Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Đa Nhĩ Cổn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đa Nhĩ Cổn
多爾袞
Đại Thanh Nhiếp chính vương
Nhiếp chính vương Đại Thanh
Tại vị8 tháng 10 năm 1643
31 tháng 12 năm 1650
(7 năm, 84 ngày)
Quân chủThuận Trị Đế
Hòa Thạc Duệ Thân vương
Tại vị1636 - 1650
Tiền nhiệmNgười đầu tiên
Kế nhiệmĐa Nhĩ Bác
Hoàng đế Đại Thanh (Truy tôn)
Thông tin chung
Sinh(1612-11-17)17 tháng 11 năm 1612
Hách Đồ A Lạp
Mất31 tháng 12 năm 1650(1650-12-31) (38 tuổi)
Khách Lạt thành
An tángCửu vương lăng (九王陵)
Phối ngẫuKính Hiếu Nghĩa Hoàng hậu
Hậu duệxem văn bản
Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La·Đa Nhĩ Cổn
(愛新覺羅·多爾袞)
Thụy hiệu
Mậu Đức Tu Đạo Quảng Nghiệp Định Công An Dân Lập Chính Thành Kính Nghĩa Hoàng đế
(懋德修道廣業定功安民立政誠敬義皇帝)
Duệ Trung Thân vương
(睿忠親王)[2]
Miếu hiệu
Thành Tông (成宗)[1]
Thân phụThanh Thái Tổ
Thân mẫuThanh Thái Tổ Đại phi

Đa Nhĩ Cổn (Phồn thể: 多爾袞; giản thể: 多尔衮; tiếng Mãn: ᡩᠣᡵᡤᠣᠨ, Möllendorff: Dorgon, Abkai: Dorgon; 17 tháng 11 năm 161031 tháng 12 năm 1650), Ái Tân Giác La, còn gọi Duệ Trung Thân vương (睿忠親王), là một chính trị gia, Hoàng tử và là một Nhiếp chính vương có ảnh hưởng lớn trong thời kì đầu nhà Thanh.

Từ khi Đại Thanh nhập quan, ông giữ ngôi vị Đại Thanh Hoàng phụ Nhiếp Chính vương (大清皇父摄政王), toàn quyền nhiếp chính triều chính dưới thời Thanh Thế Tổ Thuận Trị Hoàng đế, có được vinh hạnh miễn quỳ lạy khi diện kiến. Bằng tài năng vượt trội của mình, ông đã giúp quân Thanh thuận lợi vào Sơn Hải quan tấn công quân Lý Tự Thành và đánh dẹp các thế lực nhà Nam Minh, đặt nền móng vững chắc cho triều đại nhà Thanh thống nhất Trung Hoa. Vì ảnh hưởng quá lớn, sau khi chết ông thậm chí được truy tặng thụy hiệu Nghĩa Hoàng đế (義皇帝), khiến Thuận Trị Đế phải lạy 3 lạy trước mộ phần.

Đồng thời, Đa Nhĩ Cổn là 1 trong 2 vị Nhiếp Chính vương của triều Thanh, bên cạnh Tái Phong, thân phụ của Tuyên Thống Đế Phổ Nghi.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Đa Nhĩ Cổn sinh giờ Dần, ngày 25 tháng 10 (âm lịch) năm Vạn Lịch thứ 40 (1612), tại Hách Đồ A Lạp, Mãn Châu (nay là Tân Tân, tỉnh Liêu Ninh). Ông là con trai thứ 14 của thủ lĩnh người Nữ Chân Nỗ Nhĩ Cáp Xích, và là con thứ hai của ông với A Ba Hợi, Ô Lạp Na Lạp thị, con gái Bối lặc Mãn Thái, một trong những sủng thiếp của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Ông có hai người anh em ruột là A Tế Cách (anh trai, thứ 12) và Đa Đạc (em trai, thứ 15). Hoàng Thái Cực, người mà sau này trở thành Hoàng đế, là anh trai thứ 8 và là người anh cùng cha khác mẹ của Đa Nhĩ Cổn. Như những người anh em của mình, Đa Nhĩ Cổn bắt đầu dùng họ Ái Tân Giác La vào khoảng năm 1616, khi cha ông lên ngôi Đại Hãn Hậu Kim. Mẹ ông tuy khởi đầu chỉ là một Trắc Phúc tấn, nhưng lại rất được Nỗ Nhĩ Cáp Xích sủng ái. Cả ba anh em Đa Nhĩ Cổn đều có được sự ưu ái đặc biệt của Đại Hãn.

Năm Thiên Mệnh thứ 5 (1620), tháng 9, Nỗ Nhĩ Cáp Xích phế truất vị trí Trữ quân của Đại Bối lặc Đại Thiện, thay vào đó ông ra phong A Mẫn, Mãng Cổ Nhĩ Thái, Hoàng Thái Cực, Đức Cách Loại, Nhạc Thác, Tế Nhĩ Cáp Lãng, A Tế Cách, Đa Đạc và Đa Nhĩ Cổn làm Hòa Thạc Ngạch chân (和硕额真), cùng nhau thảo luận quốc chính. Cùng sự kiện ấy, Kế phi Cổn Đại bị tố cáo quan hệ ái muội với Đại Thiện mà bị hưu bỏ, Trắc phi A Ba Hợi vào khoảng thời gian này được lập làm Chính phi, sử thường gọi Thanh Thái Tổ Đại phi. Trong khi đó, Đại Thiện bị dèm pha tư thông mẹ kế, lại còn nghe lời vợ thứ mà ngược đãi con trai Thạc Thác, cũng liền trở thành đề tài công kích của phe chống đối, khiến địa vị của ông ta trong lòng Nỗ Nhĩ Cáp Xích càng thấp.

Vào thời điểm này, Đa Nhĩ Cổn chỉ mới 8 tuổi, nhưng nắm được 15 Tá lĩnh (mỗi Tá lĩnh có 300 hộ). Trong chư vị Thai cát khi ấy, Đa Nhĩ Cổn thuộc diện nắm thực lực nhiều nhất. Tuy nhiên vì chưa thành niên, lại không phải con trai út, những chuyển biến chính trị thời Thiên Mệnh đều không có bóng dáng Đa Nhĩ Cổn. Như năm đầu Thiên Mệnh, A Tế Cách cùng Đa Đạc có thể diện kiến Nỗ Nhĩ Cáp Xích dâng lễ mừng, thì Đa Nhĩ Cổn lại không tham dự. Cũng trong khoảng thời gian trước khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích qua đời, Đa Nhĩ Cổn được phong Bối lặc, nhưng thời điểm cụ thể không rõ ràng.

Thời kỳ Hoàng Thái Cực

[sửa | sửa mã nguồn]

Hậu Kim đại tướng

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thiên Mệnh thứ 11 (1626), Nỗ Nhĩ Cáp Xích chết nhưng chưa kịp chỉ định người kế vị. Ông ta chỉ mới kịp giao cho người vợ A Ba Hợi sủng ái của mình quyền lãnh đạo 3 kỳ trực tiếp lãnh đạo để chia cho 3 người con của bà, lần lượt là A Tế Cách cùng Đa Nhĩ Cổn ở Chính Hoàng kỳ, một phần Tương Hoàng kỳ cho Đa Đạc. Bằng những thủ đoạn chính trị, vị Hoàng tử thứ 8 Hoàng Thái Cực đã tranh thủ được sự ủng hộ của các thủ lĩnh bộ lạc lên ngôi Đại hãn. Tương truyền, ngay sau khi lên ngôi, Hoàng Thái Cực đã hợp cùng với các vị Đại Bối lặc lớn tuổi, bức Đại phi A Ba Hợi phải tự sát với lý do theo di chúc của cha, muốn tuẫn táng cùng bà[3]. Các anh em Đa Nhĩ Cổn lúc này còn quá nhỏ, bất lực trước tình hình, xem như mất hẳn quyền kế vị. Tuy nhiên, ông xác định tạm nén mình ẩn nhẫn, dùng chiến công để xây dựng lại thế lực, chờ thời cơ để đoạt lại ngôi vị Đại hãn. Chính thái độ ẩn nhẫn của Đa Nhĩ Cổn đã giúp ông thoát khỏi hàng loạt vụ thanh trừng của anh mình.

Năm Thiên Thông thứ 2 (1628), khoảng 2 năm sau khi cha mẹ đều chết, Đa Nhĩ Cổn tùy giá Hoàng Thái Cực tiến công bộ tộc Sát Cáp Nhĩ của Mông Cổ. Trong trận này, Đa Nhĩ Cổn lập đại công, phá cường địch ở Ngao Mục Lăng (敖穆楞), được Hoàng Thái Cực ban mỹ hiệu Mặc Nhĩ Căn Đại Thanh (墨爾根代青, tiếng Mãn: ᠮᡝᡵᡤᡝᠨ
ᠳᠠᠢᠼᠢᠨ
, Möllendorff: mergen daičin, nghĩa là "thông minh cơ trí", "tháo vát")[4].

Năm thứ 3 (1629), Đa Nhĩ Cổn lại cùng Hoàng Thái Cực đột nhập Long Tỉnh quan của nhà Minh, cùng Bối lặc Mãng Cổ Nhĩ Thái đánh hạ thành Hán Nhi Trang (汉儿庄), tiến quân đến Thông Châu, áp sát Bắc Kinh. Bên cạnh đó, Đa Nhĩ Cổn còn đánh bại Viên Sùng HoánTổ Đại Thọ ở Quảng Cừ môn, tiêu diệt quân Minh tiếp viện từ Sơn Hải quan ở Kế Châu[5].

