Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Holodomor

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Holodomor

Голодомор
Quốc gia Liên Xô
Địa điểm CHXHCNXV Ukraina
Thời kỳ1932–1933
Tổng số người chếtXem số người chết
Các quan sát13 nước cho đó là nạn đói cố ý
Cứu trợChính phủ đưa lương thực và nhân lực về nông thôn để hỗ trợ
Cứu trợ từ ngoại quốc bị từ chối.[1]

Holodomor (tiếng Ukraina: Голодомор, nghĩa đen: Cái chết tập thể vì nạn đói), nói về nạn đói ở Liên Xô vào thời kỳ 1932–1933 xảy ra ở vùng mà bây giờ thuộc Ukraina.

Từ ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ Holodomor là do 2 chữ "Holod" và "Mor" của tiếng Ukraina. "Holod" ("голод") có nghĩa "Đói", "Mor" là một tiếng cổ có nghĩa "Chết", "Bệnh dịch", "Chết tập thể"; theo nghĩa hiện tại (cả tiếng Ukraina lẫn tiếng Nga) "Sự tiêu diệt". Holodomor nghĩa đen có nghĩa là "Cái chết vì đói".

Bối cảnh chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Stalin theo đuổi các mục tiêu chính trị để ngăn chặn các phong trào đòi ly khai đòi độc lập ở Ukraina và để củng cố chính quyền Liên Xô tại Ukraina. Trước đó, Liên Xô đã hành động mạnh với giới trí thức và các giáo sĩ người Ukraina. Giữa năm 1926 và năm 1932, 10.000 giáo sĩ bị xử bắn hoặc trục xuất bởi những người Bolshevik. Vào năm 1931, hơn 50.000 trí thức bị trục xuất đến Siberia, trong số đó có 114 nhà thơ, nhà văn và nghệ sĩ quan trọng trong nước. Sau đó, Liên Xô bắt đầu đối phó với những người nông dân, những người vẫn còn ngoan cố chống lại tập thể hóa và công nghiệp hóa.[2] Trong tinh thần "Nga hóa", văn hóa riêng của Ukraine bị loại bỏ để chỉ còn một nền văn hóa Xô Viết.[2][3]

Những đoàn xe chuyên chở thuế nông phẩm thu được về cho nhà nước
Nông thôn năm 1933
Một người chết đói năm 1932 tại Kharkiv

Năm 1932. Stanislaw Franzewitsch Redens, một chính khách thân cận của Iosif Stalin, từ tháng 7 năm 1931 đứng đầu an ninh mật tại Ukraina, nhận được lệnh, cùng với bí thư thứ nhất của đảng Cộng sản Ukraina Stanislaw Wikentjewitsch Kossior, lập ra một kế hoạch coi như là một phần của chương trình tập thể hóa, tiêu diệt những thành phần địa chủ (Kulak) và "phản cách mạng". 2 ngàn Kolchos (Hợp tác xã) sau đó được thành lập trên những vùng đất được quốc hữu hóa. Vào năm 1933, khi số lượng ngũ cốc không đạt được như theo kế hoạch, Redens bị mất chức.[4]

Khởi đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Holodomor bắt đầu với một đợt hạn hán nghiêm trọng vào mùa đông và mùa xuân năm 1931/1932 và kéo dài cho đến tháng 7 năm 1933. Mặc dù dân cư nông thôn bị thiếu ăn, các cán bộ chính phủ tăng tỷ lệ thuế đến 44 phần trăm. Mặc dù thế, trong khi năm 1931 từ 7,2 triệu tấn ngũ cốc đã được trưng dụng ở Ukraine, trong năm 1932 đã giảm ở mức 4,3 triệu tấn.[5] Các hạt lương thực đã được chủ yếu bán ra để có được ngoại tệ trên thị trường thế giới. Các khoản thu được cần thiết để công nghiệp hóa nền kinh tế của Liên Xô.

