Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Funafuti

Funafuti
—  Rạn san hô vòng  —
Maneapa và sân bay trên Funafuti, Tuvalu
Maneapa và sân bay trên Funafuti, Tuvalu
Rạn san hô vòng Funafuti nhìn từ không trung
Rạn san hô vòng Funafuti nhìn từ không trung
Funafuti trên bản đồ Tuvalu
Funafuti
Funafuti
Vị trí của Funafuti tại Tuvalu
Quốc giaTuvalu
Diện tích
 • Tổng cộng2,4 km2 (0,9 mi2)
Dân số (2012)
 • Tổng cộng6,025
 • Mật độ2,500/km2 (6,500/mi2)
Múi giờUTC+12 sửa dữ liệu
Mã ISO 3166TV-FUN

Funafuti là tên một rạn san hô vòng, nơi đóng đô của đảo quốc Tuvalu.[1][2] Rạn san hô vòng này có dân số 6.025 người,[3] là rạn đông dân nhất đất nước, nơi cư ngụ của 56% dân số Tuvalu. Đây là một vòng đất hẹp rộng chừng 20 và 400 mét (66 và 1.312 foot), quây quanh một phá (Te Namo) lớn dài 18 km (11 dặm), rộng 14 km (9 dặm). Độ sâu trung bình của phá Funafuti là 20 sải (36,5 mét, 120 feet).[4] Với diện tích 275 kilômét vuông (106,2 dặm vuông Anh), đây là rạn san hồ vòng rộng nhất Tuvalu. Tổng diện tích đất của 33 đảo con tạo nên rạn gom lại là 2,4 kilômét vuông (0,9 dặm vuông Anh), chưa tới 1% diện tích rạn. Tàu chở hàng có thể cập bến trong phá của Funafuti rồi xuống hàng ở Fongafale.

Fongafale hay Vaiaku (hai đảo con trong rạn) đôi khi được coi là thủ đô Vanuatu, song trên thực thế cả rạn Funafuti được tính là thủ đô.

Đảo con của Funafuti

[sửa | sửa mã nguồn]

Có ít nhất 29 đảo con trong rạn.[1] Lớn nhất trong đó là Fongafale, rồi tới Funafala. Ít nhất ba đảo luôn có người sống, gồm Fongafale, đảo chính, ở phía đông, Funafala ở phía nam, và Amatuku ở phía bắc.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Map of Funafuti. Tuvaluislands.com. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2018.
  2. ^ Lal, Andrick. South Pacific Sea Level & Climate Monitoring Project - Funafuti atoll (PDF). SPC Applied Geoscience and Technology Division (SOPAC Division of SPC). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2018.
  3. ^ “Population of communities in Tuvalu”. Thomas Brinkhoff. ngày 11 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  4. ^ Coates, A. (1970). Western Pacific Islands. H.M.S.O. tr. 349.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]