Năm thứ 5 (1631), tháng 7, Hoàng Thái Cực theo triều Minh thiết lập Lục bộ, Đa Nhĩ Cổn được mệnh chưởng quản công việc bộ Lại. Cũng trong năm đó, Đa Nhĩ Cổn tham gia Trận Đại Lăng Hà, dẫn đến toàn thắng của quân Hậu Kim. Truyền thuyết kể lại, Đa Nhĩ Cổn tự mình đấu tranh anh dũng, Tổ Đại Thọ tính toán cho dâng Cẩm Châu hòa hoãn, nhưng Đa Nhĩ Cổn cùng A Ba Thái giả vờ thua, dụ quân Minh xuất thành tiêu diệt, từ đó đánh tan tác quân Minh[6]. Liền sang năm sau (1632), Đa Nhĩ Cổn tòng chinh, tiếp tục tiến đánh Sát Cáp Nhĩ.

Năm thứ 6 (1633), Hoàng Thái Cực trưng cầu ý kiến của các đại thần về việc đánh Minh triều, Triều Tiên, Sát Cáp Nhĩ, nên đánh địa phương nào trước. Đa Nhĩ Cổn đã kiến nghị đánh Minh trước, và ý kiến đó của Đa Nhĩ Cổn nhanh chóng được anh trai đồng ý[7]. Nhưng khi ấy, trong chư bộ Mông Cổ thần phục Hậu Kim, duy có Sát Cáp Nhĩ của Lâm Đan hãn vẫn thường chống đối. Để thực sự lấy được Minh triều, nay nghe Lâm Đan hãn qua đời, Hoàng Thái Cực quyết tâm tiêu diệt Sát Cáp Nhĩ. Thế là năm Thiên Thông thứ 9 (1635), Đa Nhĩ Cổn suất tinh binh vạn người, chiêu an bộ thuộc Sát Cáp Nhĩ. Lần này tiến quân, tiến triển thuận lợi, trước sau chiêu hàng được Na Mộc Chung - Phúc tấn góa phụ của Lâm Đan hãn. Khi xưa, Lâm Đan hãn từng có được Ngọc tỷ truyền quốc từ nhà Nguyên, trên có khắc 4 chữ ["Chế cáo chi bảo"; 制诰之宝]. Đa Nhĩ Cổn đem ngọc tỷ về dâng cho Hoàng Thái Cực, quần thần liền xin Hoàng Thái Cực theo các Đại hãn triều Nguyên tiến hành quân lâm thiên hạ, đăng cơ trở thành Hoàng đế[8].

Đại Thanh Thân vương

[sửa | sửa mã nguồn]
Chân dung không rõ danh tính, được cho là Đa Nhĩ Cổn.

Năm Thiên Thông thứ 10 (1636), tháng giêng, Đa Nhĩ Cổn suất chư Bối lặc vào, thỉnh Hoàng Thái Cực xưng Đế. Năm ấy, Hoàng Thái Cực xưng Đế ở Thịnh Kinh, đổi quốc hiệu thành Đại Thanh, sửa niên hiệu thành Sùng Đức.

Luận công hành phong, Đa Nhĩ Cổn xứng vào hàng thứ nhất. Tuy vậy, nhằm đề phòng ảnh hưởng của anh em Đa Nhĩ Cổn, Hoàng Thái Cực thu lại quyền lãnh đạo 2 Hoàng kỳ vốn rất trung thành với Nỗ Nhĩ Cáp Xích đang thuộc quyền lãnh đạo của anh em Đa Nhĩ Cổn, với lý do đây là những Kỳ thuộc quyền Hoàng đế. Để xoa dịu, ông ta đổi lại 2 Bạch kỳ vốn trung thành với mình và phong cho Đa Nhĩ Cổn làm Hòa Thạc Duệ Thân vương (和碩睿親王), là hàng thứ 3 trong Lục vương. Năm ấy, Đa Nhĩ Cổn 24 tuổi. Phong hiệu "Duệ" này, có Mãn văn là 「mergen」, ý là "Thông tuệ", "Hiền triết". Nhận thấy thời cơ vẫn chưa chín muồi, Đa Nhĩ Cổn đành nuốt hận. Ông nhẫn nhịn theo phò Hoàng đế tiến hành Nam chinh Bắc chiến, thu phục Triều Tiên, chinh phạt Mông Cổ, nhiều lần đem quân đánh nhà Minh. Sau đó, A Tế Cách vì một số tội nhỏ mà bị đoạt binh quyền ở Tương Bạch kỳ, kỳ quyền cũng bị giảm đi đáng kể, Đa Nhĩ Cổn một mình làm đại Kỳ chủ của Tương Bạch kỳ.

Năm Sùng Đức thứ 2 (1637), tháng giêng, Hoàng Thái Cực lệnh Đa Nhĩ Cổn công đánh đảo Giang Hoa, bắt giam Triều Tiên quốc vương là Triều Tiên Nhân Tổ cùng người nhà. Cùng năm tháng 4, Đa Nhĩ Cổn áp giải Chiêu Hiến Thế tử Lý Uông cùng vợ, Phụng Lâm đại quân Lý Hạo cùng vợ, và 182 tùy tùng quan viên, người nhà, đều đến Thịnh Kinh[9].

Năm thứ 3 (1638), Hoàng Thái Cực thảo phạt Khách Nhĩ Khách, Đa Nhĩ Cổn được mệnh bảo vệ Thịnh Kinh. Trong thời gian đó, Đa Nhĩ Cổn tu sửa thành Liêu Đông, lại xây dựng đại đạo từ Thịnh Kinh đến Liêu Hà[10]. Ngày 23 tháng 8 cùng năm, Hoàng Thái Cực mệnh Duệ Thân vương Đa Nhĩ Cổn làm ["Phụng mệnh Đại tướng quân"], Nam chinh Minh triều, lần này Nam chinh vây hãm 36 tòa thành, chiêu hàng 6 tòa thành, thắng 17 trận và thu được người-vật đến 260.000. Khoảng năm thứ 6 đến thứ 7 (1641 - 1642), xảy ra Trận Tùng Cẩm (松锦之战), hai bên Minh-Thanh hội quân đại chiến. Thanh quân khởi điểm lấy Đa Nhĩ Cổn, Tế Nhĩ Cáp Lãng dẫn quân cầm đầu, sau Hoàng Thái Cực tự mình dẫn quân chi viện. Quân Minh gần 2 năm cầm cự phải vỡ trận, Hồng Thừa Trù cùng Tổ Đại Thọ phải dâng thành đầu hàng[11]. Từ trận chiến này, Thanh triều đã có đà về sau chinh phạt Đại Minh.

Sau khi lập liên tiếp quân công, Đa Nhĩ Cổn cũng chú ý gầy dựng thế lực của mình. Do được giao quản lý bộ Lại, Đa Nhĩ Cổn tiến cử nhiều tâm phúc, như Hi Phúc (希福), Phạm Văn Trình, Bào Thừa Tiên (鲍承先). Căn cứ Đa Nhĩ Cổn kiến nghị, Hoàng Thái Cực lại đối với chính thể lần nữa làm một đại cải cách, áp dụng Bát nha quan chế. Ngoài ra, văn thần võ tướng, tập tước giáng tước, hay việc chư bộ Mông Cổ thay dòng đổi duệ, tất cả đều rơi vào tay Đa Nhĩ Cổn xử lý. Thời điểm Hoàng Thái Cực vừa qua đời, hai Bạch kỳ do anh em ông lãnh đạo đã mở rộng dần từ 50 Tá lĩnh (tức khoảng 15.000 người) lên đến 65 Tá lĩnh (khoảng 19.500 người), chiếm hơn 31% quân số của Bát kỳ.

Thời kỳ Thuận Trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Phò tá Ấu Đế

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Sùng Đức thứ 8 (1643), ngày 9 tháng 8 (tức ngày 21 tháng 9 dương lịch), Hoàng Thái Cực đột ngột qua đời ở Thịnh Kinh. Sinh thời, ông ta chưa chỉ định ai làm Trữ quân, và điều này gây nên tranh đấu Hoàng vị trong hoàng thất Đại Thanh.

Ngày 14 tháng 8 (âm lịch) cùng năm, Lễ Thân vương Đại Thiện, Trịnh Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng, Dự Thân vương Đa Đạc cùng Duệ Thân vương Đa Nhĩ Cổn đến Sùng Chính điện, tiến hành thảo luận xem ai sẽ kế vị. Cuối cùng mâu thuẫn tập trung ở hai phe, Đa Nhĩ Cổn và Túc Thân vương Hào Cách - con trưởng của Hoàng Thái Cực. Vào thời điểm đó, Lễ Thân vương Đại Thiện tuy vẫn còn sống, song thế lực hai Hồng kỳ của ông đã sớm suy yếu. Ông ta tuổi tác cao, sớm đã không hỏi triều chính, bên cạnh đó hai đứa con trai có tài là Nhạc Thác cùng Tát Cáp Lân đều qua đời, còn lại Thạc Thác không được Đại Thiện yêu, còn út Mãn Đạt Hải tuy có chớm nở tài hoa nhưng thế lực quá yếu. Về tư cách lẫn vấn đề người kế vị, Đại Thiện không được số đông ủng hộ.