Nạn đói đã được dự đoán từ năm 1930 bởi các viện nghiên cứu và cố vấn cho chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina, nhưng ít hoặc không có hành động phòng ngừa nào được thực hiện.[6]

Trong cuộc tập thể hóa nông nghiệp đã xảy ra nạn đói nhiều lần tại khu vực của Liên Xô, kể từ khi tiếp quản bởi những người Bolshevik từ năm 1917 sau Cách mạng tháng 10. Không giống như ở các vùng khác bị ảnh hưởng bởi hạn hán, chính quyền đã đóng cửa biên giới Ukraina để ngăn cấm xuất cảnh ngay từ đầu của nạn đói, làm cho người dân không còn cách ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng bởi hạn hán. Các lữ đoàn Bolshevik truy lùng thực phẩm cất giấu của nông dân để bắt họ nộp thuế. Nhiều nông dân bị mất tất cả tài sản của họ và kết thúc như người ăn xin ở các thành phố. Tại một số nơi, trong dân chúng đã có nạn ăn xác người chết[3][7][8].

Nạn đói tại Ukraina đã được các ký giả Gareth Jones và Malcolm Muggeridge thông báo cho quốc tế biết vào mùa xuân 1933. Những ký giả thân thiện với chế độ Liên Xô như Walter Duranty của tờ báo The New York Times cho đó là không có gì nghiêm trọng cả. Trong lúc đó, trên báo chí, người ta hầu như chỉ chú trọng tới việc Hitler trở thành nhà độc tài Đức.

Holodomor

Số người chết

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo con số của viện Khoa học Ukraina, công bố vào tháng 11 năm 2008 thì số người chết tại địa phận Ukraina ước tính khoảng chừng 2,4–3,5 triệu người.[9] Một số sử gia phương Tây thậm chí còn đưa ra con số lên tới 7,5 triệu người chết.[10]

Tuy nhiên, căn cứ theo số liệu dân cư tại hồ sơ lưu trữ, thì các con số trên của phương Tây là phóng đại quá mức. Theo hồ sơ lưu trữ về dân số Ukraina, năm 1930, dân số là 29,62 triệu người, đến năm 1933 là 30,06 triệu người.[cần dẫn nguồn] Như vậy, bất chấp nạn đói, dân số Ukraina vẫn tăng khoảng 440.000 người trong 3 năm, do đó số lượng người chết đói không thể nào lên tới hàng triệu như ước tính của chính phủ Ukraina và phương Tây.

Theo nghiên cứu của Jacques Vallin vào năm 2012, số người chết do mọi nguyên nhân (già, bệnh tật, tai nạn...) tại Ukraina năm 1931 là gần 515.000 người, con số này vào năm 1932 là 668.000, và năm 1933 là khoảng 1.850.000. Trừ đi số người chết do các nguyên nhân tự nhiên hoặc chiến tranh, hoặc việc số liệu đăng ký dân cư bị mất, thì số người chết vì đói ở Ukraina trong các năm 1932–1933 là khoảng 1,4 triệu (khoảng 150.000 vào năm 1932 và 1,25 triệu vào năm 1933)[11].

Theo số liệu thống kê dân số của Cục lưu trữ Liên Bang Nga vào năm 1993 cho thấy: trong năm 1931, toàn Liên Xô có hơn 4.008.000 người chết, trong 1932 có hơn 4.448.000 người chết (số người chết do mọi nguyên nhân, không phải chỉ tính chết vì đói). Trong khi đó, số người chết bình quân mỗi năm tại Liên Xô trong vòng 5 năm 1926–1930 là 3.735.000 người. Như vậy, trong hai năm 1931–1932, số người chết vì đói trên toàn Liên Xô chỉ vào khoảng gần 1 triệu người (1931 là khoảng 270.000 người và 1932 là khoảng hơn 700.000 người). Nếu trừ đi số người chết đói ở các vùng khác, thì số người chết vì nạn đói tại vùng Ukraina sẽ không thể vượt quá vài trăm nghìn người.

