Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Danh sách cuộc chiến tranh liên quan đến Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là danh sách các cuộc chiến tranh liên quan Việt Nam bao gồm có sự tham gia của Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam. Trong danh sách này, ngoài những cuộc kháng chiến chống xâm lược và chủ động tấn công, còn có bảng thống kê tất cả những cuộc tranh quyền đoạt vị trong nội bộ hoàng thất, những cuộc khởi nghĩa nông dân, những cuộc hỗn chiến giữa các phe phái tướng lĩnh quan lại, giữa những tập đoàn quân phiệt cát cứ và các lãnh chúa địa phương.

Chú thích màu:

Thời kỳ sơ khởi

[sửa | sửa mã nguồn]
Xung đột Hùng Vương Đối phương Kết quả
Chiến tranh Lạc Việt-Âu Việt
(Thế kỷ 3 TCN, khoảng 258 TCN - 257 TCN)
Văn Lang (Lạc Việt) thời Hùng Vương Âu Việt của Thục Phán Thay đổi lãnh thổ và triều đại
Xung đột Nhà Thục Đối phương Kết quả
Chiến tranh Bách Việt-Tần
(221 TCN - 214 TCN)
Các bộ tộc Bách Việt: Nhà Tần Thay đổi lãnh thổ
Chiến tranh Âu Lạc-Nam Việt
(207 TCN hoặc 179 TCN)
Âu Lạc thời Nhà Thục Nam Việt của Triệu Đà Thất bại
Xung đột Nhà Triệu Đối phương Kết quả
Chiến tranh Nam Việt-Hán
(111 TCN)
Nam Việt thời Nhà Triệu Nhà Hán (Tây Hán) Thất bại

Thời kỳ Bắc thuộc lần 1, 2 và 3

[sửa | sửa mã nguồn]
Xung đột Giao Chỉ Đối phương Kết quả
Nổi dậy Tây Vu Vương
(111 TCN)
Lực lượng Tây Vu VươngQuận Giao ChỉQuận Cửu Chân Nhà Hán (Tây Hán) Thất bại
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
(40)
Lực lượng Hai Bà TrưngQuận Giao Chỉ Nhà Hán (Đông Hán) Chiến thắng
Xung đột Trưng Vương Đối phương Kết quả
Chiến tranh Lĩnh Nam-Hán
(42 - 43)
Lĩnh Nam thời Trưng Vương Nhà Hán (Đông Hán) Thất bại
Xung đột Giao Chỉ
Giao Châu
Đối phương Kết quả
Khởi nghĩa Chu Đạt
(157 - 160)
Lực lượng Chu ĐạtQuận Cửu Chân Nhà Hán (Đông Hán) Thất bại
  • Khởi nghĩa bị đàn áp
Khởi nghĩa Lương Long
(178 - 181)
Lực lượng Lương LongQuận Giao Chỉ, Quận Cửu Chân, Quận Nhật NamQuận Hợp Phố Nhà Hán (Đông Hán) Thất bại
  • Khởi nghĩa bị đàn áp
Khởi nghĩa Khu Liên
(192)
Lực lượng Khu LiênQuận Tượng Lâm Nhà Hán (Đông Hán) Chiến thắng
Khởi nghĩa Bà Triệu
(248)
Lực lượng Bà TriệuGiao Châu Đông Ngô Thất bại
Chiến dịch Giao-Quảng
(268 - 271)
Đông Ngô Nhà Tấn (Tây Tấn) Đông Ngô chiến thắng
Khởi nghĩa Triệu Chỉ
(299)
Lực lượng Triệu ChỉQuận Cửu Chân Nhà Tấn (Tây Tấn) Thất bại
  • Khởi nghĩa bị đàn áp
Nổi loạn Lương Thạc
(317 - 323)
Lực lượng Lương ThạcGiao Châu Nhà Tấn (Đông Tấn) Thất bại
  • Nổi loạn bị đánh dẹp
Xung đột Tấn-Lâm Ấp lần 1
(351 - 359)
Nhà Tấn (Đông Tấn) Lâm Ấp Nhà Tấn chiến thắng
Xung đột Tấn-Lâm Ấp lần 2
(399)
Nhà Tấn (Đông Tấn) Lâm Ấp Nhà Tấn chiến thắng
  • Quân Lâm Ấp bị đẩy lui
Xung đột Tấn-Lâm Ấp lần 3
(413 - 415)
Nhà Tấn (Đông Tấn) Lâm Ấp Nhà Tấn chiến thắng
  • Quân Lâm Ấp bị đẩy lui
Xung đột Lưu Tống-Lâm Ấp
(445 - 446)
Nhà Lưu Tống Lâm Ấp Nhà Lưu Tống chiến thắng
Nổi loạn Lý Trường Nhân
(468)
Lực lượng Lý Trường NhânGiao Châu Nhà Lưu Tống Chiến thắng
Khởi nghĩa Lý Bí
(541 - 542)
Lực lượng Lý BíGiao Châu Nhà Lương Chiến thắng
Xung đột Nhà Tiền Lý Đối phương Kết quả
Chiến tranh Vạn Xuân-Lâm Ấp
(543)
Vạn Xuân thời Nhà Tiền Lý Lâm Ấp Chiến thắng
  • Lâm Ấp bị đánh bại
Chiến tranh Vạn Xuân-Lương
(545 - 550)
Vạn Xuân thời Nhà Tiền Lý Nhà Lương Chiến thắng
Chiến tranh Vạn Xuân-Dã Năng
(557 - 571)
Lực lượng Triệu Quang PhụcVạn Xuân Lực lượng Lý Phật TửDã Năng Thay đổi lãnh thổ và ngôi vị
Chiến tranh Vạn Xuân-Tùy
(602)
Vạn Xuân thời Nhà Tiền Lý Nhà Tùy Thất bại
Xung đột An Nam
Tĩnh Hải quân
Đối phương Kết quả
Chiến tranh Tùy-Lâm Ấp
(605)
Nhà Tùy Lâm Ấp Nhà Tùy chiến thắng
  • Lâm Ấp bị Nhà Tùy cai trị trong một thời gian ngắn
Khởi nghĩa Lý Tự Tiên - Đinh Kiến
(687)
Lực lượng Lý Tự TiênĐinh KiếnAn Nam Nhà Đường Thất bại
  • Khởi nghĩa bị đàn áp
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
(713 - 723)
Lực lượng Mai Thúc LoanAn Nam Nhà Đường Thất bại
Khởi Nghĩa Phùng Hưng
(766 -791)
Lực lượng Phùng HưngAn Nam Nhà Đường Thất bại
Xung đột Đường-Java
(767)
Nhà Đường Java thời Sailendra Nhà Đường chiến thắng
Xung đột Hoàn Vương-Java lần 1
(774)
Hoàn Vương Java thời Sailendra Hoàn Vương chiến thắng
Xung đột Hoàn Vương-Java lần 2
(787)
Hoàn Vương Java thời Sailendra Hoàn Vương chiến thắng
Xung đột Đường-Hoàn Vương lần 1
(803)
Nhà Đường Hoàn Vương Nhà Đường thất bại
Xung đột Đường-Hoàn Vương lần 2
(809)
Nhà Đường Hoàn Vương Nhà Đường chiến thắng
Khởi nghĩa Dương Thanh
(819 - 820)
Lực lượng Dương ThanhAn Nam Nhà Đường Thất bại
Xung đột Đường-Nam Chiếu lần 1
(846)
Nhà Đường Nam Chiếu Nhà Đường chiến thắng
Xung đột Đường-Nam Chiếu lần 2
(860 - 861)
Nhà Đường Nam Chiếu Nhà Đường chiến thắng
Xung đột Đường-Nam Chiếu lần 3
(863)
Nhà Đường Nam Chiếu Nhà Đường thất bại
Xung đột Đường-Nam Chiếu lần 4
(865 - 866)
Nhà Đường Nam Chiếu Nhà Đường chiến thắng
Nổi loạn Khúc Thừa Dụ
(905)
Lực lượng Khúc Thừa DụTĩnh Hải quân Nhà Đường Chiến thắng

