Nothing Special   »   [go: up one dir, main page]

Bước tới nội dung

Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Lào
Hiến pháp

Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (tiếng Lào: ກອງ​ປະຊຸມ​ໃຫຍ່​ຂອງ ​ພັກປະຊາຊົນ​ປະຕິວັດ​ລາວ) là cơ quan có quyền lực cao nhất của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Theo Điều lệ Đảng (ກົດລະບຽບພັກ), Đại hội do Ban Chấp hành Trung ương Đảng triệu tập thường lệ 5 năm một lần. Đại biểu dự đại hội gồm các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng triệu tập đại hội, đại biểu do đại hội cấp dưới bầu.

Đại biểu chính thức dự Đại hội đại biểu toàn quốc gồm các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và Đại biểu do Đại hội cấp dưới bầu; Đại biểu dự Đại hội phải được Đại hội thẩm tra tư cách và biểu quyết công nhận.

Đại hội Đại biểu toàn quốc bất thường có thể được triệu tập khi Ban Chấp hành Trung ương thấy cần hoặc khi có hơn một nửa số Cấp ủy trực thuộc yêu cầu. Đại biểu dự Đại hội bất thường là các Uỷ viên Trung ương đương nhiệm, đại biểu đã dự Đại hội đại biểu toàn quốc đầu nhiệm kỳ, đủ tư cách.

Nhiệm kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời gian tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Nhân dân Cách mạng Lào thường lệ là 5 năm, được tổ chức sớm hơn hoặc muộn hơn nhưng không quá 1 năm; Nếu cần thiết, có thể triệu tập hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ.

Chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại hội chức năng như một hội nghị thông qua các chính sách của đảng (chẳng hạn như kế hoạch 5 năm), được trao quyền để sửa đổi điều lệ và cương lĩnh của đảng, bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đại hội cũng xem xét thảo luận các vấn đề và mục tiêu, phương hướng, đề án và các vấn đề về xây dựng đảng, định hướng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm của Nhà nước. Xem xét, thông qua việc kiểm điểm sự lãnh đạo chung của Ban Chấp hành Trung ương Đảng kết thúc nhiệm kỳ;

Đồng thời cũng thông qua Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tóm tắt công tác của đảng trong đại hội trước gồm đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết, thành tựu, những vấn đề còn tồn tại và đề ra các mục tiêu tương lai cho đại hội tiếp theo.

Đại hội cũng bầu ra thành viên của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng.

Các kỳ đại hội

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại hội Thời gian
(từ-đến)
Đại biểu Bầu Ủy viên Trung ương Tổng bí thư Số lượng đảng viên
Lần thứ nhất 22 tháng 3

6 tháng 4 năm 1955
16 ngày
25 đại biểu 5 ủy viên chính thức Kaysone Phomvihane ~400
Lần thứ hai 3 tháng 2

6 tháng 2 năm 1972
4 ngày
125 đại biểu 21 ủy viên chính thức

6 ủy viên dự khuyết
21,000
Lần thứ ba 27 tháng 4

30 tháng 4 năm 1982
4 ngày
228 đại biểu 49 ủy viên chính thức

6 ủy viên dự khuyết
35,000
Lần thứ tư 13 tháng 11

15 tháng 11 năm 1986
3 ngày
303 đại biểu 51 ủy viên chính thức

9 ủy viên dự khuyết
45,000
Lần thứ năm 27 tháng 3

29 tháng 3 năm 1991
3 ngày
367 đại biểu 55 ủy viên chính thức

44 ủy viên dự khuyết
60,000
Lần thứ sáu 18 tháng 3

20 tháng 3 năm 1996
3 ngày
381 đại biểu 49 ủy viên chính thức Khamtai Siphandon 78,000
Lần thứ bảy 12 tháng 3

14 tháng 3 năm 2001
3 ngày
452 đại biểu 53 ủy viên chính thức 100,000
Lần thứ tám 18 tháng 3

21 tháng 3 năm 2006
4 ngày
498 đại biểu 55 ủy viên chính thức Choummaly Sayasone 148,590
Lần thứ chín 17 tháng 3

21 tháng 3 năm 2011
5 ngày
576 đại biểu 61 ủy viên chính thức 191,700
Lần thứ mười 18 tháng 1

22 tháng 1 năm 2016
5 ngày
685 đại biểu 69 ủy viên chính thức

8 ủy viên dự khuyết
Bounnhang Vorachith[1] 252,879
Lần thứ mười một 13 tháng 1

15 tháng 1 năm 2021
3 ngày
768 đại biểu 71 ủy viên chính thức

10 ủy viên dự khuyết[2]
Thongloun Sisoulith[3] 348,686

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]