Về nguyên nhân gây ra nạn đói

[sửa | sửa mã nguồn]
1933 tại Kharkiv: Bảng ngăn cấm chôn người tại chỗ này

Về nguyên nhân của Holodomor có nhiều quan điểm trái hẳn nhau. Một số sử gia Ukraina cho rằng đó là một sự kiện cố ý. Sử gia người Hungary Miklós Kun cho rằng đó là việc phân phối lương thực một cách cố ý, trong khi tại các làng mạc Ukraina người dân bị nạn đói đe dọa, thì thực phẩm của Ukraina được chở tới các nước Cộng hòa khác theo lệnh của Stalin trong khuôn khổ phân phối thực phẩm với giá bao cấp...". Ngược lại, các sử gia người Nga thì cho rằng nạn đói Holodomor là kết quả của việc mất mùa do thiên tai (cụ thể là trận hạn hán kỷ lục năm 1932), cộng thêm với việc tập thể hóa nông trường và sự phản kháng của nông dân Ukraina làm cho tình trạng càng thê thảm hơn.[cần dẫn nguồn] Năm 1932, Ukraine có lượng mưa lớn bất thường (gấp 2–3 lần mức bình thường), dẫn đến cây trồng bị nhiễm nấm ký sinh nghiêm trọng, đặc biệt là bệnh gỉ sắt. Dịch bệnh cây trồng đã làm sụt giảm mạnh năng suất cây lương thực, khiến hàng triệu tấn lương thực bị mất tại Ukraina trong năm 1932.[12]

Gunnar Heinsohn, nhà xã hội học Đức, cho rằng tại Ukraina, Kazakhstan và một vài vùng tại Dãy núi Kavkaz, những nơi mà có chống đối mạnh về việc tịch thu tài sản trong quá trình tập thể hóa, thì chính phủ Liên Xô đã dùng biện pháp tịch thu lương thực để đập tan sự phản đối. Và ngay cả các phong trào đấu tranh đòi ly khai độc lập của các dân tộc thiểu số cũng bị dùng biện pháp tương tự để đối phó. Ông này cho rằng đảng Cộng sản Liên Xô đã không cho cung cấp lương thực với những người bị nạn đói, cũng như không cho phép họ được ra khỏi khu vực thiếu ăn này. Lối diễn tả này của Gunnar Heinsohn thường bị chỉ trích vì các lý do chính trị mang hàm ý bôi nhọ vì hiềm thù chống Cộng.[13]

Nhiều người khác chỉ trích từ Holodomor khi nó được dùng bởi một số người Ukraina, họ cho rằng Ukraina đã lợi dụng hậu quả của nạn đói không chỉ ở nước Ukraina với những mục đích chính trị dân tộc quá khích. Ngoài ra, những số liệu chỉ ra là nạn đói năm 1932 không chỉ có người Ukraina phải gánh chịu, mà nó còn xảy ra tại các vùng đất khác ở Liên Xô do hậu quả của thiên tai, nên không thể coi đây là hành vi cố ý nhắm riêng vào dân tộc Ukraina.[14]

Những vùng khác mà cũng bị ảnh hưởng trong đó có Nam Nga, các vùng giữa và dưới khu vực sông Volga, Nam Ural, Bắc Kazakhstan và Tây Sibiria. Một số sử gia, như Robert Conquest, cho là tổng số người bị ảnh hưởng lên tới 14,5 triệu người, bao gồm cả những người bị nạn đói lẫn những người bị ảnh hưởng gián tiếp (di cư sang vùng khác, bán bớt tài sản để mua lương thực...).[15]

Những nghiên cứu sau này của phương Tây, nhất là sau khi văn thư lưu trữ được tự do tham khảo vào thập niên 1990, cho thấy Holodomor là kết quả tổng hợp của một loạt hậu quả dây chuyền, cả chủ quan lẫn khách quan: một nền chính trị khắc nghiệt trong việc tập thể hóa, sự chống đối của nông dân địa phương khiến nhân lực sản xuất nông nghiệp bị tụt giảm, cũng như thiên tai đã đưa đến việc mất mùa trên diện rộng.[16] Ngoài ra, cũng cần lưu ý là ngay cả ở Hoa Kỳ trong thời kỳ này cũng xảy ra nạn đói do chính sách kinh tế sai lầm (xem Nạn đói ở Hoa Kỳ 1932–1933).[nguồn không đáng tin?]