Thời kỳ tự chủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Họ Khúc (905 - 930), Họ Dương (931 - 937) và Họ Kiều (937 - 938)

[sửa | sửa mã nguồn]
Mô hình chiến thắng Bạch Đằng 938.
Xung đột Họ Khúc
Họ Dương
Đối phương Kết quả
Chiến tranh Tĩnh Hải-Nam Hán lần 1
(930)
Tĩnh Hải quân thời Họ Khúc Nhà Nam Hán Thất bại
Nổi dậy Dương Đình Nghệ
(931)
Lực lượng Dương Đình Nghệ tại Tĩnh Hải quân Nhà Nam Hán Chiến thắng
Chiến tranh Tĩnh Hải-Nam Hán lần 2
(938)
(Trận Bạch Đằng)
Lực lượng Ngô Quyền tại Tĩnh Hải quân Nhà Nam Hán
Lực lượng Kiều Công Tiễn
Chiến thắng
  • Quân Nam Hán đại bại và rút về nước
  • Ngô Quyền lên ngôi
  • Nhà Ngô thành lập
  • Bắt đầu thời kỳ độc lập của Việt Nam

Thời kỳ quân chủ độc lập

[sửa | sửa mã nguồn]
Xung đột Nhà Ngô Đối phương Kết quả
Loạn Dương Tam Kha
(944 - 950)
Lực lượng Ngô Xương Ngập sau có thêm Ngô Xương Văn Lực lượng Dương Tam Kha Chiến thắng
Loạn 12 sứ quân
(965 - 968)
12 sứ quân Lực lượng Đinh Bộ Lĩnh Thay đổi triều đại
Xung đột Nhà Đinh Đối phương Kết quả
Tranh chấp ngôi vị thời Đinh
(979)
Lực lượng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp Lực lượng Lê Hoàn Thay đổi triều đại
Xung đột Nhà Tiền Lê Đối phương Kết quả
Chiến tranh Đại Cồ Việt-Tống
(981)
Đại Cồ Việt thời Nhà Tiền Lê Nhà Tống Chiến thắng
  • Quân Tống đại bại và rút về nước
  • Nhà Tống chính thức thừa nhận Nhà Tiền Lê
Chiến tranh Đại Cồ Việt-Chiêm Thành lần 1
(982)
Đại Cồ Việt thời Nhà Tiền Lê Chiêm Thành Chiến thắng
Tranh chấp ngôi vị thời Tiền Lê lần 1
(1005)
Lực lượng Thái tử Lê Long Việt Lực lượng Lê Long Tích Xác lập ngôi vị
Tranh chấp ngôi vị thời Tiền Lê lần 2
(1005)
Lực lượng Lê Long Đĩnh Lực lượng Lê Long Cân, Lê Long Kính, Lê Long Đinh Xác lập ngôi vị
Xung đột Nhà Lý Đối phương Kết quả
Chiến tranh Đại Cồ Việt-Đại Lý
(1014)
Đại Cồ Việt thời Nhà Lý Đại Lý của người Bạch Chiến thắng
Loạn tam vương thời Lý
(1028)
Lực lượng Lý Phật Mã Lực lượng Đông Chinh vương, Vũ Đức vương, Dực Thánh vương Xác lập ngôi vị
Loạn họ Nùng lần 1
(1038 - 1041)
Đại Cồ Việt thời Nhà Lý Trường Sinh Quốc của Nùng Tồn Phúc Chiến thắng
Chiến tranh Đại Cồ Việt-Chiêm Thành lần 2
(1044)
Đại Cồ Việt thời Nhà Lý Chiêm Thành Chiến thắng
Loạn họ Nùng lần 2
(1048 - 1055)
Đại Cồ Việt thời Nhà Lý Đại Lịch (sau đổi tên thành Đại Nam) của Nùng Trí Cao Chiến thắng
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 1
(1069)
Đại Việt thời Nhà Lý Chiêm Thành Chiến thắng
Chiến tranh Đại Việt-Tống
(1075 - 1077)
Đại Việt thời Nhà Lý Nhà Tống Chiến thắng
  • Quân Tống đại bại và rút về nước
Chiến tranh Đại Việt-Khmer lần 1
(1128)
Đại Việt thời Nhà Lý Đế quốc Khmer Chiến thắng
  • Quân Khmer bị đẩy lùi
Chiến tranh Đại Việt-Khmer lần 2
(1132)
Đại Việt thời Nhà Lý Chiến thắng
  • Quân Khmer bị đẩy lùi
Chiến tranh Đại Việt-Khmer lần 3
(1137)
Đại Việt thời Nhà Lý Đế quốc Khmer Chiến thắng
  • Quân Khmer bị đẩy lùi
Loạn Quách Bốc
(1209)
Đại Việt thời Nhà Lý Lực lượng Quách Bốc Chiến thắng
  • Nổi loạn bị đánh dẹp
  • Nhà Lý suy yếu
Loạn Nguyễn Nộn
(1213 - 1219)
Đại Việt thời Nhà Lý Lực lượng Nguyễn Nộn Chiến thắng
  • Nổi loạn bị đánh dẹp
  • Nhà Lý suy yếu
Xung đột Nhà Trần Đối phương Kết quả
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 2
(1252)
Đại Việt thời Nhà Trần Chiêm Thành Chiến thắng
Chiến tranh Đại Việt-Nguyên Mông lần 1
(1258)
Đại Việt thời Nhà Trần Đế quốc Mông Cổ Chiến thắng
  • Quân Mông Cổ đại bại và rút về nước
  • Vua Trần đồng ý triều cống cho Mông Cổ
Chiến tranh Đại Việt-Nguyên Mông lần 2
(1285)
Đại Việt thời Nhà Trần
Chiêm Thành
Nhà Nguyên Chiến thắng
  • Quân Nguyên đại bại và rút về nước
Chiến tranh Đại Việt-Nguyên Mông lần 3
(1287 - 1288)
Đại Việt thời Nhà Trần Nhà Nguyên Chiến thắng
  • Quân Nguyên đại bại và phải từ bỏ ý đồ xâm lược Đại Việt
Chiến tranh Đại Việt-Ai Lao lần 1
(1294)
Đại Việt thời Nhà Trần Muang Sua Chiến thắng

Chiếm được một phần mà ngày nay là phía đông tỉnh Xiêng Khoảng

Chiến tranh Đại Việt-Ai Lao lần 2
(1297)
Đại Việt thời Nhà Trần Muang Sua Chiến thắng

Chiếm được một phần mà ngày nay là phía đông tỉnh Xiêng Khoảng

Chiến tranh Đại Việt-Ai Lao lần 3
(1301)
Đại Việt thời Nhà Trần Muang Sua Chiến thắng