Trong khi đó với thế lực lớn, uy vọng cao, lại có sự ủng hộ của hai Bạch kỳ mà mình làm chủ, Đa Nhĩ Cổn trở thành một ứng viên lớn cho ngôi vị Hoàng đế. Bên cạnh đó, Hào Cách tuy là người thiếu quyết đoán lại nóng nảy, thế lực chỉ gồm 61 Tá lĩnh, nhưng lại có được sự ủng hộ của hai vị Đại Bối lặc khác là Đại Thiện và Tế Nhĩ Cáp Lãng. Lực lượng của 3 người hợp lại có khoảng 145 Tá lĩnh, gồm 43.500 người. Cộng thêm ảnh hưởng do công lao của Hoàng Thái Cực quá lớn và bị phản đối bởi các đại thần của hai Hoàng kỳ lúc bấy giờ là Sách Ni, Đồ Nhĩ Cách, Ngao BáiÁt Tất Long. Sở dĩ các đại thần của hai Hoàng kỳ duy trì ủng lập Hào Cách, là để triều Thanh sau đó có thứ tự cha truyền con nối, cũng duy trì được địa vị hai Hoàng kỳ trong Bát kỳ. Tuy vậy, trong Chính Hồng kỳ, Chính Lam kỳ cùng Chính Hoàng kỳ cũng có người ủng hộ Đa Nhĩ Cổn, khiến cho ông như hổ thêm cánh. Còn có một người cũng không thể không nói đến, là Trịnh Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng, kỳ chủ của Tương Lam kỳ.

Tuy Tế Nhĩ Cáp Lãng là dòng dõi Viễn chi Tông thất (cha là Thư Nhĩ Cáp Tề, em của Nỗ Nhĩ Cáp Xích), không có khả năng tranh Đế vị, song uy tín và thế lực của Tế Nhĩ Cáp Lãng, cộng thêm địa vị của Tương Lam kỳ cũng khiến ông ta có tiếng nói lớn, trường hợp Tế Nhĩ Cáp Lãng ngả về ai thì người đó sẽ có khả năng cao kế vị. Trước tình thế đó, Quận vương A Đạt Lễ, Bối tử Thạc Thác khuyên Đa Nhĩ Cổn tự lập làm Hoàng đế. Tuy có thế lực lớn, nhưng Đa Nhĩ Cổn không có quyền kế vị vì hai Hoàng kỳ đại thần cực liệt phản đối. Để duy trì và chùn bước, Đa Nhĩ Cổn đành chấp nhận giải pháp thỏa hiệp là phò lập con thứ 9 của Hoàng Thái Cực mới 6 tuổi là Phúc Lâm lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Thuận Trị[12]. Duệ Thân vương Đa Nhĩ Cổn và Trịnh Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng đồng phụ chính.

Trên thực tế, dù là "Đồng phụ chính", nhưng Trịnh Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng dù là một tướng lĩnh quân sự tài giỏi nhưng lại không quan tâm nhiều đến chính trị, ông có xu hướng thỏa hiệp và ôn hòa hơn là nắm triều chính, do đó Đa Nhĩ Cổn ngày càng độc quyền, khi viết chiếu thư cũng để tên Đa Nhĩ Cổn lên trước[13]. Để bảo tồn thể diện cũng như chừa đường lui, Đa Nhĩ Cổn lập tức giết hai người khuyên mình tự lập, là A Đạt Lễ và Thạc Thác[14]. Bên cạnh đó, Đa Nhĩ Cổn cũng theo đà trừ bỏ phe phái của Hào Cách, làm rộng đường thực hiện quyền cai trị của mình thông qua vị Hoàng đế nhỏ tuổi[15].

Chinh phạt Trung Nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Thuận Trị nguyên niên (1644), Tổng binh Sơn Hải quan là Ngô Tam Quế đề nghị quân Thanh liên minh nhằm đánh lại quân Lý Tự Thành, người thông qua khởi nghĩa nông dân đánh bại nhà Minh. Nhận thấy đây là một cơ hội ngàn vàng để thâm nhập Trung nguyên, Đa Nhĩ Cổn hồi đáp lại lời kêu gọi. Tháng 4, Thuận Trị Đế lâm ngự Đốc Cung điện, bái Đa Nhĩ Cổn làm Đại tướng quân, ban cho Đại tướng quân sắc ấn, Đa Nhĩ Cổn chỉ huy quân Thanh tiến vào quan ải, hợp binh với Ngô Tam Quế đánh bại Lý Tự Thành[16].

Lý Tự Thành lúc này mới biết tình thế nghiêm trọng, tự mình dẫn quân đến Sơn Hải quan đánh Ngô Tam Quế. Khi đó, Ngô Tam Quế đã phái ra sứ giả đến gặp Đa Nhĩ Cổn cầu viện, nhưng nội dung bức thư là mượn quân đánh lại, chứ tuyệt nhiên không đả động việc hàng quân Thanh. Trước tình thế đó, Đa Nhĩ Cổn ngoài mặt đồng ý triệu tập đại thần mưu sĩ thương nghị, một mặt phái sứ giả về Thịnh Kinh điều binh chủ lực. Bên cạnh đó, Đa Nhĩ Cổn lại một phương diện cố ý trì hoãn tốc độ tiến quân, bức bách Ngô Tam Quế phải thỏa hiệp điều kiện chiêu hàng. Bởi vì chuyện quá khẩn cấp, Ngô Tam Quế chỉ phải đáp ứng yêu cầu của Đa Nhĩ Cổn.

Ngày 21 tháng 4 năm ấy, Lý-Ngô xảy ra Đại chiến Sơn Hải quan (山海关大战)[17]. Đa Nhĩ Cổn trước tình thế đó không vội vàng, để cho quân Ngô gần như vỡ trận, liên tục phái sứ giả hỏi xin quân Thanh viện trợ, thì ông mới phát binh tiến vào Sơn Hải quan. Khi tiến vào chiến trận, Đa Nhĩ Cổn yêu cầu quân Ngô phải đánh với quân Lý, để hai bên suy yếu, mới bắt đầu đồng ý cho quân Bát kỳ tràn vào truy sát. Như vậy, quân Lý tan tác chạy về Bắc Kinh, quân Ngô chỉ còn thoi thóp quy hàng quân Thanh vô điều kiện, Đa Nhĩ Cổn không hề tốn công sức gì, lợi dụng nội loạn ở Trung nguyên khiến Đại Thanh có lợi lớn nhất trong cục diện. Tháng 5 năm ấy, quân Thanh tiến vào Bắc Kinh[18].

Sau khi chiếm được thành Bắc Kinh, Đa Nhĩ Cổn nghiêm cấm đánh cướp, đình chỉ cạo đầu[19], bên cạnh đó còn cho phát tang Sùng Trinh Đế, do đó thu được hảo cảm từ sĩ phu người Hán[20]. Tháng 6 năm ấy, Đa Nhĩ Cổn nhanh chóng thương nghị các Vương, Đại thần, đề nghị dời đô từ Thịnh Kinh đến Bắc Kinh. Sự kiện Thanh triều dời đô đến Bắc Kinh đã đánh dấu tính hợp pháp của triều đình này với người Hán, tiến gần đến quá trình thống nhất Trung Nguyên, hùng bá Cửu Châu.

Ngày 20 tháng 8 năm ấy, bắt đầu tiến hành quá trình dời đô, đến tháng 9 là đến Bắc Kinh. Ngay khi đến Tử Cấm Thành, Thuận Trị Đế tôn Đa Nhĩ Cổn làm Hoàng thúc phụ Nhiếp Chính vương (皇叔父攝政王), ban thưởng mặc Mãng Triều y bằng lông chồn, lại lệnh cho Lễ bộ vì Đa Nhĩ Cổn mà chế sách bảo, ngoài ra còn đặc ban một mũ lông chồn màu đen có 13 viên Đông châu[21]. Khi làm lễ đăng quan ở Hoàng Cực môn (皇極門), Thuận Trị Đế cho soạn bia ghi công tích của Đa Nhĩ Cổn tuyên cáo thiên hạ, sách ban tước hiệu ["Nhiếp Chính vương"], từ đó địa vị của Đa Nhĩ Cổn áp đảo chư Vương trong triều Thanh, hơn xa người đồng phụ chính là Tế Nhĩ Cáp Lãng, người được ban tôn hiệu ["Phụ Chính vương"][22].

Bên cạnh đó, với lý do thiên hạ còn chưa yên, Đa Nhĩ Cổn sai các tướng nhà Minh tiếp tục đi đánh dẹp các thế lực nhà Nam Minh và quân khởi nghĩa chống Thanh dưới sự kiểm soát của ông, điều này cho thấy Đa Nhĩ Cổn rất khôn khéo trong việc "dùng Hán trị Hán", không tốn công của người Bát kỳ mà vẫn nắm được thiên hạ một cách gắt gao nhất. Giao ước liên minh thực chất bị xóa bỏ, không lâu sau, khi các thế lực chống Thanh bị dẹp yên về cơ bản, ông phong các tướng lĩnh nhà Minh đầu hàng chức quan của nhà Thanh, buộc cạo nửa đầu thắt bím, hợp thức hóa quyền thống trị của nhà Thanh trên toàn cõi Trung Hoa. Cũng với biện pháp này, ông buộc tất cả mọi người dân Hán dưới quyền kiểm soát của nhà Thanh đều phải cạo đầu thắt bím, tuần tự đồng hóa với người Mãn. Những nơi chống đối, ông cho thực hiện những biện pháp tàn sát để buộc người dân phải quy phục. Uy quyền của Đa Nhĩ Cổn trở nên tột đỉnh, khi ông chỉ cần lợi dụng một thế cờ mà dễ dàng lấy được cả giang sơn Trung Hoa về cho nhà Thanh.

