Bùi Cường
Bùi Cường | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Bùi Văn Cường |
Ngày sinh | 23 tháng 4, 1945 |
Nơi sinh | Hà Nội, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương |
Mất | |
Ngày mất | 3 tháng 8, 2018 | (73 tuổi)
Nơi mất | Hà Nội, Việt Nam |
Nguyên nhân | Tai biến mạch máu não |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp | |
Lĩnh vực | Điện ảnh |
Danh hiệu | Nghệ sĩ Nhân dân (2019) |
Sự nghiệp điện ảnh | |
Đào tạo | Trường Điện ảnh Việt Nam |
Vai diễn | Chí Phèo trong Làng Vũ Đại ngày ấy |
Tác phẩm | Vị tướng tình báo và hai bà vợ |
Giải thưởng | |
Liên hoan phim Việt Nam 1983 Nam diễn viên chính xuất sắc | |
Bùi Cường (23 tháng 4 năm 1945 – 3 tháng 8 năm 2018) là một nam diễn viên điện ảnh, đạo diễn điện ảnh người Việt Nam. Ông được biết đến với vai diễn Chí Phèo trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy, ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.[1][2]
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Bùi Cường tên đầy đủ là Bùi Văn Cường, sinh ngày 23 tháng 4 năm 1945 tại Hà Nội.[a] Ông tốt nghiệp Trường Trung cấp Kỹ thuật điện và từng làm việc tại Xí nghiệp điện Tam Quang. Sau đó ông nộp hồ sơ thi vào trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh và trúng tuyển lớp diễn viên khóa II của trường. Cùng học với ông thời đó có: Đào Bá Sơn, Minh Châu, Quốc Trọng, Thanh Quý,... Trong đó Bùi Cường là học viên lớn tuổi nhất.[3]
Bùi Cường qua đời vào ngày 3 tháng 8 năm 2018, sau thời gian điều trị bệnh tai biến mạch máu não, hưởng thọ 71 tuổi.[4][5]
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1982, Bùi Cường vào vai Chí Phèo trong bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy của đạo diễn Phạm Văn Khoa kết hợp ba truyện Sống mòn, Chí Phèo và Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Vai diễn này của ông gây nhiều ấn tượng với nhiều thế hệ khán giả và giúp ông đoạt Giải Bông Sen cho nam diễn viên chính xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6 năm 1983.[6][7]
Sau thành công của vai diễn Chí Phèo, Bùi Cường tiếp tục ghi dấu ấn qua các bộ phim: Trần Tuấn trong phim Phút thứ 89, Trần Quân trong phim Kẻ giết người, Tám Dá trong Dòng sông vàng, Mộc trong phim Không có đường chân trời, Năm Hòa trong phim Biệt động Sài Gòn.
Một thời gian sau ông chuyển hướng với vai trò là đạo diễn, sản xuất. Phim điện ảnh đầu tay của ông là Người hùng râu quặp, thực hiện vào năm 1990. Năm 1996, ông tiếp tục tham gia phim truyện nhựa tâm lý Người đàn bà không con. Năm 2003, phim truyền hình Vị tướng tình báo và hai bà vợ của ông được đông đảo khán giả yêu thích, từng giành Huy chương Vàng tại Liên hoan phim Truyền hình toàn quốc.[8]
Tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Tên phim | Vai diễn | Đạo diễn | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
1977 | Bức tường không xây | Bí thư huyện ủy | NSND Nguyễn Khắc Lợi | |
1979 | Những người đã gặp | Khởi | NSND Trần Vũ | [b] |
1980 | Câu lạc bộ không tên | Tiểu đội trưởng Quang | NSND Nguyễn Khắc Lợi | |
1982 | Làng Vũ Đại ngày ấy | Chí Phèo | NSND Phạm Văn Khoa | |
Ngày ấy bên sông Lam | Thới | NSƯT Nguyễn Ngọc Trung | ||
Phút 89 | Trần Tuấn | Quốc Long | ||
1983 | Đường suối cạn | A Páo | Nguyễn Đỗ Ngọc | |
1984 | Vụ áp phe Đông Dương | Chủ quán | NSND Trần Đắc | |
Người chiến sĩ thầm lặng | Võ Ấn | NSND Phạm Văn Khoa | ||
1985 | Biệt động Sài Gòn | Năm Hòa | Long Vân | |
1986 | Ngày về | Tốn | Tự Huy | |
1987 | Kẻ giết người | Trần Quân | Hoài Linh | |
1988 | Thời hiện tại | Cao Bá Trượng | NSND Trần Đắc | |
1989 | Dòng sông vàng | Tướng cướp Tám Dá | Kiều Tuấn | |
Không có đường chân trời | Mộc | NSND Nguyễn Khánh Dư | ||
1991 | Ai chết cho người đẹp | Giám đốc Đinh Văn Nhọt | NSƯT Lê Đức Tiến | |
Tôn Ngộ Không đến Việt Nam | Sa Tăng | Đỗ Minh Tuấn | ||
Tráng sỉ Bồ Đề | Nhà sư | NSƯT Lê Mộng Hoàng | ||
Mối tình sau song sắt | Tư Hùng | NSND Nguyễn Khắc Lợi |
Gia đình
[sửa | sửa mã nguồn]Bùi Cường lập gia đình và có hai người con gái, vợ ông là công chức nhà nước đã nghỉ hưu bà mở tiệm áo dài để lo kinh tế gia đình.[9][10]
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Một số nguồn thông tin ghi ông sinh năm 1947.
- ^ Phim đoạt giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 5.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Hà Thu (18 tháng 12 năm 2018). “Cố diễn viên Bùi Cường được xét trao danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2021. Truy cập 4 tháng 10 năm 2021.
- ^ Nguyên Khánh (24 tháng 7 năm 2019). “'Chí Phèo' Bùi Cường được truy tặng NSND dịp giỗ đầu”. Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2022. Truy cập 5 tháng 10 năm 2021.
- ^ Anh Vũ (3 tháng 8 năm 2018). “Chân dung NSƯT Bùi Cường: Sự nghiệp đáng tự hào và hôn nhân hạnh phúc”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2021. Truy cập 5 tháng 10 năm 2021.
- ^ Đ.B (3 tháng 8 năm 2018). “Vĩnh biệt đạo diễn Bùi Cường, người nghệ sĩ đóng đinh với nhân vật Chí Phèo”. Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2021. Truy cập 4 tháng 10 năm 2021.
- ^ Ngọc Diệp (4 tháng 8 năm 2018). “Đạo diễn - diễn viên Bùi Cường - 'Chí Phèo' ngày ấy đã qua đời”. Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2021. Truy cập 4 tháng 10 năm 2021.
- ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 213.
- ^ Ân Nguyễn (3 tháng 8 năm 2018). “Chí Phèo - vai diễn để đời của NSƯT Bùi Cường”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2021. Truy cập 4 tháng 10 năm 2021.
- ^ Hà Thu - Mai Nhật (3 tháng 8 năm 2018). “'Chí Phèo' Bùi Cường qua đời ở tuổi 73”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2021. Truy cập 5 tháng 10 năm 2021.
- ^ Hà Thu - Trần Huấn (21 tháng 5 năm 2018). “'Chí Phèo' Bùi Cường: 'Tôi thành công nhờ vợ'”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2021. Truy cập 4 tháng 10 năm 2021.
- ^ Hà Thu (7 tháng 8 năm 2018). “Con rể hứa hoàn thành tâm nguyện của nghệ sĩ Bùi Cường ở tang lễ”. Vnexpress. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2021. Truy cập 4 tháng 10 năm 2021.
Nguồn
[sửa | sửa mã nguồn]- Hoàng Thanh; Vũ Quang Chính; Ngô Mạnh Lân; Phan Bích Hà (2003). Nguyễn Thị Hồng Ngát; và đồng nghiệp (biên tập). Lịch sử điện ảnh Việt Nam, Tập 1. Hà Nội: Cục Điện ảnh Việt Nam. OCLC 53129383.