Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Flipkart

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Flipkart Pvt. Ltd.
Tập tin:Flipkart logo.svg
Loại website
Private company
Thành lập2007; 17 năm trước (2007)
Trụ sởBengaluru, Ấn Độ
Khu vực hoạt độngẤn Độ
Nhà sáng lậpSachin Bansal
Binny Bansal
Nhân vật chủ chốtSachin Bansal (Chủ tịch)[1]
Kalyan Krishnamurthy (CEO)
Dịch vụMua bán trực tuyến
Doanh thuTăng 199 tỷ (US$3,1 billion) (2017)[2]
Số nhân viên30.000 (2016)[3]
Công ty conMyntra, Jabong.com, PhonePe, Ekart, Jeeves.co.in
Websiteflipkart.com
Thương mại
Yêu cầu đăng ký
Tình trạng hiện tạiTrực tuyến

Flipkart Pvt Ltd. là một công ty thương mại điện tử Ấn Độ có trụ sở tại Bengaluru, Ấn Độ. Công ty được Sachin Bansal và Binny Bansal (không có họ hàng) thành lập vào tháng 10 năm 2007.[4] Flipkart đã tung ra dòng sản phẩm riêng của mình dưới tên "DigiFlip" với các sản phẩm bao gồm máy tính bảng, ổ USB flash và túi xách cho máy tính xách tay.[5][6][7] Tính đến tháng 5 năm 2018, công ty có giá trị 20 tỷ đô la Mỹ.[8]

Vào tháng 5 năm 2018, Walmart đã tuyên bố ý định mua lại 77% cổ phần kiểm soát tại Flipkart với giá 16 tỷ đô la Mỹ, và đang chờ duyệt theo quy định.[9][10]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Tập tin:Flipkart india.png
Logo của Flipkart từ 2007 tới 2015

Flipkart được thành lập vào năm 2007 bởi Sachin Bansal và Binny Bansal, cả hai cựu sinh viên của Viện Công nghệ Delhi Ấn Độ. Họ làm việc cho Amazon.com, sau đó nghỉ việc để thành lập công ty mới vào tháng 10 năm 2007 với tên là Flipkart Online Services Pvt. Ltd.[11][12] Trong năm 2010, Flipkart đã mua lại dịch vụ tìm sách xã hội có trụ sở tại Bangalore weRead từ Lulu.com.[13]

Vào cuối năm 2011, Flipkart đã thực hiện một số vụ mua bán công ty liên quan đến phân phối kỹ thuật số, bao gồm Mime360.com[14] và thư viện nội dung số của cổng thông tin Bollywood Chakpak.[15] Vào tháng 2 năm 2012, công ty đã giới thiệu cửa hàng âm nhạc trực tuyến không mã DRM của mình với tên Flyte. Tuy nhiên, dịch vụ không thành công do sự cạnh tranh từ các trang web phát trực tuyến miễn phí và đã ngừng hoạt động vào tháng 6 năm 2013.[16][17][18][19] Vào tháng 5 năm 2012, Flipkart đã mua lại Letsbuy, một công ty bán lẻ đồ điện tử trực tuyến.[20] Vào tháng 5 năm 2014, Flipkart đã mua lại Myntra, một nhà bán lẻ thời trang trực tuyến, với giá 20 tỷ rupee (310 triệu USD).[21]

Vào ngày 6 tháng 10 năm 2014, Flipkart đã tổ chức ngày bán hàng lớn trên dịch vụ mà nó quảng cáo là "Ngày bán hàng tiền tỷ". Sự kiện này tạo ra sự gia tăng lưu lượng truy cập dẫn đến các vấn đề kỹ thuật với trang web Flipkart, cũng như những lời chỉ trích trên truyền thông xã hội đối với một số giao dịch nhanh chóng hết hàng hoặc hàng hóa bị tăng giá.[22][23]