Hoàng phụ của Đại Thanh

[sửa | sửa mã nguồn]
Một "Lệnh chỉ" do Đa Nhĩ Cổn ban ra trong thời kỳ đỉnh cao quyền lực.

Từ khi trở thành Hoàng thúc phụ Nhiếp Chính vương, Đa Nhĩ Cổn nhận được các ân điển vượt mức Thân vương thông thường. Bên cạnh ["Nghi trượng"; 儀仗] tùy giá có người dẫn đường cùng một số lượng lớn quan viên riêng, còn hễ khi Nhiếp Chính vương đi săn, xuất sư nghênh chiến, Vương công quý tộc đều quy phục chờ chỉ, lại còn "Liệt ban quỳ đưa". Nếu hồi Vương phủ, tất cả đều phải đưa đến tận phủ môn. Mỗi phùng Tết Nguyên Đán, hay các dịp có lễ Triều hạ long trọng trong cung, các vương công đại thần sau khi triều bái Thuận Trị Đế, thì đều đến triều bái Đa Nhĩ Cổn. Khi đến triều, Đa Nhĩ Cổn có thể ngồi kiệu vào trong Ngọ Môn rồi mới xuống, trong khi các vị Vương công Bối lặc khác theo thông lệ đều phải dừng ngoài Ngọ Môn[23][24].

Năm Thuận Trị thứ 3 (1646), tháng 5, Đa Nhĩ Cổn cho rằng Thuận Trị Đế giữ Tỉ thụ trong cung, mỗi khi mình cần việc quân gấp lại phải vào cung hỏi đến Tỉ thụ rất là không tiện, do đó thu Hoàng đế tỉ thụ vào phủ của mình. Từ đấy, các chủng loại, nghi thức của Đa Nhĩ Cổn đều y hệt Hoàng đế, đều là 20 loại, chỉ khác một chút ở số lượng, trong khi đó nghi thức của Phụ chính vương Tế Nhĩ Cáp Lãng chỉ 15 loại, cũng chứng minh khoảng cách của Đa Nhĩ Cổn đã trên Tế Nhĩ Cáp Lãng nhiều và rất gần với Hoàng đế.

Từ năm thứ 4 (1647), quan viên trong thư tấu phải xưng đầy đủ [Hoàng thúc phụ Nhiếp Chính vương], nếu còn xưng "Cửu vương gia" hoặc lược đi ngắn gọn thì đều bị khiển trách. Bên cạnh đó, Đa Nhĩ Cổn cũng từ năm này vào triều hạ đã không còn hành lễ quỳ bái với Thuận Trị Đế nữa. Với thế lực lớn mạnh này của mình, ông từng bước thâu tóm độc quyền, nhân đó hạch tội Tế Nhĩ Cáp Lãng từng ủng hộ Túc Thân vương Hào Cách, lệnh đình chỉ phụ chính.

Năm thứ 5 (1648), ông được gia phong trở thành Hoàng phụ Nhiếp Chính vương (皇父攝政王). Từ đây, nghi lễ, cận vệ mà Đa Nhĩ Cổn sử dụng, tất cả đều lấy quy chuẩn của Hoàng đế[25]. Vì danh xưng ["Hoàng phụ"] này, người đời tương truyền ông đã cưới Hiếu Trang Văn Hoàng Hậu - sinh mẫu của Thuận Trị Đế và khi ấy đang là Hoàng thái hậu. Thuyết pháp này xuất phát từ nhà thơ thời Thanh sơ là Trương Hoàng Ngôn (张煌言) khi ông ta đề cập trong 10 đầu thơ "Kiến di cung từ" (建夷宫词), trong đó có 1 bài nói: ["Thượng thọ thương vi hợp nhi tôn, Từ Ninh cung lí lạn doanh môn. Xuân cung tạc nhật tân nghi chú, thái lễ cung phùng Thái hậu hôn"] (Nguyên văn: 上寿觞为合而尊,慈宁宫里烂盈门。春宫昨日新仪注,太礼恭逢太后婚). Tuy nhiên giả thuyết này vẫn còn được tranh cãi, trở thành một trong 4 bí ẩn lớn của nhà Thanh.

Năm thứ 7 (1650), tháng 8, Đa Nhĩ Cổn truy tôn người mẹ đẻ Đại phi Na Lạp thị làm Hiếu Liệt Vũ Hoàng hậu, phối hưởng cùng Nỗ Nhĩ Cáp Xích ở Thái Miếu.

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm thứ Thuận Trị thứ 7 (1650), ngày 9 tháng 12 (âm lịch), giờ Tuất, Đa Nhĩ Cổn đột ngột qua đời trong một chuyến đi săn tại Khách Lạt thành (nay là Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc), khi 39 tuổi. Thuận Trị Đế nghe tin, đích thân mặc phục tang, đứng ngoài Đông Trực môn (東直門) khoảng 5 dặm mà nghênh đón di thể Đa Nhĩ Cổn về.

Với địa vị và quyền lực của mình, Đa Nhĩ Cổn được quần thần đế nghị Thuận Trị Đế tôn phong thụy hiệu lẫn miếu hiệu như một Hoàng đế dù không phải là tổ tiên trực hệ của nhà vua hay trưởng bối ở hàng thừa kế cao hơn, và điều này chỉ xảy ra duy nhất một lần ở nhà Thanh. Miếu hiệu của ông là Thành Tông (成宗), còn thụy hiệu của ông là Mậu Đức Tu Viễn Quảng Nghiệp Định Công An Dân Lập Chính Thành Kính Nghĩa Hoàng đế (懋德修遠廣業定功安民立政誠敬義皇帝). Ngay cả Thuận Trị Đế đã phải lạy ba lần trước mộ phần của Đa Nhĩ Cổn. Đa Nhĩ Cổn 15 tuổi chứng kiến mẹ ruột bị bức tử, bị tước mất quyền kế vị Đại Hãn. Cả đời ông luôn nhẫn nhịn để tìm cách đoạt lại ngôi vị Hoàng đế nhưng chưa thực hiện được thì đã qua đời. Dù vậy, khi trở thành Nhiếp chính vương và chiếm được Bắc Kinh, ông đã tự cho phép mình sử dụng những nghi vệ long trọng, vốn chỉ danh cho Hoàng đế. Tất cả những điều này làm cho vị vua trẻ Thuận Trị Đế hết sức không hài lòng. Vì vậy, chỉ 1 năm sau khi ông qua đời (1651), những thế lực chống lại Đa Nhĩ Cổn, đứng đầu là cựu đồng phụ chính vương, Trịnh Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng, vốn bị Đa Nhĩ Cổn tước quyền Phụ chính, đã liên hệ các Vương, đại thần chống đối Đa Nhĩ Cổn để từng bước hạch tội ông. Đầu tiên, là xét A Tế Cách tội trạng, sau đó khôi phục địa vị của các đại thần thuộc hai Hoàng kỳ, những người chống đối Đa Nhĩ Cổn.

Sau đó, Tế Nhĩ Cáp Lãng liên kết cùng 3 vị Thân vương khác, là Tốn Thân vương Mãn Đạt Hải, Đoan Trọng Thân vương Bác Lạc (博洛) và Kính Cẩn Thân vương Ni Kham cùng tiến cung, đồng thời trình cho Thuận Trị Đế một danh sách dài các tội của Đa Nhĩ Cổn, bao gồm 14 điều, là: bí mật may Hoàng bào (tuyệt đối chỉ dùng cho Hoàng đế); bày mưu cướp ngai vàng; tự phong làm Hoàng phụ; hãm hại và chiếm đoạt thê thiếp của Hào Cách... Sau khi suy tính, tờ cáo trạng này được tung ra, chiếu cáo khắp thiên hạ, Đa Nhĩ Cổn từ vị trí tôn quý nhất đột nhiên rơi xuống vực thẳm[26].

Thượng sớ tâu hạch tội ghi đại lược:

Nhiều người tin rằng Đa Nhĩ Cổn đã sắp đặt cuộc chiến giành quyền lực với Thuận Trị khi Hoàng đế đã sang tuổi trưởng thành, nên khi các thế lực chống Đa Nhĩ Cổn giành được quyền lực, Thuận Trị Đế đã tước mọi danh hiệu của Đa Nhĩ Cổn và còn đánh vào cả quan tài. Bản thân Đa Nhĩ Cổn không có hậu duệ, thừa tự là lấy Đa Nhĩ Bác - con trai thứ 5 của người em Đa Đạc mà kế thừa, sau khi Đa Nhĩ Cổn bị hạch tội thì Đa Nhĩ Bác bị cưỡng chế quy tông tịch.

Năm Càn Long thứ 30 (1765), Thanh Cao Tông đã quyết định truy phục Đa Nhĩ Cổn, xóa bỏ mọi tố cáo và phục nguyên tước Hòa Thạc Duệ Thân vương, việc này chính thức hiệu lực vào năm Càn Long thứ 43 (1778), và Đa Nhĩ Cổn được truy phục Hòa Thạc Duệ Thân vương, thụy là Trung (忠), phối hưởng thần vị vào Thái Miếu như một đại công thần của triều Thanh. Con cháu thừa tự khi trước của ông, hậu duệ Đa Nhĩ Bác, được mệnh thừa tước Duệ Thân vương, với người đầu tiên là Thuần Dĩnh. Hiện nay, mộ của ông được gọi là Cửu vương mộ (九王墳), nằm ở ngoài Đông Trực môn, Bắc Kinh. Mộ có diện tích 200.000 mét vuông, hướng Bắc-Nam, phía Nam có một cây cầu, có tường vây và Hưởng điện, đều theo quy chuẩn của một Thân vương. Từ năm 1954, mặt bằng của mộ phần đã bị san bằng.