Trong 1 nghiên cứu công phu của Robert W. DaviesStephen G. Wheatcroft vào năm 2004, dựa trên các tài liệu lưu trữ của Liên Xô, các ông kết luận rằng: quan điểm cho rằng "nạn đói được cố ý gây ra để chống lại Ukraine và các nhóm quốc gia" hay được diễn giải ở phương Tây (dựa trên cuốn sách của sử gia có tiếng là thiên vị chống Cộng là Robert Conquest) là hoàn toàn sai. Nạn đói diễn ra không chỉ giới hạn ở Ukraine, nó về cơ bản không phải do con người tạo ra, và nó cũng khác xa ý định của Stalin và những lãnh đạo của Liên Xô là muốn xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại trên cơ sở tập trung đất đai manh mún vào hợp tác xã[12]. Năm 1933, chính phủ Liên Xô thực hiện cứu trợ rộng rãi mặc dù không đủ, hạt giống và thức ăn gia súc, và gửi đi hơn 20.000 công nhân công nghiệp, tất cả các thành viên Đảng Cộng sản, huy động họ tham gia việc đồng áng. Bất chấp những điều kiện tự nhiên khủng khiếp, vụ thu hoạch rất thành công vào năm 1933 đã chấm dứt nạn đói ở hầu hết các khu vực[12].

Tranh cãi chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay, ngày tưởng niệm Holodomor tại Ukraina được chính phủ nước này ấn định vào ngày thứ Bảy thứ tư trong tháng 11.[17][18]

Bản đồ của những nước, công nhận Holodomor là mắc tội diệt chủng người Ukraina

Raphael Lemkin, người mà sau Đệ Nhị thế chiến đã thành công trong việc đòi hỏi thành lập Quy ước Liên Hiệp Ước ngăn ngừa và trừng phạt tội ác diệt chủng (Konvention über die Verhütung und Bestrafung des Völkermordes), ông này cho rằng nạn đói ở Ukraina là thí dụ cổ điển của một vụ diệt chủng.[19]

Chính phủ của Ukraina dưới thời của tổng thống Viktor Andriyovych Yushchenko, đã cố gắng vận động để được quốc tế công nhận Holodomor là một tội ác diệt chủng người Ukraina[20]. Năm 2008, chính phủ Ukraina dưới thời tổng thống Viktor Andriyovych Yushchenko bỏ công sức vận động cho việc Holodomor được công nhận là một "tội ác diệt chủng dân tộc Ukraina". Sau cùng, ngoài Ukraina, có 13 nước gồm Argentina,[21] Úc,[22] Azerbaijan, Bỉ, Brazil, Ecuador, Estonia, Gruzia,[23] Ý, Canada,[24] Colombia, Latvia, Litva,[25] Moldova, Paraguay, Peru, Ba Lan,[26] Tây Ban Nha, Cộng hòa Séc,[27] Hungary,[28] Hoa Kỳ[29] và tòa thánh Vatican[30] công nhận Holodomor chính thức là tội diệt chủng. Tuy nhiên, đến năm 2010, chính phủ mới của Ukraina dưới thời tổng thống Viktor Fedorovych Yanukovych, đã bãi bỏ cuộc vận động và không công nhận việc gọi Holodomor là "tội diệt chủng" nữa.

Những ngọn nến tưởng niệm Holodomor tại Kiev

Nga không chấp nhận sử dụng từ diêt chủng cho nạn đói Holodomor. Theo ngoại trưởng của Nga thì nạn chết đói tại Liên Xô vào những năm 1932-1933 không chỉ có những người trong dân tộc Ukraina trở thành nạn nhân, mà cả người Nga và các dân tộc khác. Tại Nga, đa số mọi người cho rằng Holodomor là một trò tuyên truyền được một số các nhóm chính trị ở Ukraina lợi dụng cho những mưu đồ của họ.[31]

Vào ngày 23 tháng 10 năm 2008, Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu trong một nghị quyết đã gọi Holodomor là Tội ác chống lại loài người.[32] Tuy nhiên, Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu (PACE) vào tháng 4 năm 2010 đã từ chối không dùng chữ "tội diệt chủng" mà phe đối lập ở Ukraina yêu cầu, trong nghị quyết về nạn đói lớn trong thập niên 1930 tại Liên Xô.[33]

