Hoang mạc Syria
Hoang mạc Syria | |
---|---|
بادية الشام | |
Hoang mạc Syria trên bản đồ địa hình | |
Vị trí | Syria Iraq Jordan Ả Rập Xê Út |
Hoang mạc Syria (tiếng Ả Rập: بادية الشام, Bādiyat al-Shām), còn gọi là thảo nguyên Syria, thảo nguyên Jordania, hay Badia,[1] là một vùng hoang mạc, bán hoang mạc và thảo nguyên rộng 500.000 kilômét vuông (200.000 dặm vuông Anh) ở Trung Đông, ứng với miền đông nam Syria, đông bắc Jordan, bắc Ả Rập Xê Út, và tây Iraq. Vùng này chiếm 85% diện tích đất Jordan[2] và 55% diện tích đất Syria.[3] Về phía nam, nó kề và "hoà" vào hoang mạc Ả Rập.[4]
Đất đai vùng này chủ yếu là đá sỏi, đôi chỗ có wadi xen vào.[5][6][7][8]
Vị trí, tên gọi
[sửa | sửa mã nguồn]Hoang mạc Syria giáp với thung lũng Orontes và bãi núi lửa Harrat al-Shamah về phía tây, với dòng Euphrates về phía đông. Về phương bắc, hoang mạc này kế cận một vùng đồng cỏ phần nào trù phú hơn, còn về hướng nam, nó hoà vào những hoang mạc của bán đảo Ả Rập.[5]
Một số nguồn cho rằng hoang mạc Syria với "hoang mạc Hamad" là một,[9] số khác cho rằng Hamad chỉ là phần cao nguyên mạn nam thôi,[10] còn số ít cho rằng Hamad là tên gọi cho cả vùng và hoang mạc Syria chỉ là mạn bắc.[11]
Nhiều phần của hoang mạc Syria có tên gọi riêng, như hoang mạc Palmyra và hoang mạc Homs.[12] Với người Iraq, phần đông hoang mạc Syria, nằm trong biên giới Iraq được gọi là "hoang mạc miền Tây".[13][14]
Cao nguyên Hamad
[sửa | sửa mã nguồn]Trong hoang mạc Syria có một vùng cao địa 700-900m được gọi là cao nguyên Hamad. Cao nguyên Hamad là một khu vực bằng phẳng, mang khí hậu bán hoang mạc, có lớp nền đá vôi nằm bên dưới lớp sỏi chert. Lượng mưa ít ỏi trên cao nguyên này chảy hết về các bãi muối địa phương. Đỉnh cao nhất là Khawr um Wual (1000+) ở Ả Rập Xê Út và Jebel Aneiza (960m) nằm tại nơi ba nước Jordan, Iraq, Ả Rập Xê Út giáp nhau.[15][16]
Thiên nhiên
[sửa | sửa mã nguồn]Một số loài cây trong vùng là Salsola vermiculata, Stipa barbata, Artemisia herba-alba và Atriplex leucoclada.[1] Hệ sinh thái nơi này đang chịu sự đe doạ từ hạn hán, chăn thả súc vật, săn bắn cùng các hoạt động khác của con người. Một số loài động thực vật bản địa đã biến mất.[17]
Loài hamster vàng bắt nguồn từ hoang mạc Syria.[18]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Suttie, J.M.; Reynolds, Stephen G.; Batello, Caterina (2005). Grasslands of the World. FAO. tr. 453. ISBN 978-92-5-105337-9.
- ^ “Jordan Badia | The Hashemite Fund for Development of jordan Badia”. www.badiafund.gov.jo. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2016.
- ^ “The rangelands of the Syrian Arab Republic”. FAO. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2015.
- ^ Harris, Nathaniel; Parker, Steve (2003). Atlas of the World's Deserts. Taylor & Francis. tr. 49. ISBN 978-1-57958-310-1.
- ^ a b Betts, Alison (1996). The Harra and the Hamad: excavations and surveys in Eastern Jordan, vol. 1. England: Collis Publication. tr. 1. ISBN 9781850756149. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2017.
- ^ “Syrian Desert”. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2008.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ New International Encyclopedia. Dodd, Mead. 1914. tr. 795.
- ^ Syrian Desert, Encarta
- ^ Encyclopædia Britannica: A New Survey of Universal Knowledge, Volume 2. 1941. tr. 173. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2017.
- ^ “Syrian Desert”. Britannica.com. 1999. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2017.
- ^ The International Whitaker, Volume 2. International Whitaker. 1913. tr. 62. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2017.
- ^ Annual Review, Volume 2. Institute for Defence Studies and Analyses. 1973. tr. 476. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2017.
- ^ Mudīrīyat al-Āthār al-Qadīmah al-ʻĀmmah (1964). “Sumer” (bằng tiếng Anh). 20. Directorate General of Antiquities.: 10.
The western desert of Iraq forms the eastern half of the Badiyat ash-Sham (The Syrian Desert)
Chú thích journal cần|journal=
(trợ giúp) - ^ Studies, Johns Hopkins University School of Advanced International (1956). Area Handbook on Iraq (bằng tiếng Anh). Pr. by Human Relations Area Files. tr. 34.
The Western Desert. The western reaches of Iraq form part of the "Badiyat al-Sham" or "al-Shamiya", the Syrian Desert.
- ^ Wagner, Wolfgang (2011). Groundwater in the Arab Middle East. New York: Springer. tr. 141. ISBN 9783642193514. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2017.
- ^ “Jebel 'Aneiza, Saudi Arabia”. geographic.org. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2017.
- ^ GEF Country Portfolio Evaluation: Syria (1994–2008). GEF Evaluation Office. tr. 17. ISBN 978-1-933992-24-2.
- ^ McPherson, Charles W. (1987). Laboratory hamsters. Orlando: Academic Press. tr. 216. ISBN 9780127141657. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2017.