Gia quyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Thê thiếp

[sửa | sửa mã nguồn]

Đa Nhĩ Cổn khi còn sống cưới và nạp nhiều thê thiếp. Xã hội Nữ Chân thời Hậu Kim, thịnh hành chế độ "Một chồng, nhiều vợ, nhiều thiếp", nên những vị [Kế Phúc tấn] đều như cách gọi "Vợ kế" ở Việt Nam, đều là chính thất, nhưng không phải sau khi vợ cả mất mới gọi như vậy, mà gần như là một dạng Bình thê. Bên cạnh đó, Ý Tĩnh Đại Quý phi sau khi tái giá Hoàng Thái Cực, có nuôi dưỡng một nữ tử Mông Cổ [Thục Sài; 淑侪] (cũng có thể là con gái của Lâm Đan hãn) được hứa gả cho Đa Nhĩ Cổn. Hai người ở Sùng Đức năm thứ 5 (1640) thành hôn, nhưng sau đó Thục Sài không được ghi lại cụ thể nữa, không rõ đã bỏ hay mất sớm mà không lưu lại trên danh sách thê thiếp Đa Nhĩ Cổn.

Danh phận Họ tên Ghi chú
Chính Phúc tấn Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị
(博爾濟吉特氏)
Xuất thân từ bộ tộc Mông Cổ Khoa Nhĩ Thấm, con gái của Cát Tang A Nhĩ Trại (吉桑阿爾寨), cháu gái Bối lặc Minh An. Năm Thiên Mênh thứ 9 (1624), thành hôn[28][29]. Về sau không còn ghi chép gì.
Đích Phúc tấn Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị
(博爾濟吉特氏)
Xuất thân Mông Cổ Khoa Nhĩ Thấm bộ, con gái Thai cát Sách Nạp Mục (索纳穆) cùng Khoa Nhĩ Thấm Đại phi. Có khả năng tên là Ba Đặc Mã (巴特玛). Bà vốn là em gái cùng mẹ với Hiếu Đoan Văn Hoàng hậu, và là cháu gái của Hiếu Trang Văn Hoàng hậu[30], nhưng dân gian thời Dân Quốc đồn bà là chị em họ với Hiếu Trang Văn Hoàng hậu. Cùng với Hiếu Trang Văn Hoàng hậu được gọi thành "Đại Ngọc Nhi", bà được gọi là Tiểu Ngọc Nhi (小玉儿).

Năm Thiên Mệnh thứ 9 (1624), bà cùng Đa Nhĩ Cổn thành hôn, khi ấy Đa Nhĩ Cổn chỉ 13 tuổi, nên bà có lẽ tương đương. Bà mất trước Đa Nhĩ Cổn vài tháng, được Đa Nhĩ Cổn ban thụy là Kính Hiếu Trung Cung Chính Cung Nguyên phi (敬孝忠恭正宮元妃).

Sau khi Đa Nhĩ Cổn được truy thụy Hoàng đế, bà được cải thụy hiệu thành Kính Hiếu Trung Cung Tĩnh Giản Từ Huệ Trợ Đức Tá Đạo Nghĩa Hoàng hậu (敬孝忠恭靜簡慈惠助德佐道義皇后).

Kế Phúc tấn Đông Giai thị
(佟佳氏)
Xuất thân Kiến Châu Nữ Chân, con gái Thượng thư Mông Cách Đồ (蒙格圖).
Kế Phúc tấn Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị
(博爾濟吉特氏)
Xuất thân Mông Cổ Khoa Nhĩ Thấm bộ, con gái của Đài cát Căn Đỗ Nhĩ (根杜爾台吉) , kết hôn vào tháng hai năm Thiên Thông thứ sáu.
Kế Phúc tấn Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị
(博爾濟吉特氏)
Xuất thân Mông Cổ Khoa Nhĩ Thấm bộ, con gái của Đài cát Lạp Bố Hi Tây (拉布希西台吉) , kết hôn vào tháng sáu năm Thiên Thông thứ bảy.
Kế Phúc tấn Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị
(博爾濟吉特氏)
Xuất thân Mông Cổ Khoa Nhĩ Thấm bộ, con gái của Thai cát Sách Nạp Mục.

Bà là tộc cô của Hiếu Trang Văn Hoàng hậu, và là em gái cùng cha với Kính Hiếu Nghĩa Hoàng hậu. Ban đầu, bà là là thê tử của Túc Thân vương Hào Cách, sau khi Hào Cách bị tội, bà bị nạp làm thê tử của Đa Nhĩ Cổn.

Kế Phúc tấn Lý Ái Thục
(李愛淑)
Triều Tiên công chúa, bà vốn là con gái của Cẩm Lâm quân Lý Khải Dận (李愷胤) - cháu 4 đời của Triều Tiên Thành Tông. Năm 1650 Đa Nhĩ Cổn phái người sang Triều Tiên cầu hồn, bà được Triều Tiên Hiếu Tông phong làm Nghĩa Thuận Công chúa (義順公主). Sau khi Đa Nhĩ Cổn qua đời, nhà Thanh theo thỉnh cầu của Cẩm Lâm quân mà đưa bà về nước.
Trắc Phúc tấn Lý thị Tông Thất nữ của Triều Tiên , con gái Lý Thế Tự (李世緒) , sinh hạ đứa con duy nhất của Đa Nhĩ Cổn.
Thiếp Bát Nhĩ Tề Cát Đặc thị

(博爾濟吉特氏)

Con gái của Đài cát Nhĩ Trác Nông (爾卓農) , được nạp vào năm Thuận Trị thứ ba (1647).
Thiếp Công Tề Đặc thị
(公齊特氏)
Xuất thân từ bộ tộc Sát Cáp Nhĩ , con gái của Đài cát Diên Bố Đồ (延布图)
Thiếp Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị
(博爾濟吉特氏)
Xuất thân Mông Cổ Khoa Nhĩ Thấm bộ.
Thiếp Tế Nhĩ Mạc Đặc thị
(濟爾莫特氏)
Con gái của Bang Võ Đồ (邦武圖),
Thiếp Không rõ họ Tên Ngô Nhĩ Khố Ni (吳爾庫尼) , nguyên là thị tỳ , tuẫn táng.

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Trưởng nữ: Đông Nga (東莪), do Trắc Phúc tấn Lý thị sinh ra, con gái thân sinh độc nhất.
  2. Dưỡng tử: Đa Nhĩ Bác (多爾博), con trai thứ năm của Đa Đạc, mẹ là Kế Phúc tấn Đạt Triết - chị/em gái của Kính Hiếu Nghĩa Hoàng hậu. Năm 1650 tập tước Duệ Thân vương, 1 năm sau cách tước quy tông. Năm 1657 phong làm Đa La Bối lặc.

Trong văn hoá đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tác phẩm Diễn viên
1974 Võ hiệp Đồng Tiểu Uyển (武侠董小宛) Giang Đảo
1975 Nhất đại Hồng nhan (一代红颜) Lang Hùng
1981 Đại Minh Kim Vĩnh Cơ
1985 Bích huyết kiếm (碧血剑) Cam Quốc Vệ
1987 Mãn Thanh tập tam hoàng triều (满清十三皇朝) La Nhạc Lâm
1988 Truyền quốc Mật chiếu Trương Lâm
1989 Trang Phi dật sự (庄妃轶事) Phiền Chí Khởi
1989 Trần Viên Viên (陈圆圆) Long Thiên Tường
1992 Nhất đại Hoàng hậu Đại Ngọc Nhi (一代皇后大玉儿) Tôn Bằng (thời thiếu niên)

Nhĩ Đông Thăng (thành niên)

1996 Tân Long Môn khách sạn (新龙门客栈) Cơ Kỳ Lân
2000 Bích huyết kiếm (碧血剑) Lô Khánh Huy
2001 Cách Cách muốn xuất giá (格格要出嫁) Khâu Chấn Hải
2002 Hồn đoạn Tần Hoài (魂断秦淮) Trần Đạo Minh
2003 Đế nữ hoa (帝女花) Vương Tuấn Đường
2003 Hiếu Trang bí sử (孝庄秘史) Mã Cảnh Đào
2003 Giang sơn phong vũ tình (江山风雨情) Lý Chí
2004 Trường Hà Đông Lưu (长河东流) Cao Lan Thôn
2005 Minh mạt phong vân (明末风云) Ngu Quân
2006 Sóng gió Đại Thanh (大清风云) Trương Phong Nghị
2006 Thái Tổ bí sử (太祖秘史) Ứng Hạo Minh
2007 Bích huyết kiếm (碧血剑) Ba Âm
2011 Cung thủ siêu phàm (最终兵器: 弓) Phác Cơ Hùng
2012 Sơn hà luyến - Mỹ nhân vô lệ (山河恋 · 美人无泪) Hàn Đống
2015 Đại Ngọc Nhi truyền kỳ (大玉儿传奇) Cảnh Nhạc
2016 Tô Mạt Nhi truyền kỳ (苏茉儿传奇) Nghiêm Khoan
2017 Độc bộ thiên hạ (独步天下) Khuất Sở Tiêu