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Levon Chorbajian, George Shirinian (Hrsg.): Studies in Comparative Genocide. St. Martin's Press, New York NY 1999, ISBN 0-312-21933-4.
  • Robert Conquest: The Harvest of Sorrow. Soviet Collectivization and the Terror-Famine. The University of Alberta Press in Association with the Canadian Institute of Ukrainian Studies, Edmonton 1987, ISBN 0-88864-128-1.[34]
  • Robert W. Davies, Stephen G. Wheatcroft: The Years of Hunger. Soviet Agriculture 1931–1933 (= The Industrialisation of Soviet Russia. Bd. 5). Palgrave Macmillan, Basingstoke u. a. 2004, ISBN 0-333-31107-8.
  • Robert W. Davies, Stephen G. Wheatcroft: Stalin and the Soviet Famine of 1932–33 – A Reply to Ellman. In: Europe-Asia Studies. Bd. 58, Nr. 4, 2006, ISSN 0038-5859, S. 625–633, doi:10.1080/09668130600652217.
  • Gabriele De Rosa, Francesca Lomastro (Hrsg.): La morte della terra. La grande „carestia" in Ucraina nel 1932–33 (= Media et Orientalis Europa. Bd. 2). Atti del Convegno, Vicenza, 16–18 ottobre 2003. Viella, Roma 2004, ISBN 88-8334-135-X.
  • Miron Dolot: Who Killed Them and Why? In Remembrance of Those Killed in the Famine of 1932–1933 in Ukraine. Harvard University – Ukrainian Studies Fund, Cambridge MA 1984, ISBN 0-9609822-1-3.
  • Miron Dolot: Execution by Hunger. The Hidden Holocaust. Norton, New York NY u. a. 1987, ISBN 0-393-30416-7.
  • Miron Dolot: Les affames. L'holocauste masqué, Ukraine 1929–1933. Éditions Ramsay, Paris 1986, ISBN 2-85956-514-0.
  • Barbara Falk: Sowjetische Städte in der Hungersnot 1932/33. Staatliche Ernährungspolitik und städtisches Alltagsleben (= Beiträge zur Geschichte Osteuropas. Bd 38). Böhlau, Köln u. a. 2005, ISBN 3-412-10105-2 (Zugleich: Bochum, Universität, Dissertation, 2003).
  • Ruth Gleinig, Ronny Heidenreich: Erinnerungsorte an den Holodomor 1932/33 in der Ukraine. Herausgegeben von Anna Kaminsky. Leipziger Universitäts-Verlag, Leipzig 2008, ISBN 978-3-86583-261-0.
  • Andrea Graziosi: The Great Soviet Peasant War. Bolsheviks and Peasants, 1917–1933. Distributed by Harvard University Press for the Ukrainian Research Institute – Harvard University, Cambridge MA 1996, ISBN 0-916458-83-0.
  • Wsevolod W. Isajiw (Hrsg.): Famine-Genocide in Ukraine, 1932–1933. Western Archives, Testimonies and New Research. Ukrainian Canadian Research and Documentation Centre, Toronto 2003, ISBN 0-921537-56-5.
  • Victor A. Kravchenko: I Chose Freedom. Charles Scribner's Sons, New York NY 1946.
  • Robert Kuśnierz: Ukraina w latach kolektywizacji i Wielkiego Głodu (1929–1933). Grado, Torń 2005, ISBN 83-89588-35-8.
  • Eugene Lyons: Assignment in Utopia. Harcourt, Brace & Co, New York NY 1937, (Auszug Lưu trữ 2013-06-18 tại Wayback Machine).
  • James E. Mace: Soviet Man-Made Famine in Ukraine. In: Samuel Totten, William S. Parsons, Israel W. Charny (Hrsg.): Century of Genocide. Eyewitness Accounts and Critical Views (= Garland Reference Library of Social Science. Bd. 772). Garland, New York NY u. a. 1997, ISBN 0-8153-2353-0, S. 78–112.
