành có 4.405 ha đất và 9.735 nhân khẩu.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết[8] về việc chia tỉnh Minh Hải thành tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Khi đó, xã Hiệp Thành thuộc thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

Ngày 24 tháng 12 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 166/2003/NĐ-CP[9] về việc thành lập phường Nhà Mát trên cơ sở điều chỉnh 2.439 ha diện tích tự nhiên và 9.237 nhân khẩu của xã Hiệp Thành.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Hiệp Thành còn lại 2.512,35 ha diện tích tự nhiên và 5.504 nhân khẩu.

Ngày 27 tháng 8 năm 2010, Chính phủ ban hành quyết định số 32/NQ-CP[10] về việc thành lập thành lập Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu. Xã Hiệp Thành trực thuộc thành phố Bạc Liêu.

Kinh tế - xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Dân số của xã theo thống kê tháng 4 năm 2019 là 8.132 người, trong đó có 6.221 người Kinh, 1.203 người Hoa, 700 người Khmer.[11][12] Hầu hết cư dân trong xã sống bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.[13] Ngoài ra còn trồng hẹ, xã có đặc sản là bánh hẹ.[14]

Tỉnh Bạc Liêu đang hướng đến đưa Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước,[15] đang phát triển thương hiệu "Tôm Bạc Liêu" và quảng bá ra thị trường nước ngoài.[16]Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu được xây dựng theo đề án này. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 694/QĐ-TTg ngày 24/5/2017 về thành lập và ban hành Quy chế hoạt động cho khu nông nghiệp này với quy mô 418,91 ha, tọa lạc trên địa bàn xã Hiệp Thành.[15][17]

Thu nhập bình quân đầu người là 26 triệu đồng/người/năm.[18] Tháng 8 năm 2019, xã còn 65 hộ nghèo, chiếm 3,2%.[19]

Văn hóa - du lịch

[sửa | sửa mã nguồn]

Vườn nhãn cổ Bạc Liêu[20]: Trong xã có những vườn nhãn cổ thụ hàng trăm năm tuổi, cách trung tâm thị xã Bạc Liêu 6 km, là địa điểm thu hút du lịch.[21][22] Các khu vườn được gọi với tên chung là Vườn nhãn cổ Bạc Liêu trải dài qua địa phận xã Hiệp Thành và xã Vĩnh Trạch Đông lân cận.[23] Các khu vườn nối dài 11 km dọc theo đường nhựa Cao Văn Lầu ở phía đông, chạy dài ra hướng biển.[21]

Giống nhãn được mang từ Trung Quốc về bởi một người dân địa phương tên Trương Hưng. Nhãn trồng trên đất giồng cát. Tổng diện tích nhãn 300 ha (3 km²) vào năm 2000 giảm dần chỉ còn 100 ha.[23] Trong xã có một cây nhãn cổ hơn 300 năm tuổi.[22] Tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành Đề án "Bảo tồn nhãn cổ gắn với phát triển du lịch" vào năm 2012, khảo sát 1.190 cây nhãn có tuổi từ 70 đến 100 năm, quy hoạch thành 3 cụm, mục tiêu bảo tồn vườn nhãn cổ đồng thời phát triển du lịch địa phương.[24]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “UBND xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu”. Cổng thông tin điện tử thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ a b “Quyết định số 33B-HĐBT năm 1987 về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, thị trấn của các thị xã Bạc Liêu, Cà Mau và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân, Thới Bình, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Minh Hải”. Thư viện Pháp luật. 14 tháng 2 năm 1987.
  3. ^ a b c N.Kim Yến (20 tháng 8 năm 2024). “Đề án số 02/ĐA-UBND về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Bạc Liêu”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bạc Liêu. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2024.
  4. ^ Tổng cục Thống kê
  5. ^ “Quyết định số 326-CP về việc phân vạch địa giới huyện và thị xã thuộc tỉnh Minh Hải”. Thư viện pháp luật. 29 tháng 12 năm 1978.
  6. ^ “Quyết định số 275-CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Minh Hải”. Thư viện pháp luật. 25 tháng 7 năm 1979.
  7. ^ “Quyết định 75-HĐBT năm 1984 về việc phân vạch địa giới một số huyện, thị xã thuộc tỉnh Minh Hải”. 17 tháng 5 năm 1984.
  8. ^ “Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh”. 6 tháng 11 năm 1996. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  9. ^ “Nghị định số 166/2003/NĐ-CP về việc thành lập xã, phường thuộc các huyện Vĩnh Lợi, Phước Long, Hồng Dân, Giá Rai, Đông Hải và thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu”. 24 tháng 12 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  10. ^ “Nghị quyết số 32/NQ-CP năm 2010 về việc thành lập thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu”. 27 tháng 8 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2014.
  11. ^ Dân số cấp xã đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Bạc Liêu. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. 1 tháng 4 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2020.
  12. ^ “Xã Hiệp Thành: Ra mắt mô hình Tổ tự quản trong người Hoa”. Báo Bạc Liêu. 17 tháng 8 năm 2019.
  13. ^ Phương Nghi (30 tháng 1 năm 2017). “Vùng bãi ngang ven biển BẠC LIÊU: Không còn là nơi "Khỉ ho cò gáy". Báo Dân tộc. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  14. ^ Châu Xuân Mai (29 tháng 12 năm 2016). “Ngơ ngẩn với đồng hoa hẹ và bánh hẹ Hiệp Thành”. Báo Tuổi Trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  15. ^ a b Huy Tự, Lê Ngân (14 tháng 10 năm 2020). “Đưa Bạc Liêu trở thành trung tâm công nghiệp tôm của cả nước”. Báo Đầu tư. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  16. ^ Duy Nhân (17 tháng 10 năm 2019). "Thủ phủ" tôm sạch Bạc Liêu”. Báo Người Lao động. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  17. ^ Nhật Hồ (12 tháng 7 năm 2019). “14 dự án tại TP. Bạc Liêu đồng loạt triển khai trong năm 2019”. Báo Người Lao động. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  18. ^ “Xã Vĩnh Trạch và xã Hiệp Thành – thành phố Bạc Liêu được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bạc Liêu. 9 tháng 2 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  19. ^ Hồng Ngọc (5 tháng 8 năm 2019). “Xã Hiệp Thành: Nhiều giải pháp giảm nghèo cho nông dân”. Báo Bạc Liêu. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  20. ^ Bài: Th.s Lâm Thành Đắc (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu) (8 tháng 10 năm 2012). “Vườn nhãn Bạc Liêu – diện mạo mới để phát triển du lịch”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bạc Liêu. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2021.
  21. ^ a b Phương Nghi (3 tháng 2 năm 2009). “Đâu rồi vườn nhãn cổ Bạc Liêu?”. Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  22. ^ a b Bích Huỳnh (15 tháng 8 năm 2016). “Bạc Liêu, về miền nhãn cổ trăm năm”. Thư viện Pháp luật. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.
  23. ^ a b Ngọc Lan (16 tháng 1 năm 2009). “Hướng đi nào cho vườn nhãn cổ”. Báo Dân tộc và Phát triển. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.
  24. ^ Sơn Lâm, Khắc Tâm (14 tháng 12 năm 2019). “Kể chuyện cây trái miền tây – Kỳ 6: Trăm năm Giồng Nhãn Bạc Liêu”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2021.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

An Biên, Kiên Giang