Duy Khán
Duy Khán | |
---|---|
Sinh | Nguyễn Duy Khán 6 tháng 8, 1934 Thôn Sơn Trung, xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam (Nay là Khu Sơn Trung, phường Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) |
Mất | 29 tháng 1, 1993 Hải Phòng, Việt Nam | (58 tuổi)
Bút danh | Duy Khán |
Nghề nghiệp | Nhà văn, nhà thơ, nhà báo, phóng viên chiến trường |
Quốc tịch | Việt Nam |
Dân tộc | Người Việt Nam |
Tư cách công dân | Việt Nam |
Giai đoạn sáng tác | 1972 - 1993 |
Tác phẩm nổi bật | Tuổi thơ im lặng |
Giải thưởng nổi bật | Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật |
Con cái | ba con trai |
Duy Khán (1934-1993) là một văn thi sĩ người Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2012 vì những đóng góp của ông đối với nền văn học Việt Nam[1].
Tiểu sử - Thân phận - Cuộc đời
[sửa | sửa mã nguồn]Ông nguyên tên khai sinh là Nguyễn Duy Khán, sinh ngày 6 tháng 8 năm 1934, tại thôn Sơn Trung, xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (Nay là phường Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh).
Thời niên thiếu, ông từng được đi học trong vùng Pháp kiểm soát, nhưng do ảnh hưởng của 2 người anh trai là Nguyễn Đình Thư và Nguyễn Đình Thả, năm 15 tuổi, ông bỏ dở việc học trốn ra vùng Việt Minh kiểm soát để nhập ngũ.
Do có nền tảng học vấn tốt so với thời bấy giờ, thay vì tham gia chiến đấu, ông được đơn vị phân công dạy học, rồi làm phóng viên chiến trường cho chương trình Phát thanh Quân đội. Ông được xem như là một phóng viên chiến trường năng nổ, có mặt trong hầu hết các chiến dịch lớn, từ Điện Biên đến đường 9 - Nam Lào, Campuchia. Năm 1972, ông về công tác ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội, làm biên tập viên, từng có thời gian khá dài công tác ở quần đảo Trường Sa.
Sau khi nghỉ hưu với cấp bậc Đại tá, ông về Hải Phòng sống cùng gia đình ở phố Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân.
Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1993 tại thành phố Hải Phòng.
Các giải thưởng
[sửa | sửa mã nguồn]- Giải thưởng Nhà nước (2012)
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1987, Tuổi thơ im lặng)
Tác phẩm tiêu biểu
[sửa | sửa mã nguồn]- Trận Mới (thơ, 1970)
- Một tiếng Xa Ma Khi (thơ, 1981, in chung với Xuân Miễn và Phạm Ngọc Cảnh)
- Tâm sự người đi (thơ, 1984)
- Tuổi thơ im lặng (hồi ký, 1986).
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Giải thưởng và danh hiệu cao quý cho các văn nghệ sĩ”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2014.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Nhà văn Duy Khán Lưu trữ 2014-04-13 tại Wayback Machine
- Giai thoại vui về "thi sĩ say" Phùng Quán và Duy Khán
- Nhà thơ Duy Khán mãi mãi thơ trẻ Lưu trữ 2014-04-13 tại Wayback Machine
- Ước gì biển hóa thành bia... Lưu trữ 2014-04-13 tại Wayback Machine