Trong năm 2015, Flipkart mua Appiterate, một công ty tự động hóa tiếp thị di động tại Delhi. Flipkart nói rằng họ sẽ sử dụng công nghệ của Appiterate để nâng cao các dịch vụ di động của mình.[24] Vào tháng 10 năm 2015, Flipkart đã mở lại sự kiện Ngày bán hàng tiền tỷ, lần này đổi thành một sự kiện kéo dài nhiều ngày và độc quyền trên ứng dụng di động Flipkart. Flipkart cũng tuyên bố rằng họ đã củng cố chuỗi cung ứng của mình và giới thiệu nhiều trung tâm hỗ trợ hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.[25] Flipkart đạt tổng doanh thu hàng hóa 300 triệu đô la Mỹ trong suốt sự kiện này, với khối lượng lớn nhất đến từ bán hàng thời trang và giá trị lớn nhất đến từ điện thoại di động.[26]

Vào tháng 12 năm 2015, Flipkart đã mua cổ phần nhỏ của công ty cung cấp bản đồ kỹ thuật số MapmyIndia. Công ty cho biết sẽ đăng ký giấy phép để giúp cải thiện hậu cần của việc giao hàng.[27] Trong năm 2016, Flipkart mua lại nhà bán lẻ thời trang trực tuyến Jabong từ Rocket Internet với giá 70 triệu đô la Mỹ, và công ty startup về thanh toán di động UPI, PhonePe.[28][29] Vào tháng 1 năm 2017, Flipkart đã đầu tư 2 triệu đô la Mỹ vào Tinystep, một công ty khởi nghiệp chuyên về thông tin nuôi dạy con cái.[30]

Vào tháng 4 năm 2017, eBay tuyên bố sẽ đầu tư 500 triệu đô la Mỹ tiền mặt vào Flipkart, đổi lấy việc tiếp quản eBay.in. eBay quảng bá rằng quan hệ đối tác cuối cùng sẽ cho phép Flipkart tiếp cận với mạng lưới các nhà cung cấp quốc tế của eBay và ngược lại, nhưng những kế hoạch này chưa bao giờ thực sự được thực hiện.[31] Vào tháng 7 năm 2017, Flipkart đã đề nghị mua lại Snapdeal với giá khoảng 700-800 triệu đô la Mỹ, nhưng Snapdeal đã từ chối (đòi giá ít nhất 1 tỷ đô la Mỹ).[32]