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sau bị phế bỏ.
  2. ^ Khôi phục năm 1778 thời Càn Long
  3. ^ 《清史稿》:大妃,纳喇氏,乌喇贝勒满泰女。岁辛丑,归太祖,年十二。孝慈皇后崩,立为大妃。天命十一年七月,太祖有疾,浴於汤泉。疾大渐,乘舟自太子河还,召大妃出迎,入浑河。庚戌,舟次叆鸡堡,上崩。辛亥,大妃殉焉,年三十七。同殉者,二庶妃。妃子三:阿济格、多尔衮、多铎。
  4. ^ 《清史稿·卷二百十八·列传五》:天聪二年,太宗伐察哈尔多罗特部,破敌於敖穆楞,多尔衮有功,赐号墨尔根代青。
  5. ^ 《清史稿·卷二百十八·列传五》:三年,从上自龙井关入明边,与贝勒莽古尔泰等攻下汉儿庄,趋通州,薄明都,败袁崇焕、祖大寿援兵於广渠门外,又歼山海关援兵於蓟州。
  6. ^ 《清史稿·卷二百十八·列传五》:祖大寿约以锦州献,多尔衮与阿巴泰等以兵四千,侨装从大寿作溃奔状,袭锦州,锦州兵迎战,击败之。
  7. ^ 《清史稿·卷二百十八·列传五》:七年六月,诏问征明及朝鲜、察哈尔三者何先,多尔衮言:"宜整兵马,乘谷熟时,入边围燕京,截其援兵,毁其屯堡,为久驻计,可坐待其敝。"
  8. ^ 《清史稿·卷二百十八·列传五》:九年,上命偕岳讬等将万人招察哈尔林丹汗子额哲,师还渡河,多尔衮自平鲁卫至朔州,毁宁武关,略代州、忻州、崞县、黑峰口及应州,复自归化城携降众远。林丹汗得元玉玺曰"制诰之宝",多尔衮使额哲进上,群臣因表上尊号。
  9. ^ 《大清太宗文皇帝实录》卷34,崇德二年四月初五日条:甲戌,和硕睿亲王多尔衮遣蘇拜等奏报入质朝鲜国王诸子及大臣诸子家口数目:世子李汪家口:男子八名,妇人十一口,家丁九名,太监七名,掌库司庖及使令人役共二十二名;次子李淏家口:妇人五口,家丁三名,使令人役十六名,军役皂隶四十四名。尚书安一训、侍郎朴鲁、朴黄、武官李集思、文官李明顺、米应夏、李泽高、甄类成、李奎、随从官四员。医生四名,通事三名,书办四名伴当三十一名。大臣质子:礼部尚书子一人、工部尚书子一人。其家口共一百八十二名口,马六十四匹。其李汪、李淏与其妻不在其内。
  10. ^ 《清史稿·卷二百十八·列传五》:三年,上伐喀尔喀,王留守,筑辽阳都尔弼城,城成,命曰屏城;复治盛京至辽河大道。
  11. ^ 《清史稿·卷二百十八·列传五》:六年,复围锦州。洪承畴率十三万人屯松山,王屡击之,以敌众,请济师。上自将疾驰六日,次戚家堡,将屯高桥。王请上驻松山、杏山间,分兵屯乌欣河南山,亘海为营。明兵屡却复前,上张黄盖指挥,明兵引退。王偕洛讬等趋塔山道横击之,明兵多死者;遂发炮克塔山外四台,擒王希贤等。寻以贝勒杜度等代将,王暂还。复出,七年,下松山,获承畴,克锦州,大寿复降。进克塔山、杏山。乃隳三城,师还。叙功,复亲王。
  12. ^ 《沈阳状启》癸未年八月十四日:十四日,诸王皆会於大衙门,大王(代善)发言曰:"虎口(豪格),帝之长子,当承大统"云。则虎口曰:"福小德薄,非所堪当。"固辞退去。定策之议,未及归一。帝之手下将领之辈,佩剑而前曰:"吾属食於帝、衣於帝,养育之恩,与天同大,若不立帝之子,则宁死从帝於地下而已!"大王曰:"吾以帝兄,常时朝政,老不预知,何可参於此论乎?"即起去,八王(阿济格)亦随而出,十王(多铎)默无一言。九王(多尔衮)应之曰:"汝等之言是矣。虎口王既让退出,无继统之意,当立帝之第三子(实为第九子),而年岁幼稚,八高山(固山)军兵,吾与右真王(郑亲王济尔哈朗)分掌其半,左右辅政,年长之後,当为归政,誓天而罢"云。所谓第三子,年今六岁......
  13. ^ 《清史稿·卷二百十八·列传五》:济尔哈朗谕诸大臣,凡事先白王,书名亦先之。
  14. ^ 《清史稿·卷二百十八·列传五》:郡王阿达礼、贝子硕讬劝王自立,王发其谋,诛阿达礼、硕讬。
  15. ^ 《清史稿·卷二百十八·列传五》:固山额真何洛会等讦肃亲王豪格怨望,集议,削爵,大臣扬善等以谄附,坐死。
  16. ^ 《清史稿·卷二百十八·列传五》:明平西伯吴三桂自山海关来书乞师,王得书,移师向之。癸酉,次西拉塔拉。答三桂书曰:"我国欲与明修好,屡致书不一答。是以整师三入,盖示意於明,欲其熟筹通好。今则不复出此,惟底定中原,与民休息而已。闻流贼陷京都,崇祯帝惨亡,不胜发指,用率仁义之师,沈舟破釜,誓必灭贼,出民水火!伯思报主恩,与流贼不共戴天,诚忠臣之义,勿因向守辽东与我为敌,尚复怀疑。昔管仲射桓公中钩,桓公用为仲父,以成霸业。伯若率众来归,必封以故土,晋为藩王。国雠可报,身家可保,世世子孙,长享富贵。"
  17. ^ 《清史稿·卷二百十八·列传五》:丁丑,次连山。三桂复遣使请速进,夜逾宁远抵沙河。戊寅,距关十里,三桂报自成兵已出边。王令诸王逆击,败李自成将唐通於一片石。己卯,至山海关,三桂出迎,王慰劳之。令所部以白布系肩为识,先驱入关。时自成将二十馀万人,自北山列阵,横亘至海。令三桂居右翼后。搏战,大风扬沙,咫尺不能辨。力斗良久,师噪。风止,自三桂阵右突出,捣其中坚,马迅矢激。自成登高望见,夺气,策马走。师无不一当百,追奔四十里,自成溃遁。王即军前承制进三桂爵平西王。下令关内军民皆薙发。以马步兵各万人属三桂,追击自成。
  18. ^ 《清史稿·卷二百十八·列传五》:五月戊子朔,师次通州。自成先一日焚宫阙,载辎重而西。王令诸王偕三桂各率所部追之。己丑,王整军入京师,明将吏军民迎朝阳门外。
  19. ^ 《清史稿·卷二百十八·列传五》:王初令官民皆薙发,继闻拂民原,谕缓之。
  20. ^ 《清史稿·卷二百十八·列传五》:下令将士皆乘城,毋入民舍,民安堵如故。为崇祯帝发丧三日,具帝礼葬之。
  21. ^ 《清史稿·卷二百十八·列传五》:九月,上入山海关,王率诸王群臣迎於通州。上至京师,封为叔父摄政王,赐貂蟒朝衣。十月乙卯朔,上即位,以王功高,命礼部尚书郎球、侍郎蓝拜、启心郎渥赫建碑纪绩,加赐册宝、黑狐冠一、上饰东珠十三、黑狐裘一,副以金、银、马、驼。
  22. ^ Thanh sử cảo, quyển 4: 冬十月乙卯朔,上親詣南郊告祭天地,即皇帝位,遣官告祭太廟、社稷。初頒時憲歷。丙辰,以孔子六十五代孫允植襲封衍聖公,其五經博士等官襲封如故。丁巳,以睿親王多爾袞功最高,命禮部建碑紀績。辛酉,上太宗尊諡,告祭郊廟社稷。壬戌,流賊餘黨趙應元偽降,入青州,殺招撫侍郎王鰲永,和託等討斬之。甲子,上御皇極門,頒詔天下,大赦。詔曰:「我國家受天眷佑,肇造東土。列祖創興宏業,皇考式廓前猷,遂舉舊邦,誕膺新命。迨朕嗣服,越在沖齡,敬念紹庭,永綏厥位。頃緣賊氛洊熾,極禍中原,是用倚任親賢,救民塗炭。方馳金鼓,旋奏澄清,用解倒懸,非富天下。而王公列辟文武群臣暨軍民耆老合詞勸進,懇請再三。乃以今年十月乙卯朔,祗告天地宗廟社稷,定鼎燕京,仍建有天下之號曰大清,紀元順治。緬維峻命不易,創業尤艱。況當改革之初,爰沛維新之澤。親王佐命開國,濟世安民,有大勛勞,宜加殊禮。郡王子孫弟侄應得封爵,所司損益前典以聞。滿洲開國諸臣,運籌帷幄,決勝廟堂,汗馬著勛,開疆拓土,應加公、侯、伯世爵,錫以誥券。大軍入關以來,文武官紳,倡先慕義,殺賊歸降,亦予通行察敘。自順治元年五月朔昧爽以前,官吏軍民罪犯,非叛逆十惡死在不赦者,罪無大小,咸赦除之。官吏貪賄枉法,剝削小民,犯在五月朔以後,不在此例。地畝錢糧,悉照前明會計錄,自順治元年五月朔起,如額徵解。凡加派遼餉、新餉、練餉、召買等項,俱行蠲免。大軍經過地方,仍免正糧一半,歸順州縣非經過者,免本年三分之一。直省起存拖欠本折錢糧,如金花、夏稅、秋糧、馬草、人丁、鹽鈔、民屯、牧地、灶課、富戶、門攤、商稅、魚課、馬價、柴直、棗株、鈔貫、果品及內供顏料、蠟、茶、芝麻、棉花、絹、布、絲釂等項,念小民困苦已極,自順治元年五月朔以前,凡屬逋徵,概予豁除。兵民散居京城,實不獲已,其東中西三城已遷徙者,准免租賦三年;南北二城雖未遷徙,亦免一年。丁銀原有定額,年來生齒凋耗,版籍日削,孤貧老弱,盡苦追呼,有司查覈,老幼廢疾,並與豁免。軍民年七十以上者,許一丁侍養,免其徭役;八十以上者,給與絹釂米肉;有德行著聞者,給與冠帶;鰥寡孤獨、廢疾不能自存者,官與給養。孝子順孫義夫節婦,有司諮訪以聞。故明建言罷謫諸臣及山林隱逸懷才抱德堪為世用者,撫按薦舉,來京擢用。文武制科,仍於辰戌丑未年舉行會試,子午卯酉年舉行鄉試。前明宗室首倡投誠者,仍予祿養。明國諸陵,春秋致祭,仍用守陵員戶。帝王陵寢及名臣賢士墳墓毀者修之,仍禁樵牧。京、外文武職官應得封誥廕敘,一體頒給。北直、河南、山東節裁銀,山西太原、平陽二府新裁銀,前明已經免解,其二府舊裁銀,與各府新舊節裁銀兩,又會同館馬站、驢站館夫及遞運所車站夫價等銀,又直省額解工部四司料銀、匠價銀、甎料銀、苧蔴銀、車價銀、葦夫銀、葦課銀、漁課銀、野味銀、翎毛銀、活鹿銀、大鹿銀、小鹿銀、羊皮銀、弓箭撒袋折銀、扣剩水腳銀、牛角牛筋銀、鵝翎銀、天鵝銀、民夫銀、椿草子粒銀、狀元袍服銀、衣糧銀、砍柴夫銀、搬運木柴銀、抬柴夫銀、蘆課等折色銀、盔甲、腰刀、弓箭、弦條、胖襖、褲、鞋、狐麂兔狸皮、山羊毛課、鐵、黃櫨、榔、桑、胭脂、花梨、南棗、紫榆、杉條等木、椴木、桐木、板枋、冰窖物料、蘆席、蒲草、榜紙、赩罈、槐花、烏梅、梔子、筆管、芒帚、竹掃帚、席草、粗細銅絲、鐵線、鍍白銅絲、鐵條、碌子、青花棉、松香、光葉書籍紙、嚴漆、罩漆、桐油、毛、筀、紫、水斑等竹、實心竹、棕毛、白圓藤、翠毛、石磨、川二硃、生漆、沙葉、廣膠、焰硝、螺殼等本色錢糧,自順治元年五月朔以前逋欠在民,盡予蠲免,以甦民困。後照現行事例,分別蠲除。京師行商車戶等役,每遇僉役,頓至流離,嗣後永行豁除。運司鹽法,遞年增加,有新餉、練餉雜項加派等銀,深為厲商,盡行豁免,本年仍免額引三分之一。關津抽稅,非欲困商,准免一年,明末所增,並行豁免。直省州縣零星稅目,概行嚴禁。曾經兵災地方應納錢糧,已經前明全免者,仍與全免,不在免半、免一之例。直省報解屯田司助工銀兩,亦出加派,准予豁除。直省領解錢糧被賊劫失,在順治元年五月朔以前,一併豁免。山、陝軍民被流寇要挾,悔過自新,概從赦宥,脅從自首者前罪勿論。巡按以訪拿為名,聽信衙蠹,誣罰良民,最為弊政,今後悉行禁革。勢家土豪,重利放債,致民傾家蕩產,深可痛恨,今後有司勿許追比。越訴誣告,敗俗傷財,大赦以後,戶婚小事,俱就有司歸結,如有訟師誘陷愚民入京越訴者,加等反坐。贖鍰之設,勸人自新,追比傷生,轉為民害,今後並行禁止,不能納者,速予免追。惟爾萬方,與朕一德。播告遐邇,咸使聞知。」加封和碩睿親王多爾袞為叔父攝政王。