Chiếm được một phần mà ngày nay là phía đông tỉnh Xiêng Khoảng

Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 3
(1311)
Đại Việt thời Nhà Trần Chiêm Thành Chiến thắng
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 4
(1314 - 1318)
Đại Việt thời Nhà Trần Chiêm Thành Chiến thắng
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 5
(1367 - 1368)
Đại Việt thời Nhà Trần Chiêm Thành Thất bại
Tranh chấp ngôi vị thời Trần
(1369 - 1370)
Lực lượng Dương Nhật Lễ Lực lượng Trần Phủ Thay đổi ngôi vị
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 6
(1371)
Đại Việt thời Nhà Trần Chiêm Thành Thất bại
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 7 (1377) Đại Việt thời Nhà Trần Chiêm Thành Thất bại
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 8 (1378) Đại Việt thời Nhà Trần Chiêm Thành Thất bại
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 9 (1382 - 1383) Đại Việt thời Nhà Trần Chiêm Thành Chiến thắng
  • Quân Chiêm Thành bị đẩy lùi
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 10 (1389 - 1390) Đại Việt thời Nhà Trần Chiêm Thành Chiến thắng
Xung đột Nhà Hồ Đối phương Kết quả
Chiến tranh Đại Ngu-Chiêm Thành lần 1
(1400)
Đại Ngu thời Nhà Hồ Chiêm Thành Thất bại
Chiến tranh Đại Ngu-Chiêm Thành lần 2
(1402)
Đại Ngu thời Nhà Hồ Chiêm Thành Chiến thắng
Chiến tranh Đại Ngu-Chiêm Thành lần 3
(1403)
Đại Ngu thời Nhà Hồ Chiêm Thành Thất bại
Chiến tranh Đại Ngu-Chiêm Thành lần 4
(1407)
Đại Ngu thời Nhà Hồ Chiêm Thành Thất bại
Chiến tranh Đại Ngu-Minh
(1406 - 1407)
Đại Ngu thời Nhà Hồ Nhà Minh
Chiêm Thành
Thất bại

Thời kỳ Bắc thuộc lần 4

[sửa | sửa mã nguồn]
Xung đột Giao Chỉ Đối phương Kết quả
Khởi nghĩa Nhà Hậu Trần
(1407 - 1414)
Lực lượng Hậu Trần tại Giao Chỉ Nhà Minh Thất bại
  • Khởi nghĩa bị đàn áp
Khởi nghĩa Lam Sơn
(1418 - 1427)
Lực lượng Lam Sơn tại Giao Chỉ Nhà Minh
Lan Xang
Chiến thắng

Thời kỳ quân chủ trung hưng

[sửa | sửa mã nguồn]
Xung đột Nhà Hậu Lê Đối phương Kết quả
Loạn Đèo Cát Hãn
(1431 - 1432)
Đại Việt thời Nhà Lê sơ Lực lượng Đèo Cát Hãn Chiến thắng
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 11
(1446)
Đại Việt thời Nhà Lê sơ Chiêm Thành Chiến thắng
Tranh chấp ngôi vị thời Lê sơ lần 1
(1459)
Lực lượng Lê Nghi Dân Lực lượng Lê Nhân Tông Thay đổi ngôi vị
  • Lê Nhân Tông bị phế
  • Lê Nghi Dân tự xưng đế
Tranh chấp ngôi vị thời Lê sơ lần 2
(1459 - 1460)
Lê Nghi Dân Lực lượng Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Lê Lăng Thay đổi ngôi vị
Chiến tranh Đại Việt-Chiêm Thành lần 12 (1471) Đại Việt thời Nhà Lê sơ Chiêm Thành Chiến thắng
Chiến tranh Đại Việt-Lan Xang
(1479 - 1480)
Đại Việt thời Nhà Lê sơ Lan Xang
Lan Na
Bồn Man
Bất phân thắng bại
Tranh chấp ngôi vị thời Lê sơ lần 3
(1509)
Lực lượng Lê Uy Mục Lực lượng Lê Oanh Thay đổi ngôi vị
Loạn Trần Tuân (1511 - 1512) Đại Việt thời Nhà Lê sơ Lực lượng Trần Tuân Chiến thắng
Loạn Trịnh Duy Sản (1516) Lực lượng Lê Tương Dực Lực lượng Trịnh Duy Sản, Lê Y Thay đổi ngôi vị
Loạn Trần Cảo (1516 - 1521) Đại Việt thời Nhà Lê sơ Lực lượng Trần Cảo Chiến thắng
Loạn Trịnh Tuy (1518 - 1522) Lực lượng Lê Chiêu Tông, Mạc Đăng Dung Lực lượng Trịnh Tuy, Lê Bảng, Lê Do Thay đổi ngôi vị
Loạn Mạc Đăng Dung (1522 - 1526) Lực lượng Mạc Đăng Dung, Lê Cung Hoàng Lực lượng Trịnh Tuy, Lê Chiêu Tông Thay đổi ngôi vị và triều đại

Trong giai đoạn này, ở Việt Nam xuất hiện 3 Triều đại bao gồm: Nhà Mạc (1527 - 1677), Nhà Lê trung hưng (1533 - 1789) và Nhà Tây Sơn (1778 - 1802). Ngoài ra còn có 3 tập đoàn quân phiệt cát cứ gồm: Chúa Trịnh (1545-1787), Chúa Nguyễn (1558-1802) và Chúa Bầu (1527-1699).