Cấu trúc kinh doanh

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong một báo cáo ngày 25 tháng 11 năm 2014, một công ty thông tin truyền thông hàng đầu cho biết Flipkart đang hoạt động với một cơ cấu kinh doanh phức tạp bao gồm chín công ty, một số đăng ký tại Singapore và một số tại Ấn Độ. Vào năm 2012, những người đồng sáng lập Flipkart đã bán WS Retail cho một nhóm các nhà đầu tư do Rajeev Kuchhal đứng đầu.[33]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vào tháng 4 năm 2016, Sachin Bansal và Binny Bansal được đưa vào danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất của tạp chí Time.[34]
  • Vào tháng 9 năm 2015, hai nhà sáng lập công ty đã tham gia vào danh sách người giàu nhất Ấn Độ của Forbes với vị trí thứ 86 với giá trị ròng là 1,3 tỷ USD mỗi người.[35]
  • Sachin Bansal được trao giải Doanh nhân của năm 2012-2013 của The Economic Times, một tờ báo hàng ngày nội dung kinh tế hàng đầu của Ấn Độ.[36]
  • Flipkart.com được vinh danh là Young Turk của năm tại "Giải thưởng Lãnh đạo Doanh nghiệp Ấn Độ 2012" của CNBC TV 18 (IBLA).[37]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Kalyan Krishnamurthy to be Flipkart's new CEO; Sachin Bansal to remain group chairman”. The Economic Times. ngày 10 tháng 1 năm 2017. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
  2. ^ “Flipkart losses swell 68% to Rs 8,771 crore in FY17”. The Economic Times. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2018.
  3. ^ “Flipkart to sack 800 more amidst gloomy biz outlook”. The Hindu. ngày 9 tháng 9 năm 2016.
  4. ^ “The Flipkart Story”. Flipkart.com. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2015.
  5. ^ “Flipkart launches its own accessories digiflip”. Thinkdigit.com. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2013.
  6. ^ “Exclusive: Flipkart forays into private label, launches DigiFlip brand”. NextBigWhat.com. ngày 25 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2013.
  7. ^ “Digiflip Store Online – Buy Digiflip Products Online at Best Price in India”. Flipkart.com. ngày 1 tháng 7 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2015.
  8. ^ Dalal, Mihir (ngày 10 tháng 4 năm 2017). “Flipkart raises $1.4 billion from eBay, Microsoft, Tencent, acquires eBay India”. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2018.
  9. ^ “Walmart wins battle for India's Flipkart”. BBC News. ngày 9 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2018.
  10. ^ “Walmart acquires Flipkart for $16 bn, world's largest ecommerce deal”. The Economic Times. ngày 9 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2018.
  11. ^ “Flipkart goes for fashion branding”.
  12. ^ “Now order your next mobile on Flipkart”.
  13. ^ “Flipkart Buys Social Book Discovery Tool WeRead”.
  14. ^ Nikhil Pahwa. “Flipkart Acquires Mime360; To Launch Digital Distribution of Music, E-books, Games”. medianama.com. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2011.
  15. ^ “Updated: Flipkart Acquires Bollywood Site Chakpak's Digital Catalogue; Inline With Digital Downloads?”. MediaNama. ngày 25 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2018.
  16. ^ Lal, Abhinav (ngày 24 tháng 2 năm 2012). “Flipkart to launch 'Flyte Digital Store' in March”. Digit. India: 9.9 Media. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2012.
  17. ^ “Exclusive: Flipkart to Shutdown Flyte MP3 Store; To Exit Digital Music Business”. NextBigWhat. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2013.
  18. ^ “Flyte MP3 Store Shutting Down”. ThinkDigit. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2013.
  19. ^ “Why Flipkart Shut Down Flyte Music”. Medianama. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2013.
  20. ^ “Flipkart Buys Letsbuy in Cash-Equity Deal”. Business Standard. ngày 11 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2012.
  21. ^ “Big deal: Flipkart acquires online fashion retailer Myntra”. The Indian Express. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2014.
  22. ^ “Flipkart Big Billion Day Sale Riddled With Problems”.
  23. ^ 'Big Billion Day' sale gets Flipkart millions of unhappy customers”.
  24. ^ “Flipkart acquires mobile marketing firm Appiterate”.
  25. ^ “Flipkart Big Billion Days Sale to Be App-Only, Start October 13”.
  26. ^ “Flipkart 'Big Billion Days' sale does $300 million GMV in business”. no-break space character trong |tên bài= tại ký tự số 58 (trợ giúp)
  27. ^ “Flipkart buys stake in MapmyIndia to improve delivery operations”.
  28. ^ “Flipkart-owned Myntra acquires fashion and lifestyle site Jabong”.
  29. ^ “Flipkart acquires UPI-based payments start-up PhonePe”. Mint. ngày 4 tháng 4 năm 2016.
  30. ^ “Flipkart backs parenting network TinyStep with $2 million investment”. TechCrunch (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2018.
  31. ^ “Why eBay's CEO sold eBay India and poured $500 million into the country's top Amazon rival”.
  32. ^ SN, Vikas (ngày 10 tháng 4 năm 2017). “Flipkart raises $1.4Bn from Tencent, eBay & Microsoft at $11.6Bn valuation, acquires eBay India”. The Economic Times. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2017. Puneet
  33. ^ Verma, Shrutika. “Inside Flipkart's complex structure”. livemint.com. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2016.
  34. ^ TIME 100 Titans – Binny Bansal and Sachin Bansal, Time, 21. April 2016
  35. ^ “Forbes India rich list: Mukesh Ambani tops for 9th year, Flipkart's Bansals debut at 86th slot”.
  36. ^ “ET Awards 2012–13: How IIT-alumnus Sachin Bansal built Flipkart into a big online brand”. The Economic Times. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2013.
  37. ^ “Flipkart awarded at CNBC-TV18's India Business Leader Awards 2012”. Firstpost. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2013.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]