  • James E. Mace: Communism and the Dilemmas of National Liberation. National Communism in Soviet Ukraine, 1918–1933. Distributed by Harvard University Press for the Harvard Ukrainian Research Institute and the Ukrainian Academy of Arts and Sciences in the U.S., Cambridge MA 1983, ISBN 0-916458-09-1.
  • Rudolf A. Mark, Gerhard Simon, Manfred Sapper, Volker Weichsel, Agathe Gebert (Hrsg.): Vernichtung durch Hunger. Der Holodomor in der Ukraine und der UdSSR. Berlin 2004. ISBN 3-8305-0883-2.
  • Stephan Merl: War die Hungersnot von 1932–1933 eine Folge der Zwangskollektivierung der Landwirtschaft oder wurde sie bewußt im Rahmen der Nationalitätenpolitik herbeigeführt? In: Guido Hausmann, Andreas Kappeler (Hrsg.): Ukraine. Gegenwart und Geschichte eines neuen Staates (= Nationen und Nationalitäten in Osteuropa. Bd. 1). Nomos-Verlags-Gesellschaft, Baden-Baden 1993, ISBN 3-7890-2920-3, S. 145–166.
  • D'ann R. Penner: Stalin and the „Ital'ianka" of 1932-1933 in the Don Region. In: Cahiers du Monde Russe. Bd. 39, 1998, ISSN 0008-0160, S. 27–67, Digitalisat).
  • Oksana Procyk, Leonid Heretz, James E. Mace: Famine in the Soviet Ukraine 1932–1933. A Memorial Exhibition. Harvard University Press, Cambridge MA 1986, ISBN 0-674-29426-2.
  • Timothy Snyder: Bloodlands: Europa zwischen Hitler und Stalin, Beck 2011, ISBN 978-3-406-62184-0.
  • Georges Sokoloff (Hrsg.): 1933, L'année noire. Témoignages sur la famine en Ukraine. Albin Michel, Paris 2000, ISBN 2-226-11690-7.
  • Douglas Tottle: Fraud, Famine and Fascism. The Ukrainian Genocide Myth from Hitler to Harvard. Progress Books, Toronto 1987, ISBN 0-919396-51-8
  • Stephen G. Wheatcroft: Towards Explaining the Soviet Famine of 1931–1933. Political and Natural Factors in Perspective. In: Food and Foodways. Bd. 12, H. 2/3, 2004, ISSN 0740-9710, S. 104–136.
  • Dmytro Zlepko (Hrsg.): Der ukrainische Hunger-Holocaust. Stalins verschwiegener Völkermord 1932/33 an 7 Millionen ukrainischen Bauern im Spiegel geheim gehaltener Akten des deutschen Auswärtigen Amtes. Eine Dokumentation. Wild, Sonnenbühl 1988, ISBN 3-925848-03-7.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Davies & Wheatcroft 2010, tr. 479–484.
  2. ^ a b Subtelny, Orest. Ukraine: A History. tr. 365.
  3. ^ a b Raphael Lemkin: ##Soviet Genocide in the Ukraine Lưu trữ 2012-03-02 tại Wayback Machine## Raphael Lemkin Papers, The New York Public Library, 1953.
  4. ^ “Реденс Станислав Францевич” (bằng tiếng russisch). Truy cập 21. Januar 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  5. ^ Davies & Wheatcroft 2010, tr. 470, 476.
  6. ^ Dawood, M; Mitra A (tháng 12 năm 2012). “Hidden agendas and hidden illness”. Diversity and Equality in Health and Care. 9 (4): 297–8.
  7. ^ Robert W. Davies, Stephen G. Wheatcroft: The Years of Hunger: Soviet Agriculture 1931–1933, Palgrave Macmillan, 2010, ISBN 978-0-230-23855-8.
  8. ^ ##Ukraine’s enduring Holodomor horror, when millions starved in the 1930s## euronews.com, 22. November 2013.
  9. ^ “Голодомор 1932-1933 годов в Украине унес жизни 3,5 млн человек - НАН Украины” (bằng tiếng russisch). Korrespondent.Net. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2008.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết); und Donald Bloxham, A. Dirk Moses (Hrsg.): The Oxford Handbook of Genocide Studies. Oxford University Press, Oxford 2010, ISBN 978-0-19-923211-6, S. 396.
  10. ^ David R. Marples. Heroes and Villains: Creating National History in Contemporary Ukraine. p.50
  11. ^ http://www.demogr.mpg.de/books/drm/009/2.pdf
  12. ^ a b c https://eh.net/book_reviews/the-years-of-hunger-soviet-agriculture-1931-1933/
  13. ^ Gunnar Heinsohn: Lexikon der Völkermorde (= rororo. rororo-aktuell 22338). Rowohlt-Taschenbuch-Verlag, Reinbek bei Hamburg 1998, ISBN 3-499-22338-4.
  14. ^ Vgl. Alexander Vatlin: Die unvollendete Vergangenheit: Über den Umgang mit der kommunistischen Geschichte im heutigen Russland. In: Jahrbuch für Historische Kommunismusforschung. 2010, ISSN 0944-629X, S. 279–294.
  15. ^ Die Zeit 48/2008: Stalinismus - Stille Vernichtung, 20. November 2008
  16. ^ Davies u. a.: The Years of Hunger. 2004; Wheatcroft: Towards Explaining the Soviet Famine of 1931–1933. In: Food and Foodways. Vol. 12, H. 2/3, 2004, S. 104–136; Penner: Stalin and the „Ital'ianka" of 1932–1933 in the Don Region. In: Cahiers du Monde Russe. Bd. 39, 1998, S. 27–67.
  17. ^ “Poll: Almost two-thirds of Ukrainians believe famine of 1932–1933 was organized by Stalinist regime”. Interfax-Ukraine. ngày 20 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2016.
  18. ^ Marcel Van Herpen (2013). Putinism: The Slow Rise of a Radical Right Regime in Russia. Palgrave Macmillan UK. tr. 40. ISBN 978-1-137-28282-8. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2016.
  19. ^ Zitiert nach Timothy Snyder: Bloodlands. Europa zwischen Hitler und Stalin. 3. Auflage. C. H. Beck, München 2011, ISBN 978-3-406-62184-0, S. 74.
  20. ^ „Vielleicht die größte humanitäre Katastrophe" FAZ, 20 tháng 11 năm 2008
  21. ^ Resolución del Senado de la República Argentina (n.º1278/03)], Cámara de Diputados de la Nación, 26 de junio 2003, Internetlink von 2007 seit 2010 nicht mehr erreichbar. Geprüft am 13. Januar 2014.
  22. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2014.
  23. ^ http://www.parliament.ge/index.php?lang_id=ENG&sec_id=89&info_id=8347&date=ngày 20 tháng 12 năm 2005&new_month=12&new_year=2005
  24. ^ “Parliament of Canada”. Truy cập 2 tháng 9 năm 2024.
  25. ^ http://www3.lrs.lt/pls/inter3/dokpaieska.showdoc_e?p_id=266526&p_query=&p_tr2=
  26. ^ “PDF bei www.senat.gov.pl” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2014.
  27. ^ http://korrespondent.net/ukraine/politics/218994-chehiya-priznala-golodomor-v-ukraine
  28. ^ http://www.mkogy.hu/irom37/6288/6288.htm
  29. ^ http://frwebgate.access.gpo.gov/cgi-bin/getdoc.cgi?dbname=109_cong_bills&docid=f:h562rfs.txt.pdf
  30. ^ http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/speeches/2001/documents/hf_jp-ii_spe_20010623_ucraina-meeting_en.html
  31. ^ santa91. “Новости Украины”. Truy cập 2 tháng 9 năm 2024.
  32. ^ [1] Protokoll der Resolution der EU bezüglich des Holodomor vom 23. Oktober 2008, truy cập ngày 29. Oktober 2009
  33. ^ Parlamentarische Versammlung des Europarates erkennt Holodomor nicht als Völkermord an, Ukraine-Nachrichten, 28. April 2010
  34. ^ The Harvest of Sorrow, Inhaltsverzeichnis (englisch)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]