Xung đột Nhà Mạc Đối phương Kết quả
Chiến tranh Lê-Mạc lần 1
(1533 - 1592)
Bắc triều thời Nhà Mạc Nam triều thời Nhà Lê trung hưng
Chúa Trịnh
Chúa Nguyễn
Chúa Bầu
Thay đổi triều đại
Tranh chấp ngôi vị thời Mạc
(1546 - 1547)
Lực lượng Mạc Phúc Nguyên Lực lượng Mạc Chính Trung Xác lập ngôi vị
Xung đột Nhà Hậu Lê Đối phương Kết quả
Chiến tranh Lê-Mạc lần 2
(1592 - 1677)
Đại Việt thời Nhà Lê trung hưng
Chúa Trịnh
Chúa Nguyễn (đến 1600)
Nhà MạcCao Bằng
Chúa Bầu (từ 1594)
Chiến thắng
Xung đột Chúa Trịnh Đối phương Kết quả
Loạn Chúa Bầu
(1594 - 1699)
Đàng Ngoài thời Chúa Trịnh Chúa Bầu Chiến thắng
Khởi nghĩa Hoàng Công Chất
(1739 - 1769)
Đàng Ngoài thời Chúa Trịnh Lực lượng Hoàng Công Chất Chiến thắng
  • Khởi nghĩa bị đánh dẹp
Khởi nghĩa Lê Duy Mật
(1740 - 1770)
Đàng Ngoài thời Chúa Trịnh Lực lượng Lê Duy Mật Chiến thắng
  • Khởi nghĩa bị đánh dẹp
Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu
(1743 - 1751)
Đàng Ngoài thời Chúa Trịnh Lực lượng Nguyễn Hữu Cầu Chiến thắng
  • Khởi nghĩa bị đánh dẹp
Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương
(1744 - 1751)
Đàng Ngoài thời Chúa Trịnh Lực lượng Nguyễn Danh Phương Chiến thắng
  • Khởi nghĩa bị đánh dẹp
Chiến tranh Đại Việt-Luang Phrabang
(1749)
Đàng Ngoài thời Chúa Trịnh Luang Phrabang Thất bại
Nạn kiêu binh
(1782 - 1786)
Đàng Ngoài thời Chúa Trịnh Lính tam phủ Xứ Thanh - Xứ Nghệ Chiến thắng
Xung đột Chúa Nguyễn Đối phương Kết quả
Chiến tranh Đại Việt-Panduranga lần 1
(1611)
Đàng Trong thời Chúa Nguyễn Panduranga-Chăm Pa Chiến thắng
Xung đột Công ty Đông Ấn Hà Lan với Đàng Trong
(1643)
Đàng Trong thời Chúa Nguyễn Công ty Đông Ấn Hà Lan Chiến thắng
Chiến tranh Đại Việt-Panduranga lần 2
(1653)
Đàng Trong thời Chúa Nguyễn Panduranga-Chăm Pa Chiến thắng
Chiến tranh Đại Việt-Cao Miên lần 1
(1658)
Đàng Trong thời Chúa Nguyễn
Lực lượng Ang SurAng Tan
Cao Miên thời Ramathipadi I Chiến thắng
Chiến tranh Đại Việt-Cao Miên lần 2
(1674)
Đàng Trong thời Chúa Nguyễn
Lực lượng Ang Nan IIAng Tan
Cao Miên thời Keo Fa II Chiến thắng
Chiến tranh Đại Việt-Panduranga lần 3
(1693 - 1697)
Đàng Trong thời Chúa Nguyễn Panduranga-Chăm Pa Thất bại
Chiến tranh Đại Việt-Cao Miên lần 3
(1699)
Đàng Trong thời Chúa Nguyễn Cao Miên thời Chey Chettha IV Chiến Thắng
Chiến tranh Đại Việt-Cao Miên lần 4
(1708)
Lực lượng Ang Em
Đàng Trong thời Chúa Nguyễn
Cao Miên thời Thommo Reachea III
Xiêm La thời Nhà Ayutthaya
Chiến thắng
Chiến tranh Đại Việt-Xiêm La lần 1
(1718)
Đàng Trong thời Chúa Nguyễn Xiêm La thời Nhà Ayutthaya Thất bại
  • Quân Xiêm cướp phá Hà Tiên
Chiến tranh Đại Việt-Cao Miên lần 5
(1753 - 1756)
Đàng Trong thời Chúa Nguyễn Cao Miên thời Chey Chettha VII Chiến thắng
Chiến tranh Đại Việt-Xiêm La lần 2
(1771 - 1772)
Đàng Trong thời Chúa Nguyễn
Lực lượng Outey II
Xiêm La thời Nhà Thonburi
Lực lượng Ang Non II
Thất bại
Khởi nghĩa Tây Sơn
(1771 - 1777)
Đàng Trong thời Chúa Nguyễn Lực lượng Tây Sơn Thay đổi triều đại
Xung đột Chúa Trịnh Chúa Nguyễn Kết quả
Trịnh-Nguyễn phân tranh lần 1
(1627)
Đàng Ngoài Đàng Trong Quân Trịnh thất bại
Trịnh-Nguyễn phân tranh lần 2
(1633 - 1640)
Đàng Ngoài Đàng Trong Quân Trịnh thất bại
Trịnh-Nguyễn phân tranh lần 3
(1643)
Đàng Ngoài Đàng Trong Quân Nguyễn thất bại
Trịnh-Nguyễn phân tranh lần 4
(1648)
Đàng Ngoài Đàng Trong Quân Trịnh thất bại
  • Quân Nguyễn giữ được Nam Bố Chính, truy kích quân Trịnh đến tân sông Gianh.
Trịnh-Nguyễn phân tranh lần 5
(1655 - 1660)
Đàng Ngoài Đàng Trong Quân Nguyễn thất bại
Trịnh-Nguyễn phân tranh lần 6
(1661 - 1662)
Đàng Ngoài Đàng Trong Quân Trịnh thất bại
Trịnh-Nguyễn phân tranh lần 7
(1672)
Đàng Ngoài Đàng Trong Quân Trịnh thất bại
Trịnh-Nguyễn phân tranh lần 8
(1774 - 1775)
Đàng Ngoài
Hỗ trợ:
Đàng Trong Quân Nguyễn thất bại
Thuyền Đại Hiệu, một loại thuyền chiến cỡ lớn có trang bị hỏa lực mạnh mà thủy quân Tây Sơn đã sử dụng trong trận đánh (mô hình).
Một bức họa của người Trung Quốc miêu tả cuộc tấn công của Tôn Sĩ Nghị: Quân Thanh vượt sông Thọ Xương (sông Thương) trên đường tiến về Thăng Long, phía xa là quân Tây Sơn đang tháo chạy.
Xung đột Nhà Tây Sơn Đối phương Kết quả
Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Trịnh
(1775 - 1786)
Đàng Trong thời Nhà Tây Sơn Đàng Ngoài thời Chúa Trịnh Thay đổi triều đại và lãnh thổ
Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn lần 1
(1777 - 1785)
Đàng Trong thời Nhà Tây Sơn Lực lượng Nguyễn ÁnhNam Hà
Hỗ trợ:
Thay đổi lãnh thổ
Chiến tranh Đại Việt-Xiêm La lần 3
(1785)
Đàng Trong thời Nhà Tây Sơn Xiêm La thời Nhà Chakri
Lực lượng Nguyễn Ánh
Chiến thắng
Chiến tranh Đại Việt-Cao Miên lần 6
(1785)
Đàng Trong thời Nhà Tây Sơn Cao Miên Chiến thắng
Xung đột Nguyễn Huệ-Nguyễn Nhạc
(1787)
Lực lượng Nguyễn HuệPhú Xuân Lực lượng Nguyễn NhạcQuy Nhơn Bất phân thắng bại
Chiến tranh Tây Sơn-Lê
(1787 - 1789)
Nhà Tây Sơn Nhà Lê trung hưng
Hỗ trợ:
Thay đổi triều đại
Chiến tranh Đại Việt-Thanh
(1789)
Đại Việt thời Nhà Tây Sơn Nhà Thanh
Lực lượng Lê Chiêu Thống
Chiến thắng
  • Quân Thanh đại bại và rút về nước
  • Nhà Hậu Lê chính thức sụp đổ
  • Nhà Tây Sơn tiến gần đến công cuộc thống nhất đất nước
Chiến tranh Đại Việt-Viêng Chăn
(1791)
Đại Việt thời Nhà Tây Sơn Viêng Chăn
Bồn Man
Chiến thắng
Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn lần 2
(1787 - 1802)
Đại Việt thời Nhà Tây Sơn
Hỗ trợ:
Lực lượng Nguyễn Ánh ở Nam Hà
Hỗ trợ:
Thay đổi triều đại

Nhà Nguyễn - giai đoạn độc lập (1802 - 1884)

[sửa | sửa mã nguồn]
Xung đột Nhà Nguyễn Đối phương Kết quả
Nổi dậy Đá Vách
(1803 - 1885)
Việt Nam thời Nhà Nguyễn Dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi Chiến thắng
  • Nổi dậy bị đánh dẹp
Nổi loạn Cao Miên lần 1
(1811 - 1812)
Cao Miên thời Ang Chan II
Hỗ trợ:
Lực lượng Ang Snguon
Hỗ trợ:
Chiến thắng
Nổi loạn Cao Miên lần 2
(1820)
Cao Miên thời Ang Chan II
Hỗ trợ:
Lực lượng Khmer nổi loạn do Sãi Kế lãnh đạo Chiến thắng
  • Nổi loạn bị đàn áp
Nổi dậy Phan Bá Vành
(1821 - 1827)
Việt Nam thời Nhà Nguyễn Lực lượng Phan Bá Vành Chiến thắng
  • Nổi dậy bị đánh dẹp
Nổi dậy Ja Lidong
(1822 - 1823)
Việt Nam thời Nhà Nguyễn Lực lượng người Chăm do Ja Lidong lãnh đạo Chiến thắng
  • Nổi dậy bị đánh dẹp
Nổi loạn Ai Lao
(1826 - 1828)
Viêng Chăn

Champasak
Hỗ trợ:

Xiêm La thời Nhà Chakri Thất bại
Nổi dậy Nduai Kabait
(1826)
Việt Nam thời Nhà Nguyễn Lực lượng người Chăm do Ndui Kabait lãnh đạo Chiến thắng
  • Nổi dậy bị đánh dẹp
Nổi dậy Lê Duy Lương
(1832 - 1837)
Việt Nam thời Nhà Nguyễn Lực lượng Lê Duy Lương Chiến thắng
  • Nổi dậy bị đánh dẹp
Nổi dậy Lê Văn Khôi
(1833 - 1835)
Việt Nam thời Nhà Nguyễn Lực lượng Lê Văn Khôi Chiến thắng
  • Nổi dậy bị đánh dẹp
Chiến tranh Việt Nam-Xiêm La
(1833 - 1834)
Việt Nam thời Nhà Nguyễn Xiêm La thời Nhà Chakri Chiến thắng
Nổi dậy Nông Văn Vân
(1833 - 1835)
Việt Nam thời Nhà Nguyễn Lực lượng Nông Văn Vân Chiến thắng
  • Nổi dậy bị đánh dẹp
Nổi dậy Ba Nhàn - Tiền Bột
(1833 - 1843)
Việt Nam thời Nhà Nguyễn Lực lượng Ba Nhàn và Tiền Bột Chiến thắng
  • Nổi dậy bị đánh dẹp
Khởi nghĩa Katip Sumat và Ja Thak Wa
(1833 - 1835)
Việt Nam thời Nhà Nguyễn Lực lượng người Chăm do Katip Sumat và Ja Thak Wa lãnh đạo Chiến thắng
  • Nổi dậy bị đánh dẹp
Nổi dậy Hà Tiên
(1840)
Đại Nam thời Nhà Nguyễn Lực lượng Khmer và nhiều sắc dân khác ở Hà Tiên Chiến thắng
  • Nổi dậy bị đánh dẹp
Nổi loạn Cao Miên lần 3
(1840 - 1841)
Lực lượng Ang Mey
Hỗ trợ:
Lực lượng Ang Duong
Hỗ trợ:
Thất bại
Nổi dậy Ba Xuyên
(1841)
Đại Nam thời Nhà Nguyễn Lực lượng Sơn Tốt và Trần Lâm Chiến thắng
  • Nổi dậy bị đánh dẹp
Nổi dậy Thất Sơn
(1841)
Đại Nam thời Nhà Nguyễn Lực lượng KhmerThất Sơn Chiến thắng
  • Nổi dậy bị đánh dẹp
Nổi dậy Lâm Sâm
(1841)
Đại Nam thời Nhà Nguyễn Lực lượng Lâm Sâm Chiến thắng
  • Nổi dậy bị đánh dẹp
Chiến tranh Đại Nam-Xiêm La
(1841 - 1845)
Đại Nam thời Nhà Nguyễn
Lực lượng Ang MeyAng Em
Xiêm La thời Nhà Chakri
Lực lượng Ang Duong
Bất phân thắng bại
Tiểu trừ Hải tặc Tàu Ô
(1849)
Đại Nam thời Nhà Nguyễn
Nhà Thanh
Vương quốc Anh
Hải Tặc Trung Hoa Chiến thắng
  • Các tàu chiến hải tặc bị đánh tan
Nổi dậy Cao Bá Quát
(1854 - 1856)
Đại Nam thời Nhà Nguyễn Lực lượng Cao Bá Quát Chiến thắng
  • Nổi dậy bị đánh dẹp
Chiến dịch Nam Kỳ
(1858 - 1862)
Đại Nam thời Nhà Nguyễn Đế chế Pháp
Vương quốc Tây Ban Nha
Thất bại
Nổi dậy Tạ Văn Phụng
(1861 - 1865)
Đại Nam thời Nhà Nguyễn Lực lượng Tạ Văn Phụng Chiến thắng
  • Nổi dậy bị đánh dẹp
Nổi dậy Cai Vàng
(1862 - 1865)
Đại Nam thời Nhà Nguyễn Lực lượng Cai Vàng Chiến thắng
  • Nổi dậy bị đánh dẹp
Tiểu trừ giặc Khách ở Bắc Kỳ
(1865 - 1875)
Đại Nam thời Nhà Nguyễn
Nhà Thanh
Quân Cờ Đen (từ 1870)
Quân Cờ Đen (đến 1870)
Quân Cờ Vàng
Quân Cờ Trắng
Chiến thắng
Nổi dậy Đoàn Hữu Trưng
(1866)
Đại Nam thời Nhà Nguyễn Lực lượng Đoàn Hữu Trưng Chiến thắng
  • Nổi dậy bị đánh dẹp
Biến cố Bắc Kỳ
(1873 - 1874)
Đại Nam thời Nhà Nguyễn
Quân Cờ Đen
Cộng hòa Pháp Bất phân thắng bại
Chiến dịch Bắc Kỳ
(1883 - 1886)
Đại Nam thời Nhà Nguyễn
Nhà Thanh
Quân Cờ Đen
Cộng hòa Pháp Thất bại

Thời kỳ thuộc địa

[sửa | sửa mã nguồn]
Quân Pháp đổ bộ vào Thuận An
Quân Pháp hạ thành Bắc Ninh năm 1884
Lực lượng viễn chinh PhápTây Ban Nha tấn công thành Gia Định, tranh của Antoine Léon Morel-Fatio.
Xung đột Đông Dương Đối phương Kết quả
Khởi nghĩa Trương Định
(1859 - 1864)
Lực lượng Trương ĐịnhNam Kỳ Đế chế Pháp Thất bại
  • Khởi nghĩa bị đàn áp
Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân
(1859 - 1874)
Lực lượng Nguyễn Hữu HuânNam Kỳ Đế chế Pháp Thất bại
  • Khởi nghĩa bị đàn áp
Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực
(1861 - 1868)
Lực lượng Nguyễn Trung TrựcNam Kỳ Đế chế Pháp Thất bại
  • Khởi nghĩa bị đàn áp
Khởi nghĩa Bảy Thưa
(1867 - 1873)
Lực lượng Trần Văn ThànhNam Kỳ Đế chế Pháp Thất bại
  • Khởi nghĩa bị đàn áp
Chiến tranh Pháp-Thanh
(1884 - 1885)
Nhà Thanh
Hỗ trợ:
Cộng hòa Pháp Nhà Thanh thất bại
Khởi nghĩa Yên Thế
(1884 - 1913)
Lực lượng Hoàng Hoa ThámBắc Kỳ Cộng hòa Pháp
Liên bang Đông Dương
Nhà Nguyễn
Thất bại
  • Khởi nghĩa bị đàn áp
Phong trào Cần Vương
(1885 - 1896)
Triều đình kháng chiến Hàm Nghi
Lực lượng Phan Đình PhùngTrung Kỳ
Lực lượng Đinh Công TrángTrung Kỳ
Lực lượng Mai Xuân ThưởngTrung Kỳ
Lực lượng Tống Duy TânTrung Kỳ
Lực lượng Nguyễn Thiện ThuậtBắc Kỳ
Lực lượng Đốc NgữBắc Kỳ
Lực lượng Đèo Văn TrịBắc Kỳ
Cộng hòa Pháp
Liên bang Đông Dương
Nhà Nguyễn
Thất bại
Chiến tranh Pháp-Xiêm
(1893)
Cộng hòa Pháp
Liên bang Đông Dương
Xiêm La thời Nhà Chakri Pháp chiến thắng
Phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ
(1908)
Nhân dân Trung Kỳ Cộng hòa Pháp
Liên bang Đông Dương
Nhà Nguyễn
Thất bại
  • Phong trào bị dập tắt
Hà Thành đầu độc
(1908)
Binh línhđầu bếp nổi dậy ở Bắc Kỳ Cộng hòa Pháp
Liên bang Đông Dương
Nhà Nguyễn
Thất bại
  • Quân nổi dậy bị bắt giam và xử tử
Khởi nghĩa N'Trang Lơng
(1911 - 1935)
Các bộ lạcTây Nguyên Cộng hòa Pháp
Liên bang Đông Dương
Thất bại
  • Khởi nghĩa bị đàn áp
Phong trào Quang phục Quân
(1913 - 1925)
Việt Nam Quang phục Hội tại Bắc KỳTrung Kỳ Cộng hòa Pháp
Liên bang Đông Dương
Nhà Nguyễn
Thất bại
  • Phong trào bị dập tắt
Phong trào hội kín Nam Kỳ
(1913 - 1916)
Lực lượng Phan Xích LongNam Kỳ Cộng hòa Pháp
Liên bang Đông Dương
Thất bại
  • Phong trào bị dập tắt
Khởi nghĩa Thái Nguyên
(1917)
Nghĩa quân Thái Nguyên tại Bắc Kỳ Cộng hòa Pháp
Liên bang Đông Dương
Nhà Nguyễn
Thất bại
  • Khởi nghĩa thất bại
Phong trào Phú Riềng Đỏ
(1930)
Công nhân cao su Phú Riềng

