Bùi Thanh Vân
Bùi Thanh Vân (1927-1994) là một tướng lĩnh, sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên Tư lệnh Quân khu 7.[1][2][3][4]
Thân thế và sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]• Ông có bí danh là Út Liêm, xuất thân từ một gia đình nghèo ở xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
• Năm 1944 ông tham gia phong trào Việt Minh ở địa phương, nhập ngũ năm 1945. Trưởng thành từ chiến sỹ đến đại đội phó bộ đội địa phương huyện Trảng Bàng (Tây Ninh).
• 1954-1961, ông theo lực lượng Vệ Quốc Đoàn tập kết ra bắc.
• Năm 1961 ông được phân công trở về chiến trường Nam Bộ để tổ chức và chỉ huy các lượng mới tại đây, vẫn giữ bí danh Út Liêm.
• 1961-1970, Những năm Chiến tranh Đặc Biệt, Chiến tranh Cục Bộ, Việt Nam hóa chiến tranh... lần lượt trải qua các chức vụ: Tiểu đoàn trưởng, Trung đoàn, Sư đoàn phó - Tham mưu trưởng sư đoàn 9.
• 1971-1975, Sư đoàn trưởng sư đoàn 5, tham gia các chiến dịch Đồng xoài, Dầu tiếng, Nguyễn Huệ. Phó tư lệnh cánh quân phía tây - Đoàn 232 trong chiến dịch Hồ Chí Minh.
• Từ tháng 4 năm 1976, Phó Tư lệnh Quân đoàn 4, rồi Chỉ huy trưởng bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tây Ninh
• Tháng 3 năm 1979-1989, Phó Tư lệnh Quân khu 7.
• 1989-1994, Tư lệnh Quân khu 7.
- Ông là Uỷ viên BCHTW ĐCSVN khoá VII.
- Năm 1974, Đại tá (Phó Tư lệnh Bộ chỉ huy cánh quân phía Tây - Đoàn 232).
- Năm 1979, Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Quân khu 7.
- Năm 1989, Trung tướng, Tư lệnh Quân khu 7
- Ông mất: Năm 1994.
Lịch sử thụ phong quân hàm
[sửa | sửa mã nguồn]Năm thụ phong | 1979 | 1989 | ||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Quân hàm | ||||||||||
Cấp bậc | Thiếu tướng | Trung tướng | ||||||||
Phần thưởng cao quý
[sửa | sửa mã nguồn]- Huân chương Độc lập hạng Hai
- Huân chương Quân công hạng Nhất, Nhì
- Huân chương Chiến thắng hạng Nhì
- Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
- Huân chương Khánh chiến chống Mỹ hạng Nhất
- Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Nhất, Nhì, Ba
- Huân chương Chien sỹ Giải phóng hạng Nhất, Nhì, Ba
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Người cận vệ có tài bắn súng và vị bác sĩ danh tiếng”.
- ^ “Dấu ấn oai hùng chiến công Bình Giã”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2015.
- ^ “Trung tướng Nguyễn Văn Chia và cuốn hồi ký chưa kịp viết”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2015.
- ^ “Một đời người với những chiến công”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2015.