  23. ^ 《清實錄順治朝實錄》: ○戊申。禮部議定攝政王及諸王貝勒等儀仗。凡出獵行軍、攝政王儀仗前導。奏樂而行。其餘和碩親王、多羅郡王、多羅貝勒、隨帶儀仗。不前導。或專領兵馬。或鎮守城池。儀仗前導。奏樂而行。凡在內及出獵行軍、攝政王正坐。諸王兩旁敘坐。攝政王儀仗。原定紅傘二柄。條纛二桿。小旗十桿。立瓜一對。星一對。吾仗二對。增紅傘一柄。大纛一對。紅仗一對。撒袋二副。大刀二口。槍二桿。貝子儀仗內。增條纛一桿。其旗幅視多羅貝勒條纛短五寸。
  24. ^ 《清實錄順治朝實錄》: 甲辰。禮部議定攝政王稱號及儀注。凡文移、皆書皇叔父攝政王。一切大禮。如圍獵、出師、操驗兵馬、諸王、貝勒、貝子、公等聚集之所、禮部具啟、傳示聚集等候。其各官、則視王所往、列班跪送。候王回、令諸王退則退。貝勒以下、送及王府門方退。其集候各官、跪迎如前。遇元旦、及慶賀禮。滿漢文武諸臣、朝賀皇上畢。即往賀皇叔父王。若諸王侍坐於皇叔父王前親王及饒餘郡王、不叩頭而坐。承澤郡王、衍禧郡王以下。叩頭坐皇叔父王若饋財畜食物於禮親王、則令人受不叩頭若饋諸親王、及饒餘郡王財畜、俱立受。俟後入見時令人啟知。謝與不謝、一聽皇叔父王命。儻有事差遣、及齎賞之人遇諸王於道。過諸王門。俱不下馬。若齎食於諸親王、及饒餘郡王俱立受。不叩頭。承澤郡王、衍禧郡王以下、跪受叩頭。若升賞官員於皇上前謝恩。於皇叔父王前不謝。其自外入、自內出各官朝皇上畢。即往見皇叔父王。若賜茶飯、饒餘郡王以上、不叩頭。承澤郡王、衍禧郡王以下、照常叩頭。皇叔父王於午門內從便下轎諸親王、郡王、於午門外下轎。
  25. ^ Thanh sử cảo, quyển 218: 九月,上入山海關,王率諸王羣臣迎於通州。上至京師,封為叔父攝政王,賜貂蟒朝衣。十月乙卯朔,上即位,以王功高,命禮部尚書郎球、侍郎藍拜、啟心郎渥赫建碑紀績,加賜冊寶、黑狐冠一、上飾東珠十三、黑狐裘一,副以金、銀、馬、駝。二年,鄭親王等議上攝政王儀制,視諸王有加禮。王曰:「上前未敢違禮,他可如議。」翌日入朝,諸臣跪迎,命還輿,責大學士剛林等曰:「此上朝門,諸臣何故跪我? 」御史趙開心疏言:「王以皇叔之親,兼攝政王之尊,臣民寧肯自外於拜舞?第王恩皆上恩,羣臣謁王,正當限以禮數,與朝見不同。庶諸臣不失尊王之意,亦全王尊上之心。上稱叔父攝政王,王為上叔父,惟上得稱之。若臣庶宜於叔父上加'皇'字,庶辨上下,尊體制。」下禮部議行。其年六月,豫親王克揚州,可法死之,遂破明南都。閏六月,英親王逐李自成至武昌,東下九江,故明寧南侯降,江南底定。十月,上賜王馬,王入謝,詔曰:「遇朝賀大典,朕受王禮。若小節,勿與諸王同。」王對曰:「上方幼衝,臣不敢違禮。待上親政,凡有寵恩,不敢辭。」王時攝政久,位崇功高,時誡諸臣尊事主上,曰:「俟上春秋鼎盛,將歸政焉。」...五年十一月,南郊禮成,赦詔曰:「叔父攝政王治安天下,有大勳勞,宜加殊禮,以崇功德,尊為皇父攝政王。凡詔疏皆書之。」
  26. ^ 《清實錄順治朝實錄》: 己亥。追論睿王多爾袞罪狀。昭示中外。詔曰。鄭親王、巽親王、端重親王、敬謹親王、同內大臣等、合詞奏言。太宗文皇帝龍馭上賓時。諸王、貝勒、大臣等、同心翊戴。共矢忠誠扶立皇上。彼時臣等、並無欲立攝政王多爾袞之議。惟伊弟豫郡王多鐸、唆調勸進。皇上因在衝年。曾將朝政、付伊與鄭親王共理。逮后睿王多爾袞、獨專威權。不令鄭親王預政。遂以伊親弟豫郡王多鐸、為輔政叔王。背誓肆行。妄自尊大以皇上之繼位、盡為已功又將太宗文皇帝昔年恩養諸王大臣官兵人等、為我皇上捐軀竭力、攻城破敵、巢□刀滅賊寇之功。全歸於己其所用儀仗音樂及衛從之人、俱僭擬至尊。蓋造府第、亦與宮闕無異。府庫之財任意縻費。擅用織造緞疋、庫貯銀兩珍寶、不可勝計。又將皇上侍臣伊爾登、陳泰一族、及所屬牛錄人丁剛人丁剛林、巴爾達齊二族、盡收入自己旗下。又擅自誑稱太宗文皇帝之即位、原系奪立。以挾制中外。又構陷威逼、使肅親王不得其死。遂納其妃。且將官兵戶口財產等項、不行歸公俱以肥己。又欲皇上侍臣額爾克戴青歸己。差吳拜、羅什剛林祁充格、封以侯爵。因戴青不從、複罷侯封。又差羅什以美言、誘皇上侍臣席訥布庫、冀其黨附。凡一切政事、及批票本章不奉上命概稱詔上□日擅作威福。任意黜陟。凡伊喜悅之人不應官者濫升。不合伊者濫降。以至僭妄悖理之處、不可枚舉。又不令諸王、貝勒、貝子、公等入朝辦事。竟以朝廷自居。令其日候府前。昨伊之近侍額克親吳拜、蘇拜、羅什、博爾惠、口稱亡主遺言欲亂國政。被端重親王、敬謹親王、暨內大臣等、公同首出。遂將羅什、博爾惠正法。額克親、吳拜、蘇拜、從重治罪、訖以此思之多爾袞、顯有悖逆之心。臣等從前俱畏威吞聲、不敢出言。是以此等情形未曾入告。今謹冒死奏聞。伏願皇上速加乾斷。列其罪狀宣示中外並將臣等重加處分等語朕隨命在朝大臣詳細會議眾論僉同。謂宜追治多爾袞罪。而伊屬下蘇克薩哈、詹岱、穆濟倫又首言伊主在日私制帝服。藏匿御用珠寶。曾向何洛會吳拜蘇拜羅什博爾惠密議欲帶伊兩旗移駐永平府又首言何洛會、曾遇肅親王諸子肆行罵詈朕聞之、即令諸王大臣、詳鞫皆實。除將何洛會正法外多爾袞逆謀果真。神人共憤謹告天地、太廟、社稷。將伊母子、並妻所得封典悉行追奪。布告天下。咸使聞知
  27. ^ Thanh sử cảo, quyển 218
  28. ^ 《大清太祖实录·卷之九》○辛巳。科爾沁國台吉桑阿爾寨、送女至。妻上子台吉多爾袞。筵宴如禮
  29. ^ 《满洲实录·卷七》○二十八日科爾沁部桑噶爾寨台吉送女來 帝設宴與皇子多爾袞台吉為妃
  30. ^ Sách Nạp Mục là cháu nội của Trại Tang - thân phụ của Hiếu Đoan Văn Hoàng hậu. Sau khi Trại Tang qua đời, Sách Nạp Mục thu kế vợ góa của Trại Tang là Khoa Nhĩ Thấm Đại phi, cũng là thân mẫu của Hiếu Đoan hậu. Vì vậy Hiếu Kính Nghĩa Hoàng hậu là em gái cùng mẹ của Hiếu Đoan hậu nhưng lại là cháu gái gọi Hiếu Trang hậu là cô.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chánh, Trần Văn (2006). Từ điển Lịch sử Trung Hoa. Nhà xuất bản Thanh niên.
  • Dai, Yingcong (2009), The Sichuan Frontier and Tibet: Imperial Strategy in the Early Qing, Seattle and London: University of Washington Press, ISBN 978-0-295-98952-5.
  • Dennerline, Jerry (2002), “The Shun-chih Reign”, trong Peterson, Willard J. (biên tập), Cambridge History of China, Vol. 9, Part 1: The Ch'ing Dynasty to 1800, Cambridge: Cambridge University Press, tr. 73–119, ISBN 0-521-24334-3
  • Elliott, Mark C. (2001), The Manchu Way: The Eight Banners and Ethnic Identity in Late Imperial China, Stanford: Stanford University Press, ISBN 0-8047-4684-2.
  • Elman, Benjamin A. (2001), A Cultural History of Civil Examinations in Late Imperial China, Berkeley and Los Angeles: University of California Press, ISBN 0-520-21509-5.
  • Elman, Benjamin A. (2002), “The Social Roles of Literati in Early to Mid-Ch'ing”, trong Peterson, Willard J. (biên tập), Cambridge History of China, Vol. 9, Part 1: The Ch'ing Dynasty to 1800, Cambridge: Cambridge University Press, tr. 360–427, ISBN 0-521-24334-3.
  • Fang, Chao-ying (1943b), “Šarhûda”, trong Hummel, Arthur W. (biên tập), Eminent Chinese of the Ch'ing Period (1644–1912), Washington: United States Government Printing Office, tr. 632.