Đông Dương Cộng sản Đảng tại Nam Kỳ

Cộng hòa Pháp
Liên bang Đông Dương
Thất bại
  • Pháp đã tiến hành bắt giữ tất cả các lãnh đạo của phong trào Phú Riềng
Khởi nghĩa Yên Bái
(1930)
Việt Nam Quốc dân Đảng tại Bắc Kỳ Cộng hòa Pháp
Liên bang Đông Dương
Nhà Nguyễn
Thất bại
  • Lực lượng khởi nghĩa bị đánh bại
  • Đảng viên Quốc dân bị Pháp truy nã, giam cầm, lưu đày, hành quyết
Xô Viết Nghệ Tĩnh
(1930 - 1931)
Đảng Cộng sản Việt Nam tại Trung Kỳ Cộng hòa Pháp
Liên bang Đông Dương
Nhà Nguyễn
Thất bại
  • Nhiều cuộc biểu tình tự vệ vũ trang kết hợp yêu sách chính trị, kết hợp đấu tranh bạo động và đấu tranh chính trị nổ ra.
  • Cuối cùng bị quân đội Pháp trấn áp và tan rã.
Chiến dịch Đông Dương
(1940)
Quốc gia Pháp
Liên bang Đông Dương
Đế quốc Nhật Bản Pháp thất bại
  • Nhật Bản chiến thắng
  • Nhật thay Pháp chiếm đóng Đông Dương
Xung đột Đông Dương Đối phương Kết quả
Khởi nghĩa Bắc Sơn (1940) Đảng Cộng sản Việt Nam Quốc gia Pháp
Đế quốc Nhật Bản
Thất bại
  • Pháp - Nhật hòa nhau
  • Pháp tập trung quân lực chiếm lại các đồn, đàn áp và tàn sát dân chúng, cán bộ, đảng viên, cuộc khởi nghĩa hoàn toàn tan rã
Chiến tranh Pháp-Thái (1940 - 1941) Quốc gia Pháp Thái Lan Bất phân thắng bại
Nam Kỳ khởi nghĩa (1940) Đảng Cộng sản Việt Nam Quốc gia Pháp
Đế quốc Nhật Bản
Thất bại
  • Cuộc khởi nghĩa tạo thành tiếng vang lớn, gây nhiều tổn hại cho Pháp-Nhật, nhưng về sau bị đàn áp và thất bại, nhiều đảng viên, cán bộ cao cấp của Đảng cộng sản Đông Dương bị xử tử.
  • Một bộ phận nghĩa quân rút vào rừng tiến hành chiến tranh du kích
Binh biến Đô Lương (1941) Đội Cung và binh lính nổi dậy ở Trung Kỳ Quốc gia Pháp Thất bại
Mặt trận Đông Nam Á trong Thế Chiến thứ Hai (1941 - 1945) Khối Đồng Minh: Phe Trục: Khối Đồng minh chiến thắng
Trận Phai Khắt và Nà Ngần (1944) Việt Minh Quốc gia Pháp Chiến thắng
Chiến dịch Đông Dương (1945) Cộng hoà Pháp

Hỗ trợ:

Đế quốc Nhật Bản
Đế quốc Việt Nam
Pháp thất bại
Khởi nghĩa Ba Tơ (1945) Đảng Cộng sản Việt Nam Đế quốc Nhật Bản
Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Pháp
Chiến thắng
  • Ba Tơ trở thành trung tâm của cao trào kháng Nhật ở miền Trung Việt Nam và là hạt nhân của các lực lượng vũ trang Liên khu V sau này
Cao trào kháng Nhật cứu nướcCách mạng Tháng Tám (1945) Việt Minh Đế quốc Nhật Bản
Đế quốc Việt Nam
Chiến thắng

Thời kỳ cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]
Xe tăng T-54 số hiệu 390 của Quân đội nhân dân Việt Nam trong sân Dinh Độc Lập
Xung đột Việt Nam Đối phương Kết quả
Hoa quân nhập Việt
(1945 - 1946)
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Trung Hoa Dân Quốc
Việt Nam Quốc dân Đảng
Đại Việt Quốc dân Đảng
Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội
Chiến thắng
Xung đột đảng phái Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
(1945 - 1947)
Việt Nam Độc lập Đồng minh Mặt trận Quốc dân Đảng

Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp

Mặt trận Quốc gia Liên hiệp

Hỗ trợ:

Chiến thắng
  • Các tổ chức chống đối Việt Minh bị đánh dẹp
Nam Bộ kháng chiến
(1945 - 1946)

Nhân dân Nam Bộ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Việt Nam Quốc dân Đảng

Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp

Đế quốc Anh

Đế quốc Nhật Bản

Thất bại
Chiến tranh Đông Dương
(1946 - 1954)

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Liên hiệp Pháp

Viện trợ:

Chiến thắng
Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn
(1949)
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Quân đội Nhân dân Việt Nam

Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc

Đảng Cộng sản Trung Quốc chiến thắng
Xe tăng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tiến vào thị trấn Snuol, Campuchia.
Máy bay ném bom chiến lược B-52 đang ném bom rải thảm từ 18/12-30/12/1972
Xung đột Việt Nam Đối phương Kết quả
Chiến tranh Việt Nam
(1955 - 1975)
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Cộng hòa Miền Nam Việt Nam

Khmer Đỏ
Pathet Lào
Viện trợ:

Việt Nam Cộng hòa

Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
Cộng hòa Khmer
Vương quốc Lào
Hàn Quốc
Úc
New Zealand
Thái Lan
Philippines
Viện trợ:

Chiến thắng
Nội chiến Lào
(1959 - 1975)
Pathet Lào
Lực lượng Trung lập Lào (1960-1962)
Lực lượng Trung lập Yêu nước Lào (từ 1963)
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
Viện trợ:
Vương quốc Lào
Lực lượng Trung lập Lào (từ 1962)
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
Việt Nam Cộng hòa
Thái Lan
Pathet Lào chiến thắng
Nổi dậy cộng sản tại Thái Lan
(1965 - 1983)
Đảng Cộng sản Thái Lan
Đảng Cộng sản Malaysia
Pathet Lào
Khmer Đỏ
Hỗ trợ:
Vương quốc Thái Lan
Malaysia
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
Trung Hoa Dân quốc (đến 1967)
Hỗ trợ:
Đảng Cộng sản Thái Lan thất bại
  • Chính phủ Thái Lan ra lệnh ân xá năm 1980
  • Phong trào cộng sản Thái Lan suy yếu và tan rã
Nội chiến Campuchia
(1968 - 1975)
Chính phủ Liên hiệp Dân tộc Hoàng gia Campuchia

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
Viện trợ:

Cộng hòa Khmer
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
Việt Nam Cộng hòa
Thái Lan
Khmer Đỏ chiến thắng
Bích chương "Tây sa chiến ca" của Trung Quốc nói về trận chiến ở Hoàng Sa
Xung đột Việt Nam Đối phương Kết quả
Xung đột giáo phái Quốc gia Việt Nam
(1955)
Các nhóm ủng hộ Thủ tướng Ngô Đình Diệm

Hỗ trợ:

Các nhóm ủng hộ Quốc trưởng Bảo Đại

Hỗ trợ:

Ngô Đình Diệm chiến thắng
Đảo chính Việt Nam Cộng hòa lần 1
(1960)
Quân lực Việt Nam Cộng hòa trung thành với Ngô Đình Diệm Quân lực Việt Nam Cộng hòa nổi dậy Ngô Đình Diệm chiến thắng
Biến cố Phật giáo
(1963)
Việt Nam Cộng hòa thời Đệ Nhất Các nhóm Phật giáo Ngô Đình Diệm thất bại và thay đổi chế độ
Đảo chính Việt Nam Cộng hòa lần 2
(1963)
Quân lực Việt Nam Cộng hòa trung thành với Ngô Đình Diệm Quân lực Việt Nam Cộng hòa nổi dậy
Hỗ trợ:
Ngô Đình Diệm thất bại và thay đổi chế độ
Chỉnh lý Việt Nam Cộng hòa
(1/1964)
Hội đồng Quân nhân Cách mạng
Quân lực Việt Nam Cộng hòa trung thành
Quân lực Việt Nam Cộng hòa nổi dậy Nguyễn Khánh và phe đảo chính chiến thắng
Binh biến Việt Nam Cộng hòa lần 1
(9/1964)
Hội đồng Quân nhân Cách mạng
Ủy ban Lãnh đạo Lâm thời
Quân lực Việt Nam Cộng hòa trung thành
Quân lực Việt Nam Cộng hòa nổi dậy
Nhóm sĩ quan thuộc Đại Việt Quốc dân Đảng
Đảo chính thất bại
Binh biến Việt Nam Cộng hòa lần 2
(12/1964)
Thượng Hội đồng Quốc gia
Quân lực Việt Nam Cộng hòa trung thành
Hội đồng Quân lực
Quân lực Việt Nam Cộng hòa nổi dậy
Binh biến thành công
  • Thượng Hội đồng Quốc gia giải thể
  • Hội đồng Quân lực nắm quyền
Nổi loạn người Thượng
(1964 - 1969)
Việt Nam Cộng hòa thời Quân quản
Hỗ trợ:
BAJARAKA (đến 1964)
FULRO (từ 1964)
Chính phủ Việt Nam Cộng hòa chiến thắng
Đảo chính Việt Nam Cộng hòa lần 3
(1965)
Hội đồng Quân lực
Quân lực Việt Nam Cộng hòa trung thành
Quân lực Việt Nam Cộng hòa nổi dậy Đảo chính thất bại
Biến động Miền Trung
(1966)
Việt Nam Cộng hòa thời Quân quản
Hỗ trợ:
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
Nhân dân Trung Phần
Chính phủ Việt Nam Cộng hòa chiến thắng
Sự kiện Song Tử Đông
(1968)
Việt Nam Cộng hòa thời Đệ Nhị Cộng hòa Philippines Thất bại
Sự kiện Song Tử Tây
(1970)
Việt Nam Cộng hòa thời Đệ Nhị Cộng hòa Philippines Chiến thắng
Hải chiến Hoàng Sa
(1974)
Việt Nam Cộng hòa thời Đệ Nhị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Thất bại

Thời kỳ thống nhất

[sửa | sửa mã nguồn]
Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đang di chuyển tại Cao Bằng, đi đầu là xe bọc thép Kiểu 63 (K63)
Xung đột Việt Nam Đối phương Kết quả
Nổi dậy FULRO
(1975 - 1992)
Việt Nam
Cộng hòa Nhân dân Campuchia (từ 1979)
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Viện trợ:
FULRO

Viện trợ:

Chiến thắng
Xung đột biên giới Việt Nam-Campuchia
(1975 - 1978)
Việt Nam Campuchia Dân chủ Chiến thắng
Xung đột tại Lào
(1975 - 2007)
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Việt Nam
Viện trợ:

Người H'Mông nổi loạn ở Thái LanLào

Nhóm cánh hữu nổi loạn:

Nhóm bảo hoàng nổi loạn:

Viện trợ:

Lào chiến thắng
Chiến tranh biên giới Tây Nam
(1978 - 1989)
Việt Nam
Cộng hòa Nhân dân Campuchia (1979-1989)

Nhà nước Campuchia (1989-1993)
Viện trợ:

Campuchia Dân chủ (1979-1982)

Liên minh chính phủ Kampuchea Dân chủ (1982-1990)

Vương quốc Thái Lan
Viện trợ:

Chiến thắng
Chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc
(1979)
Việt Nam
Ủng hộ:
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Cả hai bên cùng tuyên bố chiến thắng:
Xung đột Việt Nam-Thái Lan
(1979 - 1989)
Việt Nam
Cộng hòa Nhân dân Campuchia
Vương quốc Thái Lan
Khmer Đỏ
FUNCINPEC
Viện trợ:
Chiến thắng:
  • Nhiều căn cứ du kích và các trại tị nạn dọc theo biên giới Campuchia-Thái Lan bị phá hủy và làm tự phát những hành động thù địch công khai giữa quân đội Việt NamThái Lan
Xung đột biên giới Việt Nam-Trung Quốc
(1979 - 1991)
Việt Nam Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Bất phân thắng bại:
  • Giao tranh tại một số khu vực biên giới nhưng không bùng phát thành chiến tranh lớn
  • Trung Quốc chiếm giữ một số vị trí trên biên giới thuộc Việt Nam rồi rút đi
  • Hai nước bình thường hóa quan hệ vào cuối năm 1991
Chiến tranh biên giới Lào-Thái Lan
(1987 - 1988)
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Việt Nam
Vương quốc Thái Lan Lào chiến thắng
Xung đột Trường Sa
(1988)
Việt Nam Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Thất bại
Xung đột tại Campuchia
(1993-1998)
Vương quốc Campuchia
Hỗ trợ:
Khmer Đỏ Campuchia chiến thắng
  • Khmer Đỏ đầu hàng và tan rã

Tổng kết

[sửa | sửa mã nguồn]

Xung đột với nước khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Số lần đối đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam có xung đột quân sự với Trung Quốc nhiều nhất, tổng cộng là khoảng 38 lần xung đột và chiến tranh lớn nhỏ. Lần đầu là vào 221-214 TCN (Nhà Thục cùng với các bộ tộc Bách Việt đối đầu với Nhà Tần) và lần cuối là vào 1979-1991 (Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đối đầu với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa). Trong đó:

Ngoài ra Việt Nam có một lần xung đột quân sự với Đế quốc Mông Cổ vào năm 1258 (Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 1). Còn 2 lần sau thì lúc này Nhà Nguyên đã thành lập và kiểm soát toàn bộ Trung Hoa nên sẽ tính là đối đầu với Trung Quốc.

Việt Nam có xung đột quân sự với Pháp và các đồng minh nhiều thứ 2, tổng cộng khoảng 25 lần xung đột và chiến tranh lớn nhỏ. Lần đầu là vào 1858-1862 (Nhà Nguyễn đối đầu với Đế chế Pháp) và lần cuối là vào 1946-1954 (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối đầu với Cộng hòa Pháp). Trong đó:

  • 5 cuộc chiến tranh chính thức giữa 2 quốc gia
  • 7 cuộc khởi nghĩa lớn của người Việt chống lại Pháp đô hộ
  • 12 cuộc nổi dậy và phong trào nhỏ của người Việt chống lại Pháp đô hộ
  • 1 lần Việt Nam hỗ trợ quân sự một nước thứ 3 chống lại Pháp (Chiến tranh Pháp-Thanh 1884-1885)

Việt Nam có nhiều xung đột quân sự với quốc gia cổ Chiêm Thành (còn gọi là Chăm Pa) nhiều thứ 3, tổng cộng khoảng 22 lần. Không tính các cuộc nổi dậy của người Chăm thời Nhà Nguyễn vì lúc này họ không còn là quốc gia độc lập nữa; và không tính các lần Giao Chỉ, Giao Châu cùng với các triều đại cai trị Trung Quốc chống lại Lâm ẤpHoàn Vương vì lúc này Việt Nam chưa độc lập. Lần đầu là vào 543 (Nhà Tiền Lý đối đầu với Lâm Ấp) và lần cuối là vào 1693-1697 (Chúa Nguyễn đối đầu với Panduranga-Chăm Pa).

Thứ 4 là xung đột quân sự với Campuchia, tổng cộng khoảng 12 lần. Không tính các cuộc nổi dậy của người Khmer ở Nam Bộ thời Nhà Nguyễn vì lúc này Nam Bộ đã là lãnh thổ của Việt Nam; và không tính lần hỗ trợ quân sự Chính phủ Campuchia chống lại phiến quân Khmer Đỏ (1993-1998). Lần đầu là vào 1128 (Nhà Lý đối đầu với Đế quốc Khmer) và lần cuối là vào 1979-1989 (Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hỗ trợ Cộng hòa Nhân dân Campuchia đối đầu với Campuchia Dân chủKhmer Đỏ).

Thứ 5 là xung đột quân sự với Thái Lan, tổng cộng khoảng 8 lần. Lần đầu là vào 1718 (Chúa Nguyễn đối đầu với Vương quốc Ayutthaya) và lần cuối là vào 1987-1988 (Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hỗ trợ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đối đầu với Vương quốc Thái Lan). Trong đó:

  • 5 cuộc chiến tranh chính thức giữa 2 quốc gia
  • 1 cuộc xung đột quân sự có giới hạn giữa 2 quốc gia (1979-1989)
  • 2 lần Việt Nam hỗ trợ quân sự một nước thứ 3 chống lại Thái Lan (1826-1828 và 1987-1988)

Thứ 6 là xung đột quân sự với Lào, tổng cộng khoảng 6 lần. Không tính lần hỗ trợ quân sự Chính phủ Lào chống lại quân nổi loạn H'mông (1975-2007). Lần đầu là vào 1294 (Nhà Trần đối đầu với Muang Sua) và lần cuối là vào 1791 (Nhà Tây Sơn đối đầu với Viêng ChănBồn Man).

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và hiện nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là chính thể có nhiều lần giao tranh nhất với các ngoại bang trong lịch sử. Họ đã chiến đấu chống lại Đế quốc Nhật Bản, Cộng hòa Pháp, Vương quốc Anh, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Trung Hoa Dân quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Khmer, Campuchia Dân chủ (tức Khmer Đỏ), Vương quốc Lào, Thái Lan...

Thời gian xung đột

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc chiến tranh với quốc gia khác kéo dài nhất là Chiến tranh Việt Nam hay còn gọi là Kháng chiến chống Mỹ, từ 1955 đến 1975 (khoảng 21 năm).

Cuộc chiến tranh kéo dài thứ 2 là Chiến tranh Pháp - Đại Nam, từ 1858 đến 1884 (khoảng 26 năm)

Cuộc chiến tranh kéo dài thứ 3 là Chiến tranh biên giới Tây Nam hay còn gọi là Chiến tranh Việt Nam-Campuchia, từ 1978 đến 1989 (khoảng 11 năm).

Khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài thứ 4, từ 1418 đến 1427 (khoảng 9 năm).

Xung đột nội bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam đã có 9 cuộc nội chiến, với cuộc nội chiến lần đầu là vào khoảng 258-257 TCN (giữa Âu ViệtLạc Việt) và lần cuối là vào 1787-1802 (giữa Nhà Tây SơnChúa Nguyễn). Trong đó:

  • Chiến tranh Lê-Mạc là cuộc nội chiến dài nhất, gồm cả 2 lần chiến tranh, lần thứ 1 từ 1533 đến 1592 (60 năm) với những cuộc giao tranh lớn nhỏ diễn ra gần như là liên tục, và lần thứ 2 từ 1593 đến 1677 (84 năm). Chiến tranh Lê-Mạc cũng là cuộc chiến dài nhất trong lịch sử Việt Nam, với tổng thời gian là 144 năm.
  • Trịnh-Nguyễn phân tranh là cuộc nội chiến dài thứ hai, từ 1627 đến 1672 (45 năm), cùng 100 năm đình chiến và kết thúc bởi cuộc chiến cuối cùng vào năm 1775.
  • Loạn 12 sứ quân có nhiều phe phái nhất, có tới 12 thủ lĩnh nổi dậy cát cứ

Thêm vào đó Việt Nam từng có 56 cuộc nổi loạn, tranh chấp ngôi vị, hoặc binh biến nội bộ. Trong đó:

Giai đoạn cuối thời Nhà Lê sơ đến thời Nhà Lê trung hưng là có nhiều biến động nhất và rối ren nhất liên quan đến các dòng họ , Mạc, Trịnh, Nguyễn.

Ngoài ra giai đoạn xung đột tại Đông Dương từ 1945 đến 1975 cũng cực kỳ rối ren với nhiều phe phái, tổ chức và chính thể khác nhau. Các thể chế chính trị gồm có Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Liên bang Đông Dương, Nam Kỳ Quốc, Quốc gia Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Các tổ chức chính trị gồm có Việt Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội, Đảng Cần lao Nhân vị Việt Nam, Đại Việt Quốc dân Đảng, Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam, Đệ Tứ Quốc tế Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, Phong trào Cách mạng Quốc gia, Nhóm Bình Xuyên... Thêm vào đó là các tổ chức tôn giáo khác như Giáo hội Công giáo Việt Nam, Hòa Hảo, Cao Đài, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất... Đồng thời có nhiều quốc gia khác can thiệp hoặc xâm lược Việt Nam giai đoạn này.

Xung đột khi đang là thuộc quốc hoặc thuộc địa của nước khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam đã từng bị lôi kéo vào 18 cuộc xung đột hoặc chiến tranh, trong thời gian bị nước khác đô hộ hoặc cai trị. Trong đó:

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • National Bureau for Historical Record (1998), Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, Hanoi: Education Publishing House
  • Chapuis, Oscar (1995), A history of Vietnam: from Hong Bang to Tu Duc, Greenwood Publishing Group, ISBN 0-313-29622-7
  • Ngô Sĩ Liên (1993), Đại Việt sử ký toàn thư , Hanoi: Social Science Publishing House
  • Pelley, Patricia M. (2002), Postcolonial Vietnam: new histories of the national past, Duke University Press, ISBN 0-8223-2966-2
  • Tuyet Nhung Tran, Anthony J. S. Reid (2006), Việt Nam Borderless Histories, Madison, Wisconsin: The University of Wisconsin Press, ISBN 978-0-299-21770-9
  • Anthony Reid, Kristine Alilunas-Rodgers (2001), Sojourners and settlers: histories of Southeast Asia and the Chinese, University of Hawaii Press, ISBN 0-8248-2446-6
  • Keith Weller Taylor & John K. Whitmore (1995), Essays into Vietnamese pasts, Volume 19, SEAP Publications, ISBN 0-87727-718-4
  • Trần Trọng Kim (1971), Việt Nam sử lược, Saigon: Center for School Materials
  • Tuyet Nhung Tran, Anthony J. S. Reid (2006), Việt Nam Borderless Histories, Madison, Wisconsin: The University of Wisconsin Press, ISBN 978-0-299-21770-9
  • Đại Việt sử ký toàn thư (3 tập). Nhà xuất bản Khoa học xã hội (tái bản năm 2004)