  • Finnane, Antonia (1993), “Yangzhou: A Central Place in the Qing Empire”, trong Cooke Johnson, Linda (biên tập), Cities of Jiangnan in Late Imperial China, Albany, NY: SUNY Press, tr. 117–50.
  • Gong, Baoli 宫宝利 (2010), Shunzhi shidian 顺治事典 ["Events of the Shunzhi reign"] (bằng tiếng Trung), Beijing: Zijincheng chubanshe 紫禁城出版社 ["Forbidden City Press"], ISBN 978-7-5134-0018-3.
  • Ho, Ping-ti (1962), The Ladder of Success in Imperial China: Aspects of Social Mobility, 1368–1911, New York: Columbia University Press, ISBN 0-231-05161-1.
  • Kuhn, Philip A. (1990), Soulstealers: The Chinese Sorcery Scare of 1768, Cambridge, Mass.: Harvard University Press, ISBN 0-674-82152-1.
  • Larsen, E. S.; Numata, Tomoo (1943), “Mêng Ch'iao-fang”, trong Hummel, Arthur W. (biên tập), Eminent Chinese of the Ch'ing Period (1644–1912), Washington: United States Government Printing Office, tr. 572.
  • Man-Cheong, Iona D. (2004), The Class of 1761: Examinations, State, and Elites in Eighteenth-Century China, Stanford: Stanford University Press, ISBN 0-8047-4146-8.
  • Mote, Frederick W. (1999), Imperial China, 900–1800, Cambridge, Mass.: Harvard University Press.
  • Naquin, Susan (2000), Peking: Temples and City Life, 1400–1900, Berkeley and Los Angeles: University of California Press, ISBN 0-520-21991-0.
  • Oxnam, Robert B. (1975), Ruling from Horseback: Manchu Politics in the Oboi Regency, 1661–1669, Chicago and London: University of Chicago Press, ISBN 0-226-64244-5.
  • Rawski, Evelyn S. (1998), The Last Emperors: A Social History of Qing Imperial Institutions, Berkeley, Los Angeles, and London: University of California Press, ISBN 0-520-22837-5.
  • Rossabi, Morris (1979), “Muslim and Central Asian Revolts”, trong Spence, Jonathan D.; Wills, John E., Jr. (biên tập), From Ming to Ch'ing: Conquest, Region, and Continuity in Seventeenth-Century China, New Haven and London: Yale University Press, tr. 167–99, ISBN 0-300-02672-2.
  • Roth Li, Gertraude (2002), “State Building Before 1644”, trong Peterson, Willard J. (biên tập), Cambridge History of China, Vol. 9, Part 1:The Ch'ing Dynasty to 1800, Cambridge: Cambridge University Press, tr. 9–72, ISBN 0-521-24334-3.
  • Struve, Lynn (1988), “The Southern Ming”, trong Frederic W. Mote; Denis Twitchett; John King Fairbank (biên tập), Cambridge History of China, Volume 7, The Ming Dynasty, 1368–1644, Cambridge: Cambridge University Press, tr. 641–725, ISBN 0-521-24332-7
  • Wakeman, Frederic (1985), The Great Enterprise: The Manchu Reconstruction of Imperial Order in Seventeenth-Century China, Berkeley, Los Angeles, and London: University of California Press, ISBN 0-520-04804-0. In two volumes.
  • Wakeman, Frederic (1975), “Localism and Loyalism During the Ch'ing Conquest of Kiangnan: The Tragedy of Chiang-yin”, trong Frederic Wakeman, Jr.; Carolyn Grant (biên tập), Conflict and Control in Late Imperial China, Berkeley: Center of Chinese Studies, University of California, Berkeley, tr. 43–85, ISBN 0-520-02597-0.
  • Wakeman, Frederic (1984), “Romantics, Stoics, and Martyrs in Seventeenth-Century China”, Journal of Asian Studies, 43 (4): 631–65, doi:10.2307/2057148.
  • Wills, John E. (1984), Embassies and Illusions: Dutch and Portuguese Envoys to K'ang-hsi, 1666–1687, Cambridge (Mass.) and London: Harvard University Press, ISBN 0-674-24776-0.
  • Wu, Silas H. L. (1979), Passage to Power: K'ang-hsi and His Heir Apparent, 1661–1722, Cambridge, Mass.: Harvard University Press, ISBN 0-674-65625-3.
  • Zarrow, Peter (2004a), “Historical Trauma: Anti-Manchuism and Memories of Atrocity in Late Qing China”, History and Memory, 16 (2): 67–107, doi:10.1353/ham.2004.0013.
  • Zarrow, Peter (trans.) (2004b), “Qianlong's inscription on the founding of the Temple of the Happiness and Longevity of Mt Sumeru (Xumifushou miao)”, trong Millward, James A.; và đồng nghiệp (biên tập), New Qing Imperial History: The Making of Inner Asian Empire at Qing Chengde, London and New York: RoutledgeCurzon, tr. 185–87, ISBN 0-415-32006-2.
  • Zhou, Ruchang [周汝昌] (2009), Between Noble and Humble: Cao Xueqin and the Dream of the Red Chamber, edited by Ronald R. Gray and Mark S. Ferrara, translated by Liangmei Bao and Kyongsook Park, New York: Peter Lang, ISBN 978-1-